Tả Về Chim Vành Khuyên / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Chuyện Về Con Chim Vành Khuyên

Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ như cha

Một câu chuyện nhỏ mà tôi vô tình đọc được cách đây vài năm trên báo Giáo dục và thời đại. Khi đó, tôi còn là một sinh viên sống xa nhà, lần đầu tiên bỡ ngỡ bước vào cuộc sống xa quê. Đọc xong mẩu chuyện nhỏ, những giọt nước mắt của tôi cứ thế lăn dài trên má. Tôi nhớ hình ảnh của cha nơi quê nhà đang dõi theo tôi từng ngày trên bước đường mà tôi đang đi…

Ông đã cho tôi sức sống, cho tôi niềm tin và nghị lực giúp tôi bước qua những khó khăn thử thách. Ông đã chở che cho tôi trước những nghiệt ngã của cuộc đời. Và cuối cùng nhìn lại, mái tóc của người cha đã bạc màu thời gian. Cho tôi hôm nay tìm về với cha, nhìn lại những kí ức tuổi thơ lại nhớ đến mẩu chuyện nhỏ xúc động mà tôi từng đọc từ rất lâu rồi.

Trong sân một ngôi nhà có vẻ êm đềm. Trên một chiếc ghế đá có hai người đàn ông đang ngồi. Đó là một cụ ông khoảng hơn 80 tuổi và một người đàn ông vẻ trung niên. Trông ông cụ mắt mũi đã kèm nhèm. Giữa không gian thinh lặng bỗng nổi lên những tiếng chim lanh lảnh

– Con chim gì hót đấy con?

– Chim vành khuyên bố ạ – Người đàn ông trung niên nói.

Tiếng chim lại rộ lên.

– Chim gì thế hả con? – Ông cụ lại hỏi.

– Chim vành khuyên đó mà. – Giọng người con hơi xẵng.

Một chặp sau lại có tiếng chim.

– Chim gì hả con?

– Tôi mệt quá đã bảo là chim vành khuyên mà – Người đàn ông nói giọng bực bội.

– Thôi bố vào nhà nghỉ đi!

Ông cụ đứng dậy run rẩy vào nhà. Lát sau, ông đi ra với một cuốn sổ trên tay. Ông lặng lẽ trao nó cho người con.

Người con giở ra và chăm chú đọc:

“Ngày … Tháng… Năm… Con trai tôi năm nay đã lên bốn tuổi. Nó cứ bảo bố kể chuyện con chim vành khuyên cho nó nghe. Chuyện này tôi đã kể nhiều lần, nhưng con trai tôi vẫn cứ muốn tôi kể nữa, kể nữa… Hình như chính nó cũng thuộc lòng câu chuyện, bằng chứng là khi tôi tỏ ra ngập ngừng ở một đoạn nào đó là nó giục. Bố quên rồi à, chỗ này con chim vành khuyên sắp bị người thợ săn giăng lưới bắt đấy. Nghe thế tôi sung sướng vô cùng, giả vờ ồ lên một tiếng rồi mới kể tiếp. Tổng cộng chuyện con chim vành khuyên con trai tôi bắt tôi kể đi, kể lại đến hôm nay phải hơn năm mươi lần, thế nhưng cứ mỗi lúc nó yêu cầu là tôi lại cảm thấy hạnh phúc khi kể cho nó nghe…”

Đọc tới đây, nước mắt người đàn ông trung niên chợt lăn dài. Anh quay lại tìm bố, nhưng hình như ông cụ đã vào nhà và đi nghỉ.

Bạn à, sau khi đọc xong mẩu chuyện, xin đừng đưa tay lau đi những giọt nước mắt của bạn đang rơi mà hãy đặt bàn tay lên trái tim để nhớ đến người cha nơi quê nhà đang ngày đêm chờ mong con khôn lớn.

Văn Văn

Nguyễn Văn Sang @ 02:18 12/07/2010 Số lượt xem: 275

Tìm Hiểu Về Giống Chim Vành Khuyên

Họ Vành khuyên được coi là một họ riêng biệt từ khá lâu trong lịch sử phân loại, do chúng là đồng phát sinh khi xem xét về mặt hình thái và sinh thái, dẫn tới ít có sự bức xạ thích nghi và rẽ nhánh trong tiến hóa.

Tất cả các loài trong họ này đều sống thành các bầy lớn và chỉ tách ra khi tới mùa sinh sản. Chúng làm tổ trên cây và đẻ 2-4 trứng màu lam nhạt không đốm. Thức ăn chủ yếu của chúng là côn trùng, nhưng cũng ăn cả mật hoa và quả của nhiều loài thực vật. Loài vành khuyên châu Đại Dương có thể là vấn đề tại các vườn nho tại Australia, do chúng khoét các quả nho và do đó làm giảm phẩm cấp của nho.

