Xu Hướng 3/2023 # Từ Ngữ Thú Vị (11 # Top 6 View | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Từ Ngữ Thú Vị (11 # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Từ Ngữ Thú Vị (11 được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

20. Canary in the coal mine

Đây là thành ngữ chỉ một dấu hiệu cảnh báo sớm cho thấy một điều nguy hiểm nào đấy đang đến gần. Thành ngữ này bắt nguồn từ việc các thợ mỏ ở các nước phương Tây trước kia có thói quen mang một lồng chim hoàng yến (canary) xuống hầm mỏ. Khi lượng khí độc như methane hay CO2 trong hầm vượt quá nồng độ an toàn thì con chim hoàng yến sẽ chết trước, giúp thợ mỏ nhận ra nguy hiểm và kịp thời rút ra khỏi hầm.

Ví dụ: In some exceptional cases, democracy could be at risk. The canary in the coal mine may be Hungary, which has come under intense criticism for Prime Minister Viktor Orban’s efforts to consolidate his party’s hold on power. (Trong một số ngoại lệ, nền dân chủ có thể đối mặt với rủi ro. Một nhân tố cảnh báo sớm có thể là Hungary, đất nước đã phải chịu nhiều chỉ trích vì Thủ tướng Viktor Orban đang cố gắng củng cố sự cầm quyền của Đảng mình).

19. Beggar-thy-neighbor policy

Đây là từ để chỉ các chính sách có lợi cho nước mình nhưng có hại cho các nước láng giềng. Một ví dụ điển hình là việc phá giá đồng nội tệ sẽ giúp một nước tăng xuất khẩu, nhưng đồng thời sẽ làm giảm sức cạnh tranh hàng xuất khẩu của các nước láng giềng.

Ví dụ: Rising populism and nationalism would inhibit regional cooperation and make beggar-thy-neighbor policies much more likely. (Sự gia tăng chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa dân tộc sẽ ngăn cản hợp tác khu vực và dễ dẫn đến các chính sách có lợi cho mình nhưng có hại cho láng giềng hơn).

18. Pork barrel politics

17. Bondholder haircut.

16. Rapprochement

Một số bạn khi dịch các bài về quan hệ Mỹ – Trung đã dịch từ “Sino-American rapprochement” là “bình thường hóa quan hệ Mỹ – Trung”. Dịch như vậy không thật chính xác mà phải dịch “rapprochement” là “quá trình xích lại gần nhau” giữa hai nước, vì thực tế quá trình này (rapprochement) bắt đầu từ khoảng (trước) 1972, với việc diễn ra chuyến thăm của Nixon tới Bắc Kinh và ngoại giao bóng bàn giữa hai nước, trong khi việc bình thường hóa chính thức (normalization) phải tới đầu năm 1979 mới diễn ra.

15. Quisling regime

Từ này bắt nguồn từ Vidkun Quisling (1887–1945), nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy trước 1941, người đã làm thủ tướng trong một chính phủ hợp tác với Đức Quốc xã trong phần lãnh thổ Na Uy bị Đức chiếm đóng trong Thế chiến II, từ năm 1941 đến năm 1945. Từ “Quisling” sau đó được dùng để mô tả các các chế độ bù nhìn bản địa được dựng lên để hợp tác với Đức Quốc xã (như ở Pháp, Hi Lạp, Nam Tư… trong Thế chiến II) nói riêng, hay các chế độ hợp tác với kẻ thù nói chung.

14. Burgher

Đây là từ chỉ những người thuộc tầng lớp thị dân sống trong các thành phố (thường có tường thành bao quanh) ở Châu Âu thời kỳ Trung Cổ. Từ này bắt nguồn từ chữ burgh trong tiếng Đức hay Hà Lan (chuyển thành burg trong tiếng Anh), nghĩa là các thành phố, thị trấn như vậy.

Từ “burgh” hoặc “burg” xuất hiện trong tên nhiều thành phố ở Mỹ và Châu Âu, ví dụ như Pittsburgh (thành phố của Pitts), hay tương tự là Petersburg, Endinburg…

13. Tulip mania (Cơn sốt hoa tulip)

Đây là từ chỉ cuộc đầu cơ hoa tulip diễn ra ở Hà Lan trong Thời kỳ hoàng kim của Hà Lan (TK 17), theo đó giá hợp đồng của hoa tulip, lúc đó mới được đưa vào trồng ở Hà Lan, đã tăng vọt tới mức bất thường rồi đột ngột sụp đổ. Đây nhìn chung được coi là bong bóng đầu cơ đầu tiên được ghi lại trong lịch sử. Thuật ngữ này ngày nay được dùng như một cách nói ẩn dụ để chỉ các bong bóng kinh tế lớn.

12. Samizdat

Đây là từ chỉ các ấn phẩm, báo chí bí mật, hoặc bị cấm, ngoài luồng, do các (nhóm) cá nhân tự xuất bản mà không được chính quyền cho phép lưu hành chính thức. Được mượn từ tiếng Nga, từ này gồm hai phần: sam (nghĩa là tự) và izdat (viết tắt của từ izdatel’stvo, nghĩa là nhà xuất bản).

