Tác Giả Bài Hát Con Chim Vành Khuyên / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Lời Bài Hát Con Chim Vành Khuyên

Con chim vành khuyên lyric

Nhạc sĩ sáng tác: Chưa biếtCác ca sĩ: Duy Uyên,Hương ThảoThời gian sáng tác: Ngôn ngữ chính của bài hát: Việt Nam

Cài làm nhạc chờ (trực tiếp)

Con Chim Vành Khuyên Có con chim vành khuyên nhỏ . Dáng trong thật ngoan ngoãn quá! Gọi dạ bảo vâng , lễ phép ngoan nhất nhà. Chim gặp bác chào mào , chào bác. Chim gặp cô sơn ca , chào cô. Chim gặp anh chích choè , chào anh. Chim gặp chị sáo nâu , chào chị. Có con chim vành khuyên nhỏ . Sắc lông mượt như tơ óng gọn gàng đẹp xinh cũng giống như chúng mình .

Tên bài nhạc chuông Ca sĩ

Về lời bài hát Con chim vành khuyên

Lời bài hát Con chim vành khuyên (Con chim vành khuyên lyrics) được cập nhật đầy đủ tại tainhacchuong.org.Nếu bạn thấy lời bài hát Con chim vành khuyên cũng như các thông tin về tác giả- nhạc sĩ sáng tác, ảnh bản nhạc, ngôn ngữ/ thời gian sáng tác hay ca sĩ thể hiện bài hát Con chim vành khuyên không chính xác hoặc chưa đầy đủ, chúng tôi rất cảm ơn nếu bạn đóng góp qua gửi lời bình hoặc liên hệ với ban quản trị website qua phần hỗ trợ trực tuyến.Ở phía dưới lời bài hát là danh sách nhạc chuông bài hát Con chim vành khuyên, bạn cũng có thể sử dụng công cụ tìm kiếm ở box phía trên theo từ khóa (“Con chim vành khuyên”)

Khi bạn sử dụng thông tin về bài hát “Con chim vành khuyên”, vui lòng ghi rõ nguồn chúng tôi khóa tìm kiếm:Lời bài hát Con chim vành khuyên, Lời bài hát Con chim vành khuyên- Duy Uyên,Hương Thảo, Con chim vành khuyên Lyric, nhạc sĩ sáng tác bài hát Con chim vành khuyên, Con chim vành khuyên lời bài hát – tác giả bài hát khuyết danh, lyric Con chim vành khuyên – composer khuyết danh Loi bai hat Con chim vanh khuyen, Con chim vanh khuyen Lyric, thoi gian sang tac Con chim vanh khuyen, Con chim vanh khuyen loi bai hat – tac gia- nhac si sang tac khuyết danh, lyric Con chim vanh khuyen – khuyết danh writer

“Con Chim Vành Khuyên”: Từ Bài Thi Tốt Nghiệp …

Trong lịch sử điện ảnh Việt, bộ phim “Con chim vành khuyên” chiếm một vị trí đặc biệt.

Không chỉ vì dấu mốc lịch sử khi đây là bộ phim truyện Việt Nam đầu tiên đoạt giải thưởng quốc tế mà còn là những câu chuyện xung quanh nó.

Số phận bất ngờ

Người hiếm hoi còn lại của thế hệ làm phim “Con chim vành khuyên” là NSƯT Tố Uyên, vào vai nhân vật chính bé Nga năm 1961. Vai diễn biến Tố Uyên từ cô học trò lớp 7 thành một “con chim vành khuyên” của điện ảnh Việt.

Bé Nga giờ đây đã ở gần cái tuổi thất thập và “ông trời đã lấy đi phần nhiều kí ức” như lời bà tâm sự, nhưng ký ức, kỷ niệm hơn 50 năm về trước vẫn hằn sâu, không thể nào quên.

NSƯT Tố Uyên bắt đầu câu chuyện bằng một thông tin khá thú vị, “Con chim vành khuyên” vốn dĩ chỉ là bài thi tốt nghiệp của đạo diễn, NSND Nguyễn Văn Thông, một người thầy, người bạn của bà, dù tuổi tác hai người là chú cháu.

