Tố Chất Của Chào Mào Mồi / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Kinh Nghiệm Chọn Chào Mào Tố Chất &Amp; Chăm Lên Lửa Chào Mào

Video thực tế 1 : https://youtu.be/zZ7bwq2EZsw Video thực tế 2 : https://youtu.be/PrDIBtyVI24

Cách chọn chim chào mào tố chất

Mặt chim dữ, thần thái thể hiện ở đôi mắt – cầu mắt lồi khi nhìn trực diện. Kiểu mắt này dữ lì chim và đồng ngĩa với việc khó thuần.( Đặc biệt với những con mặt quỷ mỏ ngắn chơi hay mà khó thuần )

Chọn chim có tuổi rừng thường có bản lĩnh.

Cánh xệ năng xiết cách chém cánh nạt đối phương.

Mào: Gốc mào to dày, vuốt cao đều 2 bên từ gốc tới đỉnh chóp mào, Mào lân hay tê có thể nhìn đẹp nhưng chưa chắc đã bền chim và hay . Về cơ bản mào thẳng đinh ít cụp mào, thấy người cũng ít cụp mào, hoặc có cụ lại dựng ngay thực tế cho thấy tỷ lệ chim hay rất cao.

Mỏ: Nên chọn ngắn mỏng mỏ, thực tế cho thấy tốc độ mỏ mau tốt.

Hầu .: Hầu nở rộng, được hầu bò thì tốt nếu ko cũng ko quan trọng vì chủ yếu tốc độ hầu mỏ ra nhanh sẽ lợi thế hơn.

Yếm : Yếm cần nét, ko nhất thiết phải quá khít, nhưng nên cân đối,ko cần dài nhưng phải đậm để nhìn da dáng thủ lĩnh .

Bóng bộ : Nên chọn con ngược nở , dáng cao, đuôi cúp cầu, thân hình có thể ngũ trường hoặc ngũ đoản.

Chân: Chân thấp thì thường chơi kiểu rê cầu nhiều thì nên chơi lồng tròn cầu ngang. Loại chân cao thì nó hợp vuông đấu chạy cầu góc. Về cơ bản thì như vậy nhưng chủ nuôi thực tế quan sát đặc điểm ca biệt riêng theo nết con chim mà có cách sắp xếp phù hợp .

Mới về che nóc trùm kín 3- 7 ngày đầu, dùng áo lồng lỏng, kéo áo 4 mặt ban đầu với con chim nết sàng cầu, lồng vuông nan kép . Ko nên ép dạn quá sớm. Dễ sinh tật.

Vào cám : Cám bột trộn chuối chín chỉ sau 2-3 ngày là cám cứng thoải mái rồi.

Sau khi ăn cám tốt, nên mở rộng áo lồng, thường là lồng vuông che 3 mặt và mở 1 mặt .. Để nơi ít người . Ít chim hót căng hót đè. Để nó quen với lồng môi trường mới. Rồi tập tắm cho nó bằng cách phủ vải lên nóc lồng tắm và tắm.

Khoảng 1 tháng hoặc hơn tùy từng con, chim sẽ hót nhiều hơn và quen môi trường bắt đầu ra giọng đấu vơi các con bổi khác, lưu ý lúc này nếu thử thái độ thì Ko nên để chim chơi đến bỏ chạy hoặc xù cụp mào, mà đang lúc hăng nhất các bạn hãy tách chim ra và trùm kín lại để ra xa, cứ thế 3-7 ngày sau tập luyện tiếp với các con khác và dần dần nhiều hơn .

Chế độ ăn và dợt dãi xem tiếp phần 2.2

2.2. Với chim thuần :

Giai đoạn thay lông :

Tùy cơ địa con chim thay lông sớm hoặc muộn nhanh hoặc chậm , hãy để tự nhiên.

Mẹo tự nhiên : AE bỏ vỏ cam, bưởi vào đáy lồng, hoặc lá xoan ta ( xoan đắng ) chống giận mạt hỗ trợ thay lông…tắm xong lông còn hơi ẩm sẽ phủ áo lồng , treo yên tĩnh, tránh hót đấu, nuôi cách biệt

Trong kì thay lồng cần bổ sung đầy đủ chất để chim có bộ lông đẹp, bổ sung nhiều loại hoa quả đa dạng, ăn luân phiên trong tuần .

