Vô Lửa Chào Mào / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Hạ Lửa Cho Chào Mào

Nuôi chào mào căng lửa đã khó, và khi chim căng lửa quá thì cũng không tốt cho chim. Chim căng lửa quá thường tự cắn lông cánh, lông đuôi, chân. Và chim nhảy điên loạn khi gặp chú chim khác hoặc nghe tiếng hót của con khác.

Dấu hiệu chào mào quá căng lửa

Chim tự cắn vào lông cánh làm hư lông, xơ lông hoặc cắn vào chân vào đuôi làm đuôi bị toe. Mỗi lần kè chim hay nghe tiếng con chim khác hót thì chim nhảy rất mạnh, bu lồng đòi cắn. Cũng có nhiều con căng lửa quá tự cắn vào bố lồng, vỏ trái chuối khô trong lồng.

Ở bài này mình xin hướng dẫn cách hạ lửa cho chào mào do chim quá căng lửa mà cắn cánh. Nếu chim cắn cánh, rỉa lông, cắn đuôi không phải do căng lửa thì vào đây tham khảo bài này : chào mào phá đuôi . Việc hạ lửa cho chào mào là cần thiết nếu không làm chú chim sẽ hư bộ lông, nhảy nhiều cắn nhiều quá sẽ đuối sức. Thậm chí hỏng luôn cả chú chim.

Cách hạ lửa cho chào mào

Đối với chào mào lúc căng lửa là do chim đang đạt thời kỳ sung mãn nhất và trong người luôn nóng. Để hạ lửa chào mào hiệu quả thì cần phải cho chim tắm thường xuyên, hạn chế các loại cám nóng, chim căng lửa thường ăn cám số 2, các bạn trộn cám số 1 và số 2 theo tỉ lệ 50/50 nhằm hạn chế chất nóng và kích thích.

Cho chim ăn trái cây hàng ngày, ăn các loại trái cây có tính mát như cam, cà chua, đu đủ, thanh long, dưa hấu. Sẽ giúp chim hạ lửa, nhưng vẫn còn phong độ và không mất lửa hẳn.

Tuyển cho em nó 1 chú chào mào mái em nó sẽ hạn chế cắn cánh, đuôi.Vì em nó lo ve vãn con mái không còn thời gian để tự làm mình đau nữa đâu.

Hạ lửa cho chào mào bằng cách mang em nó tới địa điểm dợt chim thường xuyên ngày 1 lần, hoặc có thể gửi nhà nào có nuôi nhiều chim. Khoảng 3 ngày do chim chơi nhiều sẽ xuống sức và sẽ hạ lửa.

Cách tiếp theo là chim sau khi tắm xong thì mang trùm áo lồng lại và treo ở nơi yên tĩnh và không nghe những chú chim khác. Nên trùm áo lồng vừa đủ ánh sáng vào để chim thấy đường mà ăn. Cách này khoảng 5 ngày là thấy biểu hiện rõ rệt.

Cách cuối cùng để hạ lửa cho chào mào là cho vào lồng tập lực, một bên để thức ăn,một bên để nước để chim bay qua lại. Chim tập lực nhiều sẽ đuối sức và không còn tự cắn lông cánh hay đuôi nữa.

Hi vọng các cách trên sẽ giúp được bạn trong việc hạ lửa cho chim do chim chào mào tự cắn cánh, cắn đuôi. Chúc vui vẻ.

Nuôi Chào Mào Căng Lửa

Phong trào chơi chim ngày nay càng thu hút được mọi tầng lớp tham gia, đặc biệt là chim chào mào được các bạn trẻ săn lùng. Vì là những tay chơi mới vào nghề nên kinh nghiệm còn non nớt nên sẽ có rất nhiều câu hỏi đặt ra như: Làm sao để nhận biết chào mào trống, chế độ ăn cho chào mào như thế nào? Và có câu hỏi mà rất nhiều bạn trẻ quan tâm là làm sao để chào mào có lửa và chơi bền?

Để chào mào nhanh có lửa thì trước nhất người hướng dẫn phải tạo cho chim một tinh thần thật thoải mái kết hợp với nhiều chế độ tập dợt và tập thể lực cho chim. Đôi khi cần một chút sự khéo léo trong cách nuôi chim nữa.

