Trị Chào Mào Ngoái Cổ / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Nguyên Nhân Và Cách Trị Chào Mào Ngoái Cổ Hiệu Quả 100%

Hiện tượng Chào mào ngoái cổ là gì?

Sở hữu một chú chim đẹp, khỏe mạnh là điều mà bất kỳ người chơi chim nào cũng đều mong muốn. Chính vì thế, nếu chẳng may chú chim yêu thích bị mắc một tật hoặc lỗi nào đó, chắc hẳn đây sẽ là nỗi phiền muộn của rất nhiều người. Vậy hiện tượng chào mào ngoái cổ thực chất là gì?

Chào mào ngoái cổ tuy vô hại sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ và làm giảm giá trị của chú chim. Dựa vào đặc điểm hình thái, có thể phân hiện tượng chào mào ngoái cổ thành hai loại sau đây:

Chào mào ngoái ngửa

Ngoái ngửa là hành động khi chào mào bu trên nan lồng ( thường ở khu vực gần nóc ), chúng sẽ ngước đầu về phía sau tìm đường đáp xuống thay vì đáp qua phải hoặc trái. Hoặc khi đứng trên cầu thì chào mào bị tật sẽ nhìn lên nóc lồng, ngước đầu về sau hoặc có khi quay đầu tứ tung trước khi chuyền cầu khác.

Chào mào ngoái lộn

Ngoái lộn được đánh giá là triệu chứng nghiêm trọng hơn ở chào mào nếu tật ngoái ngửa không được điều trị. Nếu chú chim chào mào mắc tật ngoái lộn, bạn có thấy sau khi ngoái cổ mạnh về phía sau, thay vì chuyền cành như thông thường, chúng sẽ lộn người một vòng rồi mới tiếp đất. Hành động này của chào mào cũng tương tự như khi vận động viên thể dục dụng cụ nhảy santo vậy.

Nguyên nhân và cách trị hiện tượng chào mào ngoái cổ

Để có thể áp dụng cách trị chào mào ngoái cổ sao cho đúng, chúng ta phải tìm hiểu thật kỹ nguyên nhân vì sao lại có hiện tượng ngoái cổ này ở chào mào. Theo tìm hiểu của chúng tôi những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng chào mào ngoái cổ bao gồm:

Chào mào bị hoảng loạn

Tuy được đánh giá là một loài chim cảnh dễ nuôi. Tuy nhiên nếu bị chuyển môi trường sống đột ngột chắc chắn sẽ gây ra sự hoảng loạn rất lớn đối với chim Chào mào. Chính vì thế, những chú chim mới nuôi này thường có xu hướng đâm đầu vào vách lồng hoặc ngửa cổ tứ tung để tìm lối thoát. Nếu không can thiệp đúng cách, lâu ngày sẽ dần hình thành nên tật ngửa cổ.

Hướng điều trị: Nguyên nhân này thường gặp nhất ở những chú chim bổi, tức là loại chim chào mào đã trưởng thành được bắt từ thiên nhiên hoang dã. Tuy chúng rất khỏe nhưng lại rất nhát người, dễ bị hoảng loạn. Do đó, đòi hỏi người nuôi phải có kinh nghiệm gọt bổi đúng cách.

Cụ thể là khi đem một chú chim bổi về, bạn không nên để ở lồng ở chỗ đông người, tháo áo lồng từ từ. Đặc biệt nên chọn nuôi chim bổi trong lồng lớn, không được quấn băng keo lên đầu lồng. Treo lồng cần chú ý không được quá cao hoặc quá thấp. Bên cạnh đó, cần có chế độ dinh dưỡng tốt (mồi ngon, hoa quả tươi) để chào mào thích nghi dần cuộc sống nuôi nhốt và quen với sự xuất hiện của người.

Chọn lồng nuôi không đúng cách

Tật ngoái cổ không chỉ xuất hiện ở chim chào mào bổi mà còn ở những chú chim mồi đã quen môi trường nuôi nhốt. Tuy không nhát người, nhưng đặc tính của chim chào mào lại khá nhạy cảm với môi trường xung quanh. Khi có bất kỳ sự thay đổi nào, chúng thường hay đảo đầu quan sát, thăm dò rất lâu. Do đó, rất nhiều người cho biết sau một thời gian đổi sang lồng nuôi mới, chim chào mào của họ bỗng dưng lại mắc tật ngoái ngửa cổ là vì thế.

