Bạn đang xem bài viết Từ Hàng Tỷ Về Không… (Phần 1) được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tổng hợp và biên dịch: Nguyễn Huỳnh Thanh TuấnKhoa Y – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí MinhEmail: [email protected] Từ đàn chim khổng lồ từng thống trị bầu trời Bắc Mỹ…Bồ câu lữ hành hay bồ câu viễn khách là một loài chim có tên khoa học là Ectopistes migratorius, thuộc Họ Bồ câu ( Columbidae) (1). Mặc dù khu vực phân bố chủ yếu ở phía Đông Bắc Mỹ nhưng chúng lại chiếm đến ¼ số cá thể chim ở lục địa này, với ước tính vào khoảng 3 đến 5 tỷ con tại thời điểm mà người Châu Âu mới di cư đến đây. Vì vậy, đây được xem là loài chim có số lượng nhiều nhất từng tồn tại trên Trái Đất (2, 3). Bồ câu lữ hành là loài có tính xã hội rất cao bởi chúng thường sống thành bầy trải dài dài khắp hàng trăm km 2 và có tập tính sinh sản tập thể với hàng trăm tổ trên cây (3). Khi di cư, loài chim này tập hợp thành đàn với số lượng từ hàng trăm triệu cho đến hàng tỷ con. Chính vì vậy, theo lời kể của những người đương thời, có một số thời điểm mà đàn bồ câu lữ hành dường như che khuất cả mặt trời khiến cho quang cảnh trở nên tối sầm lại! (3, 4)
Bức tranh vẽ về loài bồ câu lữ hành của nhà tự nhiên học John James Audubon (5)
Trong quyển sách nổi tiếng Điểu học Hoa Kỳ (American Ornithology), Alexander Wilson (1766 – 1813) đã thuật lại lần mà ông có dịp chứng kiến đàn bồ câu lữ hành di cư qua một vùng ở bang Kentucky:
Đàn chim hợp thành một khối khổng lồ, rộng lớn đến nỗi phóng hết tầm mắt cũng không tài nào nhìn được hết. Tò mò không biết rằng chúng sẽ mất bao lâu để bay qua vùng này, tôi quyết định ngồi xuống rồi nhìn vào đồng hồ và ghi lại mốc thời gian. Lúc ấy là 13 giờ 30 phút. Một tiếng đồng hồ trôi qua, theo lẽ thì đàn chim cũng phải thưa dần, thế nhưng chúng lại mỗi lúc một đông hơn và dường như khẩn trương hơn. Tôi đứng dậy và di chuyển theo hướng bay của đàn chim để tiếp tục quan sát. Đến gần 16 giờ, đàn bồ câu lữ hành đông như thác lũ trên bầu trời kia vẫn dường như là vô tận… (6)
Bức tranh “Passenger Pigeons in Flight” miêu tả quang cảnh “có một không hai” của đàn bồ câu lữ hành khi di cư. Tranh do họa sĩ Lewis Cross vẽ (Nguồn: Bảo tàng Lakeshore bang Michigan, Hoa Kỳ)
Sau đó, Wilson đã thử ước tính số lượng chim trong lần di cư ấy. Con số mà ông đưa ra thật không khỏi khiến người ta phải sửng sốt: có đến khoảng 2,230,272,000 (Hai tỷ hai trăm ba mươi triệu hai trăm bảy mươi hai ngàn) cá thể bồ câu lữ hành bay trên bầu trời vào ngày hôm đó. Thế nhưng, theo Wilson, con số này “còn kém xa so với thực tế”! (6)
… cho đến một trong những tấn bi kịch lớn nhất của thế kỷ 19
Không chỉ có Wilson, một số học giả khác cùng thời cũng ghi nhận về những trường hợp tương tự (7, 8). Song, điều quan trọng ở đây không phải là những tính toán, những con số của họ đưa ra chính xác như thế nào so với kết quả thực tế mà là ý nghĩa của chúng. Tất cả những ước đoán này đều nói lên số lượng nhiều đến mức vô kể của một loài chim mà mỗi lần di cư của chúng đều là những đợt “phủ bóng đêm lên bầu trời Bắc Mỹ”, tạo nên một “quang cảnh hùng vĩ” khiến con người khi ấy không khỏi thấy choáng ngợp và run sợ trước sự tạo tác của tự nhiên.
