Vẽ Chim Chào Mào / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Áo Dài Vẽ Cho Bé Gái Vns 218 ( Màu Hồng Vẽ Họa Tiết Cành Hoa Cúc)

Miêu tả sản phẩm

Áo dài vẽ cho bé gái VNS 218

Mã sản phẩm: VNS 218

Họa tiết: Cành hoa cúc và chim vành khuyên

Chất liệu: Lụa tơ tằm Hà Đông

Giá:

Size 1-5 giá 750k/áo, 50k/quần

Size 6-10 giá 900k/áo, 50k/quần

Size 11-14 giá 1.100/áo, 70k/quần

Size 15-16 giá 1.250k/áo, 100k/quần

Mấn thường trẻ em 55k/chiếc, mấn đính hoa hoặc xoắn 100k

**)Người lớn: 3.500k/ áo , mấn 100k/chiếc

***) Chất liệu lụa tơ tằm Vạn Phúc Hà Đông

Áo dài vẽ cho bé gái VNS 218 màu hồng, trên thân áo vẽ thủ công họa tiết cành hoa cúc và chim vành khuyên, tay áo màu xanh lam họa tiết hoa mẫu đơn. Áo còn phù hợp cho bé mặc đôi với mẹ.

Ưu điểm của lụa tơ tằm Hà Đông: Mặc bốn mùa (mùa đông mặc áo giữ nhiệt bên trong), bề mặt lụa có những vân chìm tạo sự sang trọng và khác biệt cho chiếc áo. Việc sử dụng màu vẽ nhập khẩu Châu Âu trên lụa, Vietnam Silk khẳng định được vị thế thương hiệu áo dài vẽ chất lượng từ họa tiết tới nguyên liệu vải. Chiếc áo dài vẽ trên chất liệu lụa tạo hình rất duyên dáng, mềm mại và thăng hoa như chính “đặc tính” của lụa.

Vietnam Silk là một thương hiệu sản xuất vải lụa tơ tằm đã cho ra mắt những sản phẩm áo dài uy tín, chất lượng. CAM KẾT tỉ lệ tơ rõ ràng trên từng sản phẩm.

Vietnam Silk Shopwebsite: www.vietnamsilk.netHotline: Hà Nội: 01234.36.22.66/SG: 0989.81.45.45/ CSKH: 0985.82.87.94Email: vietnamsilk.net@gmail.comFacebook: https://www.facebook.com/vietnamsilk.aodaitreem.khanquangcoÁo dài vẽ và Thiết kế: www.moonxinh.net

CÁCH THỨC MUA HÀNGCách 1: Đặt hàng qua điện thoại: Vui lòng gọi tới số 01234.36.22.66 để xác nhận đơn hàngCách 2: Đặt hàng trực tiếp trên website chúng tôi Admin của chúng tôi sẽ liên hệ để xác nhận đơn hàngCách 3: Mua hàng trên fanpage (https://www.facebook.com/vietnamsilk.aodaitreem.khanquangco) bằng cách nhận xét trên từng sản phẩmCách 4: Khách hàng có thể xem hàng trực tiếp tại Hà Nội

HÌNH THỨC THANH TOÁNCách 1: Thanh toán chuyển khoản 100% + Phí ship chuyển phát nhanh 30K Cách 2: Thanh toán qua chuyển khoản 50% + Thanh toán COD 50% còn lại + Phí ship hàng (theo đơn giá thực tế của bưu điện)

Chim Chào Mào Ăn Gì? Cách Nuôi Chim Chào Mào. Thức Ăn Cho Chào Mào

1. Tập cho chim quen với môi trường mới

Nếu là chào mào bổi (chào mào mới bắt về từ tự nhiên): Trong 3 tháng đầu mới bắt về, bạn nên che lồng kín, chỉ để khe hở thật nhỏ, hạn chế việc di chuyển lồng, hạn chế tiếp xúc với chim, để nó tự thích nghi và mở áo lồng từ từ mỗi ngày. Khi cho chim ăn, bạn cho một lượng thức ăn ít, hết thức ăn thì mới cho thêm vào. Mục đích của việc này là để chim quen với bạn, nhận ra bạn không phải mối nguy hiểm của nó.