Một số lỗi thường gặp khi chọn lồng mới cho chim bao gồm: lồng quá hẹp, nóc quá cong, cầu để gần sát nóc, thay đổi lồng đột ngột,…Do đó cách trị chào mào ngoái cổ trong trường hợp này chính là đổi lồng và cầu cho chim. Tốt nhất nên sử dụng loại cầu là cầu bán nguyệt vì sẽ giúp chim hạn chế bám vành, đu nóc và không ngước nhiều khi nhảy.

Đặt lồng chim dưới bóng đèn quá lâu

Một trong những sai lầm thường gặp của người ít kinh nghiệm chơi chim gây ra hiện tượng chào mào ngoái cổ đó là đặt lồng chim dưới ánh đèn vào lúc chiều tối. Bởi khi mặt trời lặn là lúc nên cho chào mào đi ngủ. Nếu đặt lồng dưới ánh sáng đèn sẽ làm thu hút sự chú ý của chào mào. Khiến chào mào có xu hướng ngửa cổ hướng lên trời.

Cách trị chào mào ngoái cổ trong trường hợp này khá đơn giản. Bạn chỉ cần sử dụng loại vải có màu tối sẫm như tím than, đen, nâu,…để trùm lồng lại. Hoặc tốt nhất nên treo lồng chim chào mào vào khu vực ít ánh sáng đèn điện vào lúc trời sập tối.

Cách Trị Ngoái Cho Chào Mào Hiệu Quả Và Thành Công 100%

Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ với anh em cách trị ngoái cho chào mào hiệu quả và thành công để anh em có thể áp dụng trị cho chú chim của mình

Chào mào bị ngoái, lộn mèo. Đây là những tật kinh niên nhất mà không ít anh em chơi chim chào mào mắc phải trong quá trình nuôi chào mào. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chim bu nóc và lộn mèo là do quá trình thuần chim chào mào thì chim bị tức và bức bách, như treo chim trên tường, lồng nhỏ, không gian hẹp. Lỗi này theo mình và các anh em nghệ nhân chơi chào mào lâu năm đánh giá thì rất khó chữa trị.

Mình cũng như tất cả các anh em đam mê chim chào mào, nếu chúng ta đang sở hữu một con chim có tố chất mà bị tật lỗi thì điều đầu tiên là nhìn nó trông rất khó chịu, thêm nữa là những con tật lỗi nặng thì chúng ta không thể đem chào mào chơi trường, vì khi ra trường sẽ ảnh hưởng đến những chú chim khác. Cho nên trong nội dung bài viết này mình sẽ hướng dẫn các anh em mới chơi chim chào mào cũng như các anh em chơi lâu năm phương pháp trị lỗi ngoái, ngước, bu nóc và lộn mèo của chào mào. Và nhân đây mình xin nói rõ luôn tật lỗi của chào mào về căn bản nó không hề có bất kỳ một tật lỗi nào cả. Chỉ là vì chúng ta trong quá trình nuôi dưỡng những chú chim yêu của mình vì không để ý nên thành ra lâu ngày tạo thành 1 cái nết cho con chim và bắt đầu từ đó con chim sinh tật. Không chỉ 1 tật lỗi mà rất nhiều tật lỗi nữa là đằng khác.

Thứ 1: chào mào ngoái phát sinh từ sự hoảng loạn, khi hoảng loạn nên chim bám vành lồng và nóc lồng tìm đường thoát thân nên mắt đảo đầu ngoái, lâu ngày sinh bệnh ngoái nặng ( thường rơi vào chim mộc )

Thứ 2 : Để dưới bóng đèn lâu ngày cũng sinh ngoái. Vì khi trời sẩm tối hay ban ngày ko có ánh sáng vào nhà mà nhà bật đèn thì theo bản năng chim sẽ nhìn vào ánh sáng. Lâu ngày sinh bệnh nặng

Thứ 3 : Thay đổi lồng đột ngột, từ tròn sang vuông và từ vuông sang tròn. Từ cao xuống thấp từ thấp lên cao. Vì khi ta thay đổi lồng tức là thay nhà mới, thay chỗ ở cho chim . nên có những con chim cũng cứ đảo đầu thăm dò, nhiều con chim cũng từ thế mà sinh ngoái

Thứ 4 : những con chim ko chịu sang lồng tắm, và mình ép sang lồng. Khi chim bị ép lồng thường bám vành bám nóc ( điều này khiến chủ chim khó chịu chỉ muốn thanh lý cái lũ chim lười tắm này )