Với cơ man là bồ câu như vậy, làm sao chúng có thể tìm được đủ thức ăn? Trước khi người Châu Âu đến định cư ở đây thì gần như toàn bộ Khu vực phía Đông của Bắc Mỹ được phủ xanh bởi những cánh rừng lá rộng ôn đới bạt ngàn. Chính hàng triệu cây sồi, cây hạt dẻ, cây giẽ gai,… đã trở thành nguồn thức ăn vô tận giúp nuôi sống đàn chim bồ câu lữ hành đông đảo kia. Mỗi ngày, chúng có thể bay cả trăm dặm, lang thang khắp các cánh rừng để tìm kiếm thức ăn cho đến khi thỏa mãn cơn đói của mình. Thế nhưng, kể từ khi có sự xuất hiện của di dân từ Châu Âu đến, các cánh rừng đã bị chặt phá để phục vụ cho việc trồng trọt và chăn nuôi của con người. Chính điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của loài bồ câu lữ hành. Không những vậy, loài chim này còn bị xem là một mối đe dọa mùa màng của con người. Với “sức ăn” khủng khiếp, một đàn chim bồ câu lữ hành hàng triệu con có thể quét sạch một cánh đồng mỗi khi bay qua vùng nào đó và để lại quang cảnh xơ xác không thua gì tác động của một cơn lốc xoáy hay cơn bão nhiệt đới (9). Vì vậy, người ta buộc phải bắn hạ chúng như là cách để bảo vệ thành quả lao động của mình.
Đây là một bức tranh rất nổi tiếng do một họa sĩ vô danh vẽ và đã được trích dẫn nhiều lần mỗi khi nói về nạn săn bắn bồ câu lữ hành. Bức tranh được trích từ bài báo có tựa đề “Winter Sports in Northern Louisiana: Shooting Wild Pigeons” của tờ The Illustrated Sporting and Dramatic News xuất bản vào ngày 3 tháng 7 năm 1875 Một bức tranh vẽ miêu tả cảnh săn bắt chim bồ câu lữ hành bằng cách lưới chúng(Nguồn: Kho lưu trữ Bettmann)
Không chỉ dừng lại ở đó, bồ câu lữ hành còn bị săn bắn với mục đích thương mại. Từ lâu, loài chim này vốn dĩ đã là một nguồn thực phẩm của người Châu Mỹ bản địa. Thế nhưng, kể từ khi có sự xuất hiện của người Châu Âu, việc săn bắn bồ câu lữ hành đã thật sự trở thành một thị trường rất “béo bở”. Nếu như trước năm 1800, mọi thứ chỉ manh nha thì đến năm 1840, việc buôn bán thịt bồ câu lữ hành đã phát triển thành một ngành kinh doanh quan trọng (3). Hệ thống điện báo cho phép các thợ săn biết được sự di chuyển của đàn chim và theo sau chúng. Bên cạnh đó, sự mở rộng của hệ thống đường sắt giúp vận chuyển và cung ứng kịp thời nguồn thịt bồ câu đến những thị trường tiêu thụ quan trọng ở những thành phố lớn. Bị mờ mắt trước lợi nhuận quá lớn, người ta sử dụng đủ mọi phương cách để bắt những con chim bồ câu lữ hành. Trong suốt những thập niên đó, mỗi ngày có hơn hàng vạn con bồ câu bị giết làm thịt (10).
Tới lúc đó, con người mới vội vã có những động thái để bảo vệ loài bồ câu lữ hành khỏi sự tuyệt chủng, bằng cách lên tiếng phản đối hay thậm chí là ra những sắc lệnh ngăn cấm việc săn bắn loài chim này một cách bừa bãi. Thế nhưng, mọi thứ dường như đã quá muộn…Trong hai thập niên kế tiếp từ 1880 đến 1890, bồ câu lữ hành gần như đã biến mất ngoài tự nhiên (3, 12, 13).
