Xu Hướng 3/2023 # Vì Sao Chim Bồ Câu Có Thể Đưa Thư Một Cách Chính Xác Dù Ở Nơi Đâu? # Top 8 View | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Vì Sao Chim Bồ Câu Có Thể Đưa Thư Một Cách Chính Xác Dù Ở Nơi Đâu? # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Vì Sao Chim Bồ Câu Có Thể Đưa Thư Một Cách Chính Xác Dù Ở Nơi Đâu? được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hơn 3.000 năm trước, người ta đã phát hiện ra rằng chim bồ câu có một đặc tính vô cùng đặc biệt đó là chúng có khả năng xác định phương hướng rất giỏi, và dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào chúng cũng tự tìm được đường về nhà, dù khoảng cách có xa xôi và bị săn đuổi ráo riết đến đâu đi nữa, đặc biệt là giống bồ câu đá hoang dã.

Sở dĩ bồ câu đá được giao cho sứ mệnh quan trọng này là vì chúng có khả năng đặc biệt đó là phát hiện và định hướng đường bay theo từ trường của Trái Đất. Con người không có khả năng này, nhưng ở một số loài chim thì có và theo nhiều mức độ khác nhau, trong đó bồ câu đá là nhạy với từ trường nhất. Chính vì thế, loài chim này dễ dàng tìm được đường về nhà nhất nếu chúng bay theo hướng Bắc-Nam so với hướng Đông-Tây, vì từ trường di chuyển từ cực Bắc đến cực Nam và ngược lại.

Việc săn bắt, nhân giống và huấn luyện bồ câu khá dễ dàng vì chúng rất hiền lành, ngoan ngoãn và biết vâng lời. Để tránh trường hợp bồ câu chỉ có thể bay được một chiều, từ nơi cần đưa tin về nhà, người ta đã nghĩ ra cách cho chúng ăn ở xa nhà. Nhờ đó, bồ câu sau khi đưa tin về nhà sẽ quay trở lại nơi cũ để được cho ăn, và người ta không phải mất công thỉnh thoảng lại vận chuyển bồ câu từ nơi này sang nơi khác để chờ đưa tin.

Nhờ thế, mọi rủi ro về việc thất lạc hay bị đọc trộm thư từ, mọi nguy cơ bị tai nạn hay trì hoãn khi giao thư bằng sức người đều được giải quyết nhanh chóng. Thậm chí người ta có thể liên lạc với nhau trong vùng chiến sự hay dịch bệnh. Đây là phương pháp cổ xưa nhưng không có nghĩa nó đã trở nên lỗi thời và lạc hậu. Vì biết đâu, trong một tương lai không xa, vì lý do nào đó mà chúng ta không thể truyền tin cho nhau bằng Internet hay điện thoại, có lẽ chúng ta sẽ phải quay trở lại cầu cứu những chú chim bồ câu hiền lành ngây thơ này.

(Ảnh: Internet)

Cách Nhận Biết Bồ Câu Trống Mái. Phân Biệt Chính Xác Bồ Câu Trống Mái

Khi nuôi bồ câu, việc phân biệt bồ câu trống mái là việc rất quan trọng. Nếu tỉ lệ trống mái mất cân bằng sẽ dẫn đến tình trạng đàn chim bị hỗn loạn và ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bà con cách nhận biết bồ câu trống mái chi tiết, và đặc điểm sinh trưởng của chim trống, chim mái qua từng giai đoạn.

Bồ câu sống thành đàn có khi lên tới hàng trăm con nhưng chúng sống có đôi có cặp với nhau. Nếu bà con nuôi nhốt đúng cặp đôi trống mái chúng sẽ vui vẻ chung sống, sinh trưởng và phát triển bình thường. Vì vậy bà con cần chọn chim trống mái theo đúng tỷ lệ 1:1 để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.

Chim mái nhiều hơn chim trống khiến trứng của chim mái đẻ ra không được thụ tinh sẽ gây ung. Hoặc giả sử nếu chim mái đẻ trứng và ấp ra con cũng khó khăn hơn trong việc chăm sóc chim non do không có con trống giúp đỡ. Ngược lại, nếu chim trống trong đàn nhiều hơn chim mái sẽ làm những con chim trống đánh nhau để tranh giành chim mái. Thậm chí, gây tốn thức ăn vì chim trống thừa ra không có tác dụng gì nhiều về mặt kinh tế.

Cách nhận biết bồ câu trống mái

Thoạt nhìn bên ngoài từ ngoại hình, đặc điểm sinh trưởng của bồ câu trống và mái không có khác biệt nhau nhiều. Khi chim bồ câu còn nhỏ lại càng khó khăn hơn trong việc nhận biết. Bà con dựa vào những cách sau đây để phân biệt:

Dựa vào hình dáng bên ngoài

Chim bồ câu trống: hình dáng bên ngoài của bồ câu trống thường có thân hình to lớn hơn bồ câu mái. Đầu và mỏ của bồ câu trống to thô và ngắn hơn đầu và mỏ bồ câu mái. Bồ câu trống có cổ to hơn bồ câu mái và cổ có nổi nhiều cườm hơn. Con chim bồ câu trống cũng to và chắc khỏe hơn con mái, hoạt động cũng nhanh nhẹn hơn.

