Xu Hướng 3/2023 # Tỷ Lệ Tạo Chất Khoáng Trong Thức Ăn Cho Chim # Top 12 View | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Tỷ Lệ Tạo Chất Khoáng Trong Thức Ăn Cho Chim # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Tỷ Lệ Tạo Chất Khoáng Trong Thức Ăn Cho Chim được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thức ăn cho chim là một phần quan trọng để chim cảnh hót hay đối với chim cảnh hót, màu sắc, sức khỏe,…..Vì thế chúng ta không được chủ quan. Chất khoáng cũng là phần không thể thiếu cho chim trong thức ăn, vậy tạo chất khoáng cho chim theo tỷ lệ nào?

Khoáng chất giúp bổ sung các loại chất oxit sắt,muối Kali,canxi,silic…Cho những chú chim nhốt trong lồng lâu năm, làm cho chim khỏe mạnh,ít bệnh tật và sinh sản tốt thành viên trong hội chim cảnh hải phòng chia sẻ. Để tạo khoáng chất cho chim anh em cần chuẩn bị các nguyên liệu sau :

Với 1 kg hỗn hợp khoáng chất, bạn làm theo tỉ lệ sau :

Bột than củi : 350 Gram ( 35%).

Cát : 250 Gram ( 25%).

Đất đỏ ba zan : 250 Gram ( 25%) – Dùng đất đỏ các vùng Tây Nguyên,Bình Phước,Biên Hòa.

Vỏ Hàu ( hào) : 100 Gram ( 10%),Có thể thay thế bằng vỏ nghêu,vỏ trứng.

Đường cát : 10  Gram (1%).

Muối hột : 10 Gram ( 1%).

Muối bọt : 10 Gram ( 1%).

Bột  Cam Thảo : 10 Gram ( 1%).

Bột Cỏ Cú : 10 Gram ( 1%).

Tạo khoáng chất như thế nào?

Cát sàng sạch lấy những hạt mịn.

Đất đỏ phơi khô,sau đó sấy lấy bột.

Than chết (than đã cháy hết ),giã nát lấy bột.

Cho hỗn hợp cát,đất đỏ,than chết lên bếp rang để khử trùng.

Muối,vỏ hàu xay nhỏ.Sau đó trộn tất cả 9 hỗn hợp trên cho chim ăn dần,có thể để dành 1 năm,và bảo quản nơi khô ráo.

Thành phần dinh dưỡng có trong các nguyên liệu trên :

Bột than củi ( nên chọn  than gỗ ổi,trong ổi ít độc tố ) : Chứa nhiều muối Kali,muối này kết hợp  với Natri trong muối nhằm tạo Canxi giúp xương chắc khỏe.

Đất đỏ BaZan : Chứa đa số O6xit Sắt giúp cho việc tạo hồng cầu trong máu.

Bột vỏ hàu,mai mực,vỏ trứng gà : Chứa nhiều canxi giúp chắc xương.

Cát : Chứa hợp chất của silic và nguyên tố Aluminium.

Muối : Chứa đa số chất Natri Clorua.

Đường cát,cam thảo,bột cỏ cú : Chứa đường Glucose,Vitamin B1,vitamin C và các chất khác.

Dinh dưỡng của chim là vô cùng quan trọng cả đối với những loài chim cảnh dễ nuôi đến khó nuôi vì thể bạn cần chú ý để có được chú chim ưng ý và khỏe mạnh.

chúng tôi

Cho Chim Họa Mi Ăn Gì Cho Đủ Chất Trong Thời Kì Thay Lông

Cung cấp nước uống cho chim Họa Mi

Không cần phải nói, về cơ bản tất cả các loài sinh vật đều không thể xa rời nước. Nếu như con người không ăn thức ăn chỉ uống nướ thì gần như có thể sống được 15 ngày trở lên. Tuy nhiên, nếu không uống nước mấy ngày liền thì sẽ chết. Loài chim cũng giống như vậy. Nếu như không ngừng uống nước, thì cho dù không có thức ăn, cũng có thể trụ được 5, 6 ngày. Nhưng 2 ngày không uống nước thì sẽ chết.

Loại nước uống tốt nhất cho chim Họa Mi chính là nước suối hoặc nước giếng. Nếu dùng nước máy thì tốt nhất nên phơi nắng to một thời gian để loại bỏ khí Clo. Sau đó mới lấy cho chim uống. Nếu như trong nước có chứa bột tẩy trắng thì không nên cho chim sử dụng làm nước uống. Bắt buộc phải tìm kiếm một nguồn nước khác cho chim Họa Mi. Khi chim rụng lông hoặc khi lông chưa mọc đủ, thì cách ngày cho chúng một ít nước khoáng. Điều này có lợi lớn đối với nhu cầu cơ thể của chúng.

Nếu bạn chứ biết cho chim Họa Mi ăn gì thì đây chính là 1 gợi ý dành cho bạn. Loại thức ăn mà Họa Mi thích nhất chính là thức ăn sống. Tất cả những động vật nhỏ thuộc loại côn trùng chúng đều thích ăn. Mỗi ngày mỗi chú chim ăn khoảng 25 – 30 con là đủ. Nếu cho nhiều quá sẽ lãng phí.

Đến mùa đông, côn trùng đã ngủ đông. Việc tìm kiếm thức ăn sẽ khó khăn. Lúc này nên cho chim Họa Mi ăn gì? Bạn có thể thay thế bằng thịt bò hoặc thịt cá nước ngọt, thịt cua… Tốt nhất nên dùng thịt thăn bò, lược bỏ phần màng mỡ trước. Sau đó dùng nước rửa sạch, cắt miếng mỏng, phơi nắng hong gió cho khô rồi mới băm nhỏ. Trộn với hạt kê và lòng đỏ trứng đã luộc chín cho chúng nhặt ăn

Thêm nữa mỗi khi đến cuối thu, chim Họa Mi đều buộc phải thay lông một lần. Lúc này tình trạng cơ thể yếu kém nhất. Nên dùng óc lợn trộn với gạo lứt rồi cho ăn. Cách chế biến rất đơn giản. Gạo lứt rửa sạch để ráo, sau đó cho óc lợn sống vào trộn. Sau khi trộn đều thì phơi nắng đến khi khô rồi cho ăn. Chim trống và chim mái qua từng gia đoạn dinh dưỡng cũng có chút khác nhau.

Có thể cho chim Họa Mi ăn gì khác không?

Ngoài côn trùng, có thể cho Họa Mi ăn ngũ cốc. Bất cứ loại ngũ cốc nào thì cũng đều là thức ăn khoái khẩu của chim Họa Mi. Đặc biệt là hạt kê. Có 2 cách chế biến, một là phơi khô dưới nắng, hai là sấy bằng lửa nhỏ liu riu.

Bất luận là gạo hay kê cũng phải dùng nước sạch trong suốt để đãi. Sau đó phơi khô rồi trộn với lòng đỏ trứng. Chủ nuôi nên làm và phơi vào mùa hè thu. Mùa đông và xuân có thể dùng cách sấy bằng lửa nhỏ. Bởi hạt kê phơi không khô khiến cho tính chim ôn hòa, dễ rụng lông, mất đi vẻ đẹp vốn có của nó.

Mùa đông xuân nên cho ăn bằng hạt kê sấy để thúc đẩy hoạt tính của chúng. Nhưng khi sấy kê, phải tránh dùng xoong nồi và dụng cụ có dính dầu mỡ. Chim Họa Mi kị nhất dầu mỡ. Vì vậy khi sấy nên rửa sạch dụng cụ trước.

Kê phơi nắng hoặc là sấy khô đều phải dùng hũ để dự trữ. Tránh bị ẩm sinh ra nấm mốc. Thức ăn hỏng rồi thì sẽ không còn chất dinh dưỡng nữa. Nếu như có thời gian thì tốt nhất là một tuần làm một lần. Mỗi lần dùng 400g kê, 2 lòng đỏ trứng. Để giữ được sự tươi ngon, chim sẽ ăn được nhiều hơn. Đối với thực phẩm phụ khác cũng có thể làm như vậy.

Cách Thức Cho Chim Chào Mào Sinh Sản Nhân Tạo

13/12/2018 02:42

Chim chào mào, bắt đầu thành thục ở năm tuổi đầu tiên, mùa đẻ của chúng thường bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau.

Mùa đẻ của chim chào mào thường bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau.

1. Trước khi cho sinh sản, cặp bố mẹ cần được cách li để chăm sóc đặc biệt

a. Dinh dưỡng trước sinh sản:

– Chim trống: Vẫn giữ chế độ ăn uống bình thường tức cám tổng hợp, trái cây & côn trùng. Đặc biệt là tăng cường thêm nhiều loại côn trùng như: Dế, superworm, trứng kiến, sẽ giúp chim khỏe mạnh (đã thay lông, có phong độ tốt) .

– Chim mái: Có khẩu phần gần như chim trống nhưng phải bổ sung thêm các loại khoáng tổng hợp dành cho chim ăn quả trong mùa sinh sản có sẵn trên thị trường (đã thay lông, có phong độ tốt)

– Trường hợp không có thuốc thì phải bổ sung thật nhiều hoa quả và côn trùng, luân phiên thay đổi để chim nhận đủ chất, tạo hệ trứng non tốt, ít gặp rủi ro sau này. Côn trùng cho chim sinh sản sẽ tăng đột biến, bởi ngoài việc nuôi trứng chim mái còn phải nuôi lông, chúng thường sẽ tự vặt lông bụng của mình để lót ổ, và số lượng lông bị rụng cũng khá lớn.

b. Về giấc ngủ trước sinh sản:

– Giấc ngủ của chim cực kì quan trọng, lúc nắng tắt, chạng vạn thì ta cho cặp bố mẹ đi ngủ, treo nơi yện tĩnh tránh mèo chuột, gây hại. Ngủ đủ giấc và không bị làm phiền giúp chim tăng cường sức khỏe cũng như sức đề kháng.

2. Tiến hành cho sinh sản nhân tạo

a. Lồng nuôi chim sinh sản:

– Lồng nuôi chim sinh sản là loại lồng làm bằng lưới thép không rỉ có kích thước nhỏ hoặc lớn tùy ý người nuôi, nhưng tối thiểu là từ 180cm (chiều dài), 120cm (chiều rộng), 150cm (chiều cao), có rãnh để vệ sinh phân chim.

Ngoài ra , trong lồng còn bố trí giá thể cho chim làm tổ, thường làm bằng vỏ gáo dừa cắt ngang, bình gốm, rọ tre chẳng hạn.

Hai khay nước và thức ăn, một máng tắm nhỏ, nhiều cành đậu cho chim non tập chuyền, không đặt quá cao sẽ tăng nguy cơ chim non trượt chân khi chuyền.

Lồng phải có mái che mưa, gió, mặt tiền quay về phía đón nắng sớm là tốt nhất, vào những ngày nắng to, ta dùng lưới nan che chắn bớt lại mặt tiền lồng, 2 bên lồng che chắn bằng tôn hoặc gỗ để tạo cảm giác thôi mái & an toàn cho chim, giảm stress khi chim bắt cặp và đẻ trứng.

b. Cho chim bắt cặp:

– Chim chào mào, bắt đầu thành thục ở năm tuổi đầu tiên, mùa đẻ của chúng thường bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau.

+ Chim trống thành thục có biểu hiện như: Hót nhiều hơn mọi ngày, sung mãng.

+ Chim mái phát ra nhiều tiếng kêu nhỏ, kêu suốt ngày để tìm bạn tình.

