Youtube Tiếng Hót Chim Chào Mào / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Tiếng Chào Mào Hót … Hay Quá

Tôi là một thằng con trai, ít khi nhớ về gia đình, đơn giản là thời gian tôi dành quá nhiều cho công việc, ừ rồi xa mãi hàng chục năm nó cũng quen đi, nhưng sáng nay, khi thức dậy thấy tỉnh táo hơn mọi ngày rất nhiều, bước ra khỏi cánh cửa nhà trọ, đứng trên lan can mà nhìn ra phố, ở đây có mốt chơi chim nên cứ râm ran tiếng chim hót, cu gáy, chào mào, hôm nay dậy sớm mới để ý ông chủ nuôi những 3 cái lồng chim chào mào lận, chúng đua nhau hót, đua nhau nhảy nhót nhìn vui mắt lắm …

Bất thần trong tiếng chim ấy là một cuộc lăn lộn về với câu chuyện của tuổi thơ, não đang hiển thị lại những câu chuyện mà bé ơi là bé đã trải nghiệm, những thú vui thôn dã, những trò trẻ con nghịch ngố, rồi tiếng chim hót, rồi những lần đi bẫy chuột, tất cả lại như hiện về trong bộ não đã lâu tưởng như không thể nhớ lại được nữa.

Hồi còn dăm bảy tuổi gì đó, tôi hay đi cùng các anh lớn đi chăn trâu, trẻ trâu thì lắm trò lắm, nào là trộm khoai lang về đốt lửa nướng, nào là chặn suối bắt cá, và cái thú vui nhất là đi bắt những con chào mào sắp ra tổ mang về nuôi, để chúng lên lông, để chúng hót, và để bán cho các ông già chơi chim trong làng, chào mào tuy không phải là loại chim hiếm hoi gì, mà đơn giản là nó đẹp bình dị, hót cũng biết, đẹp … cũng đẹp, nó thích hợp cho những người chơi chim phổ thông như ở cái quê chả lấy gì làm sầm uất của tôi …

Có nhiều lần, tôi bắt được một tổ 4 con lận, đàn chào mào về không thấy con đâu bắt đầu đi tìm, tôi cho cả 4 con non sắp biết bay đó vào trong lồng khít rồi từ từ dắt chúng ra khỏi rừng, đàn chim thấy con của mình bị bắt cứ dõi theo từng bước tôi đi, tôi đi thật chậm cho chúng nhớ đường, rồi mang cả 4 con về nhà, treo lên trước cửa hiên, cả đàn bắt được tín hiệu cứ thay lân nhau chăm sóc cho lũ con của mình, chúng bám vào thành lồng và mớm những con sâu, con châu chấu, kể như bây giờ mà nhìn thấy tình cảnh ấy chắc tôi hận thằng bắt chim lắm đấy :)) nhưng do thời trẻ không ngẫm được điều gì xa xôi cả, sau khoảng 1 tuần chăm sóc con của mình, đàn chim bắt đầu dạn người hơn, tôi liền lừa lấy nhựa mít chét hết vào xung quanh lồng để bẫy chim mẹ.

Con chim mẹ thứ nhất dính bẫy kêu choe chóe, cả đàn chào mào hàng chục con lao vào cứu đồng bọn, dính nốt, vậy là tôi được bữa thịt lớn cùng gia đình, nhưng chỉ đôi ba ngày hôm sau mấy đứa con đó chết sạch …

Nhìn con chào mào đầu đỏ đang nhảy nhót và hót thi cùng đồng bọn, tôi thấy mình như được sống lại y chang cái thời thơ ấu đó !

Đọc Truyện Tiếng Hót Con Chim Chào Mào

Tiếng Hót Con Chim Chào Mào

Đứng giữa bầy đàn bốn con, con chào mào có bộ lông xám bạc với các điểm sáng lốm đốm quanh cổ tựa như những hạt nắng mai, vươn cao cổ như một anh chàng đầu lĩnh. Trông nó oai dũng như cái thuở cha nó thời còn trẻ trung, bay lượn khắp các sườn núi và cánh rừng lịm vàng ổi chín.

Con chào mào út trong đàn của đợt con thứ hai, đã mang lại lời ngợi khen từ dòng họ khi khoác bộ áo cánh bạc hiếm thấy. Sự dẻo dai và khéo léo của nó chẳng mấy chốc nổi tiếng khắp khu rừng có rất nhiều quả chín ngọt ngào.

Người ta gọi nó nó là Ánh Bạc, khi chứng kiến trong một buổi chiều sung sức nó đã biểu diễn một đường bay siêu đẳng đi xuyên qua ba cái chạc cây thẳng hàng, đứng khít nhau chỉ chừa một cái rãnh bé xíu. Với kỳ tích đó mà họ chào mào gọi nó là Ánh Bạc, bởi trông nó bay như một tia chớp màu bạc vào một buổi chiều nhạt nhòa sợi nắng.

Ánh Bạc rất tự tin từ lúc mới ra ràng. Nó sớm chán ngấy cái trò được mẹ đút ăn, chỉ muốn mau mau đứng lên trên đôi chân rắn chắc để tự mổ thức ăn cho mình. Cha mẹ nó khi thấy thái độ này đều hoan hỉ và cho đó là một đức tính tốt cho sự tự cường về sau.

Từ khi Ánh Bạc bay được, nó chẳng lúc nào tham gia những trò giành giật vô bổ đối với thức ăn mà mẹ ít khi mang về. Nó chỉ thích bay, bay cao, và bay mãi… Trong suy nghĩ mới lớn của nó cho rằng: Một khi đã bay được là nó thừa sức tìm thức ăn cho mình, đâu cần phải tham gia cái trò giành giật chỉ dành cho những con còi cọc, ốm o…

Cha mẹ Ánh Bạc rất tự hào về đứa con út, nhưng cũng không ít lo lắng với những trò quá mạo hiểm của chú chim có lắm tật nhiều tài. Ánh Bạc chỉ thích bay một mình và thường tranh tài bay nhanh với bất kỳ loài chim nào. Đấy chính là điều mà cha mẹ nó lấy làm lo lắng cho đứa con yêu bướng bỉnh.

Dòng họ chào mào thường nghe tiếng quát tháo của đôi vợ chồng già trước đứa con tinh nghịch quá quắt.

– Cruýt… cruýt… Nguy hiểm… Nguy hiểm… Cruýt… cruýt…

Hoặc đại loại:

– Cruýt… cruýt… Diều hâu… Diều hâu… Cruýt… cruýt…

Mặc kệ những việc ấy, Ánh Bạc vẫn sống theo sở thích quái ác của mình. Nó thường bay xa, đi riêng lẻ đến lúc tối mịt mới trở về tổ. Không ít lần nó đối diện với hiểm nguy khi bị chim cắt săn đuổi. Nhưng với tài khéo léo và nhanh nhẹn nó vẫn tránh thoát để trở về nhà an toàn. Mẹ nó khi biết chuyện chỉ thở dài:

– Cruýt… cruýt… May mắn… May mắn… Cẩn thận… Cẩn thận… Cruýt… cruýt…

Ánh Bạc quá trẻ để ý thức về sự may mắn của mình. Nó chỉ nghĩ, đã thoát được một lần thì lần sau vẫn như thế…

Rồi trong một chiều thưa thớt nắng, nó bị kẻ thù cũ săn đuổi. Đó chính là con chim cắt đã săn hụt nó mấy hôm trước. Lần này kẻ địch rất ranh ma chia cắt không cho nó lao vào cánh rừng. Chim cắt biết Ánh Bạc rất nhanh, không thể nào đuổi theo nó qua các cành lá dày đặc. Thế là cuộc rượt đuổi diễn ra suốt cả buổi chiều. Ánh Bạc mệt lử khi phải liên tục đảo hướng để tránh những cú vồ hiểm ác. Con chim cắt rất khôn ngoan, luôn dồn Ánh Bạc ra dải bình nguyên rộng, không có lấy một cành cây. Cuộc thi tài sinh tử đang đe dọa Ánh Bạc thì may mắn xuất hiện. Mấy đứa trẻ quanh đấy dùng cây có chạc cắm xuống đất làm trụ đá bóng, và chính điều này đã cứu mạng Ánh Bạc.

Khi trông thấy cái chạc, Ánh Bạc vui mừng khôn xiết. Nó cố dẫn con chim cắt lao theo đường bay của mình, rồi bất thần ngoặt người rất nhanh, xuyên qua hai cái chạc. Con cắt tránh được cái chạc thứ nhất, nhưng đến cái thứ hai thì đôi cánh đập vào. Nó giãy giụa rơi xuống đất, trong khi Ánh Bạc hốt hoảng bay mất…

Từ hôm suýt chết trên đường đua tử thần, Ánh Bạc trở nên ngoan ngoãn hơn đôi chút, nhưng vẫn không bỏ cái tính thích đi rong ruổi một mình. Nó thường mằn mò ra tận bãi biển, nhìn những anh hải âu chao lượn trên các cánh buồm của tàu hải dương với niềm thích thú không sao cưỡng được. Ôi! Nhìn những anh hải âu lượn tới, lượn lui không biết chán. Ánh Bạc ao ước mình cũng có một đôi cánh rộng, được lượn bay giữa ngàn sóng gió đại dương. Nhất là nó có thể theo chân các con tàu, khám phá rất nhiều điều mà cuộc sống đất liền vốn ngăn trở không sao thực hiện được.

Ánh Bạc mải mê với những điều mình chưa biết mà quên mất những bài học cha và mẹ đã dặn dò. Nó nghĩ, mình có thể học mọi thứ ở ngoài đời mà không cần bất cứ sự dạy dỗ của ai, ngay cả cha mẹ mình. Cuộc sống hoang đàn khiến Ánh Bạc kênh kiệu, tỏ ra bất cần những người xung quanh với thái độ khinh khỉnh ra mặt. Chính điều này khiến nó ít bạn, vì không ai thích giao du với một con chào mào mới lớn, lại tỏ vẻ kẻ cả hơn người…

Rồi mùa đông khắc nghiệt về. Họ nhà chim bắt đầu mùa di trú, tìm về những vùng ấm áp có nhiều thức ăn. Cánh rừng nơi Ánh Bạc sống vốn tràn ngập ánh nắng nên chim chóc kéo nhau đến mỗi lúc một đông. Trái chín trong rừng bị chim mổ ăn rơi rụng khắp nơi, và điều này khiến con người bắt đầu để ý đến. Nhiều đứa trẻ xách trên tay những vật dụng rất lạ, có cả lưới, đi sâu vào nơi đàn chào mào ở. Có hôm Ánh Bạc thấy trong đàn thiếu vắng mấy con nhưng vẫn không để ý đến. Việc này cứ tiếp tục tái diễn đến khi cha mẹ nó cất tiếng cảnh báo cho cả đàn:

– Cruýt… cruýt… Có bẫy… Có bẫy… Cruýt… cruýt…

Chào mào mẹ kêu khóc vì đã mất một đứa con, anh của Ánh Bạc. Điều này làm Ánh Bạc buồn, nhưng không bao lâu thì quên bẵng. Nó tiếp tục nhởn nhơ với nếp sống buông thả và không buồn để ý đến lời khuyên của mẹ.

