Xu Hướng 3/2023 # Xây Nhà Yến Như Thế Nào? Hướng Dẫn Tự Xây Đơn Giản – Giá Rẻ 2022 # Top 11 View | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Xây Nhà Yến Như Thế Nào? Hướng Dẫn Tự Xây Đơn Giản – Giá Rẻ 2022 # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Xây Nhà Yến Như Thế Nào? Hướng Dẫn Tự Xây Đơn Giản – Giá Rẻ 2022 được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trong thời buổi hiện nay, nghề nuôi yến trong nhà đang không ngừng phát triển & dần trở thành xu thế mới được nhiều hộ gia đình chọn lựa với hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách xây nhà yến như thế nào là thành công. Trong đó, thiết kế nhà nuôi yến là yếu tố quan trọng nhất & phải bảo đảm được những điều kiện như nhiệt độ, ánh sáng, diện tích,… Xây Dựng Nhân Đạt sẽ hướng dẫn cách xây nhà yến đơn giản, giá rẻ & hiệu quả nhất 2020.

Điều kiện cần thiết để xây nhà yến

Điều kiện quan trọng nhất mà bạn cần phải ghi nhớ khi xây dựng nhà nuôi chim yến là nơi đó phải có chim yến sinh sống. Bên cạnh đó, nơi đây phải có chim yến kiếm ăn hay đường chim bay. Bạn tuyệt đối không nên xây nhà yến ở những nơi có quá nhiều những nhà máy, kho xưởng bởi vì quá trình đô thị hóa sẽ làm cho thức ăn của yến bị tiêu diệt.

Khi chọn địa thế thi công nhà bạn cần xem xét vấn đề không khí, độ ẩm, hướng gió hay nhiệt độ,… sau đó so sánh với các yêu cầu của chim yến xem có thích hợp hay không. Tại Việt Nam, chim yến đang sinh sống & làm tổ ở 3 vùng khí hậu khác nhau như Nam Bộ, Trung Bộ & Bắc Trung Bộ.

Nhiệt độ thích hợp để xây nhà yến là từ 27 đến 32 độ C với độ ẩm khoảng 70 đến 85%. Bên cạnh đó, hướng gió tại những nơi khác nhau như Bắc Trung Bộ thì gió Bắc, Nam Bộ gió Tây & Tây Nam, Nam Trung Bộ gió Tây Nam. Từ hướng gió bạn có thể điều chỉnh cửa ra vào của chim để thu hút chim.

Cách xây nhà yến phải có độ cao không được vượt quá mặt biển 1000 m. Trường hợp căn nhà cao trên 1000m thì chim yến vẫn sống & làm tổ tuy nhiên sau khi đẻ chim non sẽ bay đi để tìm những nơi có địa thế thấp hơn. Hiện nay, những chuyên gia khuyến cáo cách xây dựng nhà yến có độ cao không được dưới 500m.

Tránh xa các loài thiên địch của chim yến như đại bàng, chim cắt hay quạ,… Đây là những loài thích ăn thịt chim yến do đó sẽ làm yến sợ & tìm nơi khác.

Vị trí thích hợp để xây dựng nhà nuôi chim yến

Chim yến là loài chim hoang dã, và ưa thích sự yên tĩnh hoang sơ do đó cách nuôi chim yến cũng không giống với các loại chim thông thường. Để chọn được vị trí xây nhà yến như thế nào thích hợp bạn cần theo dõi đời sống của chim. Những người nuôi yến thành công được là do họ đã theo dõi & nghiên cứu cuộc sống, tập tính sống của yến. Điều này nhằm tạo ra những căn nhà gần giống nơi ở của yến trong tự nhiên.

Vị trí xây nhà nuôi yến thường là những nơi gần với những cánh đồng ruộng, sông, hồ hay bụi cỏ… Đây là nơi để chim yến có thể dễ dàng kiếm được thức ăn đặc biệt là vào mùa mưa.

Bạn hãy quan sát số lần chim bay lượn trên bầu trời ở nơi mà bạn có ý định xây nhà và vẽ lại sơ đồ đường bay của yến. Vị trí thích hợp nhất để làm nhà yến là cách hang yến đang sinh sống từ 5 đến 8 km.

Mô hình xây nhà yến phổ biến nhất hiện nay 2020

Hiện nay, cách xây nhà yến đơn giản thường được chia thành 3 loại mô hình. Đó chính là:

Mô hình nhà yến bằng gạch: được sử dụng thông dụng nhất hiện nay.  Bên cạnh đó, loại nhà này có độ bền & tuổi thọ cao, phù hợp với thời tiết nước ta. Ngoài ra, kiểu xây dựng này tiết kiệm chi phí hơn so với những loại khác vì vậy rất thích hợp với người vốn ít.