Tóm tắt nội dung bài viết

Chế độ dinh dưỡng

Thức ăn là yếu tố đầu tiên đê chim chào mào nhanh ra lửa, bạn cần phải cung cấp năng lượng cho chim để chim hoạt động thường ngày. Nếu lượng thức ăn bạn cung cấp cho chim chào mào chỉ vừa đủ đê chim bay nhảy thì chim rất kho ra căng lửa. Bạn cần phải bổ sung thật nhiều chất dinh dưỡng cho chim để chim có đủ dưỡng chất cần thiết để hoạt động và nhanh chóng ra căng lửa.

Chào mào là loài chim rất thích ăn hoa quả, nên khi bạn nuôi chim chào mào bạn phải thường xuyên cho chào mào ăn hoa quả. Tuy nhiên, bạn cần phải thay đổi loại trái cây để tránh tình trạng chán ăn ở chim. Các bạn có thể cho chim các loại trái cây như: Chuối, đu đủ, dâu tây, xoài và táo, lê,…

Ngoài ra thì các bạn cũng nên bổ sung nhưng thức ăn có sẵn như Cám, lưu ý các bạn có thể cho chim ăn các loại cám có đầy đủ khoáng chất và dinh dưỡng. Giá các loại cám này dao động từ 40 đến 70 ngàn. Bạn cũng có thể tự làm cám ở nhà nếu có thời gian cũng như tiết kiệm chi phí nếu nuôi nhiều chú chim.

Chế độ tắm táp cho chào mào

Việc tắm cho chim cũng rất quan trọng, các dân chơi chim thường cho chim tắm nắng và tắm nước. Việc tắm nước và sẽ cho chim sạch sẽ và lông óng mượt, các vi khuẩn trên lông chim sẽ bị tiêu diệt không có cơ hội gây bệnh cho chim. Việc tăm nắng cho chim còn giúp chim hấp thu vitamin D một cách triệt để. Chim sẽ nhanh lên căng lửa.

Đối với tắm nắng thì các bạn nên cho chim tắm vào khoảng thời gian từ 7h đến 10h sáng. Thời gian tắm không nhiều hơn 1 giờ. Không được để ánh nắng chiếu trực tiếp vào chim sẽ ảnh hưởng không tốt tới chim. Tắm nắng thì ngày nào cũng nên cho chim tắm và nên nhớ không cho chim thấy mặt nhau sẽ giúp chim nhanh ra căng lửa. Tắm nước thì 1 tuần cho chim chào mào tắm khoảng 3 lần, nên tắm vào một thời gian nhất định, theo các dân chơi chim chuyên nghiệp thì nên tắm cho chim vào 12 giờ trưa.

Chế độ ngủ nghỉ dưỡng

Khoảng 5 giờ chiều thì các bạn nên treo chim vào chỗ yên tình và tối để chim ngủ, chú ý mèo và chuột, lúc chim ngủ không nên đụng vào lồng khiến chim giật mình, ảnh hưởng đến giấc ngủ của chim. Vào sáng hôm sau thì đem chim ra ngoài để chim đón nhận những ánh nắng ban mai.

Chế độ dợt dãi chào mào

Một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp chim nhanh ra căng lửa là hãy mang chim ra ngoài quan Cà phê chim, nơi có rất nhiều chim, tập cho chim thói quen và học hỏi kinh nghiệm từ những chim khác.

Chế độ tập lực cho chào mào

Với những yếu tố chăm sóc như trên thì chim chào mào sẽ nhanh căng lửa nhưng rất dễ bị đuối sức. Để tập thể lực cho chim bạn hãy nhốt chim vào lồng 1mét 2 hoặc 1mét 6 để thức ăn ở 2 bên bắt buộc chim phải nhảy qua nhay lại.Điều này giúp chim tăng cường thể lực rất tốt.

Cách Kích Thích Chào Mào Lên Lửa

Cách kích thích Chào mào lên lửa! Chào mào là loại dễ nuôi và hay hót, cám thì làm cũng đơn giản, nếu tự làm thì tốt hơn nhiều là mua ngoài hàng, cám bán bên ngoài thường có lượng kỳ tử, sâu quy, ớt tươi nhiều, điều này làm cho chú chim căng nhanh và mau hót, nhưng ngược lại chim nhanh hạ lửa và chơi không bền, lâu ngày cho đến khi thay lông sẽ làm lông bị xơ không được bóng mượt như cho trời nữa.