Một hôm, nó đi lang thang trong rừng và phát hiện một trái chuối chín vàng rất ngon, được treo bên một cái lồng. Mùi trái chín gợi cho Ánh Bạc sự thèm thuồng không sao cưỡng được. Nó mon men đến gần rồi rơi vào bẫy của con người. Cái lưới sập xuống nhốt Ánh Bạc vào trong, khiến cho nó vướng víu và kinh hoảng thét lên. Nhưng mặc cho nó gào thét, miệng lưới vẫn khép chặt, không chừa một khe nào để Ánh Bạc có thể chui ra.

Buổi chiều hôm đó khi Ánh Bạc chán nản nằm im thì có người đến bắt nó bỏ vào một cái lồng kẽm.

Cảm nhận được mối hiểm nguy, Ánh Bạc nhảy tưng tưng và cố gào thét gọi bầy đàn.

– Cruýt… cruýt… Cứu… Cứu… Cruýt… cruýt…

Đây là lần đầu tiên trong đời Ánh Bạc kêu cứu. Nhưng dù cho nó có kêu la thảm khóc cũng chẳng ai đến giúp đỡ một con chim đơn độc, không có lấy một người bạn…

Người ta nhốt Ánh Bạc vào cái lồng cực đẹp, có vải bọc bên ngoài để che chắn gió vào lúc tối. Nó được cho ăn và uống nước đàng hoàng nhưng vẫn kêu buồn bã. Đó là tiếng kêu ai oán của một con chào mào đã mất tự do, chỉ còn biết nhìn bầu trời rộng lớn qua chấn song của cái lồng nhỏ. Ánh Bạc hung hãn nhảy loanh quanh cái lồng. Nó lộn ngược lộn xuôi, tìm mọi cách để thoát ra nhưng không thành. Mọi cố gắng của nó chỉ đem lại nhiều vết xước và những chiếc lông xù xì bắt đầu rơi ra. Cuối cùng hết cách, Ánh Bạc đứng hiu hắt buồn, nhìn về bầu trời quê hương trong nỗi tiếc nhớ. Qua ngày thứ hai thì nó bắt đầu rơi những giọt nước mắt đầu tiên cho sự hối tiếc. Nó tiếc mình không nghe lời dạy dỗ của cha mẹ, mới sa vào bẫy và mất đi bầu trời xanh quen thuộc. Nó ân hận vì tự xa lánh mọi người nên không được ai khuyến cáo trước khi bước vào bẫy. Và cuối cùng nó đành ôm lấy ước mơ được đi chu du thiên hạ như anh hải âu, trong nỗi sầu thảm không người san sẻ.

Có những đêm trong giấc ngủ, nó thấy mình đang tung cao đôi cánh, uốn lượn quanh những cánh buồm trên các con tàu vượt trùng dương. Nó thích thú kêu lên vang vang, khiến con người ở cạnh đó cũng giật mình chạy đến. Hóa ra Ánh Bạc đang mơ! Giấc mơ của niềm ao ước khắc sâu khi nó còn bé xíu, đứng nhìn những anh hải âu bay lượn trên nền trời xanh thẫm…

Sáng ngày, những điều đã thấy trong mơ khiến Ánh Bạc bứt rứt, khó chịu. Nó nhảy nhót loạn lên, khiến chiếc lồng đung đưa như muốn rời khỏi móc. Chiếc lồng càng lắc lư, Ánh Bạc càng nhảy tợn và cáu tiết la lên giận dữ. Nó không muốn mình trở thành con chim đứng lồng với những lời ngợi khen. Cái nó muốn là sự tự do và được thể hiện ý chí, hướng đến mọi ngả đường với khoảng không bao la.