11. Phân biệt hai từ “Muslim” và “Islamist”:

– Muslim là từ chỉ các tín đồ theo đạo Hồi nói chung – Islamist là từ để chỉ những người theo tư tưởng chính trị Hồi giáo, muốn biến Hồi giáo thành nền tảng định hướng đời sống chính trị – xã hội của một quốc gia.

Giống Chó Lạp Xưởng Và Những Điều Thú Vị Đến Từ Đôi Chân Ngắn

Loài chó này có thân hình dài và 4 chân cụt ngủn trông như một “chiếc lạp xưởng di động”. Bên cạnh thân hình đáng yêu, duyên dáng thì tính cách cũng rất thân thiện và hoạt bát.

Ở Đức, Dachshund như trở thành một “ngôi sao” trong vương quốc các loài chó. Ngoài ra giống chó thông minh này còn được nuôi rất phổ biến tại Mỹ và Việt Nam.

Vào thế kỉ 15 thì người ta bắt đầu phát hiện ra giống chó này tại Đức khi chúng còn khá hoang dã.

Với thân hình thấp nhưng dài cùng chiếc mũi thính, các hang nhỏ mà con người không tiếp cận được thì Lạp Xưởng lại có thể chui vào rất dễ dàng.

Chính vì vậy mà trong công việc săn bắn hàng ngày của người dân thì chúng là loài vật không thể thiếu.

Với bản tính nhanh nhẹn và hoạt bát, Lạp Xưởng ngày càng được nhiều người yêu thích và ưa chuộng.

Thế kỷ 19, Lạp Xưởng được đa số người Mỹ ưa chuộng, trở thành giống chó quen thuộc của nhiều hộ gia đình và chỉ một thời gian ngắn sau thì lan rộng ra trên toàn thế giới.

Lạp Xưởng là giống chó có thân hình cực kỳ dài, bù lại đôi chân ngắn khiến thân hình chúng trở nên thấp bé hơn hẳn so với các giống chó khác.

Với lợi thế thân hình nhỏ bé sẽ giúp Lạp Xưởng dễ dàng vượt qua các khe nước hay bất cứ địa hình nhỏ hẹp nào một cách rất đơn giản.

Phần ngực của loài động vật này rất nảy nở, bụng hóp, đầu và mõm đều thuôn dài, mắt lồi, hàm răng chắc và vô cùng sắc bén. Chó xúc xích có 2 màu mắt đều là hình oval đó là đen hoặc đỏ sẫm.

Mặc dù, tổng thể trông Lạp Xưởng có vẻ kềnh càng nhưng thực chất chúng rất khỏe mạnh và nhanh nhẹn.

Giống chó này có đa dạng màu lông như: đen, xám, nâu, đỏ, màu kem hoặc pha trộn… Tuy nhiên, kiểu lông chỉ có thể chia thành 3 dạng chính:

Lông mượt: giống thuần chủng

Lông dài: lai tạo với chó Spaniel

Lông ngắn: sự kết hợp của 3 yếu tố bao gồm dòng chuần chủng, Dandie Dinmont Terries và Schnauzers.

Thông thường, Lạp Xưởng có 2 màu dễ bắt gặp nhất đó chính là đen pha nâu và hạt dẻ pha xám.

Theo tiêu chuẩn của AKC thì Lạp Xưởng được phân thành 2 kích cỡ khác nhau: Standard và Miniature, dựa chủ yếu vào chiều cao, độ tuổi và cân nặng mà phân biệt.

Bổ sung thêm mức tiêu chuẩn này, bên phía châu Âu còn đề xuất thêm một loại nữa, đó là Toy. Những chú Xúc Xích có chiều cao trên 30cm và cân nặng khoảng 3,5kg thì sẽ được xếp vào loại này.

Bản năng của Lạp Xưởng là săn bắt mồi ở những nơi hiểm hóc, diện tích nhỏ hẹp nên thói quen và sở thích của chúng cũng theo bản năng bẩm sinh như trên mà hình thành.

Chúng cực kỳ ưa chuộng các hoạt động ngoài tự nhiên, sân cỏ, thích đào bới, chạy nhảy và săn bắt những con vật đang ẩn nấp.

Với con người, Lạp Xưởng rất yêu thương và thân thiện, chúng trung thành với chủ nhân một cách tuyệt đối và sẳn sàng liều thân mình bảo vệ khi đứng trước những mối đe dọa nghiêm trọng.

Không chỉ với người lớn mà đối với trẻ nhỏ, loài vật này cũng tỏ ra quấn quýt, không có những hành động thô bạo khi chơi với trẻ em.

Bản tính hiền lành và năng động của chó Dachshund có thể sẽ thay đổi theo chiều hướng tiêu cực nếu bạn không dẫn chúng ra ngoài đi dạo mỗi chiều.

Điển hình như thân hình của chúng có thể sẽ trở nên ì ạch. Điều cần thiết là người nuôi phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và chế độ luyện tập của Lạp Xưởng mỗi ngày.

Lạp Xưởng có khả năng thích nghi tốt nên dù sống trong điều kiện chật hẹp hay không có sân bãi thì chúng vẫn có thể phát triển.

Nếu bạn giữ Lạp Xưởng ở trong một nơi cố định suốt thời gian dài và thường xuyên bỏ chúng ở nhà một mình sẽ làm tổn thương tinh thần và sức khỏe của loài vật này.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cùng chú chó tập những bài thể dục như: nhặt bóng, chạy bền… Bên cạnh việc luyện tập, đây cũng chính là cơ hội để mối quan hệ giữa bạn và Lạp Xưởng trở nên gắn kết, sâu đậm.

Trong các buổi tập, lưu ý đừng nên để chúng nhảy quá cao bởi lưng dài chính là điểm cản trở, dễ ảnh hưởng đến những vấn đề về cột sống.

Riêng đối với những chú Lạp Xưởng lông dài thì vận động thôi là chưa đủ, người nuôi cần phải chăm sóc bộ lông của chú chó mỗi ngày.

Bên cạnh chải lông tại nhà thì bạn nên dẫn chúng đến spa định kì để cắt tỉa. Đây là biện pháp đơn giản nhất để giữ gìn cho Lạp Xưởng một bộ lông khỏe mạnh và mềm mượt.

Với Lạp Xưởng lông ngắn thì vấn đề này trở nên đơn giản hơn, bạn có thể tự tay tắm gội cho chúng nếu có thời gian.

Để một chú Xúc Xích chịu nghe lời thì trước đó chủ nhân phải gắn bó với các em ấy ngay từ nhỏ và dạy bảo trong độ tuổi mới bắt đầu trưởng thành.

Thông thường, Lạp Xưởng khá kiêu ngạo, ương ngạnh và cắn người đối diện nếu không được đáp ứng mong muốn.

Nên cứng rắn trong thời gian đầu và nghiêm khắc để chú chó hiểu rõ Đúng Sai và ngoan dần hơn khi trưởng thành.

Nếu tinh tế hơn, bạn nên để Lạp Xưởng và các vật nuôi xung quanh nhà tiếp xúc với nhau khi chúng còn nhỏ.

Tránh việc chúng rượt đuổi và săn bắt các vật nuôi khác để giành thức ăn hoặc giành tình cảm của chủ nhân…

Là giống chó lao động nên Dachshund ăn uống không quá kén chọn. Chúng sẽ ăn tất cả mọi thứ chủ nhân cung cấp.

Tuy nhiên, người nuôi nên chú ý vào chế độ dinh dưỡng và sở thích của chúng, tránh việc mua cho có khiến chó Lạp Xưởng bị gầy đi hoặc tăng cân quá đà.

Có thể tìm mua protein trong các loại thực phẩm thịt như: thịt bò, thịt lợn, thịt gà…

Quan trọng nhất chiếm 58 – 66% là khối lượng chất xơ, tinh bột cùng vitamin và nước. Nguồn nước dành cho Lạp Xưởng uống bạn nên để ở vị trí thuận tiện, dễ uống

Nước phải sạch sẽ và thay thường xuyên để đảm bảo vệ sinh. Các chất xơ, tinh bột hoặc vitamin có rất nhiều ở trong các loại trái cây, rau củ, bánh quy và cơm.

Bạn nên luân phiên thay đổi nhiều món ăn mỗi ngày để Lạp Xưởng không bị ngán, bỏ bữa.

Có thể bạn không biết, món khoái khẩu nhất của Lạp Xưởng chính là kem. Chúng có thể ăn món ăn kem cả ngày mà không cảm thấy chán.

Các loại thức ăn đóng gói này đều sở hữu mùi thơm rất hấp dẫn đối với Lạp Xưởng và khá dễ ăn.

Tuy nhiên nguồn dinh dưỡng lại rất ít, thường thiếu đạm và chất béo. Đây là 2 thành phần cần thiết cho sự phát triển của giống chó Lạp Xưởng.

Chọn lựa nhãn hàng thức ăn sẵn nào tốt cho thú cưng cũng là việc làm khá khó khăn . Bởi vì, trong lĩnh vực này có rất nhiều nhãn hàng “treo đầu dê bán thịt chó”.

Họ có thể ghi lượng protein trên 25% nhưng thực chất lại chưa đến 15%. Chính vì vậy, chọn lựa kĩ càng trước khi mua thức ăn về cho thú cưng là điều cần thiết.

Nhưng để đảm bảo an toàn thì bạn nên tranh thủ chút thời gian tự tay nấu những bữa ăn dinh dưỡng cho chúng.

Cũng tương tự như các loài chó kiểng khác, trung bình mỗi lứa chó Dachshund sẽ đẻ từ 5 tới 7 chú cún. Thế nhưng, nếu chó xúc xích mẹ có sức khỏe không tốt thì mỗi lưa chỉ có thể cho ra đời 2 bé tacken con mà thôi

Chó Tacken có hôi không là lo lắng của rất nhiều người đang có dự định nuôi loài chó kiểng này.