Tố Uyên kể: Ngày đó, Nguyễn Văn Thông là học viên của khóa học điện ảnh đầu tiên của Khoa đạo diễn, Trường Điện ảnh Việt Nam. Đến kỳ thi tốt nghiệp, mỗi học viên phải nộp một kịch bản cho ông thầy, đạo diễn người Liên Xô Aziđa (phụ trách khoá học) chấm và trình lên Bộ Văn hoá Thông tin để làm phim.

Nghe kể lại, rất nhiều chuyện lạ xảy ra trong suốt thời gian chuẩn bị tốt nghiệp khóa học đầu tiên của điện ảnh Việt Nam. Có những người trước đó viết rất cừ, từng có truyện ngắn in thành sách hẳn hoi, giờ viết mãi cũng không được một kịch bản điện ảnh. Còn có những anh không thấy viết lách bao giờ, đùng một cái ra ngay kịch bản phim, được duyệt ngay.

Nguyễn Văn Thông thuộc loại thứ nhất. Mê mải suốt ngày đêm, viết đến kịch bản thứ 6 rồi mà ông thầy Aziđa vẫn lắc đầu. Tình cảnh mà mãi đến sau này, Nguyễn Văn Thông vẫn nói đùa với Tố Uyên là: Có người lâu không thấy đẻ, thì giờ đẻ toàn trứng vàng, còn chú chắc đẻ nhiều quá, giờ hết trứng.

Một đêm đầu tháng 5/1961, vẫn trong tình cảnh bế tắc, Nguyễn Văn Thông đọc lại truyện ngắn “Câu chuyện một bài ca” của mình đã được in trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1960. Đọc đi đọc lại, chàng sinh viên chợt nảy ra một tình huống trong truyện và bắt tay viết ngay kịch bản “Bé Nga”.

Kịch bản lập tức nhận được cái gật của ông thầy người Liên Xô nhưng “suất” làm phim cuối cùng đã thuộc về “Đôi bạn” của Trần Việt.

Và có lẽ “Con chim vành khuyên” sẽ mãi là tập kịch bản viết muộn nếu không có một hôm Bộ Văn hoá Thông tin đề nghị xem xét lại kịch bản “Đôi bạn” vì “có vấn đề”. “Bé Nga” được chọn thay thế và đổi tên “Con chim vành khuyên” để dựng thành phim.

Tố Uyên kể thêm rằng, từ lúc làm phim cho đến mãi sau này Nguyễn Văn Thông vẫn luôn day dứt vì cơ hội trời cho ấy: “Chú Thông nhắc đi nhắc lại: “Chú biết Trần Việt rất buồn! Nếu không có vụ xét lại kia, chắc chắn điện ảnh Việt có thêm bộ phim “Đôi bạn” rất hay”.

Có thể là như vậy, bởi sau khi được chọn, “Con chim vành khuyên” tiến hành quay và làm hậu kì rất lặng lẽ. Dường như Nguyễn Văn Thông không muốn người bạn của mình buồn lòng. Cũng vì lẽ ấy mà ông dồn hết công sức, tâm huyết cho bộ phim như một sự tri ân với cơ hội nửa buồn nửa vui.

“Con chim vành khuyên” dựng xong lập tức gây chấn động giới điện ảnh. Và chỉ một tháng sau, tháng 7/1962, phim nhận được Giải Đặc biệt của Ban Giám khảo Phim ngắn của Liên hoan Phim quốc tế Carlovy Vary (Tiệp Khắc).

“Con chim vành khuyên” kể về hai cha con bé Nga làm nhiệm vụ bí mật đưa đò chở cán bộ cách mạng qua sông. Trong một lần làm nhiệm vụ, cha con bé Nga đã bị giặc bắt. Nhưng với mưu trí và sự dũng cảm, Nga đã hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ các chiến sĩ cách mạng. Trước khi hi sinh, Nga đã mở túi, thả con chim vành khuyên – người bạn thân thiết của mình về với bầu trời tự do. Phim đạt giải Bông sen Vàng, đồng thời với Giải thưởng nhân kỉ niệm 20 năm Điện ảnh cách mạng Việt Nam (1953 – 1973) công bố tại Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ II (1973).

Đây là giải thưởng quốc tế đầu tiên trong lĩnh vực phim truyện của điện ảnh Việt Nam.