Lưu ý ko cần nhiều mồi tươi và ko nên mồi tươi chỉ chủ yếu các loại quả để chim dễ thay lông, nếu có chỉ bổ sung chút trứng kiến sẽ dễ thay lông ( Cà rốt hấp, cà chua, có thể thêm chút trứng kiến …) … ) , tắm đều đều, có lực để sau mùa thay lông lên lửa dễ hơn. Để cho chim thay lông đều và đẹp thay kĩ sạch lông.

Che áo lồng để chim thay lông : Nên che 4 mặt để nơi yên tĩnh. Nên dùng áo lồng vừa phải ko sáng quá ko tối quá.

Không thay đổi lồng trong quá trình thay lông.

Giữ giấc ngủ cho Chim ngủ nghỉ tĩnh là lúc chim có thời gian dưỡng thay lông tự nhiên tốt đều .

Tắm chiều ( Tắm xong ko phơi nắng gắt ). 1 tuần tắm 3 lần . Che áo lồng tối 60%, để nuôi nơi yên tĩnh, không nhòm ngó chim nhiều.

Vệ sinh lồng trại sạch sẽ tránh giận mạt cắn gãy lông máu, mủn lông , gãi rỉa

Ko đấu kè lúc thay lông .

Đặc biệt giai đoạn vào lửa ( Giai đoạn mới xong lông ) :

Quan điểm ” Nắng là lửa , điều hòa là nước ” – Giai đoạn cần Sức khỏe tốt và tâm lý ổn định.

+ Đảm bảo là chim đã khô và ôm lông thì hãy vào lửa hãy xiết nắng.

+ Không nên chùm áo lồng quá nhiều thời gian để lên lửa chim tối quá, chim dễ ngợp, nhanh căng dễ bị căng sổi, chơi không bền. Nếu có chùm hãy dùng áo lồng sáng màu.

+ Vừa thay lông xong chim sẽ béo , yếu do quá trình chăm khi thay lông. Do vậy chúng ta cần tập lực để để chim khỏe ( 1 tuần tập 2-3 lần ), có thể để trong lồng lực .

+ Tắm nắng sáng ( 7h-8h sáng ) . Quan điểm ” Nắng là Lửa “. Tăm đều mỗi ngày.

+ Nắng nước ( buổi trưa sau 12h và chiều ) để chim ko có thói quen tắm sáng khi đi thi. Để chim khô lông hãy kéo áo lồng. Tắm đều mỗi ngày.

+ Chăm đều tay cả quá trình : Trái cây ( Chuối , táo … 2 loại quả cơ bản xen kẽ hoặc các loại quả khác tùy điều kiện gia chủ hoặc vùng miền).

Không nên cho ăn Cam nhiều phân dễ loảng, nhiều quá mất lửa chim trong giai đoạn này.

+ Cám dùng loại ổn định hàm lượng dinh dưỡng ổn định ( Nếu dùng Cám Đất Việt thì vẫn dùng ổn định quanh năm luôn , Nếu dùng các loại cám số khác hãy xem hướng dẫn sử dụng qua các giai đoạn phù hợp ) .

+ Chế độ ngủ cực kì quan trọng từ 17h-17h30 phủ áo lồng cho chim ngủ nghỉ , tránh chuyển lồng, để nơi yên tĩnh. Yên tĩnh dưỡng khí để tạo lực tự nhiên tốt cho chim.

+ Nuôi ít tại không gian thoáng tránh trường hợp đè nhau, tránh các con chim có giọng đè.

+ Có thể nuôi kè mào mái để thúc lửa ( tuy nhiên nếu nuôi được độc thung độ đấu sẽ bền hơn ).

+ Tập dượt thường xuyên 1 tuần 1 lần tạo sự ức chế để chim nhanh căng lửa đấu.

+ Thời gian vào được lửa tùy vào tố chất và nhiều yếu tố khác

Nói chung: Tố chất chim + Cách nuôi + Cám tốt sẽ tạo dựng 1 chú chim bền bỉ chơi tốt. Về cơ bản là như vậy Cám Chim Đất Việt chia sẻ để ae đam mê tham khảo.

Thân ái chào các bạn !

Ảnh Cực Chất ‘Chúa Tể Bầu Trời’ Săn Mồi Ngoạn Mục

Những hình ảnh cực ấn tượng về cuộc săn mồi của ‘chúa tể bầu trời’, là những chú chim đại bàng, chim ưng… thống trị bầu trời khiến con người cảm thấy vô cùng choáng ngợp.

Thật không hổ danh “chúa tể bầu trời”, một chú đại bàng đuôi trắng thể hiện màn săn mồi đỉnh cao, giành giật cá từ một chú cáo ở Hokkaido, Nhật Bản.

Đại bàng túm cổ một con gấu mèo ở Florida, Mỹ vô cùng đơn giản, rất nhanh chóng nó đã có một bữa ăn ra trò.

Hình ảnh ấn tượng màn săn mồi của chim ưng biển túm lấy một chú cá vàng và cất cánh bay lên ở Toronto, Canada.

Đại bàng trắng ở Alaska, Mỹ “không chiến” siêu ấn tượng.

Tuy diệc tấn công vô cùng mạnh mẽ, nhưng đại bàng đâu phải kẻ dễ bị uy hiếp?

Cảnh ngoạn mục chim ưng biển bắt cá ở sông Onga, Kitakyushu, Nhật Bản.

Khoảnh khắc ấn tượng khác của chim ưng biển ở Kincraig, Scotland khi đang bắt 2 chú cá hồi cầu vồng.

Cận cảnh cuộc chiến giành con mồi của đại bàng vàng và đại bàng biển đuôi trắng ở Na Uy, khiến ai chứng kiến cũng vô cùng kinh ngạc.

Sếu đầu đỏ và đại bằng đuôi trắng ở Kushiro, Nhật Bản đối đầu không khoan nhượng.

Diều hâu cổ đen bắt cá ở Mato Grosso, Brazil.

Đại bàng cổ trắng và đại bàng vàng ở Na Uy gây gổ.

Chim mòng biển săn cá đầy ấn tượng giữa hồ Van ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Cuộc chiến của những con đại bàng đuôi trắng tại Vườn Quốc gia Kiskunság ở Hungary.

Đại bàng đuôi trắng bắt cá ở Lofoten, Na Uy.

Ngoạn mục cảnh chim ưng biển tóm gọn chú cá hồi cầu vồng ở vùng Cao nguyên Scotland.

Theo Kiến thức

Cách Chọn Chim Chào Mào Mồi .

Chào Mào mồi chuẩn cần hội tụ đủ 5 yếu tố sau:

để móc ra là chăm chỉ rao gọi leo lẻo, dù có nghe đáp lời hay không cũng cứ làm, đắt hàng hay ế ẩm, ra là rao gọi cho tới khi zìa, thương chưa …

để đủ sức mà siêng, giọng đủ lớn, đủ vang để gây chú ý. Rao ra rả mà không bị hụt hơi. Có thể nhảy nhót ra cánh cả ngày không xù, đủ sức chinh chiến ít nhất 3 ngày liên tục – ra rừng là chơi. Khi muốn cố thể hiện nếu chim về vào cuối giờ thì chơi sào cuối chiều cũng như sào đầu sáng, thương chưa …

chơi đều đặn, bền bỉ, dẻo dai – không ẻo lả thời tiết, dù có hơi íu trong mình cũng không ảnh hưởng chi; zời nắng đẹp cũng như âm u – cứ đều đều, rền rền mần lo công chuyện – thương chưa …

4 – Lỳ: Lạnh lùng như sát thủ, lỳ lợm như đô vật Hà Tây -mặc cho chim trời bu cắn, mặc cho nan lồng mài miết, không biết thối chí là chi; mặc cho chim rừng hù dọa đe nẹt, mặc cho con mái cổ vũ quân kia – riêng ta lạnh lùng dụ khị, thương chưa …

Đối với mình đây là điều kiện quan trọng nhất. Bình tĩnh, tự tin, thong thả dìu em lên cầu – ức chế cỡ nào cũng không nôn nóng, nó dữ cỡ nào cũng không nao núng, cứ thong thả dập dìu, thương chưa …

Về chọn chim sành thì cơ bản là như vậy, hy vọng đã góp thêm thông tin cho các bạn khi chọn mua chim.