Vương Quốc Loài Vật xin chia sẻ với quý vị rằng dù là nuôi bất kỳ giống chỏ cảnh nào thì cũng có mùi hôi.

Chỉ khác là mức độ nặng mùi sẽ không giống nhau. Nếu bạn thường xuyên tắm rửa bằng các loại sữa tắm cho chó thì mùi hôi từ đó cũng giảm dần.

Việc tắm rửa thường xuyên không những giúp giảm thiểu mùi hôi mà còn giúp ngăn ngừa bọ chó, ve giận… Phòng tránh được bệnh viêm da, nấm da

Từ đó, giúp chó luôn khỏe mạnh, thoải mái, từ đó phát triển nhanh chóng về thể chất

Một chú Lạp Xưởng con chỉ có đủ sức đề kháng khi bạn đưa chúng về nuôi trong khoảng từ 2- 2,5 tháng tuổi. Đừng bắt chúng rời xa mẹ của mình quá sớm điều này sẽ ảnh hưởng đế sức khỏe của chú chó sau này.

Ở giai đoạn 2 tháng tuổi, chó Lạp Xưởng cần ăn 3 bữa/ngày. Thời gian giữa các bữa nên phân bổ phù hợp để hệ tiêu hóa của chúng quen dần.

Mỗi buổi chiều cần tăng thêm số lượng thức ăn để chú chó dự trữ năng lượng chuẩn bị cho giấc ngủ dài. Thức ăn đa phần phải ở dạng nhuyễn hoặc thức ăn khô pha sữa

Một chú Lạp Xưởng trên 6 tháng tuổi đã có thể được coi là trưởng thành. Bắt đầu từ giai đoạn này người nuôi cần thay đổi khẩu phần ăn của chúng sao cho phù hợp.

Việc đầu tiên là nên giảm khẩu phần ăn của chúng từ 3 bữa xuống còn 2 bữa/ngày.

Sau đó nên để chó Xúc xích tập thể dục nhẹ sau mỗi bữa ăn để rèn luyện thân hình chuẩn mực.

Là giống chó được nuôi phổ biến ở Việt Nam nên giá bán của giống chó Lạp Xưởng thường dao động ở những mức như sau:

Ở mức giá này đa phần đều là những chú chó Lạp Xưởng không rõ nguồn gốc, không có giấy tờ bảo đảm và độ thuần chủng ở mức thấp.

Nếu chúng còn nhỏ thì rất khó phân biệt, đặc biệt là trong giai đoạn từ 2- 3 tháng tuổi. Chỉ sau khi trưởng thành và lớn lên người nuôi mới phát hiện sự khác biệt như: lưng ngắn hơn, chân dài hơn và màu lông đa dạng.

Ở mức giá bán này thì thường là các em Lạp Xưởng thuần chủng sinh ra ở Việt Nam. Loại này có sức khỏe ổn, giá cả phải chăng nên đây là dòng được người Việt Nam ưa chuộng và chọn mua nhiều.

Lạp Xưởng trong mức giá này thường nhập khẩu từ Thái Lan. Nguồn gen và khả năng nhân giống của các công ty Thái Lan luôn khiến cho người yêu chó tin cậy và ưa chuộng.

Chúng được cho là có chất lượng thuần chủng hơn hẳn trong nước, nguồn gốc lai lịch rõ ràng. Giống chó này thích hợp cho những người mua chó với mục đích huấn luyện hoặc nhân giống.

Đây là giống chó thuần chủng có nguồn gốc nhập khẩu từ các nước khác như Hàn Quốc và một số nước châu Âu.

Lạp Xưởng giá này là một chú chó sở hữu đầy đủ các tiêu chuẩn. Chúng được nhập khẩu từ đúng quê hương của mình là nước Đức.

Sức khỏe các em này vô cùng vượt trội, có khả năng chịu được thời tiết khắc nghiệt.

Theo quan điểm của Vương Quốc Loài Vật, nếu bạn xác định nuôi chó Taken thì nên tìm tới các trang trại phối giống chó trên địa bàn Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Gò Vấp, Hải Phòng, Nha Trang, Biên Hòa… để chọn mua.

Việc trực tiếp tới trang trại để ngắm nhìn và chọn lựa sẽ giúp bạn phần nào giảm thiểu nguy cơ chọn phải chó có sức khỏe yếu, chó bị bệnh

Hai là giúp bạn có nhiều sự lựa chọn hơn, thông thường một trang trại chó dachshund sẽ có số lượng chó rất nhiều nên bạn có thể thoải mái chọn lựa

Ba là bạn sẽ không cần lo về nguồn gốc xuất xứ của các giống chó chọn mua

Điển hình như chó lạp xưởng lai nhật, lai Fox, chó dachshund lai chó cỏ, poodle, phú quốc, corgi, pug.…

Những Điều Thú Vị Về Loài Chim Vành Khuyên

Nguồn gốc chim vành khuyên

Chim vành khuyên được biết đến có nguồn gốc từ thời Hy Lạp cổ đại. Sở dĩ người ta gọi là chim “vành khuyên” là bơi quanh mắt chúng có cái vành đai. Loài chim này đang dần được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn làm chim cảnh để thưởng thức giọng hót thanh thót rất dễ chịu.

