Bạn đang xem bài viết Trào Lưu Nuôi Chim Cảnh…Dễ Mà Khó được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Với những “lão làng” trong nghề nuôi chim thì không nói làm gì. Nhưng với những người mới tập tành thú vui nuôi chim thì cần phải “bỏ túi” cho mình nhiều kinh nghiệm nuôi chim, đặc biệt là cách nuôi chim non sẽ được “bật mí” ngay sau đây. Chắc chắn nó sẽ có ích cho bạn đấy.
1. Những điều cần định hướng khi nuôi chim
Chọn loại chim
Chim cảnh Việt Nam rất nhiều. Điều quan trọng là bạn phải xác định xem việc nuôi chim của bạn là nhằm mục đích gì. Bạn muốn nuôi chim để làm cảnh hay để hót? Nếu làm cảnh thì bạn có thể chọn két 7 màu, manh manh, sắc ô, yến… Nhưng nếu bạn muốn nuôi chim để hót thì ứng cử viên đầu tiên là họa mi. Ngoài ra thì bạn còn có thể chọn sơn ca, chích chòe, chim oanh,vành khuyên… Bạn cần lưu ý là nếu bạn chọn nuôi chim cảnh để hót thì nên chọn chim trống. Vì chim trống thường hót hay hơn chim mái nhiều.
Nên nuôi loại chim nào
Chim cảnh cũng được phân ra nhiều loại để bạn chọn nuôi. Cụ thể thì khi nuôi chim cảnh Việt Nam thì người ta thường chọn 3 lại chim sau:
– Thứ nhất là chim bổi. Đây còn gọi là chim hoang dã. Chúng trưởng thành ở thiên nhiên. Loại chim này có ưu điểm chính là hót rất hay. Nếu bạn muốn nuôi chim cảnh để hót thì loại này là thích hợp nhất vì nó giữ được giọng ở rừng núi nguyên sơ. Nhưng nhược điểm khi chọn nuôi chim bổi chính là rất khó nuôi vì khả năng thích ứng với môi trường nuôi nhốt của nó kém.
– Chim chuyền là loại chim rất dễ nuôi. Bởi đây là loại chim vừa mới trường thành nên rất dễ thích nghi với việc nuôi nhốt. Bạn có thể huấn luyện chim dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nuôi chim cảnh này cũng có nhược điểm là giọng hót sẽ không hay như chim bổi vì nó không có giọng của núi rừng.
– Chim non là lựa chọn nuôi chim khá vất vả. Bởi cách nuôi chim non không hề đơn giản. Tuy nhiên, nếu nuôi chim thành công thì chim sẽ rất khôn và dạn với người. Về tiếng hót thì cần phải luyện nhiều mới có thể hay được.
2. Nên chọn lồng nuôi chim nào
Khi nuôi chim cảnh thì việc chọn lồng chim là điều rất quan trọng. Dù là nuôi chim non hay chim bổi thì bạn cũng phải chú ý đến vấn đề này. Yêu cầu chung của việc chọn lồng nuôi chim cảnh Việt Nam chính là phải đảm bảo sự thoải mái cho chim. Đặc biệt là với những con chim mới được mang về nuôi thì mổi lồng cần có thêm áo lồng để chim không bị sở hãi. Áo lồng này sẽ được mở ra từ từ để chim dạn dần và thích ứng với môi trường.
Ngoài ra, khi chọn lồng nuôi chim cảnh thì bạn cần chọn lồng có kích thước vừa phải. Nếu lồng quá chật sẽ khiến chim thấy khó chịu và thường làm hư hại lồng. Nếu lồng quá lớn chim sẽ thấy sợ hãi. Điều này rất khó cho việc thuần chủng và dạy dỗ chim của bạn.
3. Điều bạn cần biết trong cách nuôi chim non
Nhiều người có thú chơi chim cảnh Việt Nam thường chọn nuôi chim con để dạy dỗ từ nhỏ. Nhưng với lựa chọn này thì bạn cần phải chú ý một số vấn đề rất quan trọng nếu muốn việc nuôi chim non được thành công. Chúng tôi sẽ chia sẽ một số kinh nghiệm trong cách nuôi chim non để bạn có thể dễ dàng hơn khi nuôi chim.
