Phương Pháp Nuôi Chim Yến Phụng Sinh Sản / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Cách Nuôi Yến Phụng Sinh Sản Từ A

Chọn giống tốt từ cửa hàng thú cưng uy tín

Để chọn được những chú yến phụng có gen tốt, bạn hãy đến tận cửa hàng bán chim cảnh để kiểm tra chất lượng. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo ý kiến từ chủ cửa hàng và các khách hàng trước đó. Hãy chọn những chú chim khỏe mạnh. Như thế đời con sau khi lai tạo mới phát triển tốt.

Chọn những con chim không có quan hệ huyết thống

Những con chim có quan hệ huyết thống với nhau khi giao phối có thể sinh ra yến phụng non bị dị tật bẩm sinh, dễ bị nhiễm bệnh, thậm chí bị chết.

Một cặp chim đã quen mặt hoặc từng giao phối là lựa chọn tốt

Những chú yến phụng trống và mái từng ở chung chuồng với nhau (không có quan hệ huyết thống) và những cặp yến phụng đã được lai tạo thành công là lựa chọn tốt. Những con chim đã quen thuộc với nhau trước đó khiến cho chúng thoải mái với nhau hơn. Thời gian làm quen từ đầu sẽ được cắt giảm bớt đi.

Chọn vẹt yến phụng trống và mái trong độ tuổi nào?

Đối với yến phụng trống, độ tuổi thích hợp sinh sản là từ 1 – 6 tuổi. Thời gian sinh sản của con mái ngắn hơn, chỉ trong 3 năm từ 1 – 3 tuổi. Khoảng thời gian trên là độ tuổi dễ sinh sản nhất đối với yến phụng trống và mái.

Quan sát cặp yến phụng sau khi thả vào lồng

Sau khi đã lựa được cặp chim, hãy đặt chúng vào chung lồng và tách biệt với những con chim khác (nếu có). