Vào Lửa Cho Chào Mào Mới Xong Lông / Top 12 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Raffles.edu.vn

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Chăm Sóc Chào Mào Thay Lông Xong Vẫn Giữ Lửa

Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc chào mào thay lông xong vẫn giữ lửa

Thời gian chào mào thay lông thường không cố định. Đối với chim ngoài thiên nhiên thì chào mào thường thay lông vào khoảng tháng 8 – 11 dương lịch và thay 1 lần trong năm. Với những chim nuôi nhốt thời gian thay lông có thể rơi vào tháng 1 hoặc tháng 2 dương lịch. Nguyên nhân này thường do thay đổi cám, thời tiết, môi trường sống. Quá trình thay lông của chào mào kéo dài trung bình từ 60 – 80 ngày.

Dưỡng chất cần thiết là thứ cần rất quan trọng trong quá trình thay lông của chào mào. Thức ăn cho chào mào thay lông phải có tính mát, chứa nhiều trái cây và khoáng chất để bổ xung cho quá trình thay lông. Các nghệ nhân cần chú ý là không cho chào mào ăn cám lên lửa. Trong cám lửa có hàm lượng đạm cao, gây nóng không tốt cho chim và sẽ gây hỏng lông của chúng.

Một số loại cám dưỡng thay lông dành cho chào mào trên thị trường được đánh giá cao có thể sử dụng như cám Thắng Mẹo, Hiển Bảo Khánh, Nam Đà Nẵng,.. Chào mào thay lông nếu không cung cấp đủ dưỡng chất sẽ khiến màu dỏ trên má (má đỏ) và màu đỏ ở đuôi nhạt dần và chuyển thành màu cam. Kinh nghiệm nuôi chim của các nghệ nhân cho thấy, trong quá trình chim đang thay lông, nếu sử dụng các loại cám dưỡng tốt sẽ giúp giữ được màu lông nguyên thủy của chim, lông sẽ mượt và óng như khi mới ở rừng về.

Trong quá trình thay lông, chào mào tiêu tốn rất nhiều năng lượng và dưỡng chất, vì vậy các nghệ nhân cần phải cung cấp đồ tươi có chứa nhiều đạm và can xi cho chào mào. Có thể sử dụng cào cào non, châu chấu non, hoặc trứng kiến, những thức ăn này có tính mát. Tuyệt đối không sử dụng sâu gạo làm thức ăn cho chào mào khi thay lông vì gây nóng và làm xoắn lông.

Chế độ vệ sinh, phơi phóng dành cho chào mào thay lông

Để chào mào có một bộ lông đẹp thì việc nghỉ ngơi và tắm táp là rất quan trọng. Đa số chim chào mào đang thay lông không chịu tắm. Tuy nhiên Nghệ nhân vẫn cần có một chế độ và tắm táp cho chim một cách hợp lý. Cho chim tắm nắng, tắm nước 2-3 ngày/1 lần.

Tắm nước giúp cho lông cũ rụng nhanh. Và giúp cho lông ống nhanh ra hơn. Tắm nắng thì nên hạn chế, vì nắng làm cho bộ lông mới còn yếu sẽ bị khô. Tuy nhiên trong ánh nắng mặt trời có chứa Vitamin D sẽ giúp bộ lông chim phát triển nhanh hơn. Nếu cho tắm thì nên phơi khoảng 15 phút vào lúc mặt trời mới lên.

Trong quá trình chào mào thay lông, phải giữ ổn định về điều kiện sống, không đổi lồng, chuyển vùng. Đối với chim bổi thì không sao, nhưng với chim có 1-2 mùa có thể làm dừng quá trình thay lông. Rồi 1 – 2 tháng sau lại bắt đầu rụng lại làm thể trạng chú chim yếu đi và bộ lông không được đẹp.

Chú ý chim đang thay lông không mang chi đi dợt, và kè chim. Chim sẽ không có sức chơi, và do lông đuôi còn mới, chưa cứng kè chim sẽ làm cho lông đuôi bị xòe như cánh quạt. Nghỉ ngơi thì nghệ nhân cần có một lịch trình đầy đủ và hợp lý cho chim. Thời điểm tốt nhất cho chim đi ngủ là 6h tối chứ đừng cho chim ngủ trễ quá.

Để quá trình thay lông nhanh hơn, nghệ nhân có thể dùng đậu phộng rang xay nhuyễn trộn chung với cám cho chim ăn, cho ăn nhiều đu đủ. 2 ngày mở áo lồng 1 lần. Ngoài ra nên lấy vỏ cam, quýt để dưới đáy lồng. Vỏ quýt, cam bốc hơi lên làm nhiệt độ bên trong lồng cao hơn bên ngoài giúp chim thay lông nhanh hơn. Khi chim thay lông xong thì nghệ nhân bắt đầu phơi nắng, dợt dãi để chào mào lên lửa.

Cách Lên Lửa Cho Chim Họa Mi Xong Lông ( Cám Chim Đất Việt )

Về cơ bản để 1 chú Họa Mi đạt được yêu cầu của chủ nuôi thì nó phải là sự tổng hòa của nhiều yếu tố cơ bản như : Tố chất chim, Cách nuôi, môi trường nuôi, nguồn thức ăn, thời gian…

1.Giai đoạn xong Lông ( Vào lửa cho Họa Mi ) Với chim thuần.

Quan sát chim xem đã ôm lông – khô lông thực sự chưa – Phân khô để bắt đầu chế độ chăm sâu sắc hơn ( Phân tốt là ko được khô quắt quá và cũng ko ướt quá mà có độ ẩm mềm vừa phải ). Video tham khảo : https://youtu.be/jVJ8Yb5S1Pc

Chế độ ăn : Cám vẫn giữ nguyên chế độ ( Nếu bạn đang dùng Cám Đất Việt – Cám Họa Mi Đất Việt và thực tế thì cũng ko cần dùng nhiều mồi tươi. Quan điểm nếu chim điều bằng cám tốt sẽ ổn định hơn rất nhiều nếu điều bằng mồi tươi. Nếu bạn nuôi tốt đều tay trong quá trình thay lông thì chim sẽ không bị tụt lực nhiều để đến khi lông khô là chim tự động lên căng hót lại đều đều nên nuôi sẽ rất nhàn. Video thực tế : https://youtu.be/QLjFEcEpbKo

+ Tắm nắng sáng tùy vùng miền ( 7h-9h ) – lưu ý nắng nhẹ – Quan điểm nắng là lửa là năng lượng cần thiết để chim công lực tự nhiên )

+ Tắm nước vào buổi chiều ( sau 12h tùy điều kiện của ae ) tránh trưởng hợp tắm khô tắm cóng khi tham gia thi đấu vào khung giờ buổi sáng , tắm đều là điều hòa cơ thể chim sảng khoái tinh thần tốt chim khỏe mạnh hơn rất cần thiết ).

Chế độ ngủ : Từ 17h30 nên chùm kín áo đẻ chim ngủ nơi yên tĩnh. Ngủ qua đêm tĩnh là lúc dưỡng khí cho chim sung mãn hơn vào hôm sau và chim khỏe , lửa đều trong suốt chặng đường dài , lên lửa nhanh.

2. Tập hót bài cho chim ( Tập cho cả chim hót nhà & Chim hót giàn ) :

Lúc này chim khô lông hẳn các bạn luyện hót ở nhà bằng cách : Đặt chim dưới đất và Ốp mi mái lúc này ( Chủ chim tập gọi mồm ” bập bập – huýt sáo ” và bật tiếng chim ( tiểu mi, sơn ca, khướu, chòe… ) để chim hót bài. Lưu ý : không nên sùy mái để chim hót gắt hoặc bật tiếng chim đấu quá sung làm chim ngợp hoảng khi mới khô lông. Video thực tế : https://youtu.be/3yevZ_tJDuk

Hoặc vào buổi sáng bạn hãy tìm 1 không gian yên tĩnh ( thực tế hiệu quả nếu ở cái khu đất trống, cánh đồng, sườn đê, khu đô thị rộng vào buổi sáng… là không gian lý tưởng để chim hót ), bung áo lồng treo chim lên cây để chim hót 1 mình và các bạn có thể mở thêm tiếng chim tiểu mi, chòe than, chòe lửa, khướu … để chim hót đấu lại .