Nếu chỉ nhìn bề ngoài rất khó phân biệt nếu như chỉ nhìn bề ngoài. Dựa trên màu lông của chúng mà người ta chia chim vành khuyên thành chủ yếu hai loại là: chim khuyên xanh và chim khuyên vàng (có nghĩa là lông màu xanh và lông màu vàng). Chúng thích sống trên những cây cao, nhiều tán lá để làm tổ khi mùa sinh đẻ đến. Khác với chim chích chòe hay chim họa mi nếu như chúng thích sống ở trong những rừng sâu, cao vút thì chim vành khuyên lại thích sống ở trong những thành phố nhộn nhịp, nhiều cây cao.

Đặc điểm chim vành khuyên

Ngoài ăn chim sâu, những chú chim vành khuyên còn thích hút mật của các loại hoa như: hoa gạo, hoa trạng nguyên hay hoa sưa…Đặc biệt phải kể đến hoa trạng nguyên, hễ ở đâu có là chim vành khuyên xuất hiện nhiều ở đó. Ở Việt Nam có rất nhiều loại chim vành khuyên, trong đó chủ yếu là chim vành khuyên xanh và vành khuyên vàng.

Loài chim vành khuyên có hình dáng thon gọn, giọng hót hay, dễ nghe. Không chỉ hót được giọng đặc trưng của loài mình, vành khuyên còn có thể học được những giọng hót của các loài chim khác như chích chòe.

Tập tính sinh sống của chim vành khuyên

Chim vành khuyên sống theo bầy đàn, chỉ khi vào mùa sinh sản chúng mới tách rời. Chúng thường làm tổ trên cây, mỗi con mái đẻ được từ 2 – 4 quả trứng, trứng có màu xanh lam hơi nhạt nhưng không có đốm.

Ở nước ta, chim vành khuyên thường sông sở các tính Bắc Trung Bộ, Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Cũng giống như các loài chim khác, chim vành khuyên đực thường dụ chim cái về giao phối bằng giọng hót của mình. Đặc biệt, Vành khuyên đực tỏ ra rất có trách nhiệm trong việc chăm sóc, ấp trứng và nuôi con cùng chim mái trong suốt mùa sinh sản. Thời gian giao phối của loài chim này thường ở khoảng tháng 3 đến hết tháng 7.

Related posts:

Nội Dung Khác

Một Số Thuật Ngữ Bổ Ích Trong Thú Chơi Họa Mi

Lịch sử chơi chim đã có từ rất lâu, đặc biệt là Hoạ Mi. Trong quá trình chơi, dân chơi HM đã tạo ra rất nhiều thuật ngữ, tiếng lóng để chỉ vật dụng nuôi, để nhận định đánh giá trạng thái, chất lượng, khả năng,hình thái… Từng chi tiết từng bộ phận của con Họa Mi.

– Lồng phóng: Dùng để tập thể lực cho HM chọi nên có kích thước lớn, thường được làm bằng tre, trúc, có đường kính từ 50cm đế n60cm cao từ 1,2m đến 1,5 m.

Đây là lồng nuôi HM đực để chọi nhau (đá nhau) được làm bằng tre ,trúc, cũng có nhiều kích cỡ, nhưng chủ yếu có đường kính đáy lồng khoảng 36cm, chiều cao tính cả chân lồng khoảng 60cm (chân thường cao 15-16cm). Lồng chiến là lồng được chú trọng nhất, được thửa rất công phu, đặc biệt là sàn lồng và cửa lồng. Trên sàn có bàn chiến.

Là một bộ phận cùa sàn lồng, tiếp giáp với cửa lồng, có hình bán nguyệt, chỗ rộng nhất khoảng 10-11cm, trên mặt bàn chiến người ta đóng những thanh tre song song để tạo chỗ cho chim tì chân, đuôi để lấy thế chọi nhau, cũng có loại bàn chiến rời, khi chọi mới lắp vào, thường được làm bằng gỗ thông trắng (cùa TQ), khi lắp vào loại bàn chiến này thường có độ dốc khoảng 5 độ, sau cao trước thấp, thay cho những thanh đóng người ta khoét thủng thành những rãnh.

Tôi chỉ nói qua về cầu gạo thôi, Thực ra nó không phải là cành gạo như ta tưởng, tiếng Tày Nùng gọi cây này là: Kiều nộc có nghỉa là cầu chim. thuộc họ thân gỗ, chiều cao trung bình khoảng 3m, thường thấy mọc tại các khu vực đất cằn ven đồi (đất càng cằn cỗi càng có hy vọng tìm được cầu đẹp) có tán lá rất giống cây Hoa hoè, rất dễ nhận từ xa. Các cụ cho rằng chim đậu cầu này có tác dụng luyện da chân chim dày dạn, ít bệnh tật…. …

Ngoài hai loại lồng trên cón có lồng mái, lồng mồi.