Vậy khi ta nắm được nguyên nhân gây ngoái thì ta sẽ có cách phòng và chữa trị bệnh ngoái ở chào mào

Phòng bệnh ngoái cho chào mào

Thứ 1 : Đối với chim mộc ta ko nên mở tung áo lồng, không nên ép vào chỗ đông người quá, mà ta đậy nửa lồng bên trên hoặc hé mở rồi dần dần theo dõi con chim này như nào rồi mới mở dần áo theo thời gian. Khi áo lồng đã được mở ra dần thì cũng là lúc mình có thể cho chim chào mào mộc tiếp xúc nơi đông người, treo quá đầu người rồi thấp dần thấp dần. ( đó để giúp chim hạn chế hoảng loạng thích nghi dần dần, nên sẽ phòng được bệnh ngoái từ ban đầu.

Thứ 2 : Khi mặt trời lặn cũng là lúc cho chim đi ngủ, Khồn dùng áo lồng đỏ mỏng trên thị trường mà chúng ta dùng áo lồng tối mầu ( tím than , đen , nâu ) ánh đèn ko xuyên qua được. Đừng để mở áo lồng khi tối có ánh điện.

Thứ 3 : Khi thay lồng cho chim ( thay nhà mới ) ta nên theo dõi từng bước nhảy, từng cử chỉ hướng mắt của chim. Nếu chim thích nghi thì thôi còn nếu chim có vẻ cúp mào và có những bước nhảy thất thường mà qua 1 ngày vẫn tình trạng như vậy thì ta nên cho chim lại lồng cũ.

Thứ 5 : Nếu chim nuôi ở lồng tròn các bạn cho chim chơi loại cầu bán nguyệt . Bộ cầu bán nguyệt này cũng còn khá mới mẻ và xa lạ đối với đa số anh em chơi chào mào . Cầu bán nguyệt giúp chim hạn chế bám vành, đu nóc và không ngước nhiều khi nhẩy .

Chữa bệnh ngoái chào mào

Mình xin nói với cách chữa ngoái này chỉ tác dụng với những chú chim mới bị ngoái, Còn những chú chim ngoái từ lúc còn thơ lên, lâu năm bị tật thì mình xin nói trước là y học bó tay đập chết làm thịt hoặc phóng sinh cho nó nhanh.

Duy nhất chữa ngoái cho chim chào mào chỉ có cách thay đổi lồng + thay đổi cầu

Khi con chim mới bị ngoái thì bạn cho vào lồng ở trên mình vừa giới thiệu đảm bảo chim vừa vào lồng là ko còn hiện tượng .

Nhốt chim vào lồng đó tầm 2 tháng bạn chuyển sang lồng và tạo bộ cầu bán nguyệt cho chim

Cầu bán nguyệt cho lồng vuông như hình dưới

Còn đây là cầu bán nguyệt dành cho chim quen chơi lông tròn Vác

Các bạn làm theo mình nói sẽ chữa được chào mào ngoái cho chào mào.

Biên tập và tổng hợp từ internet

Cách Trị Bệnh Chào Mào Bị Sâu Lông, Xù Lông Rụt Cổ, Không Ôm Lông

Hướng dẫn cách trị bệnh chào mào bị sâu lông, xù lông rụt cổ, không ôm lông, không ra lông cánh đơn giản, hiệu quả nhất.

Để chăm sóc và nuôi dưỡng được một chú chào mào căng lửa, người chơi không những phải biết được đặc tính của chào mào, cách cho ăn, chế độ dinh dưỡng, cách thuần. Mà còn phải biết chủ động phòng ngừa và chữa trị những căn bệnh cho chúng. Một số bệnh thường gặp ở chào mào là: Chào mào bị sâu lông, bệnh bại chân, tiêu chảy… Trong chuyên mục bài viết hôm nay Yêu Chim chia sẻ tới bạn cách trị chào mào bị xù lông, sâu lông.