Cung cấp vitamin D khi nuôi chim non
Đảm bảo chỗ ở an toàn và sạch sẽ
Điều bạn cần chú ý trong cách nuôi chim non chính là phải đảm bảo một chỗ ở thoáng mát và sạch sẽ cho chim. Bởi chim non không thể chịu được nhiệt cao. Nó sẽ khiến chim mất cân bằng sinh học, mệt mỏi. Ngoài ra, chỗ ở của chim non cũng phải an toàn, tránh các động vật nguy hiểm khác như: mèo, chuột, chim cú bắt mất.
Chọn thức ăn khi nuôi chim non
Các thức ăn dinh dưỡng như bồ câu, tim bò, thỏ…luôn là lựa chọn tuyệt vời nhất khi bạn nuôi chim non.Đặc biệt, bạn cũng không nên cho chim ăn quá no. Điều này sẽ gây hại cho chim, thậm chí chim có thể bị chết do ăn quá no đấy. Nếu bạn yêu chim thì hãy thực sự xem những chú chim non như những đứa trẻ con vậy. Chúng cần yêu thương và chăm sóc thật chu đáo thì mới có thể trở thành “bảo vật” trong tay bạn trong tương lai được.
Nở Rộ Phong Trào Chơi Chim Cảnh
“Nuôi chim dưỡng trí, nuôi cây dưỡng đức, nuôi cá dưỡng thần” là câu châm ngôn có tính thư giãn và triết học sâu xa mà cha ông ta đã đúc kết từ ba thú chơi tao nhã này. Trong ba thú chơi tao nhã ấy, chơi chim cảnh hiện đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Lắng nghe “nhạc rừng” giữa thành phố
Có thời gian rảnh rỗi và có dịp bước chân vào các trường chim lúc sáng sớm, chiều muộn hay mỗi dịp cuối tuần, bạn sẽ được “thả mình” trong một không gian tràn đầy âm thanh trong trẻo của các loài chim như đang sống giữa một cánh rừng. Đây cũng là nơi gặp gỡ của những người mê chim cảnh đủ mọi lứa tuổi, mọi thành phần trong xã hội, có thể là một cụ già hay là một chú bé, một bác chạy xe ôm hay một công chức nhà nước có chung niềm đam mê và mong muốn được thả hồn mình trong những âm thanh của núi rừng sau giờ làm việc căng thẳng.
Đến với trường chim Vườn Cau (phường Tân Tiến, TP. Buôn Ma Thuột), có thể ngắm hàng trăm chiếc lồng của anh em nghệ nhân mang đến. anh Tô Đức Dũng – Chủ trường chim cho hay: Hội chim Vườn Cau ra mắt được hơn hai năm trở lại đây, xuất phát từ niềm đam mê và nhằm tạo thêm một nơi để anh em nghệ nhân có nơi để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm chăm sóc chim cảnh. Ngoài việc tạo sân chơi cho anh em nghệ nhân, với bàn tay khéo léo của mình, anh Dũng còn nổi tiếng là thợ làm lồng chim đẹp. Anh Dũng cho biết, một mình anh một tháng chỉ có thể làm được khoảng từ 7 đến 10 lồng, không đủ đáp ứng nhu cầu giải trí của anh em nghệ nhân…
Thực khách vừa nhâm nhi ly cà phê vừa thưởng thức “nhạc rừng” tại Hội quán chim cảnh Vườn Cau.
Thú chơi chim cảnh đến với anh Nguyễn Đinh Tấn Thân (phường Tân Tiến, TP. Buôn Ma Thuột) khi anh còn là một cậu học sinh. Sau những buổi học trên trường, anh thường cùng bạn bè rong ruổi khắp xóm để bẫy chim mang về thuần dưỡng. Công việc thuần dưỡng chim với anh cũng lắm công phu, phải trải qua hơn một năm chim mới đứng lồng và hót được. Ban đầu ở khu vực suối Đốc Học – nơi anh sinh sống chỉ có một vài người chơi chim cảnh, mỗi sáng những người này lại tụ tập tại khoảng sân trống trước nhà anh để thưởng thức giọng hót thánh thót của những chú chim cưng do mình cất công thuần dưỡng. Theo thời gian, người chơi ngày một đông, anh phải bỏ luôn cái nghề sửa chữa xe gắn máy đã gắn bó với anh hơn 15 năm để chú tâm phục vụ nhu cầu giải trí của bản thân cũng như của anh em nghệ nhân trong và ngoài xóm. Với đức tính hiền lành, chăm chỉ rất được lòng giới nghệ nhân chơi chim cảnh, hiện anh Thân (hay còn gọi là Mười Thân) được bầu làm Hội trưởng Hội Chim chào mào TP. Buôn Ma Thuột. Anh Thân tâm sự: “Anh em đến với nhau vì có chung niềm đam mê, sau giờ làm việc hễ có thời gian rảnh thường tụ tập nhau lại để chia sẻ về kinh nghiệm trong việc nuôi, chăm sóc và huấn luyện chim. Niềm đam mê của người nuôi chim là mỗi buổi sáng sớm, ngồi uống cà phê được nghe tiếng chim hót, cảm thấy tâm hồn thanh thản, quên đi những áp lực công việc và như được hòa mình vào thế giới tự nhiên”.