Trước đây các Cụ còn có lồng LƯU ĐIỂU to hơn lồng mái một chút (lồng mái có 48 nan, lồng lưu điểu 52 nan, lồng chiến 56 nan, lồng phóng từ 64 nan trở lên) đường kính đáy lồng khoàng 37cm cao 40cm, dùng để xách chim đi chơi (đi dượt) bây giờ thấy ít người dùng.

Lại tiếp tục tự biên tự diễn đây.

Đây là từ chỉ những chiếc lồng do những người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Miền núi phía bắc chế tác,chủ yếu là lồng MY, ngoài ra cũng có một số ít lồng gáy và đa đa. Do chỉ được làm khi có nhu cầu sử dụng của bản thân, nên số lượng rất ít. Quy trình chế tác, vật liệu, kích cỡ, hình dáng…rất đa dạng. Đồ nghề nhiều khi rất đơn giản, chỉ có con dao và cái dùi sắt nung lửa để dùi lỗ vanh, vì vậy phần lớn trông cục mịch, thô , nhưng rất thật, rất hữu dụng và đầy ắp tính văn hoá bán địa. Hiện nay cũng đã xuất hiện một vài nơi (Vân an, Chiến thắng…ở LS) bà con dân tộc ít người cũng đã bắt đầu sản xuất lồng trong thời gian nông nhàn, đem ra chợ phiên tại TP LS để bán, những chiếc lồng này đã bị thương phẩm hoá nên tính văn hoá và chất lượng đã giảm nhiều.

Là vật dụng dùng để dựng thức ăn và nước cho chim, trước đây thường được làm bằng sứ và được trang trí hết sức cầu kỳ, các họa tiết nhỏ li ti đều được vẽ bằng tay, hình dáng cũng rất đa dạng (hiện nay cũng có 1-2 cửa hàng ở HN bán bán loại này). Bây giờ người ta “cải lùi” làm nó bằng nhựa, thủy tinh tuy xấu nhưng rất rẻ.

– Trung sa (khung chọi): Khi chọi chim người ta áp hai cửa lồng vào nhau, để chim chọi nhau qua những song cửa , nhưng vì cửa lồng của mỗi người khác nhau, song cửa cũng to nhỏ không đều nên thường gây ra những vấn đề không thống nhất vì vậy người ta nghĩ ra cái TRUNG SA. (TRUNG=ở giữa, SA=là cái mành hay cái chấn song cửa sổ). Trung sa thường được làm bằng gỗ, có chiều rộng mép trong khoảng 8,5cm, chiều cao khoảng 40cm, có hai thanh chấn song tre (có đk khoảng 0,5cm) ngăn trung sa ra làm 3 khoảng cách bằng nhau (khoảng 2,6cm) chim có thể thò đầu sang để chọi nhau, nhưng không thể chui hẳn sang (thông lồng), chọi qua trung sa xem hơi tức mắt (vì vướng nhiều thứ) nhưng giữ được chim chơi lâu dài.

Chọi hội thường được một Tổ chức nào đó đứng ra bao thầu (thường là Hội SVC của nơi sở tại diễn ra chọi hội). Quy mô cũng rất đa dạng, có thể chỉ diễn ra trong 1 xã, 1 huyện, nhưng cũng có thể cả tỉnh và liên tỉnh, số lượng có thể lên đến 70-80 đôi chim. Người tham gia chỉ việc mang chim đến địa điểm quy định, đăng ký và nộp Tiền đầu lồng (khoảng 100 nghìn-200 nghìn/con). Quy tắc chọi hội là CHỌI VÒNG TRÒN, LOẠI TRỰC TIẾP, con chọi thắng cứ tiếp tục chọi cho tới lúc thua hoặc chủ chim cảm thấy chim của mình đã đủ điểm nhận giải hoặc đơn thuần là để giữ chim thì có thể xin thôi chọi.

Cách tính điểm là bằng phút, mỗi phút người ta quy định là 100 điểm để tiện cho việc cộng dồn vì nhiều con chọi chưa đến 1 phút đã thua, con thắng sẽ được cộng dồn số lẻ này. Cơ cấu giải gồm :1,2,3 và Điện quân, kèm theo cờ và chút tiền thưởng gọi là có (thường kinh phí thưởng bằng kinh phí giải Ba).

Ý nghĩa của chọi hội vẫn như xưa (để lựa chọn chim tài, chim hay). Nhưng bên trong còn có những giao kèo CHỌI TAY ĐÔI của những cao thủ lồng ghép vào, nên không khí chọi hội bây giờ cũng căng không kém gì, và sau khi mãn cuộc thường là những cuộc ngã giá – một cơ hội tốt cho những người chuyên gột chim chọi. : Đây là hình thức chọi giữa 2 con chim của hai chủ chim với nhau (không phụ thuộc Ban bệ nào cả) nó được hình thành trên cơ sở lời mời đầy tính thách thức. Có thể nói CHỌI TAY ĐÔI là SỨC SỐNG TINH THẦN, là ĐỘNG CƠ CHÍNH để nghề chơi chim HM liên tục phát triển rộng rãi và sâu.

