So Sánh Chim Ưng Và Đại Bàng / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Chim Ưng Và Chim Cắt, So Sánh Sự Khác Biệt

Chim cắt (Falconidae) và chim ưng (Accipitridae) là tên gọi chung cho rất nhiều loài chim săn mồi. Đối với nhiều người, chim ưng và chim cắt thường được xem là hai loài chim săn mồi giống nhau, nhưng thật ra chúng rất khác nhau ở nhiều điểm. Chim cắt nằm trong họ cắt (bao gồm chim cắt và caracara), họ chim ưng lại thuộc chủng chim khác (bao gồm chim ưng, diều hâu, đại bàng, kền kền…)

Chim cắt được biết đến với cách thức tấn công con mồi chủ yếu bằng mỏ, còn chim ưng tấn công bằng hai chân để hạ gục con mồi. Để phân biệt rõ hai loài chim này, chúng ta cần phải hiểu rõ các đặc tính cụ thể giữa hai loài này. Sau khi đọc bài viết có thể bạn sẽ phân biệt chim ưng và chim cắt dễ dàng hơn.

Các đặc điểm của chim Cắt

Chim cắt thuộc họ cắt, chúng được biết đến với tốc độ bay nhanh đáng kinh ngạc ở tuổi trưởng thành. Chim cắt dùng mỏ để tấn công con mồi.

Chim cắt là loài chim săn mồi rất phổ biến, chúng có mặt ở khắp nơi trên thế giới ngoại trừ châu Nam Cực.

Chim cắt có thể thích nghi với nhiều điều kiện sống, vì thế ngày nay chúng ta có thể tìm thấy chúng ở mọi loại sinh cảnh sống khác nhau. Từ sa mạc, đến bắc cực, đồng cỏ, ngoại ô thành phố… đều có sự hiện diện của chim cắt.

Có tất cả hơn 40 loài chim cắt trên thế giới.

Tuổi thọ của chim cắt từ 12-20 năm, ở một số điều kiện sống nhất định chúng có thể sống tới 25 năm tuổi.

Loài chim cắt lớn nhất là chim cắt Bắc Cực Gryfalcon , chiều dài cơ thể khoảng 50-63cm, cân nặng từ 0,9-2 kg.

Chim cắt là loài ăn thịt trong tự nhiên, thức ăn chính của chúng là chuột, chim, cá và các loài côn trùng.

Chim cắt có sải cánh dài, đuôi ngắn vừa, màu lông của các loài chim cắt đa số là nâu tối, một số có màu xám.

Chúng đi săn dựa vào ánh sáng mặt trời, vì vậy chúng được xếp vào các loài chim chỉ hoạt động ban ngày.

Chim cắt được biết đến với thị lực cực kỳ tốt, khả năng nhìn xa của chúng gấp 8 lần mắt của con người.

Tốc độ bay của chim cắt là cực kỳ nhanh. Chim cắt lớn (peregrine falcon) có thể bay với tốc độ 320km/h. Trong một số điều kiện thuận lợi, tốc độ chim cắt được ghi nhận lên tới 389 km/h.

Chim cắt mái thường có kích thước to lớn hơn chim trống, chúng sẽ cùng nhau chăm sóc chim non sau khi sinh sản.

Các đặc điểm của chim Ưng

Trái ngược với chim cắt, chim ưng lại nằm trong nhiều chủng loài khác nhau. Chim ưng là một chi chim lớn nhất và cũng phổ biến nhất trên thế giới. Trí thông minh của chim ưng cũng được nhìn nhận là hơn chim cắt, chúng thường có chiến thuật tấn công con mồi bất ngờ.

Cũng như chim cắt, chim ưng cũng là loài sinh sống phổ biến ở khắp nơi trên thế giới ngoại trừ Nam Cực.

Chim ưng có thể thích nghi với mọi điều kiện môi trường sống, mọi địa hình địa lý.

Có tới 270 loài chim ưng họ ưng ở trên thế giới.

Cũng giống chím cắt, các loài chim ưng có đa dạng kích thước và cân nặng.

Chim ưng mái nặng hơn chim trống.

Chim ưng dùng mỏ sắc nhọn để xé xác con mồi.

Chim ưng cũng là loài chim săn mồi vào ban ngày.