Nếu là chào mào đã quen lồng, bạn có thể bỏ qua giai đoạn che kín áo lồng này. Bạn chỉ cần gần gũi chim nhiều hơn, thường xuyên cho ăn, tắm chim… thì chim sẽ dạn.

2. Tắm cho chim chào mào

Mỗi lần tắm, ta nên sang chim qua một lồng tắm. Trong khi chim tắm, bạn tranh thủ làm vệ sinh lồng nuôi cho thật sạch sẽ, để khi tắm chim xong bạn có thể sang chim trở lại lồng. Tắm nước một tuần ít nhất là 2 lần hoặc 3 lần và chia đều ngày ra để tắm. Nếu tắm nhiều quá làm chim lâu lên lửa, tắm ít quá làm chim ngứa lông. Chim tắm xong cho phơi nắng khoảng 5 phút cho khô lông rồi mang vào.

Ngoài việc tắm nước ra, mỗi ngày còn phải cho chim tắm nắng. Treo lồng chim ra chỗ có ánh nắng buổi sớm, mỗi ngày độ nửa giờ để chim hấp thụ vitamin D, nhờ đó bộ xương chim mới cứng cáp, tinh thần chim hưng phấn, và làm ung trứng rận mạt trong lớp lông vũ… Chim không được tắm nắng mỗi ngày sẽ còi cọc, suy yếu, biếng hót.

3. Tập dợt cho chim

Tuần 1 -2 lần, bạn mang chim đến các câu lạc bộ nuôi chim, để chim giao lưu học hỏi từ những chim chào mào khác. Việc này giúp chào mào nhanh lên lửa hơn, chim siêng hót hơn và hót hay hơn.

1. Cám: bạn có thể mua cám bán sẵn trên thị trường hoặc tự làm cám cho chim.

2. Trái cây: những trái cây chín, có vị ngọt như chuối, cam, táo, dưa hấu, nho… trái cây giúp cung cấp vitamin, tốt cho hệ tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho chim.

3. Các loại củ luộc lên như khoai lang, khoai tây, khoai mỳ, cà rốt luộc…

4. Côn trùng: Cào cào non, sâu tươi, trứng kiến… Đây là nguồn cung cấp protein rất tốt cho chào mào.

Bạn cần cho chào mào ăn thức ăn phù hợp theo từng độ tuổi.

Đối với chào mào non, tốt nhất là trộn cám chung với nước cho vừa nhão rồi đút cho chim ăn, cũng có thể cho chim ăn cơm, bơ, đu đủ… Có thể cho ăn cào cào non đã cắt chân và đầu để chim dễ nuốt.

Đối với chào mào đang giai đoạn thay lông: nên dùng loại cám dành riêng cho chào mào thay lông, cám này có chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Trái cây nên chọn những loại có tính mát và tạo sắc tố như đu đủ, cà chua, chuối, gấc, cà rốt luộc… bổ sung thêm mồi tươi như cào cào non, trứng kiến. Giai đoạn này không nên cho ăn sâu tươi vì làm lông bị xoắn, hỏng lông.

Họ Chào Mào Và Chào Mào

Họ chào mào có thể nói không hẳn là giống chim quý nhưng trong họ chim này có rất nhiều giống chim chào mào được yêu thích bởi những người nuôi chim kiểng. Trong tương lai, người ta đang lo ngại có những loài chim chào mào sẽ biến mất do môi trường sống của chúng bị đe dọa nghiêm trọng.

Giới thiệu chung về họ chào mào

Là họ chim biết hót, dáng vẻ nhỏ nhắn và bộ lông có những đặc trưng rất riêng, các giống chim trong họ chào mào hầu như đều gây thiện cảm nơi bất cứ ai tiếp xúc. Với tên khoa học là Pycnonontidae và thuộc bộ sẻ, họ chào mào có khoảng 149 loài, phân bổ chủ yếu ở vùng nhiệt đới Châu Á và Châu Phi. Họ chào mào chủ yếu ăn quả, một số loài sống ở phần ngọn cây, nhưng cũng có một số khác sống ở tầng cây thấp. Đặc biệt, họ chào mào đẻ đến 5 trứng, trứng có màu hồng tía và do chim mái ấp.

Trong họ chào mào, bộ lông của chúng đa phần có màu chính là đen hoặc nâu ô liu, nhưng một số loài có màu sắc khá ấn tượng với huyệt, má, họng, lông mày màu vàng hoặc cam hoặc đỏ. Có rất nhiều loài có mào trông thật ấn tượng, nhìn là có thể phân biệt được ngay chúng thuộc họ chào mào.

Giới thiệu chung về chào mào

Họ chào mào tuy có gần 150 loài, song không phải loài nào cũng được dân nuôi chim kiểng chọn và nuôi nấng vì các loài phân bổ ở rất nhiều nơi trên thế giới. Trong họ chào mào, cái tên phổ biến nhất được nhắc đến trong nuôi chim kiểng là chào mào có tên khoa học là Pycnonotus jocosus, phân bố nhiều nhất ở Châu Á.

Chào mào được cho là có 9 loài gồm pynnonotus jocosus jocosus tập trung ở phía đông nam Trung Quốc và Hồng Kông, pynnonotus jocosus fuscicaudatus; pynnonotus jocosus abuensis; pynnonotus jocosus pyrrhotis; pynnonotus jocosus emeria tập trung ở Ấn Độ, pynnonotus jocosus whistleri phân bổ ở các quần đảo Andaman, pynnonotus jocosus monticola tập trung ở Himalaya; Tây Tạng; Myamar và Trung Quốc, pynnonotus jocosus Pattani tập trung ở Myamar; Thái Lan; bắc Malaysia; Lào và Nam Đông Dương, pynnonotus jocosus hainanensis tập trung ở Việt Nam và nam Trung Quốc.

Dù trông đơn giản về hình thể nhưng khó phân biệt loài và giống, cái tên chào mào cũng khiến cho người ta cảm giác như chào mào có một hành trình lưu lạc khá dài khắp các châu lục và các quốc gia trên thế giới. Gọi chung chào mào là pynnonotus jocosus nhưng tiếng Anh nó có tên là red-whiskered, người Pháp họi chúng là Bulbul orphee, ở Đức là Rotohrbulbul, ở Tây Ban Nha là Bulbul Orfeo, còn ở Việt Nam chào mào dù được gọi chung bằng chào mào, nhưng tùy vào màu lông và nhiều đặc điểm đặc trưng giống loài, người ta gọi bằng nhiều tên khác nhau khá phong phú như Chóp mào, Hoàng hoạch mồng, chóp mũ đỏ, đít đỏ,…

Để phân biệt các loài chào mào người ta thường dựa vào hình dạng yếm, độ đậm nhạt dày mỏng của miếng vá, màu sắc trên lưng, phần trắng của lông đuôi, gốc mũ ở đỉnh đầu chim thưa hay dày và kích thước hình thể. Tuy vậy, chào mào vốn rất khó để phân biệt, ngay cả đến việc phân biệt con trống con mái cũng phải dựa vào rất nhiều yếu tố, cho nên thường vấn đề phân biệt chào mào chỉ dành cho những người thực sự yêu thích và nghiên cứu về nó, còn lại những người chơi chim kiểng bình thường không tập trung quá nhiều vào việc phân loại hay xác định loài, ngoại trừ việc chọn lựa cho mình những chú chim chào mào có màu sắc lông mình yêu thích và có giọng hay.