Mỗi một cuộc chọi tay đôi diễn ra là một cuộc đấu trí, một cuộc trải nghiệm tay nghề và danh dự không những của một con người mà còn là cả một môn phái, một địa danh nào đó nên thường được cân nhắc tính toán rất kĩ, chim phải bảo đảm ở giai đoạn căng lửa nhất vì vậy các trận tay đôi thường rất ác chiến, xem rất đã mắt. Không khí trận mạc lại được hâm nóng thêm bởi những khoản cá cược đi kèm, có trận lên đến vài chục tr…bởi thế nên đã dính vào nghề này rồi là khó cai lắm.

Để đảm bảo công bằng địa điểm chọi thường được chọn ở nơi trung gian cho cả hai phía để không ai lợi sân nhà cả, nên thường phải mang chim đi xa có khi hàng 100km, vất vả khó khăn là thế nhưng nó luôn là ước mơ của bất cứ ai “không may” nghiện nó. Cũng có những cuộc chọi tay đôi “ăn liền”, như gặp nhau tại chọi hội, gặp nhau khi đi dợt.. nhưng thường chóng vánh và thiệt hại chiến tranh không đáng kể.

Đây là miếng đánh thường thấy ở những con HM có tướng “Ngũ đoản”, đang đậu trên cầu, trọng tài chỉ vừa mở trung sa, thoáng thấy đối phương là lao vút như mũi tên thẳng vào cửa chiến nghe phập một cái, đòn này nguy hiểm cho cả hai vì nếu đánh trúng đối phương thì sẽ bị cú phủ đầu rất mạnh, dễ giật mình mà choáng còn nếu đối phương tránh được thì con lao sẽ đập hai bên mặt rất mạnh vào chấn song trung sa, rất dễ toét mặt (Vì vậy nếu bạn có con ngũ đoản thì mỗi lần áp thử bạn nhớ phải cho chúng thấy nhau từ xa). Đây là tiếng kêu đặc trưng của HM (cả đực và cái) ở thời kỳ thiếu lửa, nếu để gần những con căng lửa thì tiếng kêu này càng nhiều và liên tục hơn (tiếng kêu tựa như: chóc chóc,chóc chóc ). HM đá mà có tiếng kêu này thì rất ít khi chịu đá (cũng có trường hợp ngoại lệ).

HM đá cũng có hiện tượng kỵ dơ/rơ nhau, có con đánh thắng nhiều con khác nhưng lại không dám đánh một con nào đấy, hễ cứ nhìn thấy là lông đầu dựng lên, cổ rụt lại, kêu chóc chóc liên tục, hiện tượng này gọi là xù đầu, hiện tượng xù đầu còn thường thấy ở chim mộc, chim non khi áp gần lồng chim thuộc, hoặc chim con nuôi lên khi chủ nhân đến gần chúng cũng dựng lông đàu lên chờ chù vuốt ve. : Khi chim đã bắt đầu có lửa hoặc chim căng lửa, chủ chim bặm môi rồi bật ra những âm thanh tựa như gà mẹ gọi gà con vậy, lập tức chim HM sẽ nhún lên nhún xuống miệng chim cũng phát ra những âm thanh tương tự sau đó là kềm theo vài tiếng hót nghe rất thách thức, hiện tượng này được gọi là GỌI LÊN.

-CHIM MỘC(BỖI): Đây là chim mới bẫy được, còn dốt trong hộc nhỏ, đã biết ăn cám, gạo, nhưng còn rất nhát, khi mua về thả ra lồng to nếu không có phương pháp chúng sẽ sợ nhảy thúc vỡ cả mặt mũi và không giám hót. (chim rất hay mất móng trong thời kỳ này) tuy vậy nó vẫn được người chơi mua nhiều nhất vì một phần do giá rẻ một phần người nuôi cũng muốn thông qua việc nuôi dạy mà thu được kinh nghiêm, giết được thời gian nhàn rỗi, con chim sẽ có những phản xạ do mình áp đặt và cái cảm giác “CON CHIM CỦA TÔI” mới rõ ràng,tạo cho người chơi hưng phấn..– CHIM GIÀ RỪNG (TQ gọi là LÃO MAO ĐIỂU hoặc QUÁ CHI TỬ): Đây là chim HM đã sống ít nhất 1,5 năm trong tự nhiên, đã 2 lần thay lông trở lên, bản năng hoang dã đã rõ ràng, đã có cứ địa, đã sinh con đẻ cái. Nhát người khó thuần nhưng ít bệnh tật, hót hay và hay chọi, những người chơi chim có kinh nghiệm luôn săn tìm mua loại này.