Tiếng gọi cha lay động lòng người

Trở lại chuyện Tố Uyên vào vai nhân vật chính bé Nga trong “Con chim vành khuyên”.

Ngày ấy, Tố Uyên là cô học sinh lớp 7 xinh xắn và là thành viên của CLB thiếu niên Hà Nội. Một hôm, đang tiết học Toán, cô học trò thấy giáo viên và mấy người lạ gọi ra ngoài sân trường yêu cầu… nhảy dây.

“Lúc đó mình hơi hoảng vì cứ nghĩ bị phạt. Một lúc sau mới biết nhà quay phim Nguyễn Đăng Bảy đến tuyển người vào vai bé Nga”, Tố Uyên nhớ lại.

Đoàn làm phim chọn bối cảnh vùng Thọ Xuân (Thanh Hóa) để bấm máy. Đó thực sự là thử thách rất lớn với cô học trò lớp 7. Để “khắc phục” được nỗi nhớ nhà khi lần đầu xa bố mẹ, những người trong đoàn làm phim thường dạy cô bé bơi bằng cách cho chuồn chuồn… cắn rốn.

“Bây giờ họ thành người thiên cổ hết rồi”, Tố Uyên lau nước mắt khi nhớ về những kỷ niệm.

Năng khiếu và sự thông minh đã giúp Tố Uyên thành công trong vai diễn đầu đời của mình. Không chỉ diễn xuất tự nhiên, cô học trò còn mạnh dạn tham gia ý kiến với đạo diễn.

NSƯT Tố Uyên hiện nay

Một trong những ý kiến ấy đã trở thành nỗi ám ảnh với người xem. Hai tiếng gào thét “cha, cha” cuối cùng của bé Nga đã tạo nên cơn chấn động mãnh liệt trong hàng triệu con tim yêu hòa bình trên thế giới.

“Khi chuẩn bị quay cảnh bé Nga bị bắn chết, tôi lấy hết can đảm đề xuất chú Thông xin được gọi hai tiếng “cha” trước khi ngã xuống. Sống trong thân phận bé Nga suốt mấy tháng trời khiến tôi “hiểu” nhân vật hơn chính bản thân mình.

Tiếng gào thét gọi “cha” này tôi chỉ thốt ra đúng một lần, và cũng là lần quay duy nhất. Tiếng thét ấy vọng theo tôi mãi đến bây giờ. Tôi nghĩ, nếu cảnh này phải quay lại, chắc chắn sẽ thất bại.

Bởi lúc đấy, tôi thét gọi cha, nhưng không hiểu là tôi hay là nhân vật Nga thét nữa. Không có ranh giới giữa hai con người đó trong tôi. Và cũng không thể có tiếng thét thứ hai như vậy”, NSƯT Tố Uyên bùi ngùi kể.

“Con chim vành khuyên” cũng gắn liền với chuyện tình của Tố Uyên và nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ. Trong mỗi bức thư gửi người yêu, Lưu Quang Vũ thường gọi Tố Uyên là “bé Nga của anh” một cách âu yếm, thương yêu.

Lê Minh Huệ

Con Chim Vành Khuyên Bài Thơ Bi Tráng Của Điện Ảnh Việt Nam

(TGĐA) – Câu chuyện Con chim vành khuyên phảng phất sắc màu huyền thoại xen quyện hiện thực, gợi cảm và kích động. Một vùng địch hậu. Một bến sông vắng. Một ông lái đò. Một cô gái nhỏ. Một túp lều nghèo. Một vườn dâu xanh. Một cánh diều cũ. Một cô cán bộ. Mấy tên thám báo… Ấy là những gì đã dệt nên bức tranh quê hiền hòa, gần gũi; đồng thời hết sức cam go, căng thẳng.