Chim ưng không có con mồi nào cụ thể là thức ăn chính, chúng săn rất nhiều loài khác nhau.

Chim ưng đực có thể nhào lộn trên không trung trên 10 phút, chúng nổi tiếng với những vũ điệu trên không.

Chúng là loài chim chỉ có một bạn đời duy nhất, cho đến khi con còn lại chết.

Chim ưng có tuổi thọ từ 13-20 năm, thậm chí 25 năm tuổi.

Bảng so sánh Chim Ưng và Chim Cắt Tên loài Cuộc đọ sức giữa chim ưng và chim cắt

Chim cắt và chim ưng có quá nhiều điểm tương đồng giữa hai loài, nhưng một vài đặc điểm có thể phân biệt được.

Chim ưng có chiếc mỏ cong suôn hơn, còn chim cắt có mỏ uốn bẻ góc, cả hai đều tận dụng lợi thế của chiếc mỏ để săn mồi.

Chim ưng có tốc độ săn mồi chậm hơn chim cắt, đổi lại chim ưng có lợi thế hơn về cân nặng. Khi thực chiến xảy ra, rất khó để đoán loài nào sẽ chiến thắng, cả hai đều là loài chim săn mồi rất ít khi sai lầm.

Chim ưng có thể săn mồi các loài động vật có vú, thậm chí chúng có thể tấn công được con người. Chim cắt có thể dùng tốc độ để xé toang vật cản trên đường bay.

Thật khó để tiên đoán kẻ nào sẽ chiến thắng nếu hai loài chim này lao vào choảng nhau. Bạn nghĩ sao?

Cách Phân Biệt Chim Đại Bàng Và Chim Ưng

Phân biệt chim ưng và đại bàng

Chim Ưng: Người ta còn gọi là diều hâu hay chim cắt là loài chim săn mồi, tên gọi loài chim này sẽ khác nhau tại các khu vực trên thế giới. Các loài ưng có mỏ hình móc cong sắc nhọn với da gốc mỏ trên bề mặt đầu gần lưng, nơi chứa lỗ mũi, cánh của chim ưng khá dài và rộng, để phù hợp với kiểu liệng bay chúng có đặc điểm là có 4 tới 6 lông cánh sơ cấp có ở phía ngoài. Chúng có đôi chân vô cùng khỏe và bàn chân cùng với các móng vuốt để chim có thể ăn thịt, và một vuốt sau mọc ngược. Chim ưng non có giai đoạn ra ràng lớn nhanh và kéo dài, tiếp từ 3 tới 8 tuần được chim bố mẹ chăm sóc sẽ tập bay và để thuần thục về mặt sinh dục thì chỉ cần từ 1 tới 3 năm.

Chim đại bàng: Là loài chim săn mồi cỡ lớn rất giống chim ưng nhưng nó chỉ thuộc bộ ưng, Chúng sinh sống trên mọi nơi có núi cao và rừng nguyên sinh còn chưa bị con người chặt phá như bờ biển. Đại bàng có nhiều đặc điểm nhận dạng khác nhau giữa các loài đại bàng với nhau nhưng nổi bật là màu lông và kích thước từng loài. Loài đại bàng lớn nhất có chiều dài cơ thể hơn 1m và nặng 7 kg. Loài bé nhất chỉ dài có 0,4m và nặng khoảng hơn 0,5 chúng tôi mái thường lớn hơn chim trống và nặng hơn chim trống khoảng 25%.

Đại bàng thường làm tổ trên núi hoặc cây cao. Tổ của chúng rất lớn và mỗi năm chúng lại tha về tổ nhiều cành cây mới để làm cho tổ kiên cố hơn trước.Tổ là nơi chim cái đẻ trứng. Mỗi kì sinh nở thì chim cái sinh 2 trứng. Do chim bố mẹ chỉ có khả năng nuôi một chim non nên thường sẽ có cuộc quyết đấu giữa hai chim con. Con nào thắng sẽ được nuôi cho đến khi trưởng thành.