Mô hình nhà yến 3D: Loại nhà yến này hiện đang được sử dụng trong các điểm du lịch được đầu tư vô cùng độc đáo và hấp dẫn. Tuy nhiên, chi phí khá cao nhưng tuổi thọ thấp nhiều căn nhà 5 -7 năm đã xuống cấp.

Mô hình lắp ghép tấm lợp thông minh: Đây là mô hình được xây dựng chủ yếu tại TP HCM và một số các tỉnh Tây Nam Bộ. Ưu điểm của loại nhà yến này là quá trình xây dựng nhanh chóng, vật liệu nhẹ tuy nhiên độ bền khá thấp & khó điều chỉnh nhiệt độ trong nhà yến.

Hướng dẫn cách xây nhà yến chuyên nghiệp – đơn giản chi phí rẻ

Hình dáng nhà, tường nhà nuôi yến

Ngôi nhà của chim yến có hình dáng tương đồng với hình ảnh của một cái kho lớn tùy vào điều kiện của mảnh đất mà có thể xây dựng thành nhiều kiểu dáng khác nhau. Nhà yến có thể là hình khối chữ nhật, hình khối ống cùng với bề ngang rộng. Bên cạnh đó, bạn có thể xây dựng nhà yến như những khách sạn mái bằng hay mái lợp.

Kích thước của nhà nuôi chim yến

Chim yến thường làm tổ trong các hang động độ rộng lớn. Vì vậy, cách nuôi yến trong nhà là bạn nên xây nhà có kích thước trong khoảng 10 – 15m đến 10 – 20m với mặt bằng là 150 – 200m. Nhà nuôi chim có thể lớn hay nhỏ hơn một chút tuy nhiên bạn phải làm sao để sức chứa bên trong tăng lên bằng cách chia tầng từ 3 đến 5 tầng.

Cách nuôi yến lấy tổ ở Indonesia với những căn nhà yến có diện tích lên đến 150 – 200m vuông rất thành công. Do trong một số những nghiên cứu thì các hang có diện tích lớn thì chim yến sẽ thích làm tổ hơn & cho sản lượng cao. Thông thường một hang có diện tích 200 m2 thì bình quân có 54 tổ/mét vuông/năm còn đối với các hang nhỏ hơn 80 m2 đều cho sản lượng thấp.

Đối với các mảnh đất diện tích hẹp 4 x 16m, 4 x 20m thì bạn vẫn có thể xây nhà yến bằng cách chia thành 4 đến 5 phòng (4 x 4m). Tại nước ta, mọi người thường xây nhà nuôi yến với diện tích 5 – 6m x 20, chia thành 3 tầng và mang lại hiệu quả rất cao.

Một trong những vấn đề rất quan trọng trong cách xây nhà yến đó là độ cao. Độ cao của tường nhà yến ít nhất phải từ 5,5 đến 6m & càng cao càng tốt. Bên cạnh đó, nhà cao sẽ giúp cho việc phân chia tầng, phòng, hay điều hoà không khí, nhiệt độ & độ ẩm tốt hơn. Đối với vùng nóng có nhiệt độ cao hơn 27 độ C thì chiều cao từ 3 đến 4.5m, vùng lạnh thì 2 đến 3 m.

Tường bê tông có độ dày từ 20 đến 25cm được làm từ cát, vôi & xi măng. Để giảm nhiệt độ cho những vùng nóng bạn có thể xây 2 lớp gạch & cách nhau khoảng không 5cm giúp hạ nhiệt độ. Lưu ý, bạn nên phủ xi măng mặt ngoài và trong sao cho trơn láng nhằm tránh những sinh vật khác xâm nhập vào nhà chim.

Mái & nóc nhà bạn có thể chọn lựa các loại vật liệu như tôn lạnh với góc nghiêng vùng nóng tối thiểu 45 độ & vùng lạnh nhỏ hơn 30 độ. Đối với những nơi quá nóng người ta thường lớp mái cách trần nhà khoảng 0,5 đến 0,8m nhằm làm giảm hơi nóng.

Cách xây dựng cửa ra vào nhà yến

Đối với cửa dành cho người bạn chỉ cần xây 1 cửa & thông qua phòng nhỏ rồi mới tới cửa vào phòng chim. Cửa ra vào của chim yến bạn nên thiết kế như một cái hang & sơn màu đen cho tối. Để giảm ánh sáng cho nhà yến người ta thường dùng ống bọc kéo dài ở cửa & mái che để cường độ ánh sáng nhỏ hơn 2 lux.

Cửa thường đặt phía trên nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chim bay ra & bay vào với kích thước chiều cao và rộng là 30 x 20cm, 45 x 30cm. Đối với những căn nhà yến lớn bạn có thể xây rộng hơn để hấp dẫn chim vào nhà như 80 x 40cm, 100 x 20cm. Để làm giảm ánh sáng bạn có thể làm vách ngăn giả cách cửa một khoảng 50cm vì cửa rộng ánh sáng nhiều sẽ không thích hợp với chim.

Nếu nhà yến có kích thước nhỏ 4 x 16cm thì bạn có thể thiết kế 2 cửa ra vào & đặt gần mép góc tường. Đối với nhà diện tích lớn 8 x 16 – 20cm, 10 x 20cm thì bạn có thể đặt 2 lỗ ra vào ở trên & giữa tường.

Cách xây dựng phòng cho chim yến

Độ cao cho mỗi tầng của nhà chim khoảng 2m nếu ngôi nhà có 7.5m thì chia ra làm 3 tầng trong đó lại chia thành từng phòng nhỏ. Điều quan trọng là bạn cần biết cách để xây dựng nhà yến làm sao cho phòng có không khí giống như ở các hang vách đá tự nhiên.

Hiện nay số tầng được ưa chuộng xây dựng phổ biến tối thiểu là 2 tầng & phía trên cần có 1 phòng để yến bay lượn. Bên cạnh đó, nhà yến 1 tầng cơ hội thành công thường không cao do quá thấp & không thích hợp với đường bay của yến, khó điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm,…

Mỗi căn phòng có chiều dài & rộng là 4 x 4m x cao 3-4m. Trong trường hợp các phòng rộng 5 – 6 x 8m thì bạn cần thiết kế thêm vách ngăn phòng giả. Bên cạnh đó, giữa các phòng phải có cửa thông với nhau nếu là phòng 4 x 4 m thì cần 2 lỗ liên thông còn phòng 4 x 8m thì cần 1 lỗ liên thông ở giữa.

Cách xây dựng lỗ thông tầng

Đối với các ngôi nhà yến nhiều tầng thì lúc nào cũng phải có một khoảng trống để thông tầng từ phía trên xuống dưới để yến có thể bay lượn giữa các tầng. Thông thường, chiều rộng của lỗ thông tầng là 2,2 đến 2,5m giống như các khe sâu của hang đá. Nhiều nhà nuôi chim yến lớn người ta thường thiết kế xây đường thông tầng thành hình chữ T hoặc L với bề ngang là 3 – 4m.

Lắp xà gỗ cho phòng chim

Thông thường, khi xây nhà yến người ta thường lắp thêm những xà gỗ trên trần nhà để yến có thể bám vào cũng như tăng diện tích làm tổ. Quy cách đóng ván nhà yến thường là sử dụng xà gỗ gắn trực tiếp lên bê tông với kích thước bề dày 1,5 đến 2cm, rộng 15 đến 20cm.

Ngoài ra, tùy vào điều kiện khí hậu của các khu vực mà các kích thước có thể thay đổi như vùng nóng thì rộng 15cm & dày 1,5cm, vùng lạnh rộng 29cm, dày 2cm. Nếu bề rộng quá nhỏ thì phòng sẽ có nhiều ánh sáng và gió,… yến chỉ làm tổ 1 lớp gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Bên cạnh đó, để tổ có được hình dáng đẹp nhiều người thường lắp thêm tấm chắn góc có mùi hấp dẫn chim yến tại các xà gỗ.

Những tấm xà gỗ thường được lắp theo luồng ngang cách nhau khoảng 30cm thành từng ô hình chữ nhật và có kích thước từ 30 – 40cm x 100cm. Bên cạnh đó, xà gỗ còn được kẻ ô khuôn bằng cách dùng thêm các xà dọc. Trong cách xây dựng nhà yến thì tầng gỗ cần phải chắc chắn vì đây là nơi mà yến làm tổ.

Cách lắp xà gỗ đóng vai trò quan trọng đối với năng suất tổ. Ví dụ lắp theo kiểu ô khuôn 30 x 100cm thì có thể đạt từ 20 đến 40 tổ/mét vuông còn theo kiểu luồng ngang 15 đến 30 tổ. Bên cạnh đó, kiểu ván tổ cũng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng, thời gian chim làm tổ. Đặc biệt, sản lượng tổ cao nhất là những nhà yến lắp xà gỗ theo kiểu ô khuôn.

Nếu bạn chưa có đủ điều kiện kinh tế thì giai đoạn đầu bạn có thể dùng khung gỗ thưa sau đó chèn thêm các thanh gỗ khác. Khi chọn gỗ để lắp trên nóc nhà yến bạn nên lựa gỗ tốt nhưng không nên lưu lại mùi hương gỗ mới do chim yến không thích ở chỗ có mùi lạ. Loại gỗ thường được chọn dùng làm nhà cho chim yến là gỗ tếch. Đây là loại gỗ xốp nhẹ, không mùi, thường có màu trắng và rất bền yến có thể dễ dàng bám vào loại gỗ này.

Cách sơn nhà & ánh sáng của căn nhà nuôi yến

Cách làm nhà nuôi yến đơn giản nhưng không dễ để thực hiện thành công vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, màu sơn & ánh sáng đóng vai trò rất quan trọng thu hút chim yến đến sinh sống và làm tổ.

Cách xây dựng nhà yến tốt nhất là bạn nên quét vôi trắng do đây là màu dịu & phẳng đối với bên ngoài còn phía trong thì chỉ tô trát tường thôi. Bên cạnh đó, hiện nay màu xanh cũng có công dụng rất lớn trong việc thu hút chim yến làm tổ.

Chim yến thường sống ở các hang đá nên bạn cần phải có cách xây dựng nhà yến sao cho ánh sáng gần giống với các hang động. Điều này bạn có thể làm bằng cách đóng kín cửa ra vào của người chỉ chừa cửa chim mà thôi. Bởi vì, chim yến yêu cầu cường độ ánh sáng khoảng 0,2 đến 0,6 lux do đó sau khi ánh sáng lọt qua cửa ra vào của chim đến các phòng sẽ bị yếu dần đi.

Độ ẩm & nhiệt độ trong nhà

Trong tự nhiên, độ ẩm & nhiệt độ mà các hang chim yến sinh sống thường rất ổn định. Theo một nghiên cứu cho thấy nhiệt độ thích hợp để thu hút chim yến là từ 27 đến 29 độ C, ẩm độ 75 đến 90% & ánh sáng 0,2 – 0,6 lux. Đây chính là điều kiện thích hợp để yến làm tổ, đẻ trứng & nuôi con non.

Hiện nay, cách xây dựng nhà yến nhiều người thường dựa vào những thông số kỹ thuật trên để tạo môi trường thích hợp cho yến sinh sản. Trong trường hợp độ ẩm quá thấp thì tổ của yến sẽ có thể dễ bị bong ra. Do đó, cách xây nhà yến như thể nào để hiệu quả phải bảo đảm điều kiện nhiệt độ, độ ẩm mà yến yêu thích.

Xung quanh nhà yến bạn nên chọn đất rộng rãi có khuôn viên nhất định để cho chim yến bay lượn. Thông thường, kích thước sân từ 4 x 4m trở lên & phía ngoài nhà nên xây tường bê tông để chắn gió nhằm giúp chim yến cảm thấy an toàn hơn khi vào nhà. Ngoài ra, chim yến cũng thường bay xung quanh sân để xác định vị trí của lỗ ra vào. Hơn nữa, quanh nhà yến bạn nên trồng thêm các loại cây chuối, sung,… không cao qua lỗ nhằm cản trở yến bay ra bay vào đồng thời bảo vệ căn nhà.

Điều chỉnh độ ẩm hợp lý

Hiện nay, có rất nhiều cách để điều chỉnh độ ẩm mà bạn có thể làm dễ dàng. Bạn hãy đặt các chậu nước nhỏ, bể nước cạn ở bên trong phòng chim. Ngoài ra, bạn tiến hành phun tưới nước xung quanh khu vực nhà yến nếu ở trong vùng nóng để hạ thấp nhiệt độ & tăng độ ẩm. Bên cạnh đó, gắn vòi phun sương lên trên tường cũng là một giải pháp rất hiệu quả.

Lưu ý, khi làm nước phun bạn phải canh đường chim bay & tổ chim. Một số nhà yến đã sử dụng bơm phun ẩm tự động cho nơi nuôi yến của mình để điều chỉnh khí hậu phù hợp với yến đồng thời giúp cho chất lượng tổ tốt hơn.

Rate this post

Chim Yến Xây Tổ Như Thế Nào?

Tổ yến lần đầu thường do chim đực xây dính vào thành đá hay ván tỗ, về sau khi đã có cặp đôi thường cả 2 cùng xây tổ Chim làm tổ nhiều về đêm vì ngày đi kiếm mồi ăn, nhưng có đôi khi vào mùa sinh sản chính chim làm tổ vào cả ban ngày. Tuyến nước bọt phát triển, cơ hàm ép vào tuyến làm nước bọt tiết ra, chim dùng lưỡi đẩy nước bọt ra khỏi miệng kéo thành sợi và quẹt qua quẹt lại lên vách hang hay ván tỗ để định hình. Khi tiết nước bọt, chim nhắm mắt, lắc đầu và xù lông thân vài lần, rất vất vả. Nước bọt gặp không khí khô lại sau 2-3 giờ.

