Sự Sinh Sản Của Chim Sơn Ca / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Mùa Sinh Sản Của Chim Sơn Ca

So với nhiểu giống chim hót khác, thì sự hiểu biết về đời sống của chim Sơn Ca ra sao vẫn còn có sự hạn chế đối với một số ít nghệ nhân, dù họ đã có nhiều kinh nghiệm trons nghề nuôi chim lâu năm, tất nhiên đối với người mới vào nghề thì đa số lại càng cảm thấy giống chim nổi tiếng có giọng hót thật hay nầy lại còn nhiều điều khó hiểu đối với họ hơn.

Chính vì lẽ đó nên từ lâu, nhiều người muôn nuôi chim Sơn Ca để thường thức tiếng hót của nó, nhưng do không hiểu nhiều về giống chim nầy nên mới ngần ngại chưa nuôi.

Có ai ngờ con chim mỗi khi cất tiếng hót thì thích tung mình bay lên tận trời cao, vừa bay vừa hót khiến âm thanh theo gió lan lỏa khắp một vùng trời, mà cuộc sống của nó lại quá giản dị, bình thường như Đa Đa, Cút rừng chỉ chui rúc, trốn lủi trong bờ trong bụi mà thôi.

Thông thường hễ khi nghe nói đên “Sơn thì ai cũng đêu liên tưởng đến núi cao vời vợi, chứ ai đâu ngờ con chim mang tên là Sơn Ca lại chỉ sống ở mặt đất, tìm kiếm sâu bọ dưới đất, hoặc trên những bụi cây cỏ thấp mà ăn!

Giống chim nầy không hề biết tìm mồi ở trên cây, dù là tầng thấp như Chích Chòe Đất. Nó cũng không có thói quen tìm cành cây mà đậu, dù chỉ trong thoáng chốc nghỉ ngơi hoặc nghỉ qua đêm. Ngay cả việc làm tổ đẻ trong mùa sinh sản, Sơn Ca cũng chọn những hố đất, những chỗ lõm tự nhiên ở mặt đất như lỗ chân trâu chẳng hạn để xây tổ, chứ không biết làm tổ ở trên cây như đa số các giống chim rừng khác! Cách sống của giống chim quí đó quả thật là giản dị quá chừng, ít ai có thể tưởng tượng ra nỗi.

Được biết, hàng năm mùa sinh sản của chim Sơn Ca bắt đầu từ tháng hai Âm lịch, và kéo dài đến bôn năm tháng sau mới châm dứt. Tại miền Bắc, từ tháng ba đến tháng tám Âm lịch là mùa sinh sản của Sơn Ca. Nghĩa là muôn nuôi Sơn Ca con, thì cuối mùa xuân ta có thể tìm tổ mà bắt, hoặc ra chợ chim để mua…

Như vậy, mùa sinh sản của Sơn Ca cũng trùng với mùa sinh sản của Chích Chòe Than, và sớm han một thài gian ngắn đối với nhiều giống chim hót rừng khác.

Sơn Ca không sống thành bầy đàn, không sống tập trung một chỗ, một vùng, mà cũng không thích theo cách cát cứ mỗi cặp riêng lẻ một noi. Đến mùa sinh sản, chúng thường rủ nhau tụ tập ở chung với nhau trong một khu nương rẫy hay một cánh đồng cỏ yên tĩnh nào đó, rồi mạnh dạn cặp nào cặp đó tìm nơi vừa ý để làm tổ. Tất nhiên là mồi cặp có một tổ riêng, không cặp nào quan tâm đến cặp nào, thế nhưng chúng cũng không có óc hùng cứ một lãnh địa riêng cho mình như nhiều giống chim rừng khác. Chim trống chỉ biết canh phòng trong phạm vi chim mái làm tổ. Ngoài khu vực nhỏ hẹp đó là phần đất của những cặp chim khác, chứ chúng không đấu đá tranh giành nhau. Ngay các giống chim khác thường dùng giọng hót cùa mình để làm lợi khí sắc bén đe dọa kẻ thù, thì Sơn Cu lại không hề sử dụng thứ vũ khí lợi hại trời cho đó.

Sơn Ca làm tổ rất đơn sơ và làm ngay trên mặt đất. Đó là điều ít người ngờ tới.

Đến mùa sinh sản chúng thường kéo về một vùng đất yên tĩnh và khô ráo, tốt nhất là những cánh đồng cỏ, hoặc nơi có nhiều bờ bụi lúp xúp hay những trảng tranh để làm tổ. Ngay ở những vùng sâu trùng, bị nước ngập đe dọa. Sơn Ca cũng biết tìm những gò đất cao ráo, hay các bờ đê, bờ mẫu để làm tổ đẻ. Dọc các bờ biển, trên những động cát có những bụi bờ dứa dại, người ta cũng bắt gặp Sơn Ca làm tổ ở trên đó.