1. Nhu cầu thức ăn – Chế độ tắm thì nên 2 – 3 ngày tắm và phơi nắng một lần.

– Về thức ăn tươi: hoa quả là chủ yếu: bao gồm chuối tây, táo tầu, khế ngọt, xoài, đu đủ, cà chua, cà rốt, dưa hấu, ớt ngọt, dĩ nhiên có gì thì cho nấy nhưng hạn chế cà chua và dưa hấu, 2 loại này dùng trong mùa thay lông sẽ tốt, nếu mùa căng thì 1 tuần ăn 1 lần, còn bình thường cứ cho ăn chuối tây và táo tầu.

– Về thức ăn bổ sung: sâu , dế, cào cào, thì cào cào là tốt nhất, dế đứng thứ 2 còn sâu là điều không nên, dùng sâu nếu không điều tốt sẽ làm chào mào bị xoăn lông trông rất xấu,

– Cách làm cám (nếu quan tâm) mình sẽ hướng dẫn công thức làm và công thức điều cám theo thể lực của chim.

– Về cách thức nuôi: muốn chim khỏe và bước nhảy mau lẹ bạn nên nuôi trong lồng cao cỡ 65 – 70cm đường kính 30 – 35cm, cầu có 2 cấp cầu chính và cầu phụ, 2 cầu này nên để 1 cầu nhỏ và 1 cầu to để chân chim nắm cầu tốt, lồng vệ sinh thường xuyên để tránh bọ mạt …

2. Kỹ thuật ép chào mào lên lửa – Cách thức lên lửa cho chim thì có nhiều cách, nhưng nếu chim nuôi thuần túy thì không nên ép lửa, vì nếu không biết hạ lửa thì sẽ nguy hiểm, ép lửa chỉ dành cho chim mồi trước khi đi đánh bẫy, hoặc chim đấu đem đi thi, nếu quan tâm đến việc này mình sẽ chỉ giúp bạn cách tăng và hạ lửa để chim chơi bền nhất.

– Trước tiên một chú chim ép công để đi thi phải là chú chim đã xong lông và đang trong thời kỳ xung mãn, ép công dùng cho chim chưa căng hẳn và ép nhanh để dùng trong một buổi đi thi đó thôi, sau buổi đó phải hạ công ngay để tránh hỏng chim và đưa chim về trạng thái ban đầu, hạ công rất phức tạp nên bạn phải cân nhắc kỹ.

– Cách ép chào mào lên lửa: có 5 cách ép chào màu lên lửa. + Cách thứ nhất (ép chim mái): bạn có thể ép chim mái trước 1 tuần trước khi đi thi, chim mái dùng để ép là chim mái già có nước gọi hay, để kích thích chim đực giao phối, nhưng chỉ dùng kê gần trong vài mươi phút một ngày rồi tách riêng ra ngay, cách này an toàn nhưng đạt đạt hiệu quả không tối đa.

+ Cách thứ 2 (cầm tù, giam lỏng): cách này là tách chim ra một góc riêng biệt, có thể là gửi nhà khác không chơi chào mào, không cho chim nhìn thấy chim lạ hay chim nhà và không được nghe bất kỳ một tiếng chào mào nào khác, giống như giam lỏng, chỉ cho tắm và phơi nắng gắt , cách này giống như làm cho chim bực tức, khi đó ép lên giàn chim sẽ chơi căng hơn nhiều, cách này cũng an toàn hiệu quả tương đối, tách trước 1 tháng trước khi thi.

+ Cách thứ 3 (ép nhiệt): dùng trong thời điểm trời u ám làm chim không căng lửa, ép nhiệt có thể thay cho tắm nắng hàng ngày (tắm nắng nhiều làm cho chim căng lửa nhanh). Cần hạ lồng chim xuống đất phủ áo lồng để hở 1/3 để tạo khoảng thoáng, dùng máy sấy tóc hoặc máy sấy loại khác sấy bên ngoài áo lồng sao cho áo lồng ấm lên nhưng không quá nóng, có thể để xa, khoảng cách mở của áo lồng bạn có thể để cây đèn dùng trong bể cá loại đèn atman trắng thủy sinh, để chim phơi đèn thay cho nắng, dùng trong 3 – 5 ngày liên tục, mỗi lần dùng 1 – 2 tiếng. Cách này hiệu quả nhưng không an toàn, nếu không có khoảng cách an toàn dễ làm chim bị hoảng.

+ Cách thứ 4 (kích công bằng chim bổi): cách này hiệu quả nhưng dã man nên chưa ai trong mấy a e mình quen dám dùng , khi chim đang trong thời gian xung mãn, trước thi vài ngày bạn mua chim bổi ngoài chợ về buộc chân buộc cánh rồi thả vào lồng cho chim đấu vày vò, mỗi ngày một con, làm trong khoảng vài ngày, chim sẽ sẽ bị kích thích mạnh và đấu ganh, ặc nhưng dã man quá mỗi lần thả chim bổi vào như thế thì coi như chim bổi chết chắc. + Cách thứ 5 (kích bằng cám và mồi tươi): Cách này hơi phức tạp nhưng hiệu quả cao và nguy hiểm cũng khôn lường. Nắm các cách kích công trong tay nếu không biết hạ công thì không nên thử.

– Trước đây nhiều người nghĩ cho chào mào ăn cám Boy dành cho khuyên là kích nhưng hoàn toàn nhầm, vì thể lực và trạng thái của 2 loại khác nhau, nhu cầu dinh dưỡng khác nhau nhưng không hoàn toàn , ví như cho một cậu bé ăn thật no rồi đem khẩu phần ăn đó cho một người lớn thì khồng bao giờ người lớn no được.

– Trong thời gian nuôi bạn đang dùng cám thường (tức là cám nhạt) hàm lượng cám không nóng và cay để giữ chim nuôi bền, nhưng đến khi đi thi thành phần cám thay đổi một chút, về hàm lượng thì vẫn giữ nguyên như lúc đầu chỉ tăng thêm một lượng nhỏ sâu khô và cào cào khô vào cám, nếu ổn cho thêm chuôi khô (loại này bán nhiều ở siêu thị). Trong cám bắt đầu cho thêm kỳ tử và ớt chỉ thiên, 2 loại này nóng nên cho lượng ít. Ví dụ: lượng cám dùng để điều trong một tháng thì chỉ nên cho thêm 20 quả kỷ tử và 3 quả ớt chỉ thiên. Cám chỉ dùng trong một tháng trước khi thi thôi qua ngày đó nếu không ăn hết thì đổ bỏ.

– Sâu rượu: là loại sâu kích thích mạnh có dạng nhỏ như hạt cám khuyên thôi, sâu này dùng trước khi thi 3 ngày mỗi lần chỉ cho một đầu ngón út thôi, không nên lạm dụng quá.

– Hoa quả: Hoa quả dùng để kích nên dùng ớt và táo tầu. ớt có thể dùng ớt ngọt và ớt chỉ thiên , cho ăn bình thường như các loại khác, qua ngày lại thay mới.

– Kỳ tử, táo tầu, mật ong: Đây giống như một bài thuốc kích thích hiệu nghiệm (có thể hiểu như thuốc tiên vậy). Táo tầu và kỳ tử nếu kết hợp với nhau sẽ có tác dụng như thuốc kíck dục, làm tăng sinh dục của chim đực, khi đó nếu gặp chim đực khác nó sẽ đấu như điên. Cách làm như sau, kỳ tử một chén (chén trà), táo tầu 1 nửa quả, mật ong nửa thìa con. Kỳ tử ngâm nước ấm cho mềm để ráo nước rồi băm nhỏ với táo tầu, cuối cùng trộn nửa thìa mật ong vào. Mỗi ngày cho ăn một chút cho ăn vậy khoảng 1 tuần, chú ý hết ngày phải bỏ đi ngay hôm sau lại cho ăn đợt mới.

– Trên là vài cách đơn giản và dễ làm nhất bạn có thể tham khảo qua để chọn xem, không thể dùng cả 5 cách cho một chú chim được, phải lựa theo thể lực độ căng đến đâu để kết hợp dùng công cho hợp lý, đến mức nào là đủ … Phải chơi mới biết được, viết không thể diễn tả hết, dùng công chỉ dùng cho những chú thay lông hoàn chỉnh và chưa căng lửa, chim đã đạt đến độ rồi thì không cần thiết nữa, nhưng quan trọng nhất vẫn là tố chất chú chim đấu của bạn, có tố chất tốt thì không cần công nó vẫn là chim hay và bền, không nên lạm dụng quá mấy cách ép công này.