Đến cuối thế kỷ 19, những cá thể bồ câu lữ hành cuối cùng được nuôi dưỡng bởi 2 nhóm nhà điểu học là David Whittaker ở Milwaukee và Charles Otis Whitman ở Chicago. Những nỗ lực để phối giống loài chim này của họ vào thời điểm ấy đều gặp thất bại (11). ” Tuyệt chủng là quá trình một chiều ” vì một khi đã khởi phát thì dường như không có cách nào để đảo ngược hay chặn đứng nó lại. Khi đó, tất cả biết rằng, sự cáo chung của loài bồ câu lữ hành đã gần đến…
1. Murton RK (2023) Columbiform. (Encyclopædia Britannica, inc.).
2. Department of Vertebrate Zoology NMoNH (The Passenger Pigeon.
3. Blockstein DE (1985) Gone forever: a contemporary look at the extinction of the passenger pigeon. Am Birds 39:845-851.
4. Schorger AW (1955) The passenger pigeon: its natural history and extinction (University of Wisconsin Press Madison).
5. Audubon JJ (1843) The birds of America (JJ Audubon).
6. Wilson A (1839) American ornithology (Otis, Broaders).
7. Audubon JJ (1832) Ornithological biography.
8. King WR (1866) Sportsman and naturalist in Canada.
9. McKinley D (1960) A history of the Passenger Pigeon in Missouri. The Auk 77(4):399-420.
10. Forbush EH (1913) The last passenger pigeon. Bird Lore 15:99-103.
11. Fuller E (2014) The passenger pigeon (Princeton University Press).
12. Ehrlich PR, Dobkin DS, & Wheye D (1988) The Passenger Pigeon. The Passenger Pigeon.
13. Hume JP (2023) Large-scale live capture of Passenger Pigeons Ectopistes migratorius for sporting purposes: overlooked illustrated documentation. Bulletin of the British Ornithologists’ Club 135(2):174-184.
Chào Mào Campuchia Hàng Về Không Kịp Giao ( Hàng Ưa Chuộng Tại Việt Nam ) Giá Sỉ Và Rẻ ✅
KÊNH CHIM CẢNH ✅ BÍ QUYẾT ✅ KINH NGHIỆM ✅ NUÔI CHIM ✅ THUẦN CHIM HƯỚNG DẪN CHỌN, NHẬN BIẾT TRỐNG MÁI TẤT CẢ CÁC LOÀI CHIM TẠI VIỆT NAM ✅ FACEBOOK:
ĐIỆN THOẠI: LƯU Ý: NHẬN CHUYỂN KHOẢN TRƯỚC KHI GIAO HÀNG VÌ ĐƠN HÀNG KHÁ NHIỀU CHÚNG TÔI KHÔNG ÁP DỤNG HÌNH THỨC THU TIỀN QUA NHÀ XE MONG AE THÔNG CẢM
✅GIỜ LÀM VIỆC 8H00-17H00 TỪ THỨ 2 ĐẾN THỨ 7 0934191719 – 0946191719 CÁC SỐ TÀI KHOẢN GIAO DỊCH CỦA CHÚNG TÔI
✅ Ngân hàng Vietcombank Dak Lak Tên tài khoản: Lê Quang Huy Số tài khoản: 0231000292931
✅ Ngân hàng Agribank chi nhánh Dak Lak Tên tài khoản: Dương Thị Kim Nga Số tài khoản: 5200205712240
✅ Ngân hàng Đông Á chi nhánh Dak Lak Tên tài khoản: Dương Thị Kim Nga Số tài khoản: 0107620546
✅ Ngân hàng SACOMBANK DAK LAK Tên : Lê Quang Huy STK : 050089789661
SƯU TẬP CÁC LOẠI TIẾNG (GIỌNG) CHIM HÓT TIẾNG HÓT CÁC LOẠI CHIM CẢNH KÍCH CHIM HÓT – TẬP CHIM HÓT NHIỀU GIỌNG HAY + HƯỚNG DẪN TẮM CHIM + HƯỚNG DẪN NUÔI CHIM THUẦN HÓT NHIỀU + HƯỚNG DẪN NUÔI CHIM SINH SẢN – GHÉP ĐẺ + HƯỚNG DẪN CÁCH CHỌN CHIM TRỐNG MÁI + HƯỚNG DẪN NUÔI THUẦN CÁC LOẠI CHIM NHANH NHẤT + HƯỚNG DẪN TẬP CÁM CÁC LOẠI CHIM