Chúng khôn ngoan chọn những chỗ đất bị trũng sâu xuống độ năm mười phân như miệng chén, miệng tô, thậm chí đó là 15 chân trâu khi đi lún sâu xuống chẳng hạn để làm điểm tựa cho tổ được chắc chắn khỏi bị gió cuốn bay đi! Tổ được kết bằng cỏ khô, rác rên, rom rạ mục, hay những mầu nhỏ cành cây khô mục. Có nhiều trường hợp do chọn không ra những hố đất lún sẵn, chim phải làm tổ “nổi” trên mặt đất bằng, nhưng khôn khéo làm tổ lọt vào giữa những bụi cỏ, hoặc dựa vào một bụi cỏ lớn để nhờ bụi cỏ nầy che chắn gió giùm. Trong trường hợp tìm không ra bụi cỏ nào chắc chắn, Sơn Ca biết tha về những bụi cỏ hay những đoạn cành mục tương đối lớn với sức nhìn của nó để tận chung quanh tổ cho chắc chắn, tránh bị mưa to gió lớn cuốn phăng tổ đi!

Với cách làm tổ trên mặt đất nầy, dù tìm được đất có hố sẵn đi nữa, thì tổ Sơn Ca cũng quá thô sơ, không tạo được sự an toàn nên khiến ai nhìn thấy cùng… lo ngại dùm cho chúng. Có những chiếc tổ được làm rất khéo léo, công phu, nhưng cũng có nhiều tổ làm rất sơ sài tưởng chừng như không đủ sức bền để chịu đựng nỗi đến lứa chim con ra đời. Nhưng chuyện đời “trời sinh trời dưỡng”, chúng vẫn có cách để duy trì và phát triển nòi giống…

Trong mùa sinh sản, kéo dài khoảng bốn, năm tháng, mỗi cặp Sơn Ca có thể đẻ được vài ba lứa con, và mỗi lứa được bốn năm trứng, hy vọng được vài ba chim con. Tuy nhiên, số lượng chim sống sót được sau mùa sinh sản không được nhiều bằng các giống chim rừng khác! Đó là điều rất dễ hiểu nếu quí vị có dịp quan sát được tận mắt tổ của chúng làm sơ sài trên mặt đất, thì có thể đoán được những bất trác mà dòng giống chúng phải hứng chịu.

Kẻ thù của giống chim quá nhỏ nầy rất nhiều. Một sô lớn trứng và chim Sơn Ca non là mồi ngon của Cò, Vạc, Chuột đồng, các loại chim lớn ăn thịt như Quạ, Diều, và các loài bò sát như Trăn, Rắn, Kỳ Đà, Rắn đó là chưa nói đến một kẻ thù nguy hiểm nhất là… con người!

Đến mùa sinh sản của Sơn Ca, nhiều người cố tìm đến nơi chúng làm tổ để bắt chim con về nuôi hoặc bán. Với dân săn chuyên nghiệp thì việc nầy tương đối dễ dàng. Họ chỉ cần đến những nơi chim kéo về làm tổ mùa trước là hy vọng trúng mùa vì giống chim thường có thói quen như vậy. Chỉ khi nào mùa sinh sản trước chúng bị “bố ráp” tàn khốc thì năm sau mới chịu tạm bỏ chỗ cũ để tìm vùng đất mới để làm tổ mà thôi. Dù chim kéo về vùng đất lạ làm tổ, thì giới săn bắt chuyên môn họ cũng có cách phát giác ra được, miễn là trước đó chịu khó theo dõi một thời gian.

Nhưng, với dân mới tập tễnh vào nghề thì đây là chuyện thiên nan vạn nan, chứ không phải dễ dàng gì Ngay việc phát giác nơi Sơn Ca thường có mặt, cũng chưa chắc dễ dàng tìm được tổ của chúng…

Nhiều người đứng trước một cánh đồng cỏ, hay một vạt nương rẫy, nhiều lần xác định được chỗ chim Sơn Ca bay lên đáp xuống, nhưng khi lại gần thì không cách nào tìm ra tổ của chúng! Với người chưa kinh nghiệm thì dù tìm kiếm theo cách nay hàng trăm lần, kết quả cũng chỉ tay trắng mà thôi.