Nhiều người không phân biệt được hai loài chim này nên cứ tưởng chim ưng và đại bàng là một, tuy nhiên chúng khác nhau hoàn toàn và mỗi người chơi loại chim này có một thú vui riêng. Người ta thường lấy chim đại bàng làm một số biểu tượng cho sức mạnh và chiến thắng.

chúng tôi

Phụ Kiện Chim Ưng,Đại Bàng,Chim Cắt

Cách đào tạo huấn luyện chim săn mồi

Bài này do mình dịch nhưng để ở topic khác nên cũng không tiện theo dõi, giờ mình post lại cho ae đọc cho đỡ căng thẳng mấy vụ vừa rồi. Hy vọng cái này giúp được gì đó cho ae mới chơi.

Khi nói đến việc đào tạo chim ưng cho những người mới chơi cần nói hết sức chi tiết và tránh dùng các từ chuyên môn để anh em có thể hiểu “Đó là quan điểm của riêng tôi”: Điều đầu tiên chúng ta cần hiểu đó là chim săn là loài máu lạnh không có tình cảm với con người (Có thể ngoại trừ Harris Hawk) nên chúng chỉ thực sự nghe lời khi có sự tin tưởng, che trở và sự hợp tác hài hòa cùng kiếm ăn.

Bạn vừa có được một chú chim ưng ( “Chim ưng” ở đây tôi xin nói chung cho các loại chim săn mồi: Đại bàng, diều hâu, chim cắt) đó là một điều tuyệt vời vì không phải dễ gì để có được một con chim săn mồi trong thời điểm này. Hãy làm theo tất cả các quy tắc và các quy định khi giao tiếp với chim ăn thịt. Điều này là nhằm giúp tư vấn cho những người nuôi chim ưng người mới bắt đầu chơi chim săn mồi, bạn đã từng được nhìn thấy những cảnh chim ưng được bay tự do và để làm được điều này hãy tham khảo kinh nghiệm nuôi chim ưng để được hỗ trợ.

Việc đào tạo các loại chim săn mồi là như nhau; nhưng yêu cầu một cách tiếp cận khác nhau, chủ yếu là việc điều chỉnh các khẩu phần thực phẩm cung cấp cho chim ưng và sự thu hút bằng thực phẩm đối với chim ưng. Việc đào tạo chim ưng từ lúc bắt đầu và khi thả bay và vẫn còn giữ chim bằng một sợi dây (creance) đến lúc bay tự do là cả một quá trình lỗ lực và phấn đấu không ngừng mà không phải ai cũng làm được tuy nhiên việc đào tạo chim săn mồi không phải là khó khăn cũng không phải là thần bí như một số cuốn sách nói. Đó là sự tôn trọng lẫn nhau, giả tạo trong kiên nhẫn, thực phẩm và tin tưởng. Không bao giờ phải trừng phạt con chim bằng roi vọt nhưng cũng có thể để đói con chim của bạn đến mức nó có thể biết nghe lời nhưng đó không phải cách tốt nhất thật khó có thể diễn giải cho bạn hiểu, đó là sự tinh tế mà chúng ta phải có thời gian để làm quen. Khi con chim của bạn bị đói một chút có thể nó rất nghe lời nhưng đừng bao giờ nghĩ đó là cách mà bạn khống chế và bắt nó phải tuân thủ. Phương pháp này đơn giản chỉ là nặng tay và tàn ác.

Khi con chim của bạn đói và bạn tiếp xúc với nó nó sẽ tỏ ra sợ hãi, sự sợ hãi này phải được khắc phục ngay để đạt được sự tin tưởng. Khi con chim mới được buộc vào găng tay (jessed là một đoạn dây ra được nối từ găng tay đến chân con chim – buộc cả hai chân), khi bắt đầu sẽ thấy có biểu hiện sợ hãi và hoảng loạn để đạt được ngay sự tin tưởng và bình tĩnh trở lại của con chim bạn nên cung cấp nhiều phần nhỏ thức ăn cho nó. Hầu hết các cơn đói của con chim sẽ không đủ lớn để vượt qua nỗi sợ hãi của nó khi có mặt con người trong một vài lần đầu tiếp xúc nhưng nếu con chim không chịu ăn trong trường hợp này bạn phải có mũ đội đầu cho nó hoặc đặt vào trong lồng tối cho qua một đêm. Một chim ưng đội mũ trùm đầu, hoặc đặt trong bóng tối hãy cung cấp nước cho nó trong thời gian này bằng một bình phun sương. Ngày hôm sau, đưa nó lên trên bàn tay và một lần nữa nhẹ nhàng cung cấp từng phần thức ăn nhỏ. Nếu nó vẫn không ăn, lặp lại quá trình ngày hôm trước. Trong vòng một đến ba ngày có lẽ sẽ ăn – đừng lo lắng trừ khi nó không ăn trong vòng năm ngày đối với một con chim ưng lớn (700g +) và chim nhỏ cần ăn trong vòng 1-2 ngày kể từ ngày bắt. Nếu có thể hãy tham khảo ý kiến một bác sĩ thú y tại thời điểm này khi nó không ăn là con chim có thể bị bệnh.