+ Video thực tế : https://youtu.be/BcJ0mTUJmSs

+ Video thực tiếng gọi : https://youtu.be/AZr1x-4b4lY

Sau khi bung áo tập hót xong chim sẽ nhạt điện dần đi, và nhảy, bạn hãy che 2/3 áo lồng lại và treo hoặc đặt nơi yên tĩnh tại nhà chim sẽ chơi nhẹ lai dai trong đó. Với họa mi nếu mở áo lồng cả ngày dễ có hiện tượng tượng nhảy nhiều mất lửa ( trừ 1 số con cá biệt rất lũa thuần chim và ở môi trường lý tưởng ). Video thực tê : https://youtu.be/iAckgPE7RGM

Lưu ý : Cách 2- 3 vài ngày chúng ta tập luyện hót 1 lần ( Không nên ngày nào cũng tập – Bởi phải để thời gian cho chim tự hót tập bài ).

Bạn cảm thấy sau nhiều lần tập luyện thấy chim bạn đã khô hẳn lông hót có bài bản và chim tự tin treo lên chim tự tin hót 1 mình là tốt. Thời gian tập tăng dần mỗi ngày. Sau đó về các bạn lại che 2/3 áo lồng treo yên tĩnh 1 chỗ chim hót lai dai ở nhà các bạn . Về cơ bản bước đầu khi mới thay lông như vậy là tạm ổn . Video tham khảo : https://youtu.be/dcSf97HvcuQ

+ Và sau mỗi lần tập luyện chủ chim hãy cho chúng ăn 1 con mồi tươi ( dế, cào cào, hoặc sâu … ) đây là phần thưởng tâm lý cho chim rất quan trọng

. Lưu ý: Không cần phải ngày nào cũng tập luyện hót như vậy và ko nên như vậy mà hãy xen kẽ để cho chim có những ngày nghỉ. Khi có lửa chim sẽ dần thành thói quen bung áo lồng là hót, hoặc tự hót vào mỗi sáng, hoặc chủ chim bập mồm huýt sáo là hót . Và nuôi hót nhà thì nuôi kèm mái cũng tốt – là công cụ hỗ trợ giữ thung cho trống luôn căng .

Vậy là các bạn cứ nuôi thong thả đều đều là chim có lửa đều ổn định.

3. Chế độ nuôi mi hót đấu giàn

Không nên thay đổi lồng nuôi nhiều ( Có những chú chim khó tính lũa lồng nếu thay lồng chim có thể giảm nhiệt chơi ).

Giữ nguyên chế độ cám ( Nếu đang sử dụng Cám Mi Đất Việt – Cám Đất Việt ổn định quanh năm ). Video thực tế : https://youtu.be/2m9zsZIkfu4

Nếu lần đâu đi dãi giàn có thể đặt dưới đất hoặc treo cao ở xa để chim làm quen áp lực, hoặc bạn cũng có thể mang con mái đi theo để ốp trước khi treo giàn trấn tĩnh tinh thần. sau 1-2 lần chim có thái độ đấu tốt hãy cho chim vào đúng cự ly đấu giàn để tập luyện.

Chế độ giãi giàn : thực tế từ 5-7 ngày 1 lần và mỗi lần tăng dần thời gian đấu giàn để chim làm quen áp lực thi đấu.( Ví dụ lần đầu 30p, lần sau 1h, lần tiếp 2h, … Tuyệt đối thời gian giãi dàn nên ổn định dài , không thay đổi thất thường để chim quen nhịp đấu 2h-3h đồng hồ … ). Video Chung kết thi họa mi thực tế : https://youtu.be/3-F635fLMs0

Thay đổi các điểm giàn dãi và vị trí treo lồng dãi đấu để chim thích nghi mọi địa bàn thi đấu và tránh việc chim ” bắt mặt ” con trống bên cạnh dễ xảy ra hiện tượng sục đánh.