1. Biểu hiện bệnh sâu lông ở chim chào mào

Chào mào bị xù lông rụt cổ, rỉa cánh nhiều

Lông đuôi, lông cánh bị gãy, gấp, tua tủa, xoăn, xơ xác, gãy dễ rụng

Lông ngực, đầu, đầu rụng thành từng mảng, da tím tái, da bị đỏ

Chào mào không ra lông cánh trong thời gian dài

Khi có biểu hiện sâu lông ở chào mào bạn cần phải tìm cách chữa trị ngay

2. Nguyên nhân của bệnh sâu lông

Do chào mào ít được phơi nắng và tắm táp, trường hợp này là hay gặp nhất

Chim bị thiếu chất, chủ yếu là do thiếu canxi và vitamin. Hai chất này sẽ giúp cho bộ lông của chào mào phát triển khỏe mạnh và chắc khỏe. Bộ lông của chào mào có đẹp và chắc khỏe hay không là do cung cấp đủ hay thiếu vitamin C, D và E.

Hàm lượng gây nóng trong thức ăn lớn, nguyên nhân là do ăn quá nhiều kỳ tử, táo tàu, ớt và các chất kích lửa cho chim.

Cho chim ăn quá nhiều sâu quy cũng gây nên tình trạng lông bị xoắn, lông khô, hay chào mào không ôm lông …

Bệnh sâu lông ở chào mào có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

Có các loại ký sinh trùng sống dưới đáy lồng như mạt, rận… Bám vào thân chim khiến cho chúng ngứa ngáy, hay rỉa lông khiến lông bị xơ, gãy…

Lồng, thức ăn kém vệ sinh cũng gây nên tình trạng chào mào bị sâu lông… 3. Cách chữa trị chào mào bị sâu lông hiệu quả

Khi đã xác định chào mào bị sâu lông, khi mới chỉ bị ở đuôi bạn hãy hòa oxy già hòa với nước và tắm cho chào mào luôn. Liên tục cho chào mào ăn châu chấu và trái cây có nhiều vitamin C. Sau khi tắm xong bạn cho chào mào phơi nắng khoảng 30-60 phút. Nếu thời điểm chào mào bị sâu lông vào mùa hè bạn để chúng ngủ ngoài trời, treo lên cao để chúng có thể tắm sương vào buổi sáng.

Sau một thời gian nếu lông đuôi của chào mào lên được, lúc này bạn mới giăng màn che ngủ lên lồng, để chào mào ngủ không bị hoảng. Sau đó bạn dùng 1 cây kim đã tiệt trùng y tế tìm các lỗ chân lông của chào mào và chích vào. Nhớ là bước này bạn cần phải làm cẩn thận, không để chích quá sâu khiến cho chim bị chảy máu.

Thời gian chữa trị sẽ mất khoảng từ 1-2 mùa lông thì lông chim mới lên được, bên cạnh đó chế độ nuôi cũng cần được quan tâm. Bạn cần phải dành thời gian chăm chim thật tốt, cho ăn nhiều châu chấu vì lúc này sức khỏe của chim rất yếu.

Thường xuyên dùng thuốc bột Solamid 10g pha với nước theo chỉ dẫn để tắm cho chào mào, bổ sung thức ăn nhóm B cho chim. Sau mỗi lần tắm xong, bạn phun lên lông chim một lớp vodka. Có thể sử dụng bình xịt hoặc phun bằng miệng, yên tâm là rượu không có tác dụng phụ với chim. Khoảng một tuần bạn sẽ thấy hiệu quả.

Áp dụng hiệu quả cách điều trị thì bệnh sâu lông ở chào mào sẽ cải thiện đáng kể

3. Chế độ dinh dưỡng cho chim

Trong quá trình chữa trị chào mào thay lông, bạn cần phải đặc biệt quan tâm tới chế độ dinh dưỡng của chim. Loại thức ăn rất tốt cho chim lúc này là cào cào khô xay nhỏ. Bạn có thể trộn thêm vào các loại cám ăn hằng ngày của chim, như vậy sẽ giúp chim có thêm sức đề kháng để chống lại bệnh tật. Ngoài ra, bổ sung thêm nhiều vitamin từ hoa quả tươi, rau xanh.

Chào mào bị sâu lông cơ thể rất yếu nên bạn cần quan tâm tới chế độ dinh dưỡng của chim

Chế độ tắm nắng và tắm mát cho chim cũng cần phải được quan tâm. Bạn nên thường xuyên cho chào mào tắm nắng để bổ sung vitamin D, giúp cho xương chắc khỏe. Tắm mát thì mùa hè khoảng 2,3 lần 1 tuần, còn mùa đông thì sẽ tắm vào những hôm trời ấm.

Phòng Và Trị Bệnh Cho Chim Chào Mào

Nhưng những người mới chơi thì thực sự gặp khó khăn, lúng túng khi chú Chào mào của mình bị một bệnh gì đó, phần lớn gặp ở chim bổi và khi phát hiện ra bệnh thì đã quá nặng dẫn đến chim bị chết. Vì vậy, việc tích luỹ và học hỏi kinh nghiệm về cách chăm sóc và phòng trị bệnh cho chào mào là rất quan trọng.

Phòng và trị bệnh cho chim Chào mào

Có rất nhiều ý kiến chia sẻ của người nuôi chim khi chim Chào mào bị bệnh:

“Tôi có một chú chim chào mào, nó bị sưng và chảy nước mắt. Có cách nào trị bệnh này không, mọi người giúp tôi với.” Bạn Quỳnh chia sẻ“Mình có 1 chú chim chào mào sống lồng được 3 năm, độ 5 tháng nay thì tự nhiên chân trái bị yếu, vẫn di chuyển và hót bình thường nhưng không được nhanh nhẹn như trước. Mong mọi người ai có cách gì chữa trị được giúp tôi với.” – Anh Hoàng chia sẻ“Con chào mào nhà mình bị đi ỉa phân ướt là nó bị bệnh gì, có cách gì chữa trị được không?” Anh Phi chia sẻ“Mình có 1 chú chim chào mào được 4 5 năm lồng, mấy ngày hôm nay mình thấy chân nó yếu, mình bắt ra xem thì thấy sau đầu gối chân phải của nó bị sưng 1 cục, và cứ thấy nó mổ vào chỗ đó chảy cả máu, giờ nó không đi lại được cứ nhảy nhảy dưới lồng, mọi người biết nó bị làm sao và cách chữa được không ạ. Xin cám ơn.” – Anh Chung Nguyễn chia sẻ

Chia sẻ cách phòng trị bệnh cho chim chào mào từ Siêu thị lồng chim: “Hướng dẫn phòng và trị một số bệnh thường gặp cho chim”

1. Mùa xuân là mùa chim cảnh dễ bị nhiễm bệnh

Có nhiều loại chim do “nóng trong” nên phát bệnh. Nếu gặp trường hợp này, ta có thể hái mầm liễu (ngọn liễu non) cho các loại chim ăn ngũ cốc và ăn tạp ăn, hay bắt nhện cho chim ăn sâu ăn để “hạ hoả” cho chim. Cũng có thể giảm bớt khẩu phần thức ăn có mỡ và nhiều chất béo, đồng thời mỗi tuần cho chim uống một lần berberin (lấy 1/4 viên berberin tức khoảng 1g hoà với nước) cũng có thể làm cho chim đỡ nóng hơn.

Ngoài ra, vào mùa hè, ngoài việc chăm sóc vệ sinh chuồng, thức ăn, nước uống và chống muỗi cắn cho chim, chúng ta cũng nên thường xuyên cho các loại chim, chẳng hạn như chim ăn ngũ cốc ăn rau răng ngựa (hay còn gọi là cỏ sống đời), kê tươi và ngô tươi, cho chim ăn sâu, ăn nhện, dế, ve,.. Với cách này ta cũng có thể tăng cường được sức đề kháng cho chim.

2. Cách chữa viêm tuyến nhờn ở chim.

Phần dưới đuôi chim có 1 tuyến nhờn là nơi tiết ra chất dịch giúp chim làm mượt lông vũ. Tuyến này của chim bị thương, bị nhiễm trùng hay chim bị cảm nắng, cảm lạnh,… đều là những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tuyến nhờn ở chim. Những con chim mắc phải bệnh này thường tỏ ra mệt mỏi, lông vũ tả tơi, biếng ăn, tuyến nhờn đỏ tấy sưng mủ. Khi phát hiện thấy chim mắc bệnh, ta có thể chữa bằng cách sau :

– Dùng cồn iốt khử trùng tuyến nhờn.

– Dùng kim đã khử trùng đâm thủng tuyến nhờn, dùng tay bóp cho mủ ra hết (bóp khi nào thấy máu tươi là được).

– Bôi cồn iốt một lần nữa vào chỗ đau của chim.

Sau khi làm động tác trên, tránh nơi quá nóng hoặc quá lạnh, cho chim ăn có chất bổ, sau một thời gian chim sẽ khỏi bệnh.