Nghề chơi cũng lắm công phu!
Có thể thấy, phong trào chơi chim cảnh trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột nói riêng, toàn tỉnh nói chung đang ngày càng được nhiều người quan tâm. Chim cảnh hiện nay có hàng trăm loài, mỗi loài có một vẻ đẹp, một giọng hót đặc trưng và phong cách chơi cũng rất khác nhau. Theo tìm hiểu, thì chim cảnh cũng có dăm bảy loại, giá chim dao động từ vài chục ngàn đồng đến vài chục triệu, thậm chí vài trăm triệu đồng. Ngoài việc chọn chơi chim đẹp, hót hay, lồng “đỉnh”, giới chơi chim cảnh còn đầu tư tiền triệu cho những phụ kiện đi kèm như cóng đựng thức ăn, nước uống cho chim. Có những bộ cóng được làm bằng gỗ quý có giá gần chục triệu đồng. Theo ghi nhận tại một số trường chim, trong hàng trăm loài chim thì chim chào mào hiện đang nhận được sự quan tâm, thu hút nhiều người chơi chim cảnh nuôi dưỡng nhất hiện nay. Theo các nghệ nhân, chính thân hình dễ thương với cái mào cao đứng thẳng hay cong về phía trước, má đỏ ửng cùng tiếng hót lảnh lót của loài chim chào mào đã thực sự chinh phục niềm đam mê của giới chơi chim cảnh.
Để có một chú chim hót hay, cũng không phải là chuyện đơn giản, dễ làm của người chơi chim cảnh. Thông thường giới chơi chim hiện nay đều chọn cho mình những chú chim có thân hình to, dài và có độ thi đấu bền bỉ. Những chú chim chào mào ở các vùng như: Huế, Đà Nẵng, Bình Định và Dak Lak được giới chơi chim cảnh chọn nuôi nhiều nhất. Nếu như chim chào mào ở hai vùng Huế và Bình Định có thân hình to, giọng hót khỏe thì chim ở Đà Nẵng và Dak Lak lại sở hữu giọng hót ngân vang, lánh lót. Anh Nguyễn An Lâm, nhà ở phường Tân Tiến được xem là một “tín đồ” của loài chim chào mào cho biết: Chim ở vùng Phong Điền và Bạch Mã của xứ Huế được anh chọn nuôi nhiều nhất vì có giọng hót líu lo rất hay, có phong cách và độ bền thi đấu tốt. Cũng theo anh Lâm, thoạt nhìn tưởng dễ, nhưng thực ra nghề chơi chim cảnh cũng lắm công phu, đòi hỏi người chơi phải kiên nhẫn. Trong đó cái khó nhất là làm sao mỗi khi ra trường đấu hót, mỗi chú chim luôn sung mãn và không bị cụp mào mỗi khi gặp những chú chim dữ khác.
Tuấn Hùng
Không chỉ có những người trung niên, giới trẻ cũng có người rất am hiểu và đam mê tiếng hót của loài chim chào mào. Như anh Nguyễn Vương, dù công việc chính là người dẫn chương trình nhưng sau thời gian làm việc căng thẳng anh cũng chọn cho mình thú chơi riêng để thư giãn đó là thuần dưỡng chim chào mào. Những lúc rảnh rỗi hay mỗi sáng sớm anh cùng với chú chim yêu quý bên trong chiếc lồng dễ thương đến với trường chim để nghe tiếng hót của nó. Là một người còn rất trẻ nhưng anh Nguyễn Vương tỏ ra rất am hiểu về thú chơi tao nhã này. Theo anh để có được một chú chim hay, đấu hót tốt đòi hỏi người chơi phải cất công tìm tòi và phải kiên nhẫn trong cách chăm sóc.