Giữa phần lông my trắng bao quanh mắt (thường là my trên) có một đốm lông đen nhỏ như hạt vừng thì gọi là chỉ mỳ, có con bị một bên có con bị cả hai bên, theo kinh nghiệm thì giống này có lúc chọi rất hăng nhưng lại có khi không xuống cầu. Hót nhiều,thường rơi vào chim ngũ trường.-HÓT SỢ (Khiếp khẩu): Có thể nhiều người chưa nghe thấy và chưa biết Hót sợ là gì,trước khi vào giải nghĩa tôi xin nói rộng ra một chút-Người TQ phân tiếng hót HM ra làm 4 loại,đó là:

Khiếp khẩu (hót sợ) Tiều bàn (hót Chuyện nhỏ ) Trung bàn (hót chuyện to ). Đại khiếu (hót sổng)

Mấy thứ Hót chuyện và hót sổng mọi người biết cả rồi,bây giờ tôi xin giải nghỉa hót sợ.Có 2 kiểu hót sợ:

Khi mới bẫy được,bị bắt,bị nhốt trong hộp nhỏ, bị các âm thanh và hình ảnh của con người đe dọa liên tục, hoặc bị những con HM thuộc lấn át ,nhiều con họa my mộc không dám hót hoặc chỉ hót rất nhỏ, ngắn, nghe yếu ớt, vụng trộm kiểu hót này gọi là hót sợ. Khi bị hết nước, hết thức ăn trong tình trạng nguy kịch (hết nước khoảng 6 giờ,hết thức ăn khoảng 10 giờ) Chim sẽ hót cách quãng liên tục,5-10 phút lại hót lặp lại 1 giai điệu trước, tiếng hót yếu, chậm, nghe ai oán, buồn, cũng được gọi là hót sợ (trong trường hợp hết thức ăn bạn chỉ việc cho thức ăn vào là xong,nhưng nếu là hết nước thì bạn phải hết sức cẩn trọng – nếu chim vẫn khỏe vẫn nhẩy nhót bình thường thì củng chỉ đổ nước vào là được ,nhưng nếu chim đã suy kiệt, không nhẩy lên bám cầu được,hoặc vẫn bám trên cầu nhưng không còn phản xạ nhanh nhạy thì bạn chỉ được phếp đổ vài giọt nước vào cóng,đợi chim uống hết mấy giọt này đợi 10 phút sau lại đổ vào vài giọt,sau 3 lần cho uống như vậy bạn dừng lại không đổ tiếp nữa,trong thời gian này bạn phải để chim ở cạnh bếp lửa hoặc dùng sì đầu sì chung quanh để giữ ấm cho chim ,nhớ không sì trực tiếp vào thân chúng tôi 30 phút nếu thấy chim tươi tỉnh lúc này bạn lại cho uống một chút nước,nhưng vẫn hạn chế không cho uống no,khi nào thấy chim nhảy nhót bình thường lúc đó mới đổ đầy nước vào cóng) nếu trong trường hợp chim yếu quá không tự uống được thì bạn lấy thìa mà bón từng giọt nhưng không được cầm chim trong tay chim sẽ đạp giãy và chết ngay và nhớ cũng phải bón cách quãng và sưởi ấm như trên.

Nếu 5 thứ trên mà đều dài thì gọi là Ngũ trường,nếu tất cả ngắn thì gọi là Ngũ đoản.(Thực ra trong thục tế còn một loai không dài cũng chẳng ngắn thì chẳng thấy sách nào gọi nó là gì cả ?).

NHỮNG PHẢN HỒI CỦA QUÝ AE NGHỆ NHÂN TRÊN TOÀN QUỐC SỬ DỤNG CÁM TUẤN MI

HÃNG CÁM TUẤN MI THAM GIA HỘI THI VÀ ĐẠT GIẢI NHẤT – ĐIỆN QUÂN

Nghệ nhân TUẤN ( MÓNG CÁI) dùng CÁM TUẤN MI đạt giải BA giải MI CHỌI – MÓNG CÁI QUẢNG NINH

NIỀM VUI ĐẾN VỚI NGHỆ NHÂN TÀI – MỘC CHÂU SƠN LA KHI SỬ DỤNG SẢN PHẨM CÁM TUẤN MI

Nghệ nhân Ngọc Tú ( Hải Phòng) chăn CÁM TUẤN MI và đạt Top 10 Hội thi tiếng hót chim Họa Mi Tp Hải Dương ngày 11/12/2016

Và đây là 1 số hình ảnh của niềm đam mê ” NHỮNG HẠT CÁM VƠI ĐI NIỀM ĐAM MÊ Ở LẠI” Tuấn Mi đồng hành cùng niềm đam mê Họa Mi & Chinh phục đỉnh cao.

HÃY DÙNG ĐÚNG SỐ CÁM CHO ĐÚNG VỚI GIAI ĐOẠN CỦA CHIM HỌA MI ĐỂ CẢM NHẬN SỰ KHÁC BIỆT RÕ RỆT

Cập nhật thông tin chi tiết về Từ Ngữ Thú Vị (11 trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!