Bạn đang xem bài viết Tỷ Phú Đi Lên Từ Nghề Nuôi Chim Cảnh được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Khởi nguồn từ sự đam mê
Sau khi loay hoay khắp nơi với nghề buôn bán đồ gia dụng nhỏ lẻ, cuộc sống gia đình cũng không khá lên là bao. Năm 2010, anh Nguyễn Văn Hưởng quê tại Yên Mỹ, Hưng Yên đã quyết định thay đổi mô hình kinh doanh. Anh kể: Có lần, anh sang thăm người bạn bên Nam Định, nhận thấy tiềm năng trong mô hình chăn nuôi chim cảnh, phù hợp với điều kiện của mình, lại sẵn có đam mê với chim, anh Hưởng đã mạnh dạn đầu tư con giống và bắt đầu kinh doanh. Hiện nay, gia đình anh gồm anh chị em, con trai, con dâu đều đang cùng anh mua bán chim cảnh tại khắp cả nước.
Tình yêu thì sẵn có nhưng để bắt đầu đưa chúng vào mô hình kiếm ra tiền thì không hề đơn giản. Anh Hưởng đã vượt qua không ít khó khăn. Anh chia mô hình này ra hai mục là: buôn bán chim qua tay và nuôi chim khi còn non. Nuôi chim cảnh không khó nhưng đòi hỏi người thợ phải có tự tỷ mỉ và kiên trì. Để chim được khỏe mạnh, hót hay, đấu khỏe sẽ đều có bí kíp riêng. Huấn luyện chim qua từng giai đoạn, lựa chọn thức ăn phù hợp với từng loại chim, hay khi thời tiết thất thường và bệnh cúm gia cầm diễn biến phức tạp,…tất cả đều đòi hỏi công sức sự chăm chút của chủ nuôi.
Top 10 loài chim cảnh được ưa chuộng tại Việt Nam
Bình chọn 10 giống chó cảnh đẹp nhất tại Việt Nam
Đến lợi nhuận tiền tỷ
Chính mô hình tưởng chừng đơn giản lại đem đến lợi nhuận 500 – 700 triệu đồng/năm, con số này không hề nhỏ với một hộ gia đình nông thôn. Hiện tại, anh Hưởng đang sở hữu 1.000 con chim cảnh các loại, tạo công việc cho 5 lao động với thu nhập 3-4 triệu đồng/tháng. Giá bán chim thấp từ 100-200 nghìn đến mức cao hơn 7-9 triệu đồng/con. Chim khi chưa được thuần hóa chỉ từ 30-100 nghìn đồng/con, nhưng khi bỏ công thuần hóa để chim dạn người và thích nghi với điều kiện nuôi nhốt thì giá sẽ tăng lên gấp 5-6 lần, nhiều loài gấp đến 10 lần.
Người nuôi chim cũng chính là người chơi chim cảnh thực thụ, có nhiều kinh nghiệm trong lựa chọn và chăm sóc chim cảnh. Chỉ cần nhìn qua dung mạo của chim, màu lông, vảy chân, sải cánh, mỏ… là biết được “tính cách”, giá trị của từng con. Năm 2012 ngoài nuôi chim tại nhà anh Hưởng còn thuê thêm cửa hàng 90m2 ngay mặt đường Quốc Lộ 39 để kinh doanh chim, lồng chim và phụ kiện. Anh thường nhập nhiều loại lồng chim tre, lồng đấu, lồng chim inox và phụ kiện như áo, cóng, thức ăn chim…để bán kèm.
Ngồi một buổi với anh Hưởng mà chúng tôi được chia sẻ rất nhiều điều thú vị từ mô hình kinh doanh chim cảnh của anh. Đây là mô hình đã được biết đến từ rất lâu nhưng đến nay vẫn có nhiều hộ tiếp tục lựa chọn kinh doanh. Với anh Hưởng, kiếm tiền trên chính đam mê quả thực rất tuyệt vời.
Làm Giàu Từ Nghề Nuôi Chim Chào Mào
Chim chào mào là loài chim được nhiều người ưa chuộng, bởi dễ nuôi và hót hay. Cũng chính vì vậy, việc nuôi chim chào mào ngày nay được phổ biến trong giới chim cảnh, không những vì lợi ích kinh tế mà người nuôi chim chào mào còn vì đam mê.
Làm giàu từ nghề nuôi chim chào mào
Ý kiến chia sẻ của nhiều người về kinh nghiệm nuôi chim Chào mào làm giàu:
“Chào mọi người, em đang có dự định mở rộng việc bán chim Chào mào. Chuyện là trước đây em chủ yếu nuôi chim để chơi, làm cảnh và vì yêu thích. Em cũng biết bẫy chim và khá rành về việc nuôi chim. EM đi mua chim mồi về, vô rừng bẫy chim bổi và tìm chim non về nuôi, huấn luyện, chủ yếu huấn luyện cho nó dạn người và huấn luyện hót. Sau một thời gian thì số lượng chim trong nhà nhiều quá, chăm không nổi nên đã bán dần bớt, nhờ thế mà em phát hiện ra cái nghề bán chào mào khá ổn, thu nhập cũng khá. Nên em muốn mở rộng việc làm ăn. Khổ một chút là đó giờ nguồn chào mào là do em tự bắt, giờ em muốn bán chim thì không thể cứ đi bắt mãi. Nên anh chị em ai có kinh nghiệm này rồi giúp em một chút. Xin cám ơn trước.” – Anh Tuấn chia sẻ“Nuôi chào mào ở Bình Dương vừa thỏa đam mê vừa rất kinh tế. Bẩy chào mào má trắng bán 100-300 ngàn đồng/ 1con (1 người 1 mùa có thể bẩy được hơn 100con). Chào mào nuôi lên 1 mùa giá từ 1.5 triệu đến 15 triệu đồng/ 1 con (1 người có thể nuôi lên từ 2-10 con). Nên nhiều người cũng thu nhập đáng kể từ việc nuôi và huấn luyện chào mào. Bàn về đam mê hay kinh tế theo ý tôi lại là chuyện khác. Nuôi chim có kinh tế thì cũng tốt nhưng đừng để đồng tiền làm mất ý nghĩa của thú chơi.Ở Bình Dương cũng có rất nhiều người trước đây chơi chào mào rất chân chính dần dần do hoàn cảnh, do thương mại hóa,… nên nuôi chào mào không phải là thú vui nữa mà nó vì nhiều mục đích khác. Nhưng nói chung nuôi chim vì thú vui hay vì kinh doanh thì cũng được, chủ yếu là có đam mê, và kiên trì với cái mục đich ấy hay không.” – Anh Ngọc chia sẻ
Chia sẻ kinh nghiệm cách làm giàu từ nghề nuôi chim chào mào từ Chim cảnh Việt: “Làm giàu từ bán chào mào”
Thú chơi chim chào mào chưa bao giờ phát triển mạnh như hiện nay, đi bất cứ nơi đâu cũng thấy chào mào. Đơn giản vì nó dễ nuôi và nhanh hót. Hiểu được nhu cầu đó nên cũng không ít người làm giàu từ bán chào mào. Họ tuyển những chú chim hay, chơi tốt để phục vụ cho nhu cầu chơi chim của các nghệ nhân.