Với dáng vẻ nhỏ nhắn thiện cảm, siêng hót và giọng khá trong trẻo, chào mào vì thế hầu như được mọi người yêu thích chim kiểng trên thế giới chọn nuôi. Trong quá trình nuôi, người ta có thể bắt gặp chim hót suốt ngày, hay bung cánh và nhảy nhót khá thích mắt. Cũng chính vì những đặc điểm này, tại Việt Nam đã từng dấy lên những làn sóng nuôi chim chào mào mạnh mẽ. Hiện nay phong trào nuôi chim chào mào có vẻ tạm lắng, song nhiều người yêu chim kiểng và thích thú với chào mào hầu như đều sở hữu ít nhất vài con, trong bộ sưu tập chim kiểng phong phú của mình.

Chim Chào Mào Giữa Phố

(QBĐT) – Một con chim có giá vài triệu đến vài chục triệu đồng và người đam mê loại chim cảnh này cũng đồng nghĩa với việc phải chấp nhận đầu tư tiền bạc, công sức. Vậy nên, người ta vẫn thường gọi chào mào là “bậc quân vương” của các loài chim cảnh. Ở Đồng Hới, những năm trở lại đây, thú chơi đặc biệt này đang bắt đầu nở rộ.

Xưa, chơi chim cảnh được coi là một thú vui tao nhã. Nổi danh nhất trong những làng chơi chim cảnh là làng Cổ Hiền (Hiền Ninh, Quảng Ninh). Người Cổ Hiền, bất kể giàu sang, nghèo khó, nhà cao cửa rộng, hay chỉ là một ngôi nhà lụp xụp neo mình bên ngã ba sông, nhà nào  cũng nuôi ít nhất một, hai con chim cảnh, nhiều nhất vẫn là chim cu gáy, chim khướu, chào mào… Họ chơi chim không phải để bán buôn mà đơn giản là một thú vui tao nhã, truyền từ đời này qua đời khác. Cùng với làng quê bát danh hương Cổ Hiền, người Đồng Hới xưa cũng say mê với thú chơi đặc biệt này. Trong cuốn Địa chí Đồng Hới, cụ Nguyễn Tú nhắc rằng, người Đồng Hới sau ngày tái lập tỉnh, nhiều gia đình ở phố thị ven sông này yêu chim cảnh như thể một món ăn tinh thần để san sẻ cho cuộc sống của họ bớt đi những gánh nặng nhọc nhằn. Nhà ít thì một vài con, nhà nhiều thì lên đến vài chục con. Người đơn giản thì nuôi chim trong lồng tre, lồng sắt, người có điều kiện thì chăm chút, chạm khắc cho mấy lồng chim thêm cầu kỳ, sinh động.

Đó là câu chuyện của nhiều năm trước khi mà chim cảnh chỉ đơn giản là thú vui bình dị của nhiều gia đình. Nay, chim cảnh, đặc biệt là chim chào mào được mang ra thi thố thì thú vui này cũng đã nhiều đổi khác, mà nói như nhiều người chơi chim hiện nay thì “thú vui tao nhã nhưng… tốn kém”. Chào mào là loại chim được ưa chuộng nhất bởi tiếng hót lảnh lót và dáng vẻ uy nghi của một “bậc quân vương” chim cảnh.

Vậy nên, cũng rất dễ hiểu khi những năm gần đây, loại chim này được giới chơi chim ở Đồng Hới khá ưa chuộng. Sự sôi động tại các cuộc thi tiếng hót chim chào mào khiến cho thú chơi chim này cũng bắt đầu công phu và tốn kém hơn. Theo anh Trần Văn Thắng, một người chơi chim cảnh lâu năm ở Đồng Hới, chim chào mào rất dễ nuôi, nhưng không dễ để có thể huấn luyện được một con chim hót hay và có nết chơi đẹp. Điều đó đòi hỏi người chơi cũng phải kỳ công và đam mê thực sự. Nhiều người đến với chim cảnh nhưng để theo đuổi bền bỉ với thú vui này thì cần cả một chặng đường dài.

Chăm sóc chim chào mào tham gia thi đấu đòi hỏi phải kỳ công và đam mê thực sự.