2/ Chọn chim bổi già rừng:

Nếu mới bắt đầu chơi CM thì theo tôi là không nên chơi chim bổi jà rừng, vì dễ nản lắm. Lúc mới bắt về còn mướt mát thế mà sau một thời gian ngắn thôi là nhìn em chim nó xác sơ, đầu mào, đuôi cánh toe toét hết. Nhác thấy bóng người là nhẩy thúc tưng bừng. Tuy nhiên nếu bạn thích chọn nuôi bổi jà rừng thì có một số đặc điểm để có thể nâng cao xác xuất chọn được một con chim hay.

Việc chọn được một con ưng ý trong lồng bổi đã khó rồi, việc bắt ra cho đúng là nó là điều khó gấp chục lần – khi mà lồng bổi có cả trăm con, đưa vợt vào là chúng bay tán loạn lên, chủ quầy bắt ra đâu có jì đảm bảo đó đúng là con chim bạn chọn. Vì vậy, khi chọn được chim rồi, bạn phải để ý một đặc điểm nhận dạng đặc biệt nào đó để yêu cầu chủ quầy bắt ra cho đúng con chim bạn chọn (một vệt phân trắng dính trên cánh hoặc là một cọng lông tơ vướng ở ngón chân chẳng hạn). Khi chọn chim thì cần ngồi im mà nhìn, hạn chế cử động. Đi lựa chim trong lồng bổi mà xông xáo quanh lồng thì có mà cả ngày chẳng lựa được con nào. Bạn nên đi chọn vào lúc khoảng 9h30 – 10h sáng hoặc 2h30-3h chiều là tiện nhất, vì lúc này đa phần chim đã no rồi, nó ít bay nhảy nếu không bị động lồng, với lại giờ đó mà có con nào còn mon men đi tìm ăn thì nên bỏ qua đi, con đó yếu quá không tranh lại mấy con khác ngay trong lồng bổi thì còn để ý làm jì!? Hơn nữa đi chọn vào giờ đó thì nắng ấm làm bộ lông của nó ôm vào người hơn dễ chọn dáng hơn.

Chọn bổi già thì bạn cần phải nhìn tướng con chim, thấy nó cân đối, đẹp là được. Mình chim thon, dài, được quả lưng hơi gù thì đẹp. Chim bổi trong lồng tập thể thì không lộ nhiều thông tin cho mình chọn đâu. Chỉ cần xem mào có dài, dầy không. Bộ yếm càng đậm càng tốt. Chọn chim có mặt to nhưng không bị xù lông, mình dài, đuôi, cánh dài là đẹp. Đầu mào, đuôi phải còn nguyên, không toét ra là chim khôn, hoảng bay thúc lồng nhưng biết giữ cho không bị tổn thương (Lồng bổi thì thường được bọc = lưới ruồi nên chim ít bị toác đầu nhưng nếu chim đần thì bộ đuôi vẫn bị xơ). Chân nhỏ, cao, ngón chân to, dài, móng phải còn nguyên (chắc rồi, chứ mà bàn chân 4 ngón cưa 2 còn 2 thì nói chi nữa …!??), móng to, ngắn và cong đều là đẹp. Chọn chim mỏ mảnh, hai mép rộng, xương hàm bạnh ra là tốt. Chọn hai mí đều nhau, gọn. Khi nhắm được một con rồi thì bạn nên so sánh nó với mấy đứa chung quanh, thấy nó có phần nhỉnh hơn thì yên tâm bắt nó ra được rồi.