NSƯT Tố Uyên vai bé Nga trong Con chim vành khuyên

Với cấu trúc đơn tuyến và cốt truyện bán tự sự, chuyện phim được thuật kể gọn ngắn, súc tích, tinh tế với những chất liệu đơn giản, sống động, chân thực. Giá trị chân thực ở đây được nhận diện hài hòa: không nệ thực, cũng không vượt xa quá đà để sa vào tự nhiên chủ nghĩa. Tác giả đã chủ động lùi lại, để sự kiện và hình ảnh tự nói lên vấn đề; không chủ quan áp đặt các thủ pháp ám chỉ, cường điệu… can thiệp không tự nhiên vào quá trình hình thành hình tượng tác phẩm. Chính vì thế mà hình tượng của tác phẩm tỏa sáng cả chiều rộng lẫn chiều sâu, tạo được cùng lúc âm hưởng anh hùng lẫn nhân văn một cách tự nhiên, thân thương và hùng hồn. Cảnh trí trong phim được chọn lựa, dàn dựng phù hợp với hoàn cảnh và tâm lý câu chuyện đem đến hơi thở ấm áp của làng quê Việt, của những con người chất phát một dạ yêu thương quê hương. Chính đó là sắc màu địa phương, sắc màu dân tộc thấm đượm trong cả nội dung lẫn hình thức biểu hiện của tác phẩm.

Không khoa trương, không nặng lời giải thích mà nhu lặng, tinh tế len sâu vào bản chất sự kiện cũng như tâm lý nhân vật để gián tiếp bày tỏ ý tưởng – chừng như đó vừa là thủ pháp vừa là phong cách thể hiện của các tác giả bộ phim. Lời nói hầu như mất chỗ riêng trong tác phẩm này. Ở đây hình ảnh, âm thanh, tình huống và nhân vật có vẻ đã chiếm chỗ và “độc quyền” biểu hiện. Giải pháp thể hiện này đã đưa tác phẩm đến gần với ngôn ngữ điện ảnh truyền thống quốc tế.

Đạo diễn – NSUT Phạm Văn Thông – Người tạo nên bài thơ Con chim vành khuyên

Đã có nhiều lời bàn về “chất thơ” trong Con chim vành khuyên. Cảm nhận “chất thơ” trong tác phẩm điện ảnh là cảm nhận tổng hợp từ hiệu quả nghe và nhìn. Có nghĩa rằng, chất thơ ấy phải được toát ra một cách hệ thống, nhất quán trong sự quyện hợp hài hòa, đồng bộ giữa hình ảnh với âm thanh. Chất thơ trong bộ phim mang dậm dấu ấn riêng của tác giả, từ kịch bản văn học đến tác phẩm điện ảnh, trở thành một phong cách mang dấu ấn tiên phong trong sáng tác phim truyện Việt nam. Đó là một thứ chất thơ thuần Việt, không pha hợp bởi các trường phái ngoại lai. Đó còn là chất bay bổng, tinh khiết của tinh thần, một thứ lãng mạn linh thiêng mà không siêu hình; nó gắn với thực tiễn và nâng cao thực tiễn. Cho nên, sẽ là hợp lý nếu có ai đó coi Con chim vành khuyên như một “bài thơ hình ảnh”, và bài thơ đó mang đặc chất Việt nam. Người xem không quên những cảnh quay đã góp phần dệt nên hồn thơ tác phẩm: bé Nga nhí nhảnh nhảy dây, cánh diều bay lượn trên nền trời trong vắt, con thuyền lướt nhẹ trên sông, tấm lưới phủ tràn mặt nước, đoàn bộ đội lặng lẽ hành quân dưới ánh chiều tà, bóng ông bố đưa đò in lên nền trời đầy mây, và dáng bé Nga băng qua nương dâu gục ngã bên bờ sông… Những hình ảnh này, cùng với khung cảnh đặc trưng thôn dã của địa điểm quay, vẽ nên bức tranh ấn tượng về sự tương phản giữa thiện với ác, lành với dữ.

Cảnh quay của Nguyễn Đăng Bảy phần lớn tĩnh tại, ngay khi quay động tác di chuyển cũng chủ yếu sử dụng động tác máy tĩnh tại. Ít sử dụng những cú di chuyển máy đặc hiệu, không có xu hướng lạm dụng kỹ thuật thu hình; tác giả chủ ý tạo nên điểm nhìn khách quan, gây cảm xúc chân thực. Hiệu ứng tạo hình, do đó phù hợp với phong cách thể hiện chung của tác phẩm là dung dị, nhu dịu, làm cho thấm sâu.