Top 5 Loài Chim Cảnh Dễ Nuôi Nhất Tại Nhà
Không chỉ là một loài chim thông minh, chim sáo còn được người nuôi đánh giá là một trong những loại chim cảnh dễ nuôi nhất hiện nay ở nước ta. Chim sáo có những đặc điểm vô cùng thú vị, nhất là những biểu hiện vô cùng khác lạ của chúng khi tiếp xúc với con người, đây cũng là một điểm tạo sự thu hút của chim sáo đối với người nuôi so với các loài chim khác.
Loại chim này có hình thức ăn uống khá dễ, thức ăn chính của chúng là những con châu chấu, trứng kiến cào cào, các loại này bạn có thể tự ra đồng bắt hoặc tìm mua ở nhiều nơi trên các chợ. Và các loại đồ tươi, chim này rất thích, bao gồm tất cả các loại trái cây. Nếu bạn không có thời gian để mua các loại thức ăn trên thì bạn có thể mua các loại cám cho chim ăn dần cũng được. Việc nuôi chim này bạn sẽ không cần phải nghĩ thực đơn cho chúng ăn hôm nay sẽ là món gì.
Chắc hẳn mọi người trong chúng ta ai cũng từng một lần nhìn thấy loài vẹt cảnh, kể cả bạn không cần là một người nuôi chim. Với vẻ ngoài vô cùng bắt mắt cùng khả năng nhái giọng con người, vẹt cảnh luôn luôn có mặt trong top những loài chim được nhiều người nuôi nhất tại nhà. Chính với những khả năng đặc biệt của mình, vẹt giống như một người bạn của con người bên cạnh loài chó và loài mèo.
Mặc dù được nuôi làm cảnh, tuy nhiên chim vẹt vẫn mang khá nhiều bản chất hoang dã nên đôi khi trong nhiều trường hợp, chúng sẽ không nghe theo yêu cầu mà chúng ta đưa ra. Bên cạnh đó, loài chim này khá hiếu động và thường xuyên di chuyển trong môi trường của mình, vì thế nên nếu nuôi vẹt thì có lẽ chúng ta sẽ mất khá nhiều thời gian để dọn dẹp. Tuy nhiên nhìn chung thì đây vẫn sẽ là một loài chim dễ nuôi và mang tới nhiều sự thú vị cho chúng ta.
Dễ nuôi, giá tiền rẻ, dễ kiếm, tiếng hót đặc biệt… là những gì mà ta nghĩ đến đầu tiên khi nhắc đến cái tên chim sâu. Mặc dù không có vẻ ngoài bắt mắt như nhiều giống chim khác, nhưng đối với những ưu điểm kể trên, chim sâu cũng là một sự lựa chọn hoàn hảo cho những người mới bắt đầu nuôi chim cảnh.
Thêm vào đó, vấn đề ăn uống của loài chim này vô cùng đơn giản. Nghe đến tên của loài chim này, chắc chắn bạn cũng đã hình dung ra thức ăn của chúng chủ yếu là loài sâu. Loài sâu yêu thích nhất của chúng là sâu rau xanh, sâu quy và sâu gạo. Bên cạnh đó, người nuôi có thể kết hợp cho chúng ăn thêm cào cào, châu chấu và trứng kiến. Để bổ sung thêm dưỡng chất cho chim, các bạn cho chim ăn kèm thêm cám, các loại hạt như hạt kê, ngũ cốc xay, đậu phộng xay nhỏ…
Nhắc đến chim sơn ca là người ta nhắc đến một giọng hót tuyệt vời, liên thanh không dứt đoạm. Vũ điệu của chim sơn ca cũng không kém phần hấp dẫn, tung mình thẳng cao mất hút trên mặt đất rì rào êm dịu. Chính nhờ những đặc điểm trên mà hiện nay nuôi chim sơn ca làm cảnh đã trở thành một thú chơi tao nhã được mọi người ưa chuộng.
Chim sơn ca cũng là một loài chim không kén ăn.Khi nuôi nhốt trong lồng ,ta nên làm thức ăn cho chúng bằng các loại hạt như cám cò, cám gà, cám trứng… Để chim sơn ca khỏe mạnh thì bạn nên chọn một loại cám ổn định, đầy đủ. Có một điểm đặc biệt ở loài chim này là chúng không tắm bằng nước mà tắm bằng cát cho nên chúng ta cần thay cát mỗi tuần một lần cho chúng. Thêm vào đó, chim sơn ca cũng rất sợ bóng tối, do đó mỗi buổi sáng ta nên cho chúng tắm nắng từ 2 đến 3 giờ rồi mang vào treo chỗ mát có nhiều ánh sáng.