3. Chữa các bệnh về chân cho chim.

Chim nuôi trong lồng chân thường dễ bị vật cứng nhọn cứa vào hoặc bị côn trùng cắn rồi nhiễm trùng, mưng mủ, sưng tấy, nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến hoại thư xương. Để ngăn chặn và phòng chống những bệnh này cho chim, ta nên thường xuyên khử trùng chuồng, đồng thời kiểm tra loại bỏ các vật cứng nhọn.

Nếu chẳng may chim bị mắc bệnh, chúng ta phải dùng dao sắc đã được khử trùng lấy mủ ra, tiếp đó dùng nước muối sinh lý (hay còn gọi là muối đẳng trương) hoặc dùng dung dịch thuốc tím 0.1% (pemăngganat kali) rửa sạch vết đau, sau cùng bôi cồn iốt và thuốc chống nhiễm trùng lên là được.

4. Diệt ký sinh trùng làm hại chim.

Ký sinh trùng làm hại chim thường rất nhỏ, chúng bám vào lông và da chim, ăn dần lông, da và thậm chí hút cả máu chim. Để đề phòng chống ký sinh trùng cho chim, việc quan trọng nhất là ta phải thường xuyên giữ cho lồng chim được sạch sẽ, khô ráo, đồng thời phát hiện sớm nếu chim bị ký sinh trùng xâm nhập hoặc có rận. Khi làm vệ sinh lồng chim, ta có thể nhúng lồng qua nước sôi già.

Đối với những chim bị ký sinh trùng, ta dùng nước pha với vài giọt dầu hoả (dầu tây) tắm cho chim, đồng thời dùng bột băng phiến 20% rắc vào lông chim (phải xoa nhẹ lông chim để bột thấm sâu phía trong). Làm như vậy ta có thể diệt được ký sinh trùng làm hại chim.

5. Phòng chống béo phì ở chim.

Chim nhốt trong lồng thời gian dài ít vận động lại ăn nhiều đồ ăn có mỡ, có nhiều chất đạm nên dễ dẫn đến chứng béo phì. Mắc chứng này, chim trở nên chậm chạp, không hay nhảy nhót, đột ngột chết do lâu ngày không vận động. Để tránh tính trạng trên, ta nên cho chim ăn một cách có khoa học. Đồng thời thường xuyên giúp chim vận động và cố gắng kéo dài thời gian hoạt động cho chim.

6.Chữa viêm dạ dày cho chim.

Chim ăn phải thức ăn để lâu ngày, hay uống nước bẩn đều có thể dẫn đến viêm dạ dày. Khi bị bệnh, lông chim tả tơi, thân hình gầy gò, thường tỏ ra ủ rũ, phân dính đặc có màu vàng trắng, mùi hôi. Nếu không chữa kịp thời chim sẽ chết. Bởi vậy để phòng cho chim khỏi bị viêm dạ dày, chúng ta phải thường xuyên chú ý giữ đồ ăn, thức uống của chim sạch sẽ.

Với những con chim bị bệnh cần nhốt chúng vào những nơi ấm áp ít gió, mỗi ngày cho uống 0.2 đến 1mg thuốc kiết lị hoà với nước đường. Cho chim uống liền trong 3 ngày. Ngoài ra, ta còn có thể cho vừa lượng bột than gỗ trộn vào thức ăn để bột than hút bớt chất độc trong dạ dày chim.

7. Chữa cảm và viêm phổi cho chim.

Khí hậu thay đổi đột ngột hoặc sau khi tắm xong phải gió lạnh, chim nuôi trong lồng rất dễ bị cảm, ta thường thấy chúng lông vũ tả tơi, thở khò khè, ăn yếu dần, nước mũi chảy ra, có lúc toàn thân run rẩy. Số lượng tử vong do bị cảm và viêm phổi ở chim thường rất cao. Ta có thể chữa cho chim theo cách sau:

– Kịp thời đưa chim vào nơi kín gió, ấm áp nhưng thoáng đoãng để tĩnh dưỡng.

– Dùng bông thấm với dầu thầu dầu lau nước mũi cho chim.

Hoà nước đường (đường trắng) cho chim uống, đồng thời mỗi ngày cho chim uống 2 lần 2-3 mg thuốc têtaxilin.

Phòng và trị bệnh cho chim Chào mào Con giống, Chim giống, Chim chào mào

Đăng bởi Mai Tâm

Tags: bệnh thường gặp ở chim chào mào, cách chăm sóc chim chào mào, chim chào mào bị bệnh, phòng trị bệnh cho chào mào, Phòng và trị bệnh cho chim Chào mào