Thực tế nếu mi trống đã có lửa – đã tương đối căng chúng ta nên nuôi độc thung ( 1 mình 1 nhà ) để chim có nết chơi tốt hơn – góp phần hạn chế đấu sục. Nếu dùng mái nhiều chim trống căng nhưng ” căng sổi ” độ bền chơi ko cao – khó có thành tích,( Nếu có dùng mái thì 1 tháng /1 lần – hoặc chỉ trước khi đi thi đấu hãy ốp mái 1 chút hoặc để mái ngủ cạnh lồng qua đêm. Điều này phụ thuộc đặc điểm cá tính từng con mà chủ nuôi cần quan sát đánh giá để đưa ra phương pháp tối ưu cho chim của mình. Video thực tế : https://youtu.be/EqiwY7g95Gs

Luôn che áo lồng 2/3 kể cả chim đã thuần, tránh nhảy nhiều hoảng loạn , ko tĩnh chim sẽ ko thể lên điện đều được. Tuy nhiên lưu ý : Không dùng biện pháp che áo tối ủ áo để chim căng lên lửa – đây chỉ là giải pháp tạm thời căng sổi ko ổn định. Nếu có địa bàn tốt vẫn che áo lồng nhưng mở rộng áo chút hoặc áo lồng có độ dày vừa phải có màu cân bằng ánh sáng tốt thì tốt nhất ( ví dụ màu đỏ, hoặc áo 3 khoang cũng là gợi ý hợp lý … ). Video thực tế : https://youtu.be/-2j28mLUkZo

Có thể tập lực bằng lồng chạy đất hàng tuần : Video thực tế : https://youtu.be/uPpXLXGM97w

Thực tế nếu nuôi chim hót thi đấu thì ko nên để chim hót lai dai cả ngày như vậy chim sẽ ko chơi nhiệt khi đến ngày dượt đấu và thực tế có những chú chim thi giải ở nhà ít hót nhưng khi ra giàn lại hót rất bài bản và bệt cầu . Video mi của Cám Đất Việt : https://youtu.be/s3esEV9MpJM

XEM THÊM TẠI :

+ Kênh youtube ” Cám Chim Đất Việt ” : https://www.youtube.com/channel/UC3qlSJKr_YUb_-jlCICfZVg?view_as=subscriber

+ Website : http://chimcanhdatviet.com/

+ Facebook : Cám Chim Đất Việt : https://www.facebook.com/hoangthithuyduong1989

+ Fanpage 1 : https://www.facebook.com/camchimvietnam/?modal=admin_todo_tour

+ Fanpage 2 : https://www.facebook.com/datvietcam/?modal=admin_todo_tour

Địa Chỉ : DĐ 0908070555 / 0944114410 – Ngõ 274/29/7 Định Công – Hoàng Mai – Hà Nội .

Hạ Lửa Cho Chào Mào

Nuôi chào mào căng lửa đã khó, và khi chim căng lửa quá thì cũng không tốt cho chim. Chim căng lửa quá thường tự cắn lông cánh, lông đuôi, chân. Và chim nhảy điên loạn khi gặp chú chim khác hoặc nghe tiếng hót của con khác.

Dấu hiệu chào mào quá căng lửa

Chim tự cắn vào lông cánh làm hư lông, xơ lông hoặc cắn vào chân vào đuôi làm đuôi bị toe. Mỗi lần kè chim hay nghe tiếng con chim khác hót thì chim nhảy rất mạnh, bu lồng đòi cắn. Cũng có nhiều con căng lửa quá tự cắn vào bố lồng, vỏ trái chuối khô trong lồng.

Ở bài này mình xin hướng dẫn cách hạ lửa cho chào mào do chim quá căng lửa mà cắn cánh. Nếu chim cắn cánh, rỉa lông, cắn đuôi không phải do căng lửa thì vào đây tham khảo bài này : chào mào phá đuôi . Việc hạ lửa cho chào mào là cần thiết nếu không làm chú chim sẽ hư bộ lông, nhảy nhiều cắn nhiều quá sẽ đuối sức. Thậm chí hỏng luôn cả chú chim.