Ngày ngày trôi qua trong nỗi buồn ảo não. Ánh Bạc bắt đầu nhớ đàn nên cất tiếng kêu trong vô vọng. Một vài con chào mào bay qua nhưng không chú ý đến nó. Tiếng kêu vang của nó hết ngày này đến ngày khác, cuối cùng cũng được đồng loại hưởng ứng. Một đám chào mào mới lớn, thấy Ánh Bạc có màu lông thật kỳ lạ nên mon men lại gần. Ánh Bạc mừng lắm và bắt đầu kêu gọi sự giúp đỡ. Nhưng những chú chào mào đến vì sự bất ngờ hơn là lòng hảo tâm. Chúng nó nhìn nhận Ánh Bạc như là một kẻ lạ, sống du cư và vô kỷ luật nên bị sa bẫy con người. Chúng nó đến vì tiếng kêu của đồng loại chứ chưa sẵn lòng giúp đỡ kẻ bị nạn. Thế là Ánh Bạc kể lể cho chúng nghe những điều mình trông thấy, và cả những giấc mơ vượt trùng dương đến những nơi xa lạ. Đám chào mào vểnh tai nghe những điều ấy với vẻ lý thú không sao rời được. Và rồi không có cách giúp Ánh Bạc, nhưng ngày nào bọn chúng cũng đến để nghe những ước mơ cháy bỏng từ một con chào mào có bộ lông thật khác biệt.

Ước muốn được đi và nhìn ra thế giới của Ánh Bạc bắt đầu lây sang các con chào mào. Nhưng loài chào mào vốn nhút nhát nên chỉ lắng nghe, chứ không con nào dám tự bay ra mé biển để trông thấy những cánh buồm căng gió. Dù vậy, bọn chúng vẫn nuôi lấy ảo tưởng mà người khác gieo cho mình, bằng cách lắng nghe tâm sự của Ánh Bạc với sự ngưỡng mộ lớn lao.

Sự tụ tập của đàn chào mào khiến một con mèo chú ý. Nó khẽ khàng bò theo thanh xà nhà đến cạnh cái lồng nhốt Ánh Bạc. Rồi bằng một động tác mềm mại, con mèo nhảy xổ vào cái lồng chim. Đàn chào mào hốt hoảng bay lên mà không trông thấy cái lồng đã rơi xuống đất. Cái móc bật ra và thế là Ánh Bạc thoát được. Cất tiếng kêu lên vui mừng, Ánh Bạc bay ngang qua mũi con mèo như một sự trêu tức. Nó vượt lên trên và hòa vào đàn chào mào mà bây giờ đã trở thành bạn thân thiết.

Không thể nào nói hết được niềm vui của Ánh Bạc. Nó bay cao và kêu lảnh lót trong sự tự do quý báu vừa tìm lại được.

Bỗng Ánh Bạc nghe tiếng kêu hoảng hốt của đàn chào mào. Nó đảo người nhìn xuống thì phát hiện ra một con chim cắt đang đuổi theo một chú chào mào xám. Không cần nghĩ ngợi nhiều, Ánh Bạc lao xuống. Nó cắt một đường cánh cung và xẹt ngang qua mũi con chim cắt như trêu tức. Con cắt tức giận điên lên vì bị phá bĩnh nên lập tức đuổi theo Ánh Bạc. Cuộc rượt đuổi hung hãn của kẻ săn tìm dẫn Ánh Bạc về nơi trú ngụ ngày xưa. Nó cố dụ con cắt lao về hướng có ba cái chạc thẳng hàng với cái khe bé xíu…

Từ trên cao Ánh Bạc như một tia chớp lao xuống ba cái chạc cây, phía sau là con chim cắt hung dữ không chịu buông tha con mồi…

Đàn chào mào nín thở nhìn theo cái tia bạc ánh lên trong nắng chiều nhạt nhòa… Tiếng kêu đau đớn vang lên… Con chim cắt va mình vào thân cây rơi xuống chết… Không ai trong bọn chào mào nhìn thấy Ánh Bạc. Không thấy Ánh Bạc bay lên…?