Yến Phụng là loài chim rất thú vị và tuyệt vời để nuôi làm thú cưng. Thực tế chúng đứng thứ 3 trong số các loài thú cưng được nuôi nhiều nhất, chỉ sau chó và mèo. Chim Yến Phụng có dáng khoằm, sắc nhọn, mắt tròn, to, bộ lông có đủ dạng màu sắc xanh, tím, vàng, trắng. Loài chim có xuất xứ từ Úc này không đòi hỏi chi phí cao, có thể sống vui vẻ trong môi trường nhà, thậm chí dần dần chúng còn bắt chước được tiếng nói của người.
Thức ăn ưa thích của chim Yến Phụng là rau quả như xà lách, rau cải, rau muống, bắp cải, táo ngọt thậm chí là một lát cam vàng cũng đủ cho chúng vui tươi. Ngoài ra chim Yến Phụng thích ăn thóc kết hợp với kê theo tỉ lệ 1:1. Khi nuôi loại chim này, bạn nên lựa chọn một chiếc lồng rộng rãi, thoáng đãng để chim có thể tự do bay nhảy, hạn chế sự stress không đáng có đến từ chim.
Tổng Hợp Các Loại Chim Cảnh Dễ Nuôi Tại Việt Nam
Danh sách các loại chim cảnh dễ nuôi tại Việt Nam
Sáo là một trong những loài chim cảnh được xếp vô loài chim cảnh dễ nuôi nhất của Việt Nam vì đây là một chú chim mang đặc tính thông minh. Ngoài ra chim này có những đặc tính thú vị khác như chúng rất dạng khi tiếp xúc với con người không giống như các loại chim khác. Thậm chí chú chim này sau một thời gian nuôi dưỡng còn được chủ nuôi thả tự do, vì thế nên nhiều người thường trêu đùa rằng nuôi loại chim này chẳng khác gì nuôi những chú gà chú vịt. Loại chim này có hình thức ăn uống khá dễ, thức ăn chính của chúng là những con châu chấu, trứng kiến cào cào, các loại này bạn có thể tự ra đồng bắt hoặc các bạn có thể tìm mua ở nhiều nơi trên các chợ. Và các loại đồ tươi chim này rất thích, bao gồm chúng rất thích ăn các loại trái cây. Nếu bạn không có thời gian để mua các loại thức ăn trên thì bạn có thể mua các loại cám cho chim ăn dần cũng được. Việc nuôi chim này bạn sẽ không cần phải suy nghĩ hôm nay thực đơn cho chúng ăn sẽ là món gì.
2. Chích Chòe
Chim chích chòe tuy không sỡ hữu một ngoại hình quá ư bắt mắt, nhưng chúng lại có một dáng vẻ nhỏ nhỏ siêu dễ thương, và cách nuôi chim này cũng khá là dễ dàng. Chuyện ăn uống của em này cũng giống như nuôi chim sáo vậy, chúng ăn những thức ăn dễ tìm kiếm chỉ cần ăn các loại côn trùng sống là chúng sẽ sống rất tốt. Ngoài ra trong môi trường nuôi nhốt chim này cần bổ sung cho chúng các cánh chim. Tuy nhiên có một vấn đề mà các bạn nên lưu ý đó chính là chúng sỡ hữu một chất giọng khá đặc biệt, chúng hay hót vào ban trưa và buổi tối, thể nên nếu bạn muốn mình có một chút không gian yên tĩnh bạn nên nhốt chúng cách xa không gian của bạn. Các bạn thể tham khảo chi tiết: cách nuôi chích chòe than và cách nuôi chích chòe lửa.
3. Chim Vàng Anh
Chim vàng anh còn có một cái tên khác được các người trong giới chơi chim cực kì thích thú loài chim này đó chính là cái tên Hoàng Anh. Giọng hót của chim này khá giống với loài chim giẻ cùi nhưng giọng hót của bé này có chút thánh thót hơn. Thông thường để phân biệt biệt giống chim, ta nhìn vào màu sắc lông của chúng, con trống sẽ có bộ lông màu vàng và màu đen là điển hình, còn chim mái sẽ có bộ lông màu vàng ánh xanh lục. Thức ăn của loài chim này cũng chính là thức ăn của 2 em chim đã được đề cập bên trên, đó chính là côn trùng và hoa quả
Chim vẹt có thể là giống chim được gây chú ý nhất đối với mọi người bởi chúng sỡ hữu một ngoại hình màu sắc bắt mắt và khả năng nháy giọng của con ngườ. Người nuôi vẹt thường để giải trí và bầu bạn với họ. Vì loài chim này mang bản chất hơi hoang dã thể nên dù chúng có khả năng bắt chướt giọng nói chưng không phải lúc nào nó cũng nghe lời mà bạn yêu cầu, với lại chim này hơi sống một cách bừa bãi thế nên bạn nên có thời gian để dọn những chiến trường mà chúng gây ra.
5. Chim Khuyên
Chim vành khuyên sỡ hữu một thân hình nhỏ nhắn chẳng khác gì một chú chim sâu, có bộ lông màu vàng ánh lục, tuy kĩ thuật nuôi của em này hơi khó khăn nhưng chúng lại được đa số người thích chơi chim cảnh mua về để nuôi, lí do đó là vì chúng có một giọng hót cực kì líu lo đầy trong trẻo. Chim này thường có 2 loại đó chình là Khuyên xanh và Khuyên vàng, tuy nhiên khuyên xanh được nhiều người ưa thích hơn bởi sự vượt trội về giọng hót.
6. Chim Yến Phụng
Chim yến phụng có dáng khoằm, sắc nhọn, mắt tròn, to có một bộ lông hội tụ rất nhiều màu sắc. Loài chim này thường được nuôi theo cặp, thế nên người nuôi nên cần đảm bảo việc làm chuồng cần đủ lớn để cả hai có thể ở. Khác với các loại chim khác, loài này rất thích ăn rau xanh như: rau cải xà lách, rau muống… Chim yến phụng rất thích tắm, thế nên người chơi chim thường vệ sinh cho chúng một cách kĩ lưỡng để chim có thể sinh sống một cách tốt nhất.
7. Chim Chào Mào
Chim chào mào được nhiều người yêu thích nuôi bởi vì vừa đẹp vừa hót hay, ấn tượng về loài chim này có lẽ là chiếc mào, nhiêu đó thôi đã đủ thu hút các ông anh mua về để nuôi rồi. Thông thường trong môi trường tự nhiên chim này rất thích ăn các loại hoa quả và côn trùng thế nhưng trong môi trường nuôi dưỡng chúng được các chủ nuôi cho bổ sung thêm các loại cám ăn dành riêng cho chim để chúng được sung lửa và khỏe mạnh nhất. Chim này rất phổ biến tại Việt Nam bởi bất kì ai cũng có thể nuôi dưỡng được. Để nuôi chim này thì thật sự rất đơn giản chỉ cần cho chúng ăn đủ rồi nghĩ ngơi vệ sinh sạch sẽ, còn nếu như ban muốn xếp vào loại các hàng cao thủ nuôi chim thì cần kĩ thuật nuôi cao hơn rất nhiều.
Nếu bạn nuôi chim mà không cần một chú chim có giọng hót hay thì bạn có thể chọn nuôi chim sâu để giải trí, loại chim này có giá thị trường chẳng hề đắt đỏ mà ngược lại chúng có thể rất dễ tìm rất nhiều nơi. Chim sâu có khẩu phần ăn đơn giản và không nhiều thế nên bạn không cần quá lo lắng về chi phí ăn uống của nó.
9. Chim Cu Gáy
Chim cu gáy có thân hình nhỏ nhắn có bộ lông màu nâu ở trên và màu nâu đậm hơn ở phần cánh và lưng, phần thân dưới có màu nâu có chút ánh hồng. Tiếng hót của chúng thường được ví như tiếng sáo, thức ăn đơn giản thường chỉ là các loại côn trùng. Lồng nuôi chim cũng khá đơn giản vì bạn có thể tự tay làm lấy.
10. Chim Khướu
Chim khướu đa phần sống ở nơi vùng rừng núi, thế nên sỡ hữu một em này thì thật sự rất may mắn. Đặc trưng của chú chim này là bộ lông mềm và xốp như bông. Với những người dân thành phố thì không thích hợp lắm cho việc nuôi loài chim này, vì tiếng hót của nó khá to gây sự vang dội, sợ làm ảnh hưởng đến các người khác. Còn đối với các vùng ngoại ô có mật độ dân số thưa thớt thì trào lưu nuôi em này đang phát triển rất nhiều. Loại chim này không kén người nuôi vì bát kì ai cũng có thể nuôi được loài chim này.
Cập nhật thông tin chi tiết về Trào Lưu Nuôi Chim Cảnh…Dễ Mà Khó trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!