Cách hạ lửa cho chào mào

Đối với chào mào lúc căng lửa là do chim đang đạt thời kỳ sung mãn nhất và trong người luôn nóng. Để hạ lửa chào mào hiệu quả thì cần phải cho chim tắm thường xuyên, hạn chế các loại cám nóng, chim căng lửa thường ăn cám số 2, các bạn trộn cám số 1 và số 2 theo tỉ lệ 50/50 nhằm hạn chế chất nóng và kích thích.

Cho chim ăn trái cây hàng ngày, ăn các loại trái cây có tính mát như cam, cà chua, đu đủ, thanh long, dưa hấu. Sẽ giúp chim hạ lửa, nhưng vẫn còn phong độ và không mất lửa hẳn.

Tuyển cho em nó 1 chú chào mào mái em nó sẽ hạn chế cắn cánh, đuôi.Vì em nó lo ve vãn con mái không còn thời gian để tự làm mình đau nữa đâu.

Hạ lửa cho chào mào bằng cách mang em nó tới địa điểm dợt chim thường xuyên ngày 1 lần, hoặc có thể gửi nhà nào có nuôi nhiều chim. Khoảng 3 ngày do chim chơi nhiều sẽ xuống sức và sẽ hạ lửa.

Cách tiếp theo là chim sau khi tắm xong thì mang trùm áo lồng lại và treo ở nơi yên tĩnh và không nghe những chú chim khác. Nên trùm áo lồng vừa đủ ánh sáng vào để chim thấy đường mà ăn. Cách này khoảng 5 ngày là thấy biểu hiện rõ rệt.

Cách cuối cùng để hạ lửa cho chào mào là cho vào lồng tập lực, một bên để thức ăn,một bên để nước để chim bay qua lại. Chim tập lực nhiều sẽ đuối sức và không còn tự cắn lông cánh hay đuôi nữa.

Hi vọng các cách trên sẽ giúp được bạn trong việc hạ lửa cho chim do chim chào mào tự cắn cánh, cắn đuôi. Chúc vui vẻ.

Nguyên Nhân Chăm Chim Chào Mào Khó Vào Lửa?

Có nhiều nguyên nhân khiến cho việc chăm hoặc kích chào mào rất khó vào lửa, có những chú chim chăm lửa rất nhanh, có những chú thì chăm hoài không thấy củi lửa đâu hết. Mình xin liệt kê ra những nguyên nhân lớn & nhỏ nhằm giúp anh em mới chơi có thêm kiến thức nhằm kích chào mào nhanh căng lửa hơn.

Chim Chào mào không có “tố chất”Đã chơi chim Chào mào hót đấu thì thường anh em sẽ chọn cho mình một chú chim chào mào tốt chất. Nhưng những anh em mới bắt đầu chơi chim, chưa đủ trải nghiệm cũng nhưng kiến thức dẫn tới việc mua trúng những chú chim kém tốt chất, không máu lửa, dữ chim…dẫn đến việc chăm lửa cũng rất khó lên.

Chào mào bị “lông 2 lớp”Lông hai lớp là sao? Là khi chú chim đang thay lông rồi ngưng không thay nữa trong 1 – 2 tuần, nhiều người tưởng chim đã thay lông xong nên tắm nắng nhiều, kè chim cho đấu, đi cafe dợt các kiểu…dẫn đến chim Chào mào ngừng luôn quá trình thay lông. Khi đó vừa có lông cũ và cả lông mới, chú chim sẽ thường hay rỉa lông, xù lông…dẫn đến việc chăm kích lửa cũng rất khó, lúc có lúc không, không bao giờ đạt được đỉnh lửa.