– CÁCH TẬP CÁM CHO CHIM CHÀO MÀO – CÁCH TẬP CÁM CHO CHIM CHÒE LỬA – CÁCH TẬP CÁM CHO CHIM CHÒE THAN – CÁCH TẬP CÁM CHO CHIM ỐC MÍT – CÁCH TẬP CÁM CHO CHIM VÀNH KHUYÊN – CÁCH TẬP CÁM CHO CHIM XANH TÍM – CÁCH TẬP CÁM CHO CHIM THAN ĐẤT – CÁCH TẬP CÁM CHO CHIM HUÝT CÔ – CÁCH TẬP CÁM CHO CHIM KHƯỚU – CÁCH TẬP CÁM CHO CHIM HỌA MI – CÁCH TẬP CÁM CHO CHIM BỒ CHAO – CÁCH TẬP CÁM CHO CHIM SÁO ĐEN – CÁCH TẬP CÁM CHO CHIM CÀ CƯỠNG – CÁCH TẬP CÁM CHO CHIM HÚT MẬT – CÁCH TẬP CÁM CHO CHIM SƠN CA – CÁCH TẬP CÁM CHO CHIM TIỂU MI – CÁCH TẬP CÁM CHO CHIM HỒNG HẠNH
Quy ĐịNh Hàng Không Về Hành Lý Xách Tay Và Sáng TạO “Con Voi Chui LọT Lỗ Kim”
Các hãng hàng không có quy định rất chặt chẽ về hành lý xách tay, ký gửi song vẫn có nhiều hành khách đã có những “sáng tạo” rất… đời thường, khiến con voi chui lọt lỗ kim.
Các hãng hàng không có quy định rất chặt chẽ về hành lý xách tay, ký gửi, thậm chí chặt đến nỗi tưởng như con kiến cũng khó chui lọt, cộng với mức phạt thừa trọng lượng khá cao, khiến những hành khách có ý định mang nặng phải nản lòng, chùn tay.
Thế nhưng, “Cao nhân tất hữu cao nhân trị”, nhiều hành khách đã có những “sáng tạo” rất… đời thường, khiến con voi chui lọt lỗ kim.
Tuy nhiên, “Kẻ cắp gặp bà già”, trên đường ra tàu bay, Vietjet Air bố trí một số nhân viên – những “con mắt chim ưng” – soi hành lý xách tay của hành khách, nếu cảm thấy to quá hoặc nặng quá thì chặn lại, bắt cân, đo, nếu vượt kích cỡ hoặc thừa cân thì phạt nặng. Nhiều hành khách của Vietjet Air từng bức xúc vì bị chặn và phạt tiền, song cuối cùng cũng phải “ngậm đắng”. Hãy cẩn thận!
Còn với Vietnam Airlines, từ tháng 8/2023, hãng có những thay đổi về số kiện và trọng lượng hành lý.
Đối với hành lý ký gửi, khách hạng phổ thông được mang 1 kiện có trọng lượng không quá 23 kg và tổng kích thước 3 chiều tối đa là 158cm. Khách hạng thương gia được hưởng tiêu chuẩn 1 kiện 32kg trên đường bay nội địa, Đông Nam Á và 2 kiện trên đường bay Đông Bắc Á, châu Âu, châu Đại Dương, châu Mỹ.
Đối với hành lý xách tay, khách có thể mang theo 1 kiện chính (kích thước 56 x 36 x 23cm) và 1 kiện phụ như túi xách tay, cặp, balo, vali (kích thước 40 x 30 x 15cm). Tổng trọng lượng hành lý xách tay không quá 12kg với khách hạng phổ thông. Khách hạng thương gia và phổ thông đặc biệt được mang theo 2 kiện chính và 1 kiện phụ với tổng trọng lượng dưới 18kg…
Hành khách đi Vietnam Airlines đứng trước sự lựa chọn khó khăn: Hoặc tất cả đồ đạc, cả quần áo, mỹ phẩm, sách vở… rượu, bia, đồ ăn, thực phẩm, rau quả… phải để lẫn lộn trong 1 kiện hành lý, hoặc chỉ được mang những đồ đạc, vật dụng không “đánh” lẫn nhau? Thêm nữa, việc một người khỏe mạnh xách một thùng hàng 23kg (có khi đến 25kg) đã khó khăn, còn với người già yếu, sức khỏe kém thì bất khả kháng?…
Lại có thêm một sự “lách luật” đầy sáng tạo sinh ra: Khách vẫn đóng đồ đạc trong hai thùng nhỏ, hoặc 1 túi xách và 1 thùng, kèm theo cuộn băng dính, ra đến sân bay, trước khi làm thủ tục, dùng băng dính quấn bó hai thùng thành 1 kiện (tại sân bay có dịch vụ chằng bó 2 thùng thành 1 thùng, hoặc 1 balo, túi xách với 1 thùng thành 1 kiện, chi phí 30.000 đồng, cũng rẻ, chấp nhận được), thở phào nhẹ nhõm vì chấp hành “nghiêm” quy định.