Những con chim quá ngoan cố và cứng đầu có lẽ cùng cần phải dùng tay kẹp mỏ và đút thức ăn vào mồm nó và phun một ít nước vào có thể việc làm này sẽ có tác dụng; thức ăn đã kích thích nó và nó bắt đầu tự ăn và bắt đầu cung cấp cho nó từng phần nhỏ thực phẩm. Đây là lúc con chim cần học những bài học đầu tiên. Khi nó bắt đầu biết làm theo ý bạn hãy cung cấp từng phần thức ăn nhỏ và khi nó có biẻu hiệu bỏ mồi không ăn đó cũng là lúc bạn nên dừng cuộc chơi và hãy bắt đầu vào hôm sau. Nếu nó vẫn còn đói và mong muốn tham gia trò chơi, cho phép nó ăn thêm vài miếng, và theo dõi hành động của nó bây giờ bạn có thể bắt đầu đưa găng tay xuống thấp một chút và hãy đưa găng tay của bạn đến gần nó dần. Lặp lại quá trình này và cung cấp một miếng ăn cho nó, cho đến khi nó là háo hức chụp thức ăn bằng bàn chân của mình trên găng tay của bạn. Bắt đầu đưa thức ăn lên găng tay của bạn và đưa đến gần con chim của bạn, có thể nó sẽ tỏ ra ngần ngại nhìn bạn rồi lại nhìn miếng mồi nhưng rồi nó sẽ ăn hãy bình tĩnh và chăm chú quan sát. Lặp lại quá trình cung cấp một miếng ăn và hạ thấp chiếc găng tay cho đến khi nó được đứng trên găng tay và ăn.

Tiếp theo là hãy đưa con chim đến một góc nhà chỗ mà nó không có thể nghĩ đến việc nhảy hay bay theo một hướng khác ngoài bạn. hãy cung cấp một miếng ăn ngon cho nó trên găng tay lặp lại quá trình này và chuyển ra xa dần Lặp lại hành động này như nhau, mỗi lần di chuyển xa hơn một chút để chú chim phải đến với găng tay và ăn.

Tại thời điểm này, có hai điều nên được thực hiện – một, bắt đầu nhận được chim mới nên cho nó làm quen với thế giới và kỳ quặc này: chó sủa, tiếng xe hơi…các loại tiếng ồn nơi thành thị…… Hai, không nên để chim ở ngoài cho đến khi nó đã bắt đầu bay đến bạn khi có dây buộc từ chân với chiều dài khoảng 20m (creance). Khi nó đã thực hiện nhiều lần việc này thì coi như là nó đã không hoàn toàn hiểu được cuộc đời của một con chim ưng bị giam cầm.

Khi con chim đã bắt đầu nhảy theo chiều dài của dây buộc, bây giờ đã đến lúc cho việc sử dụng các creance – một sợi dây dài và mỏng nhưng đủ chắc để giữ con chim khi nó có ý định bay ra khỏi sự kiểm soát của bạn (creances đề nghị là 30 đến 125 m không sử dụng dây bện xoắn). Đưa nó đến một bãi đất trống (sân bóng đá, sân vườn lớn, đồng cỏ với cỏ ngắn). Đặt nó vào vị trí cao một chút so với người bạn (không phải để dưới đất) và nắm giữ đây buộc (creance) trong một tay, cung cấp cho cô một miếng ăn trên chiếc găng tay. Con chim nên bay đến nó như là hăm hở như nó đã làm trong nhà. Lặp lại quá trình, và sao lưu khoảng cách. Nó nên bay đến bạn ngay lập tức không chậm trễ. Nếu nó quay tròn trên chỗ đậu hay bay theo bất kỳ hướng nào khác ngoài đối với bạn hoặc thu một chân lên và đứng yên. Bạn nên đưa con chim về cho qua một đêm và bắt đầu vào ngày hôm sau nếu nó thực hiện điều này.