* Lưu ý: nếu không dùng thì vẫn là tốt nhất vì phong độ chỉ là nhất thời thôi.

Chăm Sóc Chào Mào Lên Lửa Thế Nào ?

Chăm sóc chào mào lên lửa thế nào ?

Để chăm sóc chào mào lên lửa thì cần kết hợp các yếu tố : Sức khỏe và tinh thần của chú chim. Chim cần có sức khỏe tốt, tinh thần phải sung mãn thì chim sẽ căng lửa và chơi bền.

Để làm được như vậy thì cần chế độ thức ăn, tập dợt, tắm táp, tập lực…Kết hợp thêm 1 tí khéo tay nữa, vì có nhiều chú chim ở nhà này được chăm sóc rất tốt nhưng mãi không lên lửa, trong khi chú chim được bán cho người khác với chế độ chăm sóc tệ hơn nhưng chim lại lên lửa và chơi tốt.

Các bạn cứ so sánh chú chim như một ca sĩ đi biểu diễn vậy. Nếu ngày hôm đó người ta có tâm trạng tốt thì bài hát sẽ hay hơn, truyền cảm hơn. Người đó có sức khỏe tốt thì người ta sẽ biểu diễn lâu hơn, thể hiện nhiều bài hát hơn. Chú chim cũng như vậy đó, để chim siêng hót, chơi bền thì các bạn cần kết hợp cách chăm sóc như sau.

1. Thức ăn cho chào mào : Cám , mồi tươi và trái cây

Thức ăn chiếm 20% trong 1 chú chim hay, nhưng nó cực kỳ quan trọng bởi thức ăn cung cấp năng lượng để chú chim hoạt động mỗi ngày. Nếu lượng dinh dưỡng chỉ cung cấp vừa đủ cho chim bay nhảy thì chim sẽ rất khó lên lửa và không thể đột phá được. Do đó chúng ta cần phải tính toán để bổ sung đầy đủ dưỡng chất hơn để chim lên lửa. Thức ăn cần kết hợp các yếu tố sau :

Cám cho chim cần sử dụng cám chất lượng tốt. Cám tốt là loại cám có chứa đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho chim bao gồm : Tinh bột, các loại vitamin, canxi, đạm, khoáng chất…Những loại cám này trên thị trường thường bán với giá khoảng 50 – 70K / 200 gr từ các thương hiệu được các nghệ nhân tin dùng : Thắng Mẹo Đà Nẵng, Hiển Bảo Khánh, Bifood, Hiệp Đồng Nai, Nam Đà Nẵng, Cám Chiến Trọc… BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ MUA

Mồi tươi quan trọng và yêu thích nhất của chào mào là cào cào non ( châu châu ) đây chính là nguồn thức ăn cung cấp đạm tươi cho chim căng lửa. Các bạn cho chim ăn cào cào 3 lần 1 tuần, và mỗi lần khoảng 10 -15 con. Lâu lâu các bạn có thể cho chim ăn 1 cóng trứng kiến.

Trái cây chính là nguồn thức ăn chính của chào mào ngoài thiên nhiên, vì vậy nó không thể thiếu đối với chim được. Các bạn cho chim ăn cách nhật, ngày mồi tươi, ngày trái cây. Trái cây yêu thích nhất của chào mào vẫn là Chuối, nhưng các bạn cũng cho ăn các loại trái cây khác để bổ sung dưỡng chất : Táo, Cam, Mướp Khía, Đu Đủ…

2. Chế độ tắm táp cho chim : Tắm nắng và tắm nước

Việc tắm táp sẽ giúp cho bộ lông chim sạch sẽ, óng mượt, diệt các loại ký sinh trùng sống trên cơ thể. Tắm nắng giúp cho chim hấp thụ nguồn vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Từ đó sẽ giúp chim có bộ lông ôm gọn, khỏe mạnh và sẽ căng lửa nhanh.