Qua nhiều đêm nền tổ được hình thành, chim đeo lên nền tổ tiếp tục xây. Khi nền tổ đã lớn, chim nằm vào trong nền tiếp tục quét nước bọt lên mép tổ, sau đó đu mình lên vách đá hay tấm ván, mép tổ rồi chúc đầu xuống quẹt nước bọt vào lòng tổ tạo 1 lớp xốp như xơ mướp bao gồm nhiều phiến mỏng được dệt từ nhiều sợi tơ bằng nước bọt chim yến và bện vào nhau cho đến khi tổ tạm hoàn tất và chim sắp đẻ.

Trong khi chim yến đẻ trứng, chim vẫn tiếp tục làm tổ cao thêm 1-2cm nữa

Tổ yến có màu trắng, màu hồng và cả màu đỏ tươi. Màu sắc của tổ yến tùy thuộc vào môi trường nơi chim yến làm tổ, hoàn toàn không phải do chim tạo ra bẳng việc bị xuất huyết máu tan vào nước bọt. Kích thước tổ yến biến đổi hang năm tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: mùa vụ, lượng mồi ăn, và tuổi đời của chim.

YẾN SÀO THUẬN THIÊN(chuyên: Tư Vấn – Khảo Sát – Thiết Kế – Thi Công Lắp Đặt Thiết Bị Nhà Nuôi Yến – sữa chửa nhà Yến thất bại) Địa chỉ : 332 Quốc Lộ 14 – Phường Tân Đông – Thị Xã Đồng Xoài – Tỉnh Bình Phước

Điện Thoại : – 0948611819 Mr. Thanh (Tây Nguyên & Tây Nam Bộ)

– 0942117786 Mr. Nhân (Miền Trung & Đông Nam Bộ)

Email : yensaothuanthien@gmail.com

Website : yensaothuanthien.com

Thiết Kế Và Xây Dựng Nhà Nuôi Yến Như Thế Nào Để Đạt Hiệu Quả

Do nhu cầu yến tự nhiên cung cấp không đủ, nhiều tổ chức, cá nhân đã xây dựng nhà nuôi yến. Vậy thiết kế và xây dựng nhà nuôi yến như thế nào để đạt hiệu quả? Đừng bỏ lỡ những thông tin được chia sẻ ngay sau đây.

Khảo sát chọn vị trí xây dựng nhà nuôi yến

Chọn vị trí xây nhà nuôi yến là một khâu quan trọng

Nuôi yến nhà không đơn giản, nếu không có kĩ thuật sẽ không thành công. Trước hết cần phải ưu tiên xác định vị trí và khu vực để xây dựng nhà nuôi yến. Vị trí nhà yến ảnh hưởng tới tốc độ phát triển quần đàn chim yến và năng xuất chất lượng của tổ yến. Để chọn được vị trí tốt nhất cần đánh giá các tiêu chí về sự phân bố của chim yến, nguồn thức ăn cho chim yến, điều kiện khí hậu, môi trường xung quanh…

Sau khi xác định được các điều kiện trên, cần đối chiếu các thông số môi trường, khí hậu tiêu chuẩn để đánh giá xem có thích hợp hay không. Từ đó các bạn mới quyết định xây nhà nuôi yến.

Các thông số môi trường, điều kiện khí hậu gồm:

Nền nhiệt độ trung bình của khu vực

Độ ẩm trung bình khu vực

Lượng mua trung bình hàng năm

(Các bạn có thể tham khảo thông số môi trường khí hậu tại dữ liệu cấp huyện hoặc cấp tỉnh)

Việc lựa chọn vị trí xây dựng cơ sở nuôi chim yến cần dựa trên đặc điểm di chuyển tìm mồi của chim từ nơi cư trú đến nơi bắt mồi. Thông thường dùng âm thanh bầy đàn để xác định sự phân bố của chim có mặt tại nơi khảo sát. Khoảng thời gian lí tưởng kiểm tra là từ 5h30-9h30; 16h00-18h.

Các tiêu chí xây dựng nhà nuôi yến

Thuận lợi về giao thông

Thuận lợi cho việc sử dụng các nguồn năng lượng như điện, nước

Chọn vị trí đất có cường độ chịu nén cao để giảm chi phí xây dựng phần móng

Gần nguồn cung cấp vật tư xây dựng

Ít bị ảnh hưởng lũ lụt, tiếng ồn, khói bụi…

Chọn mô hình nuôi chim yến

Đảm bảo các điều kiện tốt nhất về sự sinh sản, phát triển bầy đàn như: nhiệt độ, ánh sáng, độ thoáng khí

Có chi phí đầu tư thấp, ít tốn kém với điều kiện địa chất tại vị trí xây dựng.

Tuổi thọ công trình đảm bảo đủ dài để nuôi yến có hiệu quả, thời gian tối thiểu phải từ 25-30 năm.

Nhà yến được xây dựng thành nhiều tầng, chiều cao tối thiểu mỗi tầng từ 3,5-4,5m. Tùy theo điều kiện khí hậu ở từng vùng mà xác định chiều cao, nếu vùng nhiệt độ cao thì tầng phải cao hơn mức tối thiểu.