Chăm chào mào không “đều tay”Khi Chào mào thay lông xong hoàn chỉnh, và anh em bắt đầu quá trình chăm lửa cho chim, nếu việc chăm lửa không đều tay, bữa chăm kỹ, bữa không chăm…thì làm cho chim lên lửa rất khó. Khi chim đang trong giai đoạn chăm lửa thì anh em nên có đầy đủ các yếu tố cốt lõi sau:– tắm nắng sáng hoặc chiều, hoặc được cả 2 thì quá tốt– tập lực / thả lực cho Chào mào– Mồi tươi thì Cào cào là chính, dế (hạn chế), sâu quy (hạn chế)– Cám dưỡng hoặc cám kích tuỳ vào mỗi chú chim. Nếu anh em chăm đều tay từ trước thì chỉ cần duy trì cám dưỡng (cám số 1) chi cũng sẽ căng lửa, còn muốn nhanh hơn thì phải dùng cám kích (cám số 2). Mà việc cùng cám số 2 phải theo lộ trình giúp chú chim quen dần chứ không sẽ làm ảnh hưởng đến đường tiêu hoá của chim.– trái cây thì không thể thiếu, anh em cho ăn chính là chuối sứ mới chín tới, nếu có táo (bơm Mỹ) thêm vào càng tốt

Chim lông dày khó vào lửa hơn chim mỏng lôngAnh em chơi chim chào mào chắc cũng nghe tiêu chí chọn chim “mỏng lông” hoặc “lông mỏng” rồi phải không? Ai cũng thích chọn con long mỏng vì nhiều yếu tố trong đó có việc dễ chăm lửa. Đúng vậy anh em ạ, những con lông dày thì chăm ôm lông đã khó, vào lửa cũng sẽ khó hơn, đi thi đấu đôi thi xù lông, xỉa lông các kiểu…đó cũng là lý do vì sao mọi người hay tránh né mấy em dày lông.

Vào Cám Cho Chào Mào Khi Chuyển Vùng

Các loại chim cảnh đặc biệt là chào mào khi chuyển vùng, hoặc đổi cám thường làm cho chào mào mất lửa, chào mào thay lông. Nguyên nhân do chim bị sốc cám. Do thay đổi đột ngột khí hậu,nước,thức ăn.

Để tránh được các nguyên nhân đó, thì chúng ta cần có chế độ chăm sóc tốt và cách vào cám cho chào mào hợp lý.

Đổi cám cho chào mào : Thường là đổi từ người này qua người khác nên chúng ta không biết người ta cho ăn cám gì, hoặc không muốn cho chim ăn cám đó. Để vào cám cho chào mào tránh bị rớt lông thì anh em làm theo 2 cách sau đây.

+ Cách 1 : Lấy hết cám ra, không cho chim ăn cám,chỉ cho ăn chuối. Anh em cho chim ăn chuối 3 ngày liên tục ( yên tâm không sợ chim chết đâu,mình cho ăn cả tuần cũng không sao). Ăn chuối nhằm giúp chim đào thải các chất của cám cũ trong ruột ra. Sau 3 ngày ăn chuối thì cho cám mới vào.

+ Cách 2 : Khi anh em mua chim hoặc chuyển chim từ vùng này đến vùng khác. Xin người ta 1 ít cám cũ. Rồi về trộn theo tỉ lệ như sau. Lần đầu tiên cho vào cóng 2/3 cám cũ + 1/3 cám mới (cám chuẩn bị đổi). Sau khi chim ăn hết cám thì cho 1/2 cám cũ + 1/2 cám mới. Hết cám tiếp thì cho 2/3 cám mới + 1/3 cám cũ. Và cuối cùng làcCho hết cám mới vào cám. Làm vậy để chim quen dần với cám mới và tránh rụng lông.

Hoặc anh em muốn chắc chắn hơn thì thì kết hợp 2 cách trên, đảm bảo 100% chim không rớt lông.

Đối với chào mào chuyển vùng : Anh em cũng làm theo 2 cách trên.Đồng thời xin 1 ít nước ở ngoài đó mang vào cho chim uống, Nếu không mang nước thì cho uống nước lọc pha 1 ít mật ong cho chim uống 3 ngày rồi chuyển qua nước bình thường.

Cần thường xuyên bổ sung mồi tươi như cào cào, trứng kiến…Để chim ăn thêm, tránh làm chim mất sức do không ăn cám.

Một ít kinh nghiệm nhỏ chia sẻ với anh em, hi vọng sẽ giúp được phần nào. Cảm ơn.