Hàng ngày vào khoảng 7h – 9h các bạn mang chim ra phơi nắng, thời gian tắm nắng khoảng 1h. Trong lúc phơi nắng hạn chế cho chim thấy mặt nhau ( chim cứ đấu hoài mất sức lâu lên lửa )và không nên để ánh nắng mắt trời chiếu trực tiếp vào chim. Nếu là người bận rộn thì có thể tắm nắng cho chim vào khoảng 16h – 17h.

Tắm nước cho chim 3 lần 1 tuần vào buổi trưa 11h hoặc 12h để tạo thói quen cho chim đến giờ đó sẽ tắm. Tránh trường hợp mang chim đi thi mới 10h đã chui vào cóng để tắm ( thường 12h là hết thi chim rồi ). Chim sau khi tắm xong các bạn phải treo ra nắng khoảng 10 phút để khô lông rồi mới mang vào nha. Cách 2 tuần nên cho chim tắm với nước muối pha loãng nhằm mục đích diệt rận mạt, ký sinh trùng trên cơ thể chim. Như vậy sẽ hạn chế được trường hợp chim đang chơi tự rỉa lông. Vào mùa đông hay những ngày lạnh thì hạn chế cho chim tắm.

3. Chế độ ngủ nghỉ của chào mào

Hàng ngày nên cho chim ngủ nghỉ đúng thời gian. Khoảng 7 giờ sáng mang chim treo ở ngoài cho chim phơi nắng và hót chào ngày mới. Đến 17h thì trùm áo lồng lại và treo nơi yên tĩnh cho chim ngủ, nếu có điều kiện thì treo mỗi con mỗi góc là tốt nhất.

Lưu ý : Lúc chim ngủ không được đụng vào lồng làm chim hoảng loạn bay gãy móng, lông. Treo chim ở góc cao tránh mèo, chuột vồ chim.

4. Chế độ dợt dãi chào mào : Đối với chim thuộc và mộc

Khi các bạn chăm sóc đều tay với 3 chế độ trên thì chim sẽ bắt đầu căng lửa bởi chim đã có môi trường sống tốt, ăn uống đầy đủ. Bây giờ là thời điểm mang em nó ra các đại điểm dợt chim thể hiện bản chất chất cũng như học hỏi kinh nghiệm của những chú chim khác.

Đối với chim Mộc mới đi cội lần đầu thì 2 tuần đầu tiên chỉ treo chim ở xa và trùm áo lồng lại cho chim nghe các con khác hót. Sau 2 tuần thì mở áo lồng ra nhưng vẫn treo ở xa, lúc này chim đã dần quen cội và đã hót lại các con khác. Qua 1 tháng có thể kè chim gần lại các con khác để chơi. Những lần đầu tiên nên mang đi dợt 2 lần / 1 tuần và tăng dần lên.

Đối với chim thuộc đã đi cội nhiều lần thì 2 tuần đâu tiên cũng treo ở xa nhưng mở áo lồng ra, đến tuần thứ 3 thì có thể treo gần để em nó chơi.

Lưu ý : Không treo chim quá gần nhau làm chim bu lồng, không treo gần các chú chim già mùa và căng lửa, nó sẽ làm cho chim mình sợ và khó lên lửa. Chim sau mỗi lần đi dợt về sẽ sung hẳn lên, siêng hót hơn. Chim đi dợt về các bạn vẫn cho tắm nước bình thường chứ không kiêng kị gì hết ( nhiều người cứ sợ chim mất lửa là hoàn toàn sai ). Do chim đi dợt về mệt nên các bạn nhớ bổ sung cào cào non cho chim.

☞ BẠN NÊN XEM

5. Tập lực cho chào mào

Nhiều người hỏi, tại sao chim chơi được 1 tiếng là không chơi nữa ? Chim chơi rất hay nhưng không lâu ? Đó là do chim không có sức bền. Để chào mào chơi bền thì cần phải tập lực cho nó, tập lực nhằm mục đích bắt buộc chú chim phải bay nhảy qua lại với khoảng cách xa.

Để tập lực cho chim thì các bạn dùng lồng đứng hoặc nằm ngang với kích thước lồng khoảng 1m5 đến 2m. Cho chim vào trong đó, bố trí 2 cầu 1 bên để nước 1 bên để thức ăn bắt buộc chim phải nhảy qua lại. Nếu chim không nhảy thì cần phải lùa cho chim nhảy. Cho chim tập 3 lần / 1 tuần và mỗi lần khoảng 2 giờ.