Đúng là cuộc sống không có gì là không thể xảy ra!
Theo Phương Minh/Đô Thị Mới
Nguồn: http://dothi.reatimes.vn/quy-dinh-hang-khong-ve-hanh-ly-xach-tay-va-sang-tao-con-voi-chui-lot-lo-kim-20230404102834377.html
Các hãng hàng không có quy định rất chặt chẽ về hành lý xách tay, ký gửi, thậm chí chặt đến nỗi tưởng như con kiến cũng khó chui lọt, cộng với mức phạt thừa trọng lượng khá cao, khiến những hành khách có ý định mang nặng phải nản lòng, chùn tay.
Thế nhưng, “Cao nhân tất hữu cao nhân trị”, nhiều hành khách đã có những “sáng tạo” rất… đời thường, khiến con voi chui lọt lỗ kim.
Tuy nhiên, “Kẻ cắp gặp bà già”, trên đường ra tàu bay, Vietjet Air bố trí một số nhân viên – những “con mắt chim ưng” – soi hành lý xách tay của hành khách, nếu cảm thấy to quá hoặc nặng quá thì chặn lại, bắt cân, đo, nếu vượt kích cỡ hoặc thừa cân thì phạt nặng. Nhiều hành khách của Vietjet Air từng bức xúc vì bị chặn và phạt tiền, song cuối cùng cũng phải “ngậm đắng”. Hãy cẩn thận!
Còn với Vietnam Airlines, từ tháng 8/2023, hãng có những thay đổi về số kiện và trọng lượng hành lý.
Đối với hành lý ký gửi, khách hạng phổ thông được mang 1 kiện có trọng lượng không quá 23 kg và tổng kích thước 3 chiều tối đa là 158cm. Khách hạng thương gia được hưởng tiêu chuẩn 1 kiện 32kg trên đường bay nội địa, Đông Nam Á và 2 kiện trên đường bay Đông Bắc Á, châu Âu, châu Đại Dương, châu Mỹ.
Đối với hành lý xách tay, khách có thể mang theo 1 kiện chính (kích thước 56 x 36 x 23cm) và 1 kiện phụ như túi xách tay, cặp, balo, vali (kích thước 40 x 30 x 15cm). Tổng trọng lượng hành lý xách tay không quá 12kg với khách hạng phổ thông. Khách hạng thương gia và phổ thông đặc biệt được mang theo 2 kiện chính và 1 kiện phụ với tổng trọng lượng dưới 18kg…
Hành khách đi Vietnam Airlines đứng trước sự lựa chọn khó khăn: Hoặc tất cả đồ đạc, cả quần áo, mỹ phẩm, sách vở… rượu, bia, đồ ăn, thực phẩm, rau quả… phải để lẫn lộn trong 1 kiện hành lý, hoặc chỉ được mang những đồ đạc, vật dụng không “đánh” lẫn nhau? Thêm nữa, việc một người khỏe mạnh xách một thùng hàng 23kg (có khi đến 25kg) đã khó khăn, còn với người già yếu, sức khỏe kém thì bất khả kháng?…
Lại có thêm một sự “lách luật” đầy sáng tạo sinh ra: Khách vẫn đóng đồ đạc trong hai thùng nhỏ, hoặc 1 túi xách và 1 thùng, kèm theo cuộn băng dính, ra đến sân bay, trước khi làm thủ tục, dùng băng dính quấn bó hai thùng thành 1 kiện (tại sân bay có dịch vụ chằng bó 2 thùng thành 1 thùng, hoặc 1 balo, túi xách với 1 thùng thành 1 kiện, chi phí 30.000 đồng, cũng rẻ, chấp nhận được), thở phào nhẹ nhõm vì chấp hành “nghiêm” quy định.