– Trước khi cho sinh sản, ta cần cho chim bắt cặp. Đầu tiên con trống vào lồng trước, rồi cho lồng nuôi chim mái vào sau. Khi chim trống hót to, cố sức ve vãn con mái đến lúc chim mái ve cánh cúi đầu, múa đuôi miệng kêu liên tục thì ta tiến hành thả chim mái và chuẩn bị các giai đoạn tiếp theo.

– Trường hợp chim mái không chịu trống (hoặc ngược lại), ta nên đổi bạn tình cho nó, tránh thả chung có thể cắn nhau tới chết.

c. Giai đoạn làm ổ của cặp bố mẹ:

– Khi đã chịu trống chim mái sẽ chủ động đi tìm vật liệu làm tổ (đa phần là chim mái ). Khi này ta cần cung cấp các vật liệu làm ổ như: Rơm, giấy báo cắt nhỏ, cành cây khô vv… tốt nhất là nên thả lúc chạng vạng để tránh làm chim sợ.

– Cả chim trống mái thay phiên nhau làm ổ chúng mất khoảng 3-4 ngày cho một chiếc tổ trung bình. Một lứa chim đẻ từ 2-4 quả, trứng có màu đỏ sẫm, và có khá nhiều hoa văn.

– Ổ có được tạo nên hay không phần lớn dựa vào lượng thức ăn (côn trùng, hoa quả) mà ta cung cấp trong lồng. Trong tự nhiên chim chỉ sinh sản khi thời tiết môi trường thuận lợi, có nhiều thức ăn. Việc cung cấp một lượng lớn superworm là rất quan trọng, nó sẽ khuyến khích chim bố mẹ làm ổ vì nó nghĩ rằng đã có đủ lương thực.

d. Giai đoạn ấp trứng và nở con:

– Chim bố mẹ ấp trứng trong khoảng từ 12 – 14 ngày thì nở, thời gian nở thường là buổi sáng hoặc xế chiều, và bạn phải đảm bảo rằng có đủ lượng thức ăn tươi, để tránh chim trống phá tổ, hoặc giết chết chim con của nó, do không đủ nguồn thực phẩm.

– Cách theo dõi chim nở khá đơn giản, khi bạn nghe một tiếng: “Chíp” lớn, chắc chắn rằng một chú chim non đã chào đời. Ngoài ra, bạn còn có thể dựa vào thái độ lo lắng bồn chồn, bay tới bay lui của chim cha. Nó sẽ phát ra những âm thanh nghe rất lạ…

– Tuy là một loài chim ăn hoa quả, nhưng khi còn non, chim chỉ ăn côn trùng và sâu bọ, loại có nhiều protein giúp chúng tăng trưởng một cách chóng mặt.

– Bạn cần cho chim bố mẹ ăn hoa quả đầy đủ như: Chuối, bầu, cà chua. Nếu được có thể bổ sung thêm trái cây dại như coccinia grandis (quả lục bát), để đảm bảo chúng khỏe mạnh để nuôi con và có nước dãi tốt, nước dãi có tác dụng như một loại sữa non giúp tăng sức đề kháng cho chim. Chim bố mẹ sẽ luân phiên nhau gắp mồi về nuôi con.

– Lưu ý: Bhông nên rình xem tổ chim quá lâu, làm chúng cảm thấy stress và có thể thả rơi chim non.

Thức Ăn Cho Chim Bồ Câu Pháp

Nuôi chim bồ câu pháp theo quy mô công nghiệp rất cần chú trọng đến vấn đề thức ăn và dinh dưỡng cho chim bồ câu pháp để chất lượng thịt luôn đảm bảo cả số lượng và chất lượng. Nhu cầu về dinh dưỡng cho chim bồ câu nói riêng cũng như gia cầm nói chung thì đều tùy theo từng giai đoạn mà có chế độ dinh dưỡng khác nhau.