Cả đàn chào mào bay xuống chỗ ba cái chạc cây, nơi Ánh Bạc đang cố gượng dậy với bộ lông nhuộm đầy máu. Nó chỉ bay xuyên qua được hai cái chạc cây vì bị nhốt lồng quá lâu. Ngực nó đập vào cái chạc thứ ba và rơi xuống đất…

Những con chào mào xoay quanh vị anh hùng của mình với sự thán phục, lẫn niềm tiếc thương…

Ánh Bạc cố lắm mới gượng dậy được. Nó run rẩy hồi lâu rồi chập choạng bay lên, hướng ra phía biển. Cả đàn chào mào bay theo nó trong im lặng…

Đang bay, Ánh Bạc bỗng chấp chới rồi hạ xuống một nhành dương. Nó không còn đủ sức dẫn cả đàn ra tới biển để nhìn thấy những cánh buồm, nơi chứa đựng niềm ao ước và khát khao của đàn chào mào.

Ánh Bạc nhìn về phía biển kêu lên tiếng kêu của khát vọng, niềm ao ước được khám phá thế giới, rồi xoạc cánh rơi xuống…

Cả đàn chào mào vụt kêu lên ai oán, cùng tiễn đưa vị anh hùng ra đi trong niềm tiếc nhớ…

Từ sau sự kiện thương tâm đó, không ai còn tìm thấy con chào mào nào có bộ lông xám bạc như Ánh Bạc. Thỉnh thoảng cũng xuất hiện một vài con, nhưng chỉ điểm lốm đốm vài chấm bạc hiếm hoi trên đôi vai xám mà thôi. Duy một điều không ai có thể phủ nhận: Ước mơ cháy bỏng của Ánh Bạc đã để lại dấu ấn trong dòng họ chào mào, với hình ảnh cánh buồm đón gió mà mỗi con đều kính cẩn mang trên đầu. Và khi mùa ổi chín về, lại văng vẳng đâu đây điệu đồng dao của thuở nào:

Chào Mào có áo màu nâu.

Cứ mùa ổi tới từ đâu bay về…

Hội Thi Tiếng Hót Chim Chào Mào Tại Lục Ngạn

Hoà trong các hoạt động văn hoá – thể thao chào đón ngày bầu cử Quốc Hội và HĐND các cấp; ngày 03/4/2016, tại sân khuôn viên huyện Lục Ngạn, Hội Sinh vật cảnh (SVC) thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội thi tiếng hót chim chào mào lần thứ nhất (mở rộng). Dự và cổ vũ Hội thi có các đại biểu: Ông Trương Văn Năm, Phó chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn; Hội SVC huyện Lục Ngạn; Trung tâm Văn hoá – Thể thao; một số ban ngành của huyện; Đảng uỷ, UBND, các ban ngành của thị trấn Chũ; các CLB chim cảnh của 4 huyện bạn trong tỉnh: Lục Nam, Yên Dũng, Việt Yên, thành phố Bắc Giang và tỉnh bạn Thái Nguyên. Với tổng số 106 lồng chim chào mào của các nghệ nhân tham dự Hội thi cùng đông đảo nhân dân.

Tiêu chí để Ban giám khảo chấm điểm gồm: dáng đấu (dáng bộ, tư thế thi đấu), giọng đấu (giọng hót, âm độ tiếng hót), thái độ (hình dạng, thần thái khi thi đấu).Sau 12 vòng loại, ban giám khảo chọn tốp 10 chim vào vòng chung khảo. Kết quả: Ban tổ chức tặng phẩm cho các nghệ nhân có chim tham gia Hội thi; tặng phẩm cho tốp 20; giải thưởng lần lượt: Nhất, Nhì, Ba, Tư và 10 giải khuyến khích cho các nghệ nhân có chim vào chung kết. Giải Nhất thuộc về chú chim chào mào của nghệ nhân Nguyễn Thành Phong, xã Biên Sơn, huyện Lục Ngạn; Giải Nhì thuộc về nghệ nhân Đỗ Tuấn Anh, huyện Lục Nam; Giải Ba thuộc về Phạm Ngọc Sơn, thành phố Bắc Giang.Với tài năng huấn luyện, niềm đam mê và sự chuẩn bị kỹ càng, các nghệ nhân đã đem đến hội thi những chú chim Chào Mào đẹp nhất, có giọng hót hay nhất và thần thái thi đấu dẻo dai nhất. Hội thi nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích và tạo điều kiện cho những người yêu thích chim Chào Mào được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm. Và điều đáng ghi nhận của cuộc thi là sự nỗ lực của Hội SVC thị trấn Chũ trong tổ chức Hội thi mà công tác xã hội hoá là yếu tố quan trọng làm nên sự thành công này.