Tại sao lại có chuyện đó? Bởi giống chim Sơn Ca rất khôn, nó biết che giấu nơi đặt tổ của nó một cách ranh mãnh trước mọi kẻ thù, trong đó có kẻ thù nguy hiểm và đáng sọ nhất là con người. Muốn bay lên trời con chim phải bí mật rời tổ rồi khôn ngoan luồn lách qua các bụi cỏ một quãng xa rồi mới cất cánh bay lên. Khi đáp xuống, nó cũng khôn ngoan đáp xa tổ một khoảng độ mươi lăm thước, roi từ đó nhắm hướng tổ luồn lách trong cỏ mà lủi về! Vì vậy, tìm tổ chim ở địa điểm xuất phát bay lên hay nơi hạ cánh xuống là sai! Vậy nếu không xác định được hướng tổ ở đâu mà đến, thì ta chỉ còn cách tỏa ra tìm một chu vi vòng tròn với bán kính từ hẹp đến rộng mươi lăm thước may ra mới gặp nơi Sơn Ca đáp xuống, hoặc bay lên.

Đó là chưa nói chim con nở được mươi ngày tuổi đã khôn ngoan, chúng biết cảnh giác trước mọi kẻ thù. Khi có biến động, dù chạy chưa vững, chim con cũng bươn bả theo cha mẹ lủi vào bụi bờ tìm chỗ ẩn núp. Do đó, bắt được chim con cũng không phải là việc dễ dàng gì…Vẫn biết chim Sơn Ca con rất quí, bán được giá cao nhưng từ trước đến nay hình như chưa một ai có nghĩ nuôi chim Sơn Ca cho sinh sản tại lồng. Trở ngại lớn nhất là do giống Sơn Ca quá nhát, chuồng nuôi chim sinh sản chắc chắn phải lập ở nơi cách xa nhà ở, phải thật sự yên tĩnh mới đem lại kết quả tối. Thử hỏi như vậy thì còn vui thú gì và liệu kết quả thu gặt được có bù nổi với chi phí bỏ ra không? Cũng có một số nghệ nhân nuôi chim tin rằng nếu chim con sinh sản trong lồng liên tiếp vài thế hệ, hy vọng đời cháu chắt của nó sẽ bớt nhát hơn, dễ thuần thuộc hơn. Chúng tôi không hy vọng thu được kết quả nầy, vì bằng chứng trước mắt cho thấy: Sơn Ca con trong thời gian đút mồi thì dạn với chủ, nhưng sau thời gian đó chúng lại trở nên nhát, chứ không như Chích Chòe Than, Lửa hoặc các giống chim rừng khác, đã nuôi từ lúc nhỏ thì lớn lên trở nên dạn dĩ, thận chí còn nuôi thả được trong nhà, trong vườn như các loại gia cầm khác… Nhưng Sơn Ca thì không thể làm như vậy, với những chim cảnh nuôi được ba bốn mùa trở lên, chúng có phần dạn hơn, có thể cho tay vào lồng bắt ra tắm nước được dễ dàng.

Chim Sơn Ca Của Hoàng Đế

Có vị hoàng đế nọ sở hữu một tòa lâu đài lỗng lẫy hơn mọi cung điện trên thế giới. Trong khu lâu đài có một vườn thượng uyển trồng toàn những kỳ hoa dị thảo, hương thơm ngào ngạt. Khu vườn ấy cũng là nơi cư ngụ của một con chim sơn ca có tiếng hót hay lạ thường.

Những khách ngoại kiều từ khắp cùng cõi đất đặt chân đến thành phố của vị hoàng đế đều bị choáng ngợp bởi sự hùng vĩ của lâu đài và vẻ đẹp huyền ảo lẫn rực rỡ của khu vườn, nhưng trên hết, họ bị giọng hót tuyệt vời của chim sơn ca hớp hồn. Họ kháo láo với nhau: “Mọi sự đều tuyệt vời nhưng giọng hót của chim sơn ca mới là phép lạ vĩ đại nhất!”. Nghe thấy thế, vị hoàng đế nói: “Chim sơn ca à? Ta chẳng bao giờ nghe ai nhắc đến nó. Nó ở trong vườn của ta sao? Chính trong khu vườn của ta có con chim quý này… Vậy chiều nay, ta muốn chim sơn ca đến đây hót cho ta nghe!”

Con chim nhỏ mầu tro

Mọi quan trong triều đều lo tìm kiếm chim sơn ca, và họ bắt gặp cô hầu bếp nhỏ bé là người thường nghe tiếng chim hót. Cô đưa tay lên miệng khẽ nói: “Chim sơn ca đó! Hãy lắng nghe.Tiếng nó ở đằng kia!”. Và cô chỉ tay vào một con chim mầu tro ẩn mình trên cành cao.

Người ta trang hoàng sân rồng như trong một lễ hội lớn. Ở giữa sân có một ngai lớn bằng vàng cho vua ngự. Gần đó là một cành cây giả bằng vàng để chim sơn ca đậu. Mọi người hiện diện đều vận những bộ lễ phục đẹp nhất, kể cả cô hầu bếp cũng được phép đứng sau cánh cửa để tham dự. Ai ai cũng chăm chú nhìn vào con chim nhỏ mầu tro.

Chim sơn ca cất cao giọng hát tuyệt vời khiến hoàng đế cảm động đến rơi lệ. Những gọt lệ vương trên gò má ửng đỏ của hoàng đế lại càng làm chim sơn ca hát hay hơn nữa, giọng hát của nó như đi thẳng vào tim ngài, khơi lên nguồn cảm xúc dạt dào. Hoàng đế hết sức vui sướng, ngài sai thị vệ ban tặng chim sơn ca một vòng hoa đeo cổ bằng vàng. Chim sơn ca cho dù hãnh diện nhưng không muốn nhận quà tặng này, nó nói: “Tôi đã được nhìn thấy những giọt lệ của hoàng đế và với tôi, nó quý hơn mọi tặng phẩm. Nước mắt của một vị hoàng đế có quyền lực vô cùng!”.

Và rồi nó lại cất lên giọng ngọt ngào, trìu mến. Hoàng đế ra lệnh cho chim sơn ca ở lại trong triều đình vĩnh viễn. Ngài sai làm một cái lồng và cho phép chim sơn ca ngày hai lần được ra khỏi lồng: một lần ban ngày và lần khác vào ban đêm.

Cỗ máy bằng kim cương bị trục trặc

Vào một ngày đẹp trời nọ, có một gói hàng lớn được chở đến dâng cho hoàng đế. Phía trên hộp có ghi hàng chữ “Chim sơn ca”. Hoàng đế nhìn món quà đoán: “Chắc là một cuốn sách mới viết về con chim nổi tiếng của chúng ta”. Nhưng không phải là một cuốn sách, mà bên trong cái thùng nhỏ được bọc cẩn thận trang trọng ấy là một con chim máy, chung quanh mình nó được cẩn bằng những viên hồng ngọc, lục bảo và kim cương quý giá. Vừa khi nhấn nút, con chim máy cất lên tiếng hót giống y con chim sơn ca thật. Thỉnh thoảng nó còn ngước lên, cúi xuống trông thật sinh động. “Tuyệt vời!”, mọi người thốt lên thán phục. Thế rồi họ quyết định để con chim máy và chim sơn ca thật cùng song ca. Tuy nhiên, giọng của hai con chim không thể hòa với nhau được, vì con chim thật hót với điệu riêng của nó, trong khi con chim máy không bao giờ thay đổi giọng điệu.

Thế là con chim máy phải ca một mình. Nó cứ liên tục hót một bài cho dù đến 30 lần liên tục. Mọi người ngây ngất trước giọng hót hoàn mỹ và ánh rực rỡ của kim cương, đá quý. Họ chỉ giật mình tỉnh thức khi vị hoàng đế ban lệnh cho vị quan âm nhạc để chim sơn ca thật hót. Nhưng chẳng ai còn thấy con chim thật đâu nữa. Nó đã bay về khu rừng xanh rộng mênh mông của nó.

Các quan vui vẻ nói: “Cuối cùng thì con chim tốt nhất đã ở lại với chúng ta!”.

Cơn bệnh của hoàng đế

Con chim sơn ca bằng máy được hãnh diện đậu trên chiếc gối lụa gần giường của hoàng đế. Nó làm cho ngài vui vì tiếng hót và vì đồ trang sức quý giá. Nó còn được ưu ái gọi với danh hiệu: “Ca sĩ đầu giường của hoàng đế”. Một năm trôi qua thật tốt đẹp, từ hoàng đế đến quan đại thần, thị vệ, ai ai cũng nhớ nằm lòng từng giai điệu trong bài hát của chim sơn ca bằng máy.

Tuy nhiên, một chiều nọ, trong lúc hoàng đế đang mơ màng thưởng thức điệu hót như thường lệ, bỗng dưng một tiếng rắc…rrrrrr … vang lên, rồi tiếng khực… khực… nối tiếp. Những bánh răng cọ xát và rồi tiếng nhạc im bặt.