Hôm qua có mang chào mào đi cội và có trò chuyện với anh Hiếu là một nghệ nhân chơi chim chào mào lâu năm và công việc chính hiện tại của anh là bán chim chào mào. Thu nhập trung bình một tháng của anh là 20 – 25 triệu. Đây cũng là con số mơ ước của nhiều người. Công việc hàng ngày của anh ngoài chăm sóc chim chào mào anh còn tới các địa điểm dợt chim, lên các trang mua bán chim cảnh trên mạng để tuyển chim. Với kinh nghiệm chơi chim chào mào lâu năm, qua cách nhìn chú chim chơi, hót anh sẽ quyết định mua hay không. Mất thời gian bao lâu để bán, lợi nhuận thế nào,…
Chim sau khi mua về tùy con mà chăm sóc từ 1 tuần đến 1 tháng để chim căng lửa và bán lại cho anh em nghệ nhân. Anh thường rao bán trên các trang mạng, các địa điểm dợt chim và qua sự giới thiệu của những người đã mua. Anh Hiếu cho biết thời gian lúc mới bán cũng thường mua nhầm chim, mua trúng chim tật lỗi hoặc chim cho ăn cám kích và lỗ cũng nhiều. Nhưng với tính kiên trì và dần có kinh nghiệm tuyển chim nên không bị trường hợp này nữa.
Anh cũng thường xuyên đi các tỉnh Bình Định, Huế, Đà Nẵng, để tuyển chim về bán, vì đa số dân chơi chim thường mua các loại chim có nguồn gốc từ các tỉnh này. Và sau một thời gian mua thì anh cũng quen được khá nhiều mối, mỗi lần cần tuyển chim, người bán chỉ cần gửi video clip chào mào cho anh xem. Hai bên đồng ý giá thì chuyển vào bằng đường tàu lửa mất khoảng 200 ngàn, sau 1 ngày là có thể nhận chim. Đặc biệt anh Hiếu chỉ tuyển những chú chim chơi hay, đã có 2 – 3 mùa lồng trở lên và giá từ 2 triệu trở lên. Vì theo anh bán chim bổi lợi nhuận không cao và phải chăm sóc đến 1 năm lồng mới có thể bán được.
Anh cho biết lúc trước làm nhân viên của công ty với đồng lương thấp, và với niềm đam mê chơi chim cuối tuần anh có mang chim tới các địa điểm để chơi, lúc đó chú chim chơi hay và được người ta trả giá 2 triệu. Anh thấy lời quá, con chim anh mua có 300k mà giờ có người trả 2 triệu, anh quyết định bán và tiếp tục tuyển chim. Sau 3 tháng anh thấy bán chim nhanh lời, lợi nhuận cao và mất thời gian cũng không nhiều. Anh quyết định nghỉ việc và chỉ bán chim, lúc đầu cũng bị vợ cằn nhằn, bạn bè khuyên bảo nhiều, nhưng anh vẫn quyết định nghỉ việc. Thời gian đầu anh chỉ tuyển khoảng 2 – 3 con, sau khi bán xong lại tuyển tiếp và càng lúc càng nhiều dần. Sau 7 năm bán chim thì anh cũng sở hữu căn nhà nhỏ ở TP HCM và hiện tại anh đang có khoảng 20 chú chào mào.
Anh chia sẻ để làm giàu từ bán chào mào trước tiên cần phải thật thà, chim bán có sao nói vậy, làm ăn uy tín sẽ giữ khách lâu dài. Và cần phải có niềm đam mê, kinh nhiệm để tuyển chim tránh mua trúng chim tật lỗi hoặc không chơi.
Làm giàu từ nghề nuôi chim chào mào Con giống, Chim giống, Chim chào mào
Đăng bởi Mai Tâm
Tags: cách nuôi chim chào mào, làm giàu từ chim chào mào, Làm giàu từ nghề nuôi chim chào mào, nuôi chào mào làm giàu, nuôi chào mào làm kinh tế, nuôi chim chào mào
Kinh Nghiệm Nuôi Khuyên Từ Non Lên Líu
Kinh nghiệm nuôi khuyên từ non lên líu
Chào các bạn hôm nay mình xin chia sẻ với các bạn chút ít kinh nghiệm sau một thời gian mình nuôi khuyên từ non lên líu
Đầu tiên khi bạn hãy chọn cho mình một chú khuyên ưng ý hoặc có thể nuôi cả tổ rồi chọn sau . Mỗi khi đút cho chim ăn thì bạn vừa huýt sáo vừa đút , cứ huýt 1-2 lần / 1 lần đút cám là ổn. Cứ như vậy thì khuyên sẽ quen với tiếng huýt sáo của bạn và sau này khi bạn huýt sáo thì nó sẽ hiểu là bạn sắp cho nó ăn và sau khi nó lớn hắn nó có thể sẽ hót mỗi khi bạn huýt sáo hoặc mỗi khi thấy bạn.