Đúng là cuộc sống không có gì là không thể xảy ra!
Tỷ Phú Đi Lên Từ Nghề Nuôi Chim Cảnh
Khởi nguồn từ sự đam mê
Sau khi loay hoay khắp nơi với nghề buôn bán đồ gia dụng nhỏ lẻ, cuộc sống gia đình cũng không khá lên là bao. Năm 2010, anh Nguyễn Văn Hưởng quê tại Yên Mỹ, Hưng Yên đã quyết định thay đổi mô hình kinh doanh. Anh kể: Có lần, anh sang thăm người bạn bên Nam Định, nhận thấy tiềm năng trong mô hình chăn nuôi chim cảnh, phù hợp với điều kiện của mình, lại sẵn có đam mê với chim, anh Hưởng đã mạnh dạn đầu tư con giống và bắt đầu kinh doanh. Hiện nay, gia đình anh gồm anh chị em, con trai, con dâu đều đang cùng anh mua bán chim cảnh tại khắp cả nước.
Tình yêu thì sẵn có nhưng để bắt đầu đưa chúng vào mô hình kiếm ra tiền thì không hề đơn giản. Anh Hưởng đã vượt qua không ít khó khăn. Anh chia mô hình này ra hai mục là: buôn bán chim qua tay và nuôi chim khi còn non. Nuôi chim cảnh không khó nhưng đòi hỏi người thợ phải có tự tỷ mỉ và kiên trì. Để chim được khỏe mạnh, hót hay, đấu khỏe sẽ đều có bí kíp riêng. Huấn luyện chim qua từng giai đoạn, lựa chọn thức ăn phù hợp với từng loại chim, hay khi thời tiết thất thường và bệnh cúm gia cầm diễn biến phức tạp,…tất cả đều đòi hỏi công sức sự chăm chút của chủ nuôi.
Top 10 loài chim cảnh được ưa chuộng tại Việt Nam
Bình chọn 10 giống chó cảnh đẹp nhất tại Việt Nam
Đến lợi nhuận tiền tỷChính mô hình tưởng chừng đơn giản lại đem đến lợi nhuận 500 – 700 triệu đồng/năm, con số này không hề nhỏ với một hộ gia đình nông thôn. Hiện tại, anh Hưởng đang sở hữu 1.000 con chim cảnh các loại, tạo công việc cho 5 lao động với thu nhập 3-4 triệu đồng/tháng. Giá bán chim thấp từ 100-200 nghìn đến mức cao hơn 7-9 triệu đồng/con. Chim khi chưa được thuần hóa chỉ từ 30-100 nghìn đồng/con, nhưng khi bỏ công thuần hóa để chim dạn người và thích nghi với điều kiện nuôi nhốt thì giá sẽ tăng lên gấp 5-6 lần, nhiều loài gấp đến 10 lần.
Người nuôi chim cũng chính là người chơi chim cảnh thực thụ, có nhiều kinh nghiệm trong lựa chọn và chăm sóc chim cảnh. Chỉ cần nhìn qua dung mạo của chim, màu lông, vảy chân, sải cánh, mỏ… là biết được “tính cách”, giá trị của từng con. Năm 2012 ngoài nuôi chim tại nhà anh Hưởng còn thuê thêm cửa hàng 90m2 ngay mặt đường Quốc Lộ 39 để kinh doanh chim, lồng chim và phụ kiện. Anh thường nhập nhiều loại lồng chim tre, lồng đấu, lồng chim inox và phụ kiện như áo, cóng, thức ăn chim…để bán kèm.
Ngồi một buổi với anh Hưởng mà chúng tôi được chia sẻ rất nhiều điều thú vị từ mô hình kinh doanh chim cảnh của anh. Đây là mô hình đã được biết đến từ rất lâu nhưng đến nay vẫn có nhiều hộ tiếp tục lựa chọn kinh doanh. Với anh Hưởng, kiếm tiền trên chính đam mê quả thực rất tuyệt vời.
Thông Tin Tỷ Giá Nhân Dân Tệ Ngân Hàng Mới Nhất
Thông Tin Tỷ Giá Won Tại Ngân Hàng Vietcombank Mới Nhất
Cập nhật thông tin chi tiết về Từ Hàng Tỷ Về Không… (Phần 1) trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!