Hoàng đế nhảy ra khỏi giường, ngài cho gọi ngay quan ngự y đến, nhưng chẳng có gì thay đổi cả. Thế rồi hoàng đế lâm trọng bệnh, cả vương quốc được bao phủ bởi chiếc màn buồn bã. Họ đã quá yêu thương vị hoàng đế của họ.

Lạnh giá và xanh xao, hoàng đế nằm ủ rũ trên chiếc giường to lớn và lộng lẫy của mình. Thỉnh thoảng ngài lại gào lên: “Âm nhạc! Âm nhạc. Hỡi con chim vàng ngọc, hãy ca lên, hãy hát lên!”. Cả triều đình cho rằng ngài không qua khỏi nên xôn xao lo việc chôn cất nhà vua và tìm hoàng đế mới.

Trở về

Bất thình lình, cánh cửa sổ tầng thượng, nơi hoàng đế nằm bỗng mở ra. Và một tiếng hót lanh lảnh, diệu kỳ cất lên, ngân vang xa. Thì ra đó là tiếng hót của con chim sơn ca thật, nó đang say sưa hót từ cành cao gần cung điện. Nghe biết tình trạng nguy kịch của hoàng đế, con chim đã tìm về và hát dâng ngài bài ca an ủi và hy vọng. Hoàng đế dần hồi tỉnh, nhịp đập tim mạnh dần, cơ thể xanh xao bắt đầu ửng hồng biểu lộ sức sống đang vực dậy. “Cảm ơn! Xin cảm ơn”, hoàng đế thì thào, “ta đã quên ngươi, vậy mà ngươi vẫn nhớ đến ta. Với giọng hát, ngươi đã đuổi khỏi giường ta những tư tưởng đen tối, buồn bã; ngươi đã lấy cái chết khỏi trái tim ta. Ta phải ban thưởng cho ngươi thế nào đây?”.

Chim sơn ca trả lời: “Ngài đã ban thưởng cho tôi rồi! Tôi đã nhìn thấy giọt nước mắt của ngài và tôi chẳng bao giờ quên được. Với tôi, chúng là vàng ròng làm cho con tim nghệ sĩ của tôi sung sướng. Và bây giờ, nếu ngài muốn lấy lại sức, hãy ngủ đi. Tôi sẽ hót lên để ru ngài”.

Vị hoàng đế ân hận vì lối hành xử của mình trước kia, ông hứa sẽ đập nát con chim máy thành trăm mảnh, và yêu cầu chim sơn ca ở lại bên ông mãi mãi, nhưng nó nói: “Tôi sẽ hót khi ngài muốn, nhưng xin ngài đừng đập con chim máy ra, vì nó đã trao cho ngài mọi sự mà nó có thể. Hãy giữ lại nó lại cho ngài như thuở ban đầu. Còn tôi, tôi không thể lưu lại với ngài tại lâu đài này, nhưng hãy cho phép tôi trở lại khi tôi muốn, và mỗi buổi chiều, tôi sẽ đậu trên cành cây ở cửa sổ mà hót dâng ngài, làm cho ngài hạnh phúc và để ngài nhận ra rằng ‘tôi hát về những con người hạnh phúc cũng như đau khổ, tôi sẽ hát về sự tốt lành và xấu xa đang xảy ra chung quanh ngài, và cả những điều ngài chôn giấu trong tim”. Nói rồi, chim sơn ca vỗ cánh bay vào khung trời tự do mênh mông.

Những chỉ dẫn sư phạm Sứ điệp ẩn giấu

Ngày nay tình yêu là điều khó nói trong gia đình, khi mà những đổ vỡ xảy ra như cơm bữa và những nguy cơ dẫn đến chia tay, làm tổn thương luôn rình chờ trong mọi tình huống. “Li dị” là câu nói cửa môi trong các gia đình, và điều này tác động đến khả năng chinh phục và gìn giữ tình bạn nơi người trẻ.

Câu chuyện cho thấy tình yêu bao giờ cũng nại đến lòng muốn và sự tự do của con người. Vị hoàng đế không thể có những người bạn thật được, vì ông đòi mọi người phải yêu mến ông và với chim sơn ca, ông muốn bắt nó ở trong lồng, rồi sau đó lại yên lòng để thay thế nó bằng một con chim máy. Cuối cùng ông hiểu ra rằng chỉ trong tự do chọn lựa người ta mới tìm thấy tình yêu đích thực và chỉ có con người mới có khả năng yêu mến.

Đối thoại gợi ý

Tại sao chim sơn ca lại trốn khỏi lâu đài? Cái lồng trong đó buộc sơn ca phải sống có ý nghĩa gì? Chúng ta có “bị bắt buộc” phải trở thành bạn bè của một ai đó không?.