#Giai đoạn 2 : Khi khuyên đã biết chuyền cành nhưng vẫn phải đút :
Tầm này thì bạn nên tăng số lần huýt sáo tần suất huýt sáo lên để nó quen hơn mỗi khi bạn huýt sáo là nó sẽ hót theo . Khi nó không ăn nữa thì không nên ép . Và bạn phải nhớ không nên để cám quá lâu mà nên để đến lúc cho ăn thì hãy phải để cám không bị mất chất và giữ được hương vị của cám. Nếu sợ tốn tiền thì bạn có thể tự làm hoặc có thể mua loại cám Ba Vì giá chỉ 10k-15k thôi.
Sang giai đoạn này thì bạn nên mua các loại cám chuyên cho giai đoạn thay lông để khuyên có bộ lông óng mượt và sẽ nhanh căng lửa . Và bạn nhớ cho chim tắm nắng 15 phút vào buổi sáng và tắm nước mỗi ngày 1 lần.
Ở giai đoạn này chim sẽ nhát hơn lúc còn đang phỉa đút cám ví vậy bạn nên treo chim ở chỗ đông người và nên cho nó đi giao lưu để nhanh rạn . Nếu chọn được một chú khuyên có tố chất và nuôi dưỡng đúng cách thì bạn có thể có một chú chim hay .
Kiếm Nhiều Tỷ Đồng Mỗi Năm Nhờ Nghề Nuôi Chim Yến Trong Nhà
Nuôi chim yến trong nhà để lấy tổ là một nghề khá mới mẻ ở Việt Nam, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao vì sản phẩm này có giá trị khá lớn. Nếu như tổ yến ( yến sào ) xưa kia được xem là loại thực phẩm cao cấp và quý hiếm, chỉ được dùng trong yến tiệc của vua chúa, quan lại, thì nay các sản phẩm chế biến từ yến sào đã được đa dạng hóa, đôi lúc trở nên bình dân.
“Mỏ vàng trắng” trong nhà
Những mẩu chuyện từ hơn mười năm trước về việc chim yến vào làm tổ một cách tự nhiên ở một số ngôi nhà: 155 Thống Nhất, thành phố Nha Trang (Khánh Hòa); 21-23 Trần Hưng Đạo, thành phố Tuy Hòa (Phú Yên); Nhà hát Thanh Bình, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm (Ninh Thuận)… nay đã trở thành những tư liệu trong các công trình nghiên cứu về phát triển nghề nuôi chim yếntrong nhà. Trong thực tế, nghề này nay đã tạo nên một làn sóng mới về đầu tư sản xuất đầy triển vọng, có sức lan tỏa khá lớn.
Trong lúc đang hoàn thiện nhà thì có nhiều chim yến bay đến đập vào cửa kính. Nhiều con bay được vào nhà thì bám lên trần tường, khiến chủ nhà quyết định dành 80m2 nhà cho chim đến ở. Từ đó, hằng năm, nhà yến này đã thu được một lượng tổ yến khá đều. Sự may mắn này phần nào cho thấy không chỉ có những tỉnh vốn rất giàu “tiềm năng” để nuôi yến, tiêu biểu như Khánh Hòa, mà ngay cả những vùng đất mới, nếu lành, chim yến cũng có thể tụ về trú ngụ.
Theo số liệu điều tra vào thời điểm tháng 6/2014, cả nước có 30 tỉnh, thành phố nuôi chim yến trong nhà với tổng số lượng trên 2.610 nhà yến, chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố: Tiền Giang, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh…
Ba năm sau đó, theo phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Lân Hùng Sơn (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) và thạc sĩ Hồ Thị Loan (Viện Hàn lâm và Khoa học công nghệ Việt Nam), đến tháng 3/2017, cả nước đã có 36 tỉnh, thành phố phát triển nghề nuôi yến trong nhà, với tổng số trên 5.060 nhà yến.
Các địa phương thuộc khu vực phía Nam như: Tiền Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang mỗi nơi có từ 550-700 nhà yến. Miền Trung mạnh nhất là các tỉnh: Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Ninh Thuận, khi mỗi tỉnh đều có trên 200 nhà yến và đây là những địa phương đã quy hoạch vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở để phát triển nghề trong tương lai.
Điều đáng ghi nhận là thời gian gần đây, các tỉnh, thành phía Bắc như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, kể cả các tỉnh Tây Nguyên gồm: Kon Tum, Gia Lai cũng đã bắt đầu hình thành nghề nuôi yến trong nhà.
Nắm bắt cơ hội này, với tư cách là một doanh nghiệp nhà nước duy nhất được giao trách nhiệm quản lý, khai thác yến sào trên các đảo tự nhiên của tỉnh Khánh Hòa, cũng là địa phương có số lượng hang yến tự nhiên và sản lượng yến sào cao nhất nước, nhiều năm qua, Công ty yến sào Khánh Hòa đã đầu tư triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, phục vụ quá trình nuôi yến trong nhà.
Gia đình chị Đặng Thị Thanh Hằng, tổ dân phố Ngọc Thảo, phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang, Khánh Hòa là một ví dụ. Năm 2005 gia đình chị xây dựng nhà yến, sau khi được các chuyên gia hướng dẫn kỹ thuật và lắp đặt thiết bị, chị đã thả chim mồi, chỉ thời gian ngắn đàn yến lần lượt kéo về và không ngừng tăng lên. Hiện gia đình chị mở rộng và sở hữu ba ngôi nhà yến, đều thành công khi hàng chục nghìn con chim yến liên tục nhả “vàng trắng,” để mỗi năm chị Hằng thu về trên 300kg tổ yến, trị giá nhiều tỷ đồng.
Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Lân Hùng Sơn-Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, người dành không ít thời gian cho nghiên cứu khoa học về chim yến, nói: “Sau hơn mười năm phát triển, nghề nuôi yến trong nhà ở Việt Nam từ chỗ phải mò mẫm tìm hiểu, tự thử nghiệm hoặc nhập khẩu công nghệ, vật liệu từ nước ngoài đã dần nghiên cứu hoàn chỉnh cơ sở khoa học, công nghệ để chủ động phát triển nghề này trên quy mô rộng, phù hợp với điều kiện tự nhiên ở từng địa phương.”
Hướng nào cho nghề nuôi yến tương lai?
Tuy đạt được một số kết quả khả quan nhưng số lượng nhà yến ở Việt Nam còn khá khiêm tốn, ít hơn nhiều lần so với các nước đi đầu trong phát triển nghề nuôi chim yến trong khu vực, như 200.000 nhà yến tại Indonesia, 10.000 nhà yến ở Thái Lan và 60.000 nhà yến ở Malaysia.
Nhìn vào bản đồ các nước Đông Nam Á, các vùng có chim yến sinh sống phần lớn nằm ven biển Andaman (một vùng nước ở Đông Nam vịnh Pengal), vịnh Thái Lan và Biển Đông. Lợi thế này cho thấy một thời gian dài Việt Nam đã “chối bỏ” món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng.
Điều kiện sinh cảnh lý tưởng cho yến sinh sống và phát triển bầy đàn là trong vùng có nhiều rừng (vườn) cây, có diện tích lớn mặt nước, có đồng lúa, bụi cây thấp và khí hậu nóng ẩm. Theo các nhà nghiên cứu, các tỉnh Nam Trung bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế hơn cả, bởi điều kiện tự nhiên ở các vùng này rất thuận lợi, hội đủ các yếu tố cho chim yến phát triển, có khả năng nhà yến cho năng suất cao.