Các loài chim trong họ này nói chung rất khó phân biệt theo bề ngoài, bộ lông ở các phần trên của chúng nói chung hoặc là có màu hơi xỉn như màu ôliu ánh lục, nhưng một số loài có phần lông ở họng, ngực hay các phần dưới màu trắng hay vàng tươi, và một vài loài có phần hông màu vàng sẫm như màu da bò. Nhưng, như được chỉ ra trong tên gọi khoa học của chúng, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại để chỉ cái vành đai quanh mắt, xung quanh mắt của nhiều loài có một vành tròn màu trắng dễ thấy. Chúng có các cánh thuôn tròn và các chân khá khỏe. Chiều dài cơ thể tối đa khoảng 15cm (6 inch).

Ở miền nam có hai loài: Khoen vàng: người ta đặt cho nó là khoen vàng, vì phần lông ở dưới mỏ, ở ngực và bụng chim có sắc lông vàng óng. Khoen xanh: Loài này lông ngực và bụng có sắc lông màu vàng lục. Hai vành khuyên vàng và vành khuyên xanh để gần nhau rất dễ phân biệt. Ở miền bắc có hai loài: Khoen xanh: (Cũng giống với khoen xanh ở miền nam) Khoen xanh Trung Quốc: Ðây là loài chim sống sứ lạnh, từ trung quốc đến tận vùng siberie của Nga. Ở Mông Cổ… Có điều đáng nói là hai loài chim ở miền bắc ðem vào không rõ có phải do không hợp khí hậu hay không mà nuôi chim không được sung, ít líu, nên ít ai nuôi. (vấn đề này trên diễn đàn rất hay thảo luân, khuyên xanh hay hơn hay khuyên vàng hay hơn) Thường thì người miền nam thích nuôi khuyên vàng hơn, vì dễ nuôi, dễ thuần. Có người lại thích khuyên xanh vì cho rằng dọng líu của khuyên xanh hay hơn

Cách Nuôi Chim Vành Khuyên Mới Bẫy Về

Cách chọn chim trong vành khuyên mộc: Ngoài chợ chim người bán chim thường nhốt hàng trăm con chim mộc vào 1 vành khuyên làm sao có thể chọn được 1 con chim hay thật là rất khó nhưng theo kinh nghiệm của người nuôi lâu năm người ta thường bắt ra khoảng 10 con chim nhanh nhẹn , khỏe mạnh sau đó tách ra những con có mỏ mỏng có giọng quát to( vì hầu hết những con có giọng quát to là chim đực). Nếu còn nghi ngờ thì phải bắt ra tay để thổi tu nếu con nào có tu cuồn cuộn thì là chim đực, chim cái hoàn toàn không hót tu nhỏ.

Còn cách phân biệt chim già và chim bánh tẻ cũng rất cần thiết vì chim bánh tẻ thường thuần dưỡng dễ hơn chim già thường rất lâu và khó nhưng ngược lại chim già thường có giọng hót hay hơn có vần có điệu và líu rất dài khoảng từ 15 mỏ trở lên tối đa lên đến 40 mỏ. Cách phân biệt ta lên nhìn vào chân chim con nào chân có vẩy sừng cứng và nhiều là chim già.Ngoài ra yếu tố may mắn đóng góp 10%

Cách chọn chim vành khuyên hay: Theo tôi 1 bộ chim hay bao gồm: Mỏ phải mỏng cả trên và dưới nếu được, còn ko thì mỏ duới mỏng cũng ổn rồi. Mỏ mỏng thì mỏ nhẹ, mỏ nhẹ thì sẽ dễ mở miệng ra hót. Tiếp đến Mỏ phải đóng sâu vào mặt, càng sâu càng tốt. Đóng sâu thì độ mở mỏ con chim càng rộng, tiếng tốt, hơi lấy nhiều hơn, đặc biệt là khi đi thi dễ nhìn mỏ hơn. Nếu nhìn thẳng mặt con chim thì mỏ phải có độ mở, độ rộng hay còn là hàm rộng.

Hầu phải nở. có nghĩa là nếu nhìn nghiêng thì độ vát từ mỏ xuống ít, ko vát nhiều. Hầu nở trước hết là khi nhìn nó líu hoặc chuyện thì sướng, thứ đến là con chim có hơi tốt, hầu thắt thường hay bỏ đòn, không đủ hơi.Mắt chọn con chim mắt treo cao lên trán, có độ lồi, nếu đựoc họa kép thì càng tốt, ko đựoc thì cũng ko quan trọng.Trán phải rộng, thường thì trán tròn hay bẹt tôi ít quan tâm vì nó đi lièn theo hàm rồi.Cổ không nên chọn cổ dài (dễ ngoái lộn), cổ vừa, ngắn tý cũng đựoc nhưng toNgực con chim phải có bộ ngực đầy đặn, nở nang, sáng mầu ​Lưng nhìn nghiêng con chim có độ cong trên lưng chút là tuyệt, chứ đừng vớ những em lưng phẳng, thứ 1 là phong thái về sau sẽ kém thứ đến là chim hèn. Chim lưng gù đuôi cụp là bộ chim quý, những con đấy hay cả trăm con. Dân gian còn có câu LƯNG QUY.Hậu nở, bản đuôi to dầy. Những con thế lực tốt, sâu, líu ko biết mệt mỏi.Đấy là một vài điều về chọn chim mộc mình muốn chia sẻ, tuy nhiên có nhiều con chim chẳng thuộc bộ dạng nào nhưng líu thì khỏi nói, hoặc có nhược điẻm này điểm kia nhưng lại mau và chịu đấu. Những trường hợp đó thì đúng là khó nói thật. Nhưng dù sao ta cũng sẽ tìm đựoc điểm hay về bộ dạng của con chim đó để tích thêm vào kho tàng bộ dáng của mình.