Người ta có thể thay thế một người bạn bằng xương bằng thịt với một cỗ máy được không? Bạn có biết ai đó đã làm như thế không?

Tại sao một bộ máy (Ti-vi, vi tính…) không bao giờ có thể trở thành một người bạn thực sự?

Lý do gì đã làm chim sơn ca trở lại khi biết vị hoàng đế bị bệnh?

Tại sao chim sơn ca không quay trở lại để sống trong chiếc lồng vàng?

Theo bạn, đâu là những phẩm chất của một người bạn thực sự?

Kinh Thánh cũng kể lại

Giáo lý viên có thể cho các em trao đổi trên lời của Chúa Giê-su: “Thầy không gọi các con là tôi tớ, nhưng là bạn hữu” (Ga 15,15)

Trích Chuyên đề Don Bosco 35

Chu Kỳ Sinh Sản Của Chim Yến

CHU KỲ SINH SẢN CỦA CHIM YẾN

Chim yến làm tổ bằng nước bọt của chúng được tiết ra từ hai tuyến nước bọt ở dưới lưỡi hai bên má. Vào thời kỳ sinh sản thì tuyến nước bọt phát triển mạnh, phình to ra ở hai bên má. Khi làm tổ, cơ hàm ép vào tuyến nước bọt làm nước bọt được tiết ra, chúng dùng lưỡi đẩy nước bọt ra khỏi miệng và quẹt qua, quẹt lại lên vách đá, khuôn dầm trần nhà hoặc trên vách tường để định hình dạng tổ. Nước bọt tiếp xúc không khí sẽ khô ngay sau khoảng 2-3 giờ. Dần dần (qua nhiều ngày) một cái lưỡi tổ được hình thành và chim yến đeo lên cái lưỡi tổ này hàng đêm để tiếp tục xây tổ cho đến khi tổ hoàn chỉnh để có thể chứa quả trứng của chúng. Khi vào mùa làm tổ, mỗi đôi chim yến chọn cho mình một chỗ thích hợp (luôn được cố định trong nhiều năm) và cùng nhau xây dựng tổ. Đối với chim mới trưởng thành, chim đực làm tổ trước và kêu gọi chim mái về làm tổ chung; việc tìm kiếm bạn tình có thể nhanh hay chậm. Đối với những cặp đã trải qua sinh sản rồi thì việc làm tổ là nhiệm vụ của cả hai. Quan sát qua camera hồng ngoại lắp đặt tại nhà yến thì chim yến nhà làm tổ như sau: Khoảng 18h00 chim yến nhà đi kiếm ăn về, chúng nghỉ ngơi khoảng 30 đến 60 phút rồi bắt đầu làm tổ. Khoảng thời gian các cặp chim yến làm tổ nhiều nhất là vào lúc 20h00 cho đến 3h00 sáng ngày hôm sau. Số lần làm tổ và thời gian làm tổ khác nhau qua từng giai đoạn. Giai đoạn đầu khi hình thành tổ trung bình khoảng 12 lần/ngày, khi sắp tới thời gian đẻ trứng thì cường độ tăng lên, khoảng 15 lần/ngày, thời gian một lần quẹt tổ thấp nhất là 25 giây và cao nhất khoảng 7 phút. Chim làm tổ cho đến khi đẻ trứng thì chúng dừng lại, tuy nhiên thỉnh thoảng chúng vẫn quẹt vào chân tổ để gia cố cho vững chắc. Thời gian trung bình chim yến nhà hoàn thành tổ khoảng 50 ngày. Tổ làm hoàn toàn bằng nước bọt màu trắng hình bán nguyệt, kích thước tổ trung bình để chim đẻ trứng là R = 40 ÷ 50 mm. Qua quan sát cho thấy một số tổ có bán kính tối thiểu Rmin = 35 mm, chim đã đẻ trứng. Bán kính tổ tối đa Rmax = 65 mm. Những tổ yến không khai thác, sau khi chim con rời tổ thì chim bố mẹ sẽ sử dụng lại cho lần đẻ sau. Những lần đẻ sau chim chỉ gia cố thêm, nhiều lần gia cố như vậy tổ yến sẽ dày thêm. Sau khi làm tổ xong chim bắt đầu giao phối. Chim thường giao phối vào lúc đêm. Có hai khoảng thời gian giao phối: từ 21h đến 23h; từ 1h đến 3h sáng. Chim giao phối giống như các loại gia cầm khác. Một ngày giao phối khoảng 3 đến 4 lần. Chim giao phối trước khi đẻ trứng 5 đến 8 ngày. Sau khi đẻ trứng đầu tiên, thỉnh thoảng chim vẫn còn giao phối từ 2 đến 3 lần, nhưng sau khi đẻ trứng thứ 2 thì không giao phối nữa. Chim yến thường chỉ đẻ 2 quả trứng màu trắng. Vỏ trứng mỏng dễ vỡ, kích thước trung bình 21,26 ÷ 13,84 mm, trọng lượng 2,25g. Chim thường đẻ trứng vào lúc sáng sớm từ 2h đến 6h sáng. Thời gian đẻ giữa trứng 1 và trứng 2 khoảng từ 2 đến 6 ngày. Tỷ lệ đẻ trứng của chim yến trong nhà đạt tỷ lệ khoảng 57%; tỷ lệ nở đạt 73%, tỷ lệ nuôi chim trưởng thành đạt 65%. Có thể xác định được trong năm có 3 tháng (tháng 11; 12 và tháng 1) chim không đẻ trứng hoặc rất ít đẻ trứng. Các tháng còn lại trong năm là mùa sinh sản của chim yến. Chim bắt đầu ấp khi đẻ trứng đầu tiên. Cả chim trống và chim mái thay phiên nhau ấp trứng và tiếp tục đẻ thêm trứng thứ 2. Khi ấp thì chỉ một con ấp trứng, con còn lại bay đi kiếm ăn, khi bay về thì ấp thay cho con đang ấp đi kiếm ăn. Khi ấp, chim thường dùng mỏ để đảo trứng. Một ngày chim bay ra khỏi tổ 1 – 2 lần, thường vào lúc 8h00 – 10h00 sáng để trứng tiếp xúc với độ ẩm, do đó khi chim con nở ra không bị dính vỏ. Vào ban đêm thì một con ấp, con còn lại bám trên thành tổ, chúng cũng đổi ca ấp cho nhau, một đêm đổi ca ấp khoảng 4 – 5 lần. Chim con có thể nở vào bất cứ thời gian nào trong ngày, tùy vào điều kiện ấp của chim bố mẹ. Sau khoảng 22 đến 23 ngày thì trứng đầu tiên nở. Thời gian nở của trứng thứ nhất và trứng thứ 2 cách nhau khoảng 2 đến 3 ngày. Chim non mới nở chịu ảnh hưởng trực tiếp với môi trường sống bên ngoài. Khi chim con vừa nở ngày đầu tiên thì chim bố mẹ không cho ăn mà nằm ấp để sưởi ấm cho chim con, sau đó đi kiếm mồi về cho chim con ăn. Khi đi kiếm ăn thì cả chim bố và mẹ đều bay đi hết. Thời gian đầu chim con nhỏ hơn 10 ngày tuổi thì sau khi cho chim con ăn chim bố mẹ vẫn ấp để sưởi ấm cho chim con từ 1 đến 2 giờ. Thời gian sau chim bố mẹ về chỉ còn mớm mồi cho con. Ở tuần đầu tiên số lần chim bố mẹ cho chim con ăn khoảng 3 lần/ngày. Ở tuần thứ 2 số lần chim bố mẹ cho chim con ăn khoảng 4 lần/ngày. Giai đoạn này chim con mọc lông tơ nhưng chưa nhiều. Ở tuần thứ 3 số lần chim bố mẹ cho chim con ăn khoảng 5 lần/ngày. Giai đoạn này chim con mọc lông tơ nhiều hơn và lông đậm hơn. Ở tuần thứ 4 và 5 số lần chim bố mẹ cho chim con ăn khoảng 6 lần/ngày. Giai đoạn này chim con mọc lông đầy đủ ở các bộ phận (đuôi, cánh,…) và đã đu tổ được, tập bay. + Số lần chim bố mẹ cho chim con ăn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và tùy từng giai đoạn phát triển của chim con. Chim con càng lớn số lần cho ăn tăng lên. + Nghiên cứu qua camera quan sát cho thấy chim mẹ mỗi lần cho ăn thường cho một con ăn, nếu thức ăn kiếm được nhiều thì cho cả hai. Mỗi tổ có hai chim con, trong khi chim mẹ cho chim con ăn giữa chúng có sự cạnh tranh giành mồi mớm từ mẹ. Giữa hai chim con sự phát triển không đồng đều. Thời gian nuôi chim con từ khi mới nở đến trưởng thành trung bình khoảng 48 ngày. Có một số chim non rời tổ sớm khoảng 40 ngày (thường xảy ra đối với tổ 1 con do chim bố mẹ cung cấp đầy đủ thức ăn nên chim con trưởng thành nhanh hơn so với chim ở tổ 2 con). Bộ lông vũ của chim có ba tác dụng chính: Thứ nhất là bảo vệ cơ thể chim tránh tác động cơ học bên ngoài; Thứ hai, chúng là bộ phận cách nhiệt và điều nhiệt giúp cho chim chống chịu với sự thay đổi thời tiết môi trường; Và thứ ba (quan trọng nhất) là giúp cho chim bay được. Do luôn bị tác động của môi trường nên lông chim bị hư hỏng, mòn đi theo thời gian. Vì vậy, tác dụng của chúng cũng giảm mạnh. Để luôn giữ được tác dụng của bộ lông, chim cũng có sự thay lông. Thay lông là sự thay thế theo chu kỳ bộ lông cũ bằng bộ lông mới. Chu kỳ thay lông thường xảy ra sau chu kỳ sinh sản. Nếu chim có nhu cầu thay lông thì ngừng chu kỳ sinh sản tiếp theo. Khi thay lông, chim có nhu cầu năng lượng rất cao. Chim tăng cường tỷ lệ trao đổi chất. ………………………………………………………………………………………………………………