Poster phim Trong phim, diễn xuất của Tố Uyên và Tư Bửu hỗ trợ nhau hiệu quả. Cái ngây thơ trong sáng của bé Nga được che chở, nâng đỡ nhờ vào sự dày dạn chắc chắn của người cha. Tố Uyên diễn tự nhiên thoải mái, như sống cuộc sống của nhân vật. Tư Bửu vững vàng, chuyên nghiệp. Thúy Vinh trong vai chị cán bộ, tuy thoáng qua, cũng để lại hình ảnh uyển chuyển, tự tin.

Con chim vành khuyên là một trong không nhiều tác phẩm phim truyện Việt nam ở giai đoạn đầu đạt tới sự hài hòa cần thiết giữa đặc tính văn học với đặc tính điện ảnh. Hình tượng văn học của kịch bản hiện hình rõ nét thông qua nghệ thuật biểu hiện ngôn ngữ nghe nhìn. Đó là kết quả phối hợp chặt chẽ, hài hòa giữa biên kịch với đạo diễn; mà ở phim này, tác giả kịch bản và đạo diễn phim là một. Có thể nhận ra thủ pháp thể hiện độc đáo của tác giả là đã chủ động tạo ra một nhịp điệu tư duy chủ quan, từ đó dẫn dắt người xem cảm nhận một cách trực quan những hình ảnh và hiện tượng tương phản, đối lập cạnh nhau: người cha to lớn, cô gái nhỏ xinh; địch dữ dằn với vũ khí trong tay, ta hiền lành tay không; sự sống bên này, còn bên kia là cái chết…

Ở tác phẩm này, cảnh kết được xem là “cảnh chốt”, quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt. Từ trên cao, ống kính nghiêng xuống gói trọn hình ảnh bé Nga trúng đạn địch lảo đảo, hai tay chới với như cố ghì lấy sự sống, thống thiết kêu lên “cha” rồi lảo đảo khụy xuống mép sông. Lúc này nhịp quay chậm lại và giọng nhạc trào lên lấp trọn không gian. Đó là sự vỡ òa thương tiếc, vỗ về cái bất tử của cô gái nhỏ anh hùng, làm bùng lên xúc cảm bi tráng chân thành. Ngôn ngữ điện ảnh, trong trường hợp này, đã được khai thác và diễn đạt tới cao độ, vừa đạt hiệu quả truyền cảm, vừa gây tác động nhận thức sâu sắc.

Ê kíp làm phim

Song, nhìn từ khía cạnh nghiệp vụ thể hiện, Con chim vành khuyên có những hạn chế nhất định: khung cảnh diễn đạt câu chuyện được tạo dựng quá thanh bình, không tiêu biểu cho hoàn cảnh nói chung của đất nước thời chiến, làm chùng giãn bầu không khí kịch tính cần có trong cuộc chiến âm thầm mà nảy lửa giữa các nhân vật. Mặt khác, nội tâm nhân vật trung tâm chưa được tập trung khắc họa rõ nét, chưa khoét đủ độ sâu để từ đó minh chứng xác đáng hành động cao cả của nhân vật (bé Nga). Vả lại, phong cách thơ được nhìn nhận rộng rãi từ tác phẩm này chưa phải đã thực sự nhuần nhuyễn trong suốt quá trình kiến tạo hình tượng tác phẩm; phần nào hạn chế độ thẩm thấu của hình tượng trong mạch cảm xúc của người thưởng thức.

Đã từng có ý kiến cho rằng hai cha con bé Nga sống trong một thế giới tách biệt với xung quanh, hành động của họ như là một thứ tự phát…nên nhiều phần lãng mạn hơn là hiện thực. Điều đó không hoàn toàn hợp lý, vì trong nguyên lý xây dựng hình tượng nghệ thuật, hiện thực trong tác phẩm không phải là hiện thực trần trụi, nguyên si của đời sống; mà là hiện thực “nhắc lại”, được tác giả nhào nặn, sáng tạo trên cơ sở của hiện thực đời sống. Vì vậy ở đây, tác giả hoàn toàn có thể và cần phải tự khuôn không gian, thời gian cũng như phạm vi của vấn đề mô tả trong một ranh giới nhất định để đào sâu, phản ánh theo ý tưởng và nhu cầu riêng của mình nhằm tránh dàn trải. Điều chính yếu là hiệu quả và tác dụng phản ánh đối với công chúng và xã hội, chứ không phải là sự ôm đồm cho đủ mọi khía cạnh của hiện thực cuộc sống.