Canxi (%) : 2 – 4%

P (%) : 0.5 – 1 %

NaCl (%) : 0.2 – 0.4%

Methionin (%) : 0.4 %

Thức ăn cho chim bồ câu pháp

Thức ăn dành cho chim bồ câu cũng tương đối phức tạp, người chăn nuôi cần cung cấp đủ các thành phần cần thiết trong thức ăn để chim bồ câu phát triển toàn diện nhất. Thông thường chim ăn trực tiếp các loại hạt như đỗ, ngô, thóc, gạo… và bổ xung thêm thức ăn đã gia công chứa hàm lượng chất khoáng và vitamin vừa đủ.

– Các loại đỗ thường sử dụng: đỗ xanh, đỗ đen, đỗ tương…các loại hạt này cần được rang trước khi cho chim ăn.

– Thức ăn cơ bản gồm thóc, ngô, gạo, cao lương… trong đó ngô là thành phần chủ yếu của khẩu phần ăn.

Các loại hạt này thường rất dễ bị mốc, hỏng nên cần phải để thức ăn chỗ sạch sẽ, thông thoáng đảm bảo thức ăn không bị nấm mốc, sạch sẽ giúp chim bồ câu luôn khỏe mạnh, phát triển tốt.

Ngoài các thức ăn ở trên thì người chăn nuôi cũng cần phải chú ý cho thêm các thành phần phụ trong thức ăn để giúp chim dễ tiêu hóa thức ăn hơn như cần thêm sỏi nhỏ (đường kính khoảng 0.5mm) trộn vào thức ăn bổ xung.

Cách pha trộn thức ăn cho chim bồ câu

Chim bồ câu được nuôi nhốt nên rất cần cho ăn thêm thức ăn bổ xung để giúp chúng đủ chất và dễ dàng tiêu hóa hơn, như chúng ta đã thấy trong thực tế thì giống gia cầm luôn ăn thêm sỏi nhỏ để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Vì vậy thức ăn bổ xung là luôn cần thiết, gồm sỏi nhỏ 15%, Nacl 5%, khoáng premix 80%.

Thức ăn bổ xung được trộn lẫn các chất với nhau vì vậy chỉ nên để một lượng vừa phải trong máng ăn để cho chim ăn tự do nhưng cũng không quá nhiều dẫn đến biến chất thức ăn.

Trong việc phối trộn thức ăn cần lưu ý là luôn phải đảm bảo đủ chất lượng và bổ xung hỗ trợ cho nhau đạt hiệu quả cao nhất, tuy vậy khi trộn nguyên liệu khác nhau thì cách thức trộn cũng khác nhau.

Với chim sinh sản:

Ngô 55%, đỗ xanh 25%, gạo xay 20%

Với chim dò (chim non 2-6 tháng):

Ngô 50%, đỗ xanh 35%, gạo xay 15%

Cách cho chim bồ câu ăn

Cách cho chim bồ câu ăn như nào cho phù hợp cũng không phải người chăn nuôi nào cũng biết, thức ăn không nên cho nhiều (để lâu dễ hỏng) cũng không nên cho ít quá, cần cho chim ăn vào những thời điểm cố định trong ngày để tạo thói quen ăn tốt cho chim.

Nên cho chim ăn làm 2 lần trong ngày, buổi sáng lúc 8-9h, buổi chiều lúc 14-15h. Số lượng thức ăn cũng cần tùy thuộc vào độ tuổi của chim, thông thường lượng thức ăn bằng 1/10 trọng lượng cơ thể.

Nước uống cần phải cung cấp đủ hàng ngày, nước phải sạch sẽ, không màu, không mùi, thay nước hàng ngày.

Trong bài viết tiếp theo chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn về cách chăm sóc và nuôi dưỡng chim bồ câu. Để được tư vấn cụ thể hãy liên hệ với chúng tôi, xin chân thành cảm ơn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tỷ Lệ Tạo Chất Khoáng Trong Thức Ăn Cho Chim trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!