Mẫu nhà yến bình thường phải có sân lượn để chim bay lượn vòng tròn, phải ở nơi yên tĩnh, tránh cản trở đường lượn. Kích thước tối thiểu cho sân bay lượn là 4 x 4m, càng rộng càng tốt. Hệ thống nhà yến cần phải có nhiều phòng và phòng lượn. Kích thước giữa các phòng tối thiểu là 4 x 4m.

Căn cứ vào mục tiêu đầu tư, diện tích, vị trí xây dựng mà lựa chọn mô hình nhà nuôi yến.

Một số mẫu thiết kế nhà yến

Mô hình nhà yến chuyên dụng

Đây là mô hình nhà nuôi yến chỉ mang tính chấtđầu tư phục vụ cho việc nuôi chim yến là lấy tổ, ngoài ra không còn mục tiêu nào khác. Những ngôi nhà này thường là hình chữ nhật hoặc hình vuông. Thiết kế 2-3 tầng, diện tích khoảng trên 100m2. Sử dụng vật liệu thô mang tính chất đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật và bền vững theo thời gian đồng thời tiết kiệm chi phí xây dựng.

Mô hình nhà nuôi yến chuyên dụng

Mô hình kết hợp với nhà ở:

Đây là mô hình nhà yến mang tính chất tiết kiệm chi phí đầu tư do tận dụng được các tầng trên của ngôi nhà sẵn có. Để cải tạo thành nhà nuôi chim yến tận dụng được sức chịu tải thừa hiện có của ngôi nhà như móng, trụ, dầm mà thiết kế thêm tầng. Thiết kế kiểu nhà này cần sử dụng những vật liệu nhẹ, nhằm giảm tải cho công trình.

Mô hình núi yến nhân tạo:

Núi yến nhân tạo được thiết kế tại tại các khu du lịch, chưa được phổ biến rộng rãi. Ở miền Nam, nhà yến sử dụng mô hình này được dùng thiết kế xây dựng núi nhân tạo nuôi chim yến. Về thiết kế mô hình này phải đảm bảo bộ khung trụ, dầm, sàn rồi phủ lớp vỏ lưới thép. Sau đó phun hỗn hợp vữa xi măng và chất phụ gia bao bọc bên ngoài để cách nhiệt. Đảm bảo độ ẩm tốt, thường dùng hai lớp vỏ bao ngoài.

Ưu điểm của nhà yến kiểu này là có được một mô hình kiến trúc đẹp mắt, phù hợp với những khu du lịch sinh thái. Nhược điểm là mô hình này tuổi thọ không cao, chi phí đầu tư cao, dễ thấm nước mưa. Kết cấu phức tạp, tốn công trang trí, ảnh hưởng đến đường lượn của chim.

Mô hình nhà yến kết hợp nhà ở sân vườn

Thiết kế nhà yến kiểu này đơn thuần kết hợp với nhà ở dân dụng. Người ta thường thiết kế ở khu có không gian rộng, thuận lợi cho đường lượn của yến.

Đây là loại hình đầu tư nhà yến đơn thuần kết hợp với nhà ở dân dụng. Thường áp dụng ở các khu biệt thự vườn.

Mô hình biệt thự nhà vườn nuôi yến

Mô hình nhà nuôi yến kết hợp với ấp nở nhân tạo và nhà lồng

Mô hình nhà yến kiểu này rất bền vững và đáng là kiểu thiết kế được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay. Bên cạnh nuôi chim yến để lấy tổ, mô hình này còn giúp người nuôi tăng bầy đàn và mở rộng vùng nuôi yến. Tạo điều kiện phát triển nghề nuôi yến bền vững trong tương lai.

Tuy nhiên để đầu tư nhà yến kiểu này cần phải xây dựng kết hợp với một số hạng mục. Có thể là nhà nuôi yến đơn thuần, nhà ấp nuôi nhân tạo, nhà lồng tạo môi trường sống tự nhiên cho yến.

Mô hình làng nghề nuôi yến

Hiệp hội nghiên cứu yến xác định, phát triển làng nghề nuôi yến theo vùng là sự phát triển đúng đắn trong tương lai. Mô hình nhà nuôi yến này mang lại hiệu quả cho nhà đầu tư cũng như đáp ứng như cầu phát triển xã hội như:

Tạo tính chuyên nghiệp trong cơ cấu ngành nghề nuôi chim yến.

Giảm thiểu rủi ro cho các hộ dân nuôi yến.

Quy hoạch được các vùng nuôi yến, kiểm soát được mật độ xây dựng nhà yến trong vùng.

Thuận lợi cho các nhà chức năng quản lí.