Chim bồ câu mái: bồ câu mái có thân hình nhỏ nhắn hơn bồ câu trống. Đầu và mỏ bồ câu mái cũng nhỏ hơn, thon dài hơn bồ câu trống. Mỏ bồ câu mái nhỏ từ gốc mỏ và nhỏ dần về đầu mỏ, khi bồ câu mái còn theo mẹ gốc mỏ và đầu mỏ rộng tương đương nhau. Ngược lại, khi bồ câu trống còn theo mẹ, gốc mỏ của bồ câu trống to hẳn lên.

Dựa vào hoạt động

Khi bồ câu trống đến giai đoạn trưởng thành thường hoạt động nhiều hơn. Đặc biệt bồ câu trống sẵn sàng chiến đấu với các con bồ câu trống khác để tranh dành thức ăn, dành không gian sống, dành chuồng trên cao, chuồng đẹp hơn và đánh nhau để dành con mái. Bồ câu trống quyến rũ con chim bồ câu mái bằng cách xòe đuôi, xoay vòng tròn, gật gù cái đầu và thường phát ra tiếng kêu gru…gru…

Khi bồ câu mái đến giai đoạn trưởng thành sẽ hiền lành hơn, nếu bị con bồ câu trống tiếp cận sẽ rụt rè đứng yên một chỗ gù gù khe khẽ và không có hành động xòe đuôi.

Dùng tay để nhận biết bồ câu trống mái:

Đây là cách dễ nhất và nhanh nhất để nhận biết, đặc biệt độ chính xác cao ngay cả khi bồ câu còn nhỏ.

Xem lỗ hậu môn: lỗ hậu môn của con bồ câu trống lồi còn của con mái phẳng và mềm hơn.

Xem ngón chân: dùng tay nhẹ nhàng lật úp người bồ câu xuống. Chân bồ câu trống có ngón A dài hơn ngón C còn con mái thì hai ngón này dài tương đương nhau.

Xem phản xạ: dùng một tay tay giữ chân của chim, một tay nhẹ nhàng kéo mỏ của chúng xuống, nếu là chim trống sẽ quắp đuôi xuống còn chim mái sẽ vểnh lên.

Cách Xác Định Chim Chào Mào Mái Chính Xác

Có rất nhiều cách có thể giúp bạn nhận biết đâu là một chú chim chào mào mái song không phải cách nào cũng chính xác. Mời các bạn theo dõi các cách xác định chim chào mào mái chính xác sau đây

Phương pháp phân biệt chào mào mái

Xem tướng chào mào, nếu chim trống tướng sẽ to và dài đòn cách này được nhưng khó so sánh. Cho nên khi xem nên cố gắng quan sát thật kỹ để khỏi phải chọn lầm.

Xem lông mào, nếu con trống thì lông mào ca cũng khó so sánh, vì chim bổi đâu phải lúc nào cũng còn nguyên vẹn như ở ngoài tự nhiên. Do quá trình vận chuyển có thể làm chim rụng bớt 1 số lông mào, lông cánh, lông đuôi.

Phân biệt bằng cách xem lưỡi, xem phần cuối đoạn lưỡi có 2 chấm đen trở lên là chim trống cách này cũng không hoàn toàn chính xác, thực tế có con trống không có chấm đen nào, có con mái 2-3 chấm đen.

Xem phần lông tơ phía sau gáy. Nếu là con trống thì phần phía sau gáy đầu của chim sẽ có vài cọng lông tơ (tóc) dài hơn phần lông đầu bình thường. Khả năng chim trống là rất cao. Ngoài ra ta nên kết hợp xem phần lông tơ sau gáy đầu với các biện pháp phân biệt ở trên để có tỷ lệ chọn chim trống là cao nhất.

Còn cách phân biệt chào mào mái với tỷ lệ hầu như lên đến 99% là nghe giọng hót của nó. Em trống hót giọng dài, nhiều giọng, đảo giọng. Còn em mái chỉ hót wit …wiu,wit wit wit. giọng ngắn hơn khoảng chừng 3 – 4 âm nhưng siêng hót.

Xem cái tách đỏ của nó: em trống sẽ có tách to hơn em mái cách này không hoàn toàn chính xác. Thực tế có em mái nhưng tách đỏ vẫn to như em trống.

Xem phần lông đầu phía sau, nếu em trống lông đậm hơn em mái cách này được nhưng khó phận biệt vì đâu có em mái để sẵn mà so sánh.

Xem cái đầu, em trống có đầu to hơn em mái cách này cũng không hòan tòan chính xác, thực tế có em mái cái đầu vẫn to.

Phân biệt chào mào mái và trống qua lông má đỏ

Kích thước: Chiều dài của lông đỏ ở má. Chiều dài của lông cánh. Con mái: lông đỏ ngắn hơn con trống, chiều dài cánh ngắn hơn (kích thước do được là 78 – 85 mm), dáng nhỏ con. Con trống: Chiều dài cánh dài hơn, kích thước từ 83 – 91 mm, lông đỏ dài và dày hơn.

Lý do chưa chính xác tuyệt đối bởi vì, chúng sẽ phát triển hình thái lưỡng tính nếu như so chúng cùng chung một độ tuổi, những con còn non hoặc chưa đến độ tuổi trưởng thành có thể bị lầm lẫn theo cách so sánh này.

Độ tuổi của chào mào, được xác định phần lông cánh và chú ý bên ngoài rìa cánh. Dĩ nhiên các con non, chim tơ hay còn gọi là má trắng luôn có phần rìa cánh “mơn mởn” còn các con có tuổi, ở các rìa cánh thường trông như “bị khô” xơ xác. Mặc dù, chúng là loài thay lông hàng năm nhưng đối với con trưởng thành, sự “xơ xác” của phần lông cánh ấy chính là hoạt động của cánh khi bay và lông cánh bị ma sát vào không khí.

chúng tôi

Yến Huyết Có Màu Đỏ Là Vì Sao?

Thông thường chúng ta biết trong tự nhiên có ba loại tổ yến cụ thể là: bạch yến, hồng yến và huyết yến trong đó huyết yến có màu đỏ được cho là do rất quý hiếm, chất lượng cao nhất. Do đó, yến huyết được bán với mức giá cao nhất. Câu hỏi đặt ra là vì sao yến huyết có màu đỏ, có phải từ máu của chim yến?

– Yến Huyết lần đầu tiên được tìm thấy trong các hang động tự nhiên ở các nước chủ yếu nằm ở khu vực Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Indonesia. – Một số nói rằng các chim yến trộn nước bọt và máu của nó khi xây tổ, một số ý kiến khác nói rằng do chim yến bị già yếu nên chim yến làm việc quá sức nên thổ huyết trong quá trình xây tổ. Cũng có ý kiến cho rằng chim yến vừa làm tổ chuẩn bị đẻ trứng thì con người thu hoạch tổ của nó, vì vậy chim phải làm lại tổ thật nhanh để đẻ trứng vì làm gấp mà chim bị thổ huyết. Thực tế là máu chim yến khi đông cứng sẽ có màu đen, và nếu yến huyết có chất lượng tốt là do máu của chim yến trong đó thì có lẽ người ta đã sử dụng máu chim yến rồi.

– Theo quan sát của các nhà khai thác yến sào kinh nghiệm, chim yến gần lối vào của các hang động có tổ yến màu trắng. Đi sâu hơn vào trong hang động, người ta có thể tìm thấy tổ yến màu vàng và gần cuối sâu nhất là tổ yến màu đỏ (yến huyết).

– Bất chấp tất cả những giả thuyết khác, yến huyết màu đỏ tự nhiên này về bản chất là một sản phẩm cuối cùng của quá trình lên men. Khi ban đầu được tiết ra từ tuyến nước bọt của chim yến, tổ yến vẫn có màu trắng giống như tổ yến trắng. Tuy nhiên, với sự kết hợp các yếu tố khí hậu trong các hang động (hay trong nhà yến) khác nhau, từ nhiệt độ của nó đến độ ẩm, một quá trình lên men hữu cơ xảy ra đã hình thành nên 1 loại yến đặc biệt có màu đỏ mà chúng ta gọi là yến huyết hay huyết yến.

– Ở Việt Nam chưa có nhà nuôi yến nào tạo ra được yến huyết, vì vậy đảm bảo rằng yến huyết chỉ có trong tự nhiên, trong các hang động mà loài yến làm tổ. – Vậy làm sao phân biệt được yến đảo tự nhiên và yến nuôi sau đây SAMYEN sẽ chỉ ra cho các bạn cách phân biệt.

– Yến huyết đảo nguyên tổ chưa sơ chế, về hình dạng tổ hình tròn ovan rất đẹp, không có chân, rất ít lông vì lý do sau đây. Chim yến làm tổ ngoài đảo trên vách đá, ngoài môi trường thiên nhiên luôn có gió thổi, nhiệt độ ngoài đảo cũng thấp vì vậy khi làm tổ chim thiết kế tổ sâu, tròn để tránh gió cho con, nhiệt độ thấp vì vậy chim không nhổ lông hoặc rụng lông trong quá trình xây tổ.

– Ngược lại với yến nuôi làm tổ trong nhà, chủ yếu nhà betong rất nóng, không có gió thổi cho nên tổ chim xây rất ẩu và rất nhiều lông, chim làm tổ trên tường hoặc trên gỗ cho nên lúc thu hoạch người ta lấy được cả phần chân yến. – Vì vậy khi các bạn chọn lựa mua yến nguyên tổ mà người bán nói yến đảo, các bạn cầm tổ yến lên nhìn hình dạng, chân tổ, lượng lông nhiều hay ít? là biết đó là yến gì?

KS. Lê Duy Tường

Cập nhật thông tin chi tiết về Vì Sao Chim Bồ Câu Có Thể Đưa Thư Một Cách Chính Xác Dù Ở Nơi Đâu? trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!