Tại Đồng Hới, nhiều CLB chim chào mào ra đời để tạo sân chơi cho những người cùng chung sở thích. CLB chim chào mào Nam Lý là một trong những CLB ra đời sớm và hoạt động sôi nổi nhất. Anh Nguyễn Văn Chính, chủ nhiệm CLB cho hay, không mất quá nhiều công sức để chăm sóc một chú chim chào mào nhưng để có thể đem ra thi thố thì cần nhiều thời gian và sự kiên trì. Từ việc cho ăn như thế nào cho hợp lý, đến việc tắm, thuần và luyện tiếng hót đều đòi hỏi sự kiên trì và công phu. Nếu người chơi không đam mê thực sự thì không thể theo đuổi thú chơi này dài lâu. Sự tốn kém trong thú chơi chào mào không chỉ nằm ở các công đoạn chăm sóc mà ở giá cả mua chim và lồng chim. Những chú chim tham gia thi đấu thường có giá khá đắt đỏ, từ vài triệu đến vài chục triệu đồng. Vậy nên, để có thể tham gia vào các sàn đấu này, người chơi cũng phải đầu tư nhiều về công sức và tiền bạc.

Quán cà phê Tôi yêu Việt Nam trên đường Võ Thị Sáu (Đồng Hới) là điểm hẹn thường xuyên của những thành viên các CLB chim chào mào trên địa bàn thành phố. Mỗi sáng, họ thường mang các lồng chim của mình đến để chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc và luyện hót. Như một thói quen, mọi người đến đây chỉ việc lặng lẽ treo lồng chim của mình lên. Chọn một chỗ ngồi hợp lý rồi cùng nhìn ngắm, lắng nghe những chú chim cất tiếng hót. “Không phân biệt nghề nghiệp, tuổi tác, họ đều có chung một sở thích và đam mê với chim cảnh. Chúng tôi thường tổ chức thi đấu vào dịp cuối tuần để anh em trong CLB được thử sức và bắt đầu cho những giải đấu lớn hơn. Những cuộc thi như thế này không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ thành viên CLB mà tất cả những ai đam mê chim cảnh ở khắp nơi đều có thể tham gia. Sau những cuộc thi như thế này, những chú chim nổi bật thường được những người “chịu chơi” trả giá vài chục triệu, có khi đến cả trăm triệu đồng”, anh Chính cho biết thêm.

Các cuộc thi tiếng hót chim chào mào mở rộng được tổ chức thường xuyên và trở thành sân đấu của những người đam mê chim chào mào ở khắp các CLB trong cả nước. Mỗi cuộc đấu thường có hàng trăm lồng chim tham gia. Phần thưởng được trích từ chính lệ phí tham gia thi đấu và thường bằng các hiện vật có giá trị. Đây cũng chính là điểm hấp dẫn của những cuộc thi thú vị này. Thể lệ của các cuộc thi tiếng hót chim chào mào không hề đơn giản. Những chú chim đem ra tranh tài phải bảo đảm nhiều tiêu chí và sẽ bị loại dần nếu phạm vào các lỗi cơ bản, như: lộn 360 độ, xỉa lông, ra giọng mái nhiều lần, cắn chân, cắn cánh, cắn đuôi… Mười lồng chim cuối cùng sẽ được đưa vào xếp giải. Những năm gần đây, thành viên các CLB chim chào mào ở Đồng Hới bắt đầu tham gia các giải đấu lớn hơn ở các sân đấu trên toàn quốc. Theo anh Chính, đôi khi phần thưởng tại các cuộc thi này không thấm gì so với công sức, tiền bạc bỏ ra nhưng vì đam mê và mong muốn được thử sức, được gặp gỡ với những người cùng chung sở thích nên dù ở đâu, các sân đấu này cũng đều rất đông đúc.

Và có lẽ, đam mê và thú vui đặc biệt này cũng xuất phát từ những mong muốn được tìm kiếm sự yên bình giữa những tập nập và náo nhiệt của phố thị bằng chính những thanh âm trong trẻo kia.

Diệu Hương