Vấn đề môi trường được kiểm soát, tránh ô nhiễm

Thống nhất được thiết bị, công nghệ, kiểu dáng, quy mô nuôi chim yến.

Áp dụng khoa học kĩ thuật một cách đồng bộ.

Tiết kiệm chi phí đầu tư.

Mô hình làng nghề nuôi yến

Chi Phí Xây Nhà Nuôi Yến Và Kỹ Thật Xây Nhà Nuôi Yến Ở Nha Trang

Chi phí xây nhà nuôi yến có cao không trong năm 2020? Nếu muốn thành công nuôi yến sào ở thời điểm hiện tại thì cần làm gì? Cùng tìm kiếm câu trả lời cho riêng bạn với bài viết sau.

Chi phí xây nhà nuôi yến là gì ?

Trong những năm gần đây, chính nhu cầu ngày càng tăng của thị trường tiêu dùng đối với yến sào khiến cho việc phát sinh các đơn vị nuôi yến nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều.

Tuy cùng với hình thức kết tổ bằng nước bọt của chim yến, nhưng loài chim này không còn làm tổ ở môi trường tự nhiên mà nay tập trung trong những cơ sở do con người dựng nên.

Các nhà nuôi yến cấp 4, cấp 3, cấp 2,…. đúng kỹ thuật và đảm bảo điều kiện để chim yến làm tổ đã và đang xây dựng nhiều hơn ở các tỉnh thành khác nhau, tạo ra nguồn cung yến sào lớn.

Để làm được điều này thì người chủ cơ sở phải đảm bảo chuẩn bị đầy đủ các yếu tố phụ trợ, trong đó có vấn đề tài chính làm mấu chốt.

Tất cả các chi phí phải bỏ ra kể từ bước khảo sát, lên kế hoạch bản vẽ và tiến hành xây dựng đều phải tính vào tổng chi phí xây nhà nuôi yến.

Từ đó, người chủ cơ sở mới có thể hoạch định một chiến lược phát triển và duy trì định kỳ, ngắn hạn hoặc dài hạn nhằm tạo ra doanh thu.

Nhà nuôi yến cấp 4 có cao không

Cần khẳng định việc xây dựng và vận hành thành công cơ sở nuôi yến không hề dễ dàng. Theo khảo sát, chi phí độc lập cần bỏ ra trong các công đoạn xây nhà nuôi yến có thể kể đến gồm:

Chi phí khảo sát: tùy theo mục tiêu là

nhà nuôi yến cấp 4

hay cấp 2, 3 để khảo sát địa điểm, hướng xây dựng, diện tích, độ cao và các vật tư kèm theo để vạch ra chi phí tương đối.

Chi phí thiết kế: việc phác thảo bản vẽ thiết kế cho nhà yến là cực kỳ quan trọng trước khi ký kết hợp đồng thi công. Mức giá thiết kế dao động vào khoảng 80.000 đến 130.000/m

2

.

Chi phí thi công: tùy theo mỗi đơn vị thi công sẽ đưa ra biểu giá khác nhau, tùy thuộc vào bản vẽ thiết kế cũng như loại gỗ dùng để xây dựng, thi công từng phần hay trọn gói,….

Ngoài ra, trong quá trình thi công có thể phát sinh thêm một số chi phí xây nhà nuôi yến khác như trang thiết bị vật tư, hệ thống điều khiển, đèn điện, máy phát,…..

Chi phí xây nhà nuôi yến được tính thế nào

Trên cơ sở các yếu tố cấu thành việc triển khai xây dựng nhà yến như trên, các chủ cơ sở có thể chủ động ước tính chi phí để thuận tiện huy động tài chính trước khi triển khai xây dựng.

Với từng kiểu nhà nuôi yến cấp 4, cấp 3 hay cấp 2 thì diện tích sàn, diện tích nhà sẽ có chênh lệch nhất định. Nhưng nhìn chung, có thể tham khảo các công thức cơ bản về chi phí như sau:

Chi phí trọn gói: đảm bảo thi công tất cả các hạng mục cho đến khi hoàn chỉnh. Đơn giá dao động trên dưới 4.000.000 đồng/m

2

. Chỉ cần nhân lên với tổng diện tích sẽ ra chi phí này.

Chi phí xây thô: thông thường từ 2.500.000 đến 2.800.000/m

2

. Với chi phí này thì sẽ nhân lên cho diện tích sàn của nhà yến sẽ xây dựng.

Chi phí kỹ thuật: mỗi đơn vị giá sẽ nhân lên với diện tích nhà yến. Và chi phí này thường rơi vào khoảng 1.000.000 đến 1.200.000/m

2

.

Cộng thêm chi phí xây nhà nuôi yến trong khâu tư vấn, thiết kế (nếu không trọn gói) khoảng 20.000.000 đồng tính theo quy mô khoảng 100 m2, bạn có thể tự ước tính mức phí cần bỏ ra.

Như vậy, bạn có thể ước đoán xây nhà nuôi yến cấp 4 có cao không, đặc biệt là trong năm 2020 khi thị trường chung đang có rất nhiều biến động để đưa ra quyết định khôn ngoan nhất.

Cách xây dựng nhà nuôi yến ở Nha Trang có phát sinh rủi ro nào trong quá trình thực hiện không? Hiệu quả thu được từ mô hình nuôi yến có xứng đáng để đầu tư xây dựng? 

Kỹ thuật xây dựng nhà nuôi yến ở Nha Trang là gì ?

Đó là cách mà các kỹ thuật viên, đồng thời là những người phải am hiểu về đặc tính sinh lý và đặc điểm sinh hoạt của loài chim yến tự nhiên, sử dụng các công cụ, dụng cụ và những biện pháp kỹ thuật thích hợp can thiệp để tạo nên những nơi lưu trú nhân tạo cho loài chim yến.

Việc xây dựng nhà yến được xem là một quá trình công phu, đòi hỏi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có địa điểm, kỹ thuật và cả sự may mắn. Tuy vậy, kỹ thuật xây dựng vẫn là mấu chốt lớn nhất tạo nên sự thành công của hoạt động này và nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cách nuôi chim yến cũng như giá trị các sản phẩm yến sào sẽ được tạo ra ngay tại khu vực nhà nuôi yến.

Tại thành phố biển xinh đẹp Nha Trang, các hoạt động xây nhà yến đã và đang ngày càng nở rộ bởi giá trị khai thác sinh lợi của mặt hàng này đang ngày càng được nhiều người nhận ra.

Kỹ thuật xây dựng nhà nuôi yến ở Nha Trang cần phải biết gì ?

Để thực hiện thành công việc xây nhà yến cũng như có thể tạo ra các sản phẩm yến giá trị như yến Nha Trang thì các yếu tố sau tuyệt đối không được bỏ qua:

Phải hiểu tập tính, thói quen sinh hoạt của loài chim yến: ưa thích nơi yên tĩnh, hoang sơ. Tốt nhất nên triển khai xây dựng ở những khu vực gần đồng ruộng, sông hồ, rừng cây thấp,…

Nắm được đặc tính sinh lý của chim yến: nên gần kề khu vực yến kiếm ăn, dưới đường chim bay, nền nhiệt độ và độ ẩm phải phù hợp với các điều kiện phát triển của chim yến.

Cách nuôi chim yến

hiệu quả phải đảm bảo khu vực đó an toàn tuyệt đối, không có các loại dịch hại như chim cắt hay đại bàng, tránh gây sợ hãi cho chim yến.

Cân đối chia không gian nhà yến thành nhiều phòng hoặc tăng chiều cao lên nếu không gian quá hẹp để có thể tạo nên sự thoải mái bay lượn cho chim yến khi

xây dựng nhà yến

.

Kỹ thuật xây nhà nuôi yến ở Nha Trang có gì cần lưu ý ?

Để thành công trong quá trình xây nhà yến, các kỹ thuật viên bên cạnh yếu tố kỹ thuật cần phải chú ý thật kỹ lưỡng các chi tiết sau:

Chọn lựa màu sơn tường trắng ở bên ngoài, tạo sự dễ chịu để thu hút chim yến vào. Mặt trong thì nên để thô, không quét hay sơn vôi.

Cân đối về nhiệt độ và độ ẩm khi

xây dựng nhà yến

. Lý tưởng nhất là 70- 90% về độ ẩm và nhiệt từ 27- 29 độ C.

Nên chọn hướng cửa thuận tiện cho chiều bay ra- vào của chim yến.

Để thành công khi thu hút các loài chim yến như

yến Nha Trang

,…. thì yếu tố bầy đàn rất quan trọng. Hãy kích thích và dẫn dụ chim đến làm tổ bằng tiếng yến kêu được thu lại và phát ra chủ động. Bên cạnh đó là dùng các mùi thơm hữu cơ gần giống với mùi cơ thể loài yến.

Tựu chung lại, để thực sự thành công trong cách nuôi chim yến tại các nhà yến tự tạo thì cái tâm của người nuôi yến đối với chúng chiếm giữ vị trí rất quan trọng.

Cách xây dựng nhà nuôi yến ở Nha Trang thực sự không dễ dàng. Để làm được điều này, bên cạnh các chia sẻ ở trên, buộc phải có đủ điều kiện về tài chính và một số yếu tố khách quan khác.

Cập nhật thông tin chi tiết về Xây Nhà Yến Như Thế Nào? Hướng Dẫn Tự Xây Đơn Giản – Giá Rẻ 2022 trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!