Một số loại thức ăn trái cây cho chim vành khuyên

Chuối Tây ( chuối sứ) : rất tốt cho chim, đi phân khô, không bị ỉa chảyCam : giúp cho chim giải nhiệt, nóng, đặc biệt để giải độc cám công Trung QuốcCà chua : được nhiều người dùng cho chim, giúp chim lên màu đẹpDưa leo: giúp chim mát, lông mượt. Ở trong nam rất nhiều người sử dụng cho chim vành khuyênCà rốt: được nhiều người dùng cho chim, giúp chim lên màu đẹp. Cho ăn tươi hoặc xay nhỏ, trộn vào cám đều được.Chuối (ko quá chín, vừa xanh vừa vàng là được, giống như hình trên) , dưa leo, cà rốt : cắt lát nhỏ, dày khoảng 1,5cm, gắn vào trong lồng cho chim ănCam, cà chua: cắt khoảng 1/4 trái, dùng tăm gắn vào nang lồng cho chim ăn Nguồn: Thienduongcacanh

Tìm Hiểu Những Điều Thú Vị Về Chim Vành Khuyên

Phân loại và thức ăn

Một loài chim nhỏ phân bố nhiều ở khu vực Đông Nam Á. Chúng được phân loại dựa trên màu sắc của lông. Hiện nay có 2 loại chim khuyên đó là khuyên xanh và khuyên vàng.

Chim Khuyên có nguồn gốc từ thời Hy Lạp cổ đại. Sở dĩ mọi người gọi là chim khuyên bởi vì xung quanh mắt chúng có vành đai.

Chim khuyên sống ở nhiều môi trường khác nhau và chúng rất mạnh dạn. Vì vậy chúng ta có thể thấy chúng sinh sống và kiếm ăn nhiều ở môi trường xung quanh con người.

Chim khuyên ăn gì – thức ăn của những con chim khuyên khá đa dạng. Chúng có thể ăn rau, những loại hạt nhỏ, sâu bọ, hút mật,……Thậm chí người ta còn xem chúng như một loài chim rất có ích cho nhà nông vì chúng ăn sâu bọ trên hoa màu, giúp cho hoa màu ít bị làm hại.

Đặc điểm của chim vành khuyên.

Chim vành khuyên thích sống ở môi trường sống ồn ào nhộn nhịp. Nơi có nhiều cây cao vì vậy chúng ta có thể bắt gặp chúng ở rất nhiều nơi. Nhiều nhất là khu vực Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và cả Trung Bộ.

Nếu so sánh kích thước với nhiều loài chim khác thì loài vành khuyên được xem là loài chim có kích thước nhỏ bé, thon gọn và rất nhanh nhẹn.

Giọng hót của vành khuyên không lanh lảnh như họa mi mà rất nhẹ nhàng và dễ nghe. Thậm chí chúng còn có khả năng bắt chước giọng hót của một số loài chim khác. Đây cũng chính là lý do mà nhiều người chơi chim cảnh rất thích loài chim này.

Có một điểm rất đặc biệt mà có thể rất ít người biết đó là chúng còn rất thích hút mật của loài hoa trạng nguyên. Vì vậy nếu như ở nơi nào có nhiều hoa trạng nguyên thì mọi người sẽ thấy ở đó sẽ tập trung rất nhiều chim vành khuyên.

Một số tập tính của chim khuyên.

Nếu như một số loài chim thích cuộc sống đơn độc thì vành khuyên lại sống thành bầy đàn, thậm chí có những đàn có số lượng rất đông. Vì vậy mà sẽ không hiếm khi chúng ta bắt gặp một đàn vành khuyên cùng nhau bay vút lên trời sau khi chúng kiếm ăn.

Tuy nhiên khi đến giai đoạn sinh sản, chúng sẽ tách đàn và tìm kiếm bạn tình để giao phối và sinh sản.

Vào mùa sinh sản tầm tháng 3-7 hàng năm. Cũng giống như nhiều loài chim khác, chim trống sẽ dùng tiếng hót của mình để thu hút bạn tình.

Sau khi đã thu hút được bạn tình chim vành khuyên sẽ bắt đầu giao phối và cùng nhau làm tổ. Chúng thường làm tổ trên những cây cao và có nhiều tán lá để bảo vệ chim non.

Vào mỗi mùa sinh sản chim thường đẻ 2-3 trứng và trứng có màu xanh lam nhạt. Vành khuyên trống được xem là một ông bố có trách nhiệm vì chúng thường xuyên giúp chim cái ấp trứng và chăm sóc chim con.

Chim con khi mới nở sẽ được bố mẹ chăm sóc cho đến khi chúng đủ lông, đủ cánh và hoàn thiện kỹ năng bay sẽ tách khỏi bố mẹ để tự lập.