Nếu nó không bay đến chỗ bạn và làm bạn tức giận thì bạn cũng không lên quát tháo hay đập tay hay một hành động bất kỳ vô lý nào khác hãy bình tĩnh. Con chim nên được để sẵn sàng bay cho thực phẩm của nó. Nhiều khả năng bạn sẽ không thể đạt được điều này lên tới 75% và nếu bạn phải chờ đợi lâu hơn một phút chứng tỏ con chim chưa sẵn sàng cho giai đoạn cuối cùng của mình đó là đào tạo bay miễn phí.

Chỗ nào chưa được anh em chỉnh sửa

Coppy internet bởi phạm công tài

Từ khóa tìm kiếm:

cách huấn luyện chim săn mồi

cách huấn luyện ưng ấn

cách nuôi chim săn mồi

cách huấn luyện chim cắt

Huong Dan nuoi chim San moi

Cách nuôi chim săn mồi

Thú Chơi Nuôi Chim Đại Bàng

Theo giới chuyên chơi chim săn mồi, mùa xuân (từ tháng 1 đến tháng 3) là thời điểm thị trường dành cho “mặt hàng” này trở nên sôi động khi hầu hết các loài chim đều bắt đầu giai đoạn sinh sản. Ở nhiều nơi, việc rao bán – đặt hàng các loại chim như đại bàng, ưng, cắt… diễn ra khá nhộn nhịp. Chỉ cần bỏ ra khoảng 3 triệu đồng/con, các “dân chơi” dễ dàng sở hữu được riêng cho mình một chú đại bàng ưng từ 1 – 2 tuần tuổi, đây cũng là một trong những loài chim có giá trị nhất đối với những người theo đuổi thú chơi này.

Hải, một đầu mối cung cấp các loại chim săn mồi tại khu vực TPHCM cho biết từ đầu tháng 2, nguồn hàng gồm các loại như chim đại bàng, đại bàng ưng non bắt đầu ồ ạt đổ về khi trứng bắt đầu nở tại những trang trại phối giống chim trên các tỉnh Tây Nguyên. “Các tỉnh phía Nam như TPHCM và Đồng Nai, Bình Dương có lượng người chơi bộ môn này rất đông nên trở thành nơi có lượng chim giống, chim non đổ về dồi dào nhất, sau đó mới đến một số tỉnh khác như Vũng Tàu, Nha Trang… Dù vậy, số lượng chim năm nào cũng ít hơn so với nhu cầu, đó là lý do các đầu mối ở khu vực TPHCM luôn bắt khách phải đặt cọc trước rồi mới được lấy hàng”, Hải giải thích.

Cũng theo Hải, đại bàng ưng non là giống đại bàng được ưa chuộng vì độ đẹp, oai vệ của nó. Chưa năm nào giá chim đại bàng ưng non thấp hơn 3 triệu đồng/con vì những loài này thường chỉ đẻ 1 – 2 trứng mỗi mùa, lại được dân chơi ưa thích. Hầu hết chim từ Tây Nguyên chuyển về hiện nay đều được ấp nở bằng máy, rất hiếm chim nở tự nhiên. Đối với đại bàng trưởng thành, mức giá sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chủng loại, số tuổi, những con đại bàng già tuổi, có dáng đẹp, màu lông chuẩn thì có thể lên tới hàng chục triệu đồng một con.

Ngoài ra, đại bàng trống bao giờ cũng đắt và quý hơn những con đại bàng mái, bởi lý do người ta mê thú chơi này cũng vì cái dáng to lớn, oai vệ, hùng dũng của đại bàng, trong khi về yếu tố này, con trống bao giờ cũng vượt trội hơn. Một con đại bàng trưởng thành có thể đạt từ 4 – 5kg với sải cánh có thể rộng đến hơn 1m. “Giá của đại bàng ưng non như vậy đã là khá rẻ so với những giống khác trong cùng họ đại bàng. Những giống như đại bàng hoàng đế, đại bàng đen Malaysia mới là đẳng cấp nhất khi có giá lên đến hàng trăm triệu đồng, nhưng có tiền cũng chưa chắc đã sở hữu được. Chỉ có những người chơi thực sự đam mê mới có thể bỏ ra số tiền lớn như vậy cho thú chơi này”, Hải cho biết.

Tìm hiểu từ một người chơi chim săn mồi lâu năm tại khu vực quận 9 và được xác nhận: “3 triệu đồng/con đại bàng ưng là rất rẻ so với vài năm trước đây nhưng chất lượng thì đi xuống. Do lượng người tham gia ở các hội nhóm ngày càng nhiều nên đã có những tay đầu nậu sẵn sàng đầu tư chuồng trại, lồng ấp và nuôi nhốt đại bàng ưng để làm giống. Theo tôi thì con chim sinh ra như vậy thường mất đi phần nào bản tính hoang dã tự nhiên, trở nên yếu ớt và dễ chết vì các loại bệnh tật hơn”. Cũng theo người này, nếu mua những con chim bị bắt trong tự nhiên thì chắc chắn không thể có giá 3 triệu. Hiện số lượng người chơi vì phong trào là chính nên hầu như ít ai phân biệt giữa hai loại, cứ mua về nuôi và tập chơi, tập huấn luyện “thú cưng”.

Ngoài một số đầu nậu buôn bán đã có tiếng tăm nên được giới chơi chim săn mồi liên hệ trực tiếp khi cần mua, nhiều đầu mối chẻ hàng nhỏ hơn đang xuất hiện rất nhiều trên mạng với các mẩu tin rao bán chim được đăng tải tràn lan. Theo anh Phong, một người chơi kiêm đầu mối cung cấp dòng chim quý hiếm tại Biên Hòa cho biết: “Mình chỉ bán trên mạng, muốn mua chim gì cũng có nhưng phải gửi tiền rồi mới gửi hàng chứ không xem trực tiếp được. Nếu cần mình sẽ chụp hình, quay phim để đánh dấu đúng con cho khách quan tâm xem trước để yên tâm”.

Qua lời tư vấn của Phong, người mới tập chơi nên mua những loại chim nhỏ như diều hâu trắng, chim cắt… vì giá tương đối mềm mà lại dễ nuôi, lỡ chim có bệnh chết cũng không tiếc. Ngoài ra, một số người thích độc – lạ hơn có thể nuôi chim cú, kền kền cũng đang bắt đầu vào mùa sinh sản. Theo tìm hiểu của chúng tôi, để có thể nuôi và thực hiện huấn luyện cho một con chim săn, người chơi cần trang bị rất nhiều dụng cụ. Sơ lược có khoảng 12 món đồ cho một tay chơi chuyên nghiệp như: găng tay da 3 lớp, bộ dây buộc chân, bộ chụp móng vuốt chim, mồi giả, cân điện tử, còi, thiết bị định vị… Giá mỗi món cũng dao động trong khoảng vài trăm đến vài triệu đồng.

Đắt đỏ nhất có lẽ là thiết bị định vị GPS, dụng cụ này giúp người chơi xác định được vị trí bay của đại bàng ở trên không trong khi đang huấn luyện hoặc thả chim đi săn và để phát tín hiệu cho chim bay về. Khoảng cách để định vị của thiết bị này có bán kính độ 80km. Do ở Việt Nam không sản xuất nên hầu hết người chơi phải mua hàng từ nước ngoài, giá mỗi sản phẩm lên đến 16 triệu đồng.

THỂ HIỆN ĐẲNG CẤP?

Trong khoảng 5 – 10 năm trở lại đây, phong trào nuôi và huấn luyện các giống chim săn mồi như đại bàng ngày một phát triển mạnh mẽ. Hàng loạt hội, nhóm chơi chim được thành lập với hàng chục, hàng trăm thành viên hoạt động khá thường xuyên dưới ánh mắt ngưỡng mộ cùng sự e dè của nhiều người, dù dân chơi chim săn thì khẳng định đây là một thú vui chơi thuần túy, cũng tương tự như huấn luyện bồ câu đua hay nuôi chó cảnh, kỳ đà, cá koi…

Qua tìm hiểu, nếu không tính thời gian tập cho “thú cưng” bay và tự săn mồi, mỗi ngày chủ nhân của những con chim quý phải dành 1 – 2 tiếng để chăm sóc và cho chim ăn. “Điều này thể hiện sự công phu và nhẫn nại, tình cảm của người nuôi đối với con vật. Nhiều người không sẵn sàng bỏ ra thời gian, chỉ chơi vì thấy hay, thấy đẳng cấp thì không thể nào theo đuổi lâu dài được vì những loại chim này đòi hỏi thời gian chăm sóc rất lớn”, một người chơi giấu tên cho biết.

Đó cũng là thực trạng đang diễn ra, khi mà không phải ai đến với bộ môn chơi chim săn cũng đều xuất phát từ đam mê. Do lượng người chơi lớn, việc mua bán hiện nay đang trở nên cực kỳ phức tạp vì nhiều người sẵn sàng săn lùng, mua cho bằng được những giống chim đại bàng để thể hiện đẳng cấp, sau đó lại không chăm sóc. Ở các trang mạng xã hội (MXH), không khó để thấy những người chán chơi đang ngày đêm đăng tin để rao bán lại.

Trong khi đó, nhiều người dư dả hơn thì vẫn giữ những chú chim này ở nhà nhưng bỏ mặc cho con vật tự sinh tự diệt. Sáng 19-1, Dũng (23 tuổi, ngụ Q12) rầu rĩ thông báo trên MXH việc chú đại bàng ưng gần 1 năm tuổi của mình đã chết vì nhiễm lạnh. Trước đó, Dũng vì thấy thích khi có bạn mới nuôi chim ưng nên cũng tìm kiếm và liên hệ với một đầu nậu để mua cho bằng được con chim đại bàng ưng với giá gần 5 triệu đồng. Theo Dũng, do chưa có kinh nghiệm mà chỉ muốn “chơi cho biết” nên đã không phơi nắng chú chim mỗi ngày. Trước khi ngủ, Dũng cũng quên không che chắn gió cho chú chim xấu số.

Đó là chưa kể vô số các trường hợp khác, khi càng ngày càng nhiều người tìm mua đại bàng làm vật cảnh trong nhà, lấy uy với hàng xóm, bạn bè. Ông Nghĩa (ngụ quận 8) kể lại thời điểm 2 tháng trước, ông mua một con chim ưng cùng đầy đủ đồ chơi như bao tay bảo hộ, túi đựng thức ăn từ một cửa hàng bán chim cảnh… với số tiền cả chục triệu đồng. Không tìm hiểu kỹ trước khi nuôi, con vật sau đó đã chết vì bệnh lở loét miệng do ăn phải thịt chim cút làm sẵn có chất bảo quản.

Thực tế tại TPHCM nói riêng và cả nước nói chung, nhu cầu và bộ môn nuôi – huấn luyện chim săn mồi là có thật, nhưng vẫn chưa có cơ quan thẩm quyền nào cấp phép săn bắt đại bàng để tạo con giống gây nuôi, dẫn đến việc mua bán hay nuôi chim (huấn luyện và làm cảnh) đều thuộc những hành vi bị cấm theo quy định của Nhà nước.

Nạn săn bắt và buôn bán trái pháp luật các loài động vật hoang dã (ĐVHD) đang làm gia tăng nguy cơ tuyệt chủng của nhiều giống, loài quý hiếm, gây mất cân bằng sinh thái và môi trường sống. Do đó, tăng cường bảo vệ ĐVHD đang được các cơ quan có trách nhiệm quyết tâm thực hiện nhằm thúc đẩy quản lý bền vững, góp phần bảo vệ thiên nhiên… Mặc dù vậy, việc thực thi pháp luật còn gặp nhiều khó khăn do nhận thức về pháp luật bảo vệ ĐVHD của cộng đồng còn hạn chế, niềm tin của người dân vào việc sử dụng ĐVHD để trị bệnh, làm đồ thủ công mỹ nghệ hay đem lại may mắn khi nuôi làm kiểng… vẫn còn tồn tại.