Bộ phim được xây dựng trên nguyên tắc của phương pháp sáng tác hiện thực lãng mạn xã hội chủ nghĩa, trở thành một trong những viên gạch nền tảng kiến tạo nền phim truyện cách mạng Việt Nam, với nét đặc trưng riêng có của nó.

Lời Bài Hát Chim Chích Chòe

Chim chích chòe lyric

Nhạc sĩ sáng tác: Lâm Thái HiềnCác ca sĩ: Nguyễn Phi HùngThời gian sáng tác: Ngôn ngữ chính của bài hát: Việt Nam

Cài làm nhạc chờ (trực tiếp)

Số tôi là số nghèo Đời tôi nhiều gieo neo Quanh năm suốt tháng Tôi gắng đi cày để mưu sinh

Khó khăn tôi đâu có ngại Chẳng lo đời chê bai Tôi đâu dám ước Sẽ có một ngày được sang giàu

Điệp khúc: Thân tôi đi làm mướn cho người Khổ cực rất nhiều mà tiền thì chẳng được bao nhiêu Tương lai còn mịt mờ xa xôi Nhưng tôi không hề trách than gì Chỉ buồn cho mình Ôi bao giờ nghèo rời xa tôi bao giờ nghèo ơi…

***** Số tôi là số nghèo Đời tôi nhiều gieo neo Quanh năm suốt tháng tôi gắng đi cày để mưu sinh Nắng mưa tôi chẳng ngại Chẳng lo đời chê bai Tôi luôn cố gắng Tôi ước một ngày được thoát nghèo…

Điệp khúc: Thân tôi như là những mái chèo dập dềnh giữa dòng Qua bao ngày cực khổ long đong Đôi tay này vẫn còn tay trắng Nhưng tôi không nản chí xiêu lòng dù đời thăng trầm Tôi vẫn thầm nhìn về tương lai Tôi còn ngày mai…

Có con chim chích chòe Đậu trên cành cây tre Từng ngày chim hót Chim sớt chia nghèo với tôi…

Có con chim chích chòe Đậu trên cành cây tre Từng ngày chim hót Chim sớt chia nghèo với tôi…

Tên bài nhạc chuông Ca sĩ

Lời bài hát cùng nhạc sĩ “Lâm Thái Hiền”

Về lời bài hát Chim chích chòe

Lời bài hát Chim chích chòe – Lâm Thái Hiền (Chim chích chòe – Lâm Thái Hiền lyrics) được cập nhật đầy đủ tại tainhacchuong.org.Nếu bạn thấy lời bài hát Chim chích chòe cũng như các thông tin về tác giả- nhạc sĩ sáng tác, ảnh bản nhạc, ngôn ngữ/ thời gian sáng tác hay ca sĩ thể hiện bài hát Chim chích chòe không chính xác hoặc chưa đầy đủ, chúng tôi rất cảm ơn nếu bạn đóng góp qua gửi lời bình hoặc liên hệ với ban quản trị website qua phần hỗ trợ trực tuyến.Ở phía dưới lời bài hát là danh sách nhạc chuông bài hát Chim chích chòe, bạn cũng có thể sử dụng công cụ tìm kiếm ở box phía trên theo từ khóa (“Chim chích chòe”)

Khi bạn sử dụng thông tin về bài hát “Chim chích chòe”, vui lòng ghi rõ nguồn chúng tôi khóa tìm kiếm:Lời bài hát Chim chích chòe – Lâm Thái Hiền, Lời bài hát Chim chích chòe- Nguyễn Phi Hùng, Chim chích chòe Lyric, nhạc sĩ sáng tác bài hát Chim chích chòe, Chim chích chòe lời bài hát – tác giả bài hát Lâm Thái Hiền, lyric Chim chích chòe – composer Lâm Thái Hiền Loi bai hat Chim chich choe – lam thai hien, Chim chich choe Lyric, thoi gian sang tac Chim chich choe, Chim chich choe loi bai hat – tac gia- nhac si sang tac Lâm Thái Hiền, lyric Chim chich choe – Lâm Thái Hiền writer