Việc chọn chim bổi jà thì ngoài việc chọn dáng tướng, một số chi tiết cơ bản như trên, bạn còn phải tìm xem nó có những điểm nào làm cho bạn … không thích. Điều này tôi học được của các bạn trên diễn đàn. Theo tôi thì nếu tìm ra được khoảng 3 điểm cố định làm cho mình không thích nó thì nên bỏ qua nó, chọn con khác …

Một cách đơn giản mà lại có xác suất chọn được chim trống (+ gấu) cao là:

– Chọn con mỏ to, gò má cao (chùm lông trắng hai bên má nổi lên), đầu to, chân thô kệch, chùm lông đuôi dầy, yếm đen đậm. Làm sao biết được như thế ? – bạn so sánh nó với mấy con khác trong lồng tập thể.

Mô Tả Cách Bắt Mồi Của Đại Bàng

Đại bàng là động vật ăn thịt đỉnh, ở trên cùng của chuỗi thức ăn, và nếu trong tình trạng khỏe mạnh, chúng không có kẻ thù tự nhiên. Chế độ ăn uống của đại bàng rất đa dạng, từ các loài chim, như gà và ngỗng, đến các loài bò sát, đặc biệt là kỳ đà và rắn, kể cả rắn độc như rắn hổ mang, rắn lục, rắn mamba và trăn đá châu Phi. Ngoài ra là các con mồi động vật có vú.

Trong số các con mồi chim, đại bàng thường chọn các loài trung bình sống trên mặt đất như gà gô, gà phi hoặc Ô tác. Các loài chim khác bao gồm Đà điểu non, cò, diệc, chim nước khác, chim mỏ sừng và chim quelea. Trong số các động vật có vú con mồi thường xuyên là thỏ rừng, chuột lang hyrax, cầy mangut, sóc, chuột nhảy, chuột cống, cầy genet, cáo, khỉ đầu chó, các loài khỉ khác, linh dương dikdik, lợn bướu, linh dương Impala non và nhiều linh dương non khác. Có thể cả các con mồi là động vật ăn thịt như linh miêu châu Phi, beo đốm châu Phi và chó rừng lưng. Linh dương duiker trưởng thành nặng đến 37 kg có lẽ là con mồi lớn nhất được ghi nhận. Với con mồi là nặng hơn so với đại bàng martial, chúng có thể quay lại nhiều lần để ăn, tuy nhiên, hầu hết các con mồi nặng dưới 5 kg. Đại bàng martial có thể tấn công cả động vật nuôi như gia cầm, cừu và dê non nhưng không thường xuyên.

Đại bàng săn mồi chủ yếu là trong khi bay trên cao quanh lãnh thổ của mình, và bất ngờ lao xuống để bắt mồi. Con mồi có thể bị phát hiện từ khoảng cách 3 đến 5 km. Thỉnh thoảng, chúng còn săn mồi từ chỗ đậu trên cao hay nấp trong thảm thực vật gần các hố nước. Con mồi là chim thường bị giết trên mặt đất hoặc trên cây, nhưng đôi khi bị giết trong khi bay.

Cách bắt mồi của gõ kiến:

Mang tên là gõ kiến, các loài chim này ăn khá nhiều kiến; nhưng chúng ăn cả ấu trùng của nhiều loài côn trùng khác. Suốt ngày chúng nhảy dọc thân cây để bắt côn trùng, vì vậy mà ở nhiều nước người ta gọi chúng là “người bảo vệ rừng” hay “người thợ rừng”. Nhờ có cơ cổ khỏe, gõ kiến bổ đầu mỏ dẹp, sắc vào vỏ cây như những nhát rìu để bới côn trùng ẩn trong đó. Đáng chú ý nhất là gõ kiến có chiếc lưỡi rất dài, tròn như con giun, chóp lưỡi nhọn và cứng, lại có chất nhầy dính để nhặt kiến và côn trùng nhỏ. Gõ kiến còn dùng lưỡi xuyên vào các lỗ nhỏ ở gỗ mục để kéo các sâu sống trong đó ra. Lưỡi gõ kiến dài đến mức khi thụt vào, phần gốc lưỡi phải vòng lên đầu, ôm lấy sọ và thậm chí còn phải xuyên qua hốc mũi vào cả mỏ trên.