Tuy vậy, nghề nuôi yến có mức đầu tư ban đầu khá lớn, lên đến hàng tỷ đồng và phải có thời gian để chim phát triển bầy đàn mới có thể thu hoạch tổ. Chúng phụ thuộc nhiều vào nhà đầu tư, yếu tố tự nhiên, kỹ thuật công nghệ và cách quản lý, khai thác. Trong bối cảnh số lượng nhà yến đang gia tăng, việc quy hoạch phát triển bền vững nghề nuôi chim yến cũng như quần đàn chim yến nhà là điều cần phải tính đến, trong đó nhất thiết phải có sự quản lý của nhà nước.
Tuy nhiên, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ mới ban hành Thông tư 35/2013/TT-BNN&PTNT, quy định tạm thời về quản lý nuôi chim yến bảo đảm vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm. Do đó không ít nhà khoa học, doanh nghiệp và cả người nuôi yến cho rằng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần ban hành văn bản chính thức, quy định cụ thể về quản lý nghề nuôi chim yến tại Việt Nam.
Thạc sỹ Lê Hữu Hoàng – Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Yến sào Khánh Hòa, gợi mở khi đã xác định rõ định hướng phát triển ngành nghề nuôi chim yến mang quy mô quốc gia, các địa phương trong toàn quốc cần phối hợp thực hiện trên cơ sở quy hoạch chặt chẽ ở mỗi tỉnh, tránh hiện tượng xây nhà yến theo lối tự phát, không tuân thủ quy hoạch, có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của ngành nghề nói chung và lợi ích của mỗi thành viên.
Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Lân Hùng Sơn lưu ý thêm việc quy hoạch các vùng nuôi yến cần tách biệt khu vực xây dựng nhà yến ra khỏi khu dân cư nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường. Với các tỉnh hiện có số lượng nhà yến lớn như: Tiền Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang cũng nên phát triển ở mức độ vừa phải, bởi lẽ sự cân bằng giữa nguồn thức ăn tự nhiên cho chim yến và chất lượng, năng suất tổ yến cũng là vấn đề cần tính đến.
Với những vùng nuôi yến ở phía Bắc mới hình thành, như: Thanh Hóa, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình gặp phải trở ngại về thời tiết mùa đông giá lạnh. Làm thế nào để trong mùa Đông, chim yến vẫn kiếm được mồi với đặc điểm sinh thái vừa bay vừa bắt mồi, là một vấn đề tiếp tục được nghiên cứu.
Đi sâu vào một vấn đề chi tiết, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa Tào Anh Tuấn nêu lên yêu cầu cụ thể, cần phải tích cực trồng cây, khôi phục rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, nhất là rừng cây phòng hộ ven biển, trên các đảo, rừng ngập mặn để tạo ra một lượng côn trùng là thức ăn chính cho chim yến. Có như vậy mới từng bước kết nối để hình thành những vùng sinh cảnh phù hợp với các bầy đàn và quần thể chim yến đến kiếm ăn và làm tổ sinh sống lâu dài.
Ngoài ra, các cơ quan chuyên môn tiếp tục tiến hành các công trình nghiên cứu khoa học để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nghề nuôi chim yến, kể cả lĩnh vực chế biến, nhằm tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm yến sào.
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường cạnh tranh mạnh, việc bảo hộ thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm yến sào của từng địa phương, từng doanh nghiệp cũng cần được chú trọng để đảm bảo uy tín, chất lượng cho các sản phẩm yến của Việt Nam, vốn được thị trường quốc tế lâu nay đánh giá cao./.
Theo Tiên Minh
Vietnam+
Cập nhật thông tin chi tiết về Tỷ Phú Đi Lên Từ Nghề Nuôi Chim Cảnh trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!