Công ty TNHH Yến Ba Phi(Chuyên: Khảo Sát – Thiết Kế – Thi Công nhà yến)

– Trụ sở chính: 65/7 Thạnh Lộc 22 – P.Thạnh Lộc, Q.12, Tp.HCM.

– Văn phòng đại diện: 27/4 Đường 7, Phường Tăng Nhơn Phứ B, Q.9, Tp.HCM

– Chi nhánh 1: Km38, QL.26, Xã Eaphê, Krông Păc, ĐăkLăk.

– Chi nhánh 2: 85A/4 Bình Lợi, Thị Trấn Tân Trụ, Huyện Tân Trụ, Long An.

Liên hệ tư vấn và khảo sát nuôi Yến : 0902005034 Mr.Quang

Quá Trình Sinh Sản Của Chim Bồ Câu

Mến chào anh chị em và bà con cô bác nha 😍

Hôm nay mình xin giới thiệu tất tần tật về quá trình sinh sản của chim bồ câu để mọi người có thể nắm được và có thể theo dõi được quá trình này nếu có xảy ra điều gì bất thường trong quá trình sinh sản.

Chim bồ câu từ lúc mới sinh đến khoảng 5-6 tháng là chúng bắt đầu sinh sản biểu hiện của chim bắt đầu sinh sản là con trống bắt đầu biết gù con mái, con mái thì sẽ chấp nhận con trống và tìm ổ. Trong thời gian chim mái tìm ổ thì khoảng từ 7-10 ngày là chim mái bắt đầu sinh sản lứa đầu tiên.

Chim mái đẻ trứng thứ 1 thì cách một ngày chúng sẽ đẻ đến quá thứ 2 ( chim bồ câu chỉ đẻ tối đa 2 trứng thôi nha cách bạn, trường hợp hy hữu thì chúng đẻ 3 trứng nhưng rất hiếm lúc trước mình có 2 đôi đẻ 3 trứng luôn á) và chim mái và chim trống sẽ thay phiên nhau làm nhiệm vụ ấp trứng.Nhưng theo mình quan sát được thì chim mái đảm nhiệm vai trò này là chính. Chúng sẽ ấp đến khoảng 15-18 ngày thì trứng sẽ bắt đầu nở.

Trong quá trình chim sinh sản và nuôi co n nếu bạn thấy chim non đã lớn gần biết bay mà chim mái vãn chưa đẻ tiếp thì các bạn nên xem lại quy trình thức ăn của mình có thể bạn đã cho chúng ăn thiếu chất nên quá trình tổng hợp canxi không có nên không tạo được trứng.

Các bạn nên cho chim ăn thêm các chất khoáng và vitamin, cũng như muối ăn để chúng có đầy đủ dinh dưỡng để sinh sản liên tục và không bị dán đoạn làm ảnh hưởng đến thu nhập.

Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để cùng nhau chia sẽ những kinh nghiệm chăn nuôi thiết thực nhất qua những liên hệ bên dưới :

Chuyên Cung Cấp Thịt Và Con Giống , Chia Sẽ Kinh Nghiệm Chăn Nuôi

Đừng Ngại Liên Hệ Với Chúng Tôi:

Email : bocautrangbom@gmail.com

Địa Chỉ:360B10 Tổ10B Ấp4 Xã Sông Trầu-Trảng Bom-Đồng Nai

Điện Thoại: 0383422971 (Gặp A Hận)