Quang cảnh Hội thi.

Bà Bùi Thi Tuyên, chủ tịch Hội SVC thị trấn Chũ, khai mạc Hội thi.

Ông Nguyễn Công Đồn, Phó chủ tịch Hội SVC tỉnh Bắc Giang, Chủ tịch Hội SVC huyện Lục Ngạn phát biểu và tặng hoa chúc mừng.

Ông Bạch Quang Hào, Bí thư Đảng uỷ thị trấn Chũ, tặng giải thưởng cho nghệ nhân Đỗ Tuấn Anh.

Ông Trần Văn Hải, Phó chủ tịch Hội SVC huyện Lục Ngạn trao giải Nhất cho nghệ nhân Nguyễn Thành Phong.

Đại diện BTC chụp ảnh lưu niệm với các nghệ nhân có chim chào mào đoạt giải.

Bá Đạt- 169 Minh Khai, thị trấn Chũ, Lục Ngạn, BG

460 Chim Chào Mào “Đua Nhau Tiếng Hót” Tại Huế

+ Công ty TNHH TMVD xăng dầu Châu Thành đưa vào vận hành phần mềm quản trị doanh nghiệp EGAS_ERP + Ngân hành TMCP Kiên Long chi nhánh Tiền Giang trao 100 phần quà cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Châu Thành với tổng trị giá 50 triệu đồng + Hợp tác xã rau Tân Đông, huyện Gò Công Đông dự kiến cung cấp mỗi ngày khoảng 1,5 tấn các loại phục vụ Tết Tân Sửu, đặc biệt, 100% sản lượng đều có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn Việt GAP. + Có 15 đội bóng tham gia giải bóng chuyền Mừng Đảng, Mừng Tân Sửu năm 2021 huyện Tân Phước + Ông Trần Văn Dũng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm doanh nghiệp và kiểm tra tiến độ cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận + Gần 250 đại biểu là lực lượng quân sự của tỉnh Tiền Giang và ban ngành, đoàn thể thành phố và xã Đạo Thạnh cùng nhân dân vệ sinh các tuyến đường 92B, đường Thạnh Hòa, đường huyện 92D, đường Long Hòa B…

Ngày 28-4, hơn 460 con chim chào mào của các tay chơi trên toàn quốc đã hội tụ về Huế để tranh tài tại Liên hoan tiếng hót chim chào mào trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế 2013.

Trong số đó có sự góp mặt của nhiều chú chim cự phách của các CLB chim nổi tiếng trên toàn quốc như Cầu Xéo, Thủy Mục (TP.HCM), SVC Hà Nội, Thủy Nguyên (Hải Phòng)…

Cuộc tranh tài kéo dài từ 7 giờ sáng đến hơn 12 giờ trưa. Cũng có nhiều chú chim “tịt ngòi”, xù lông, rụt cổ ngay từ những vòng đầu. Hấp dẫn và gay cấn nhất chính là vòng chung kết với sự tranh đua của 20 “ứng viên”, trong không khí cổ vũ sôi động của những người yêu chim.

Kết quả, chú chim chào mào mang số báo danh 014 của anh Ngô Văn Hoàng (TP Huế) giành giải nhất (hót hay và lâu nhất, nhanh nhẹn và đẹp nhất). Chú chim của anh Ngô Ngọc Văn (TP Huế) và Phan Văn Định (TP Đà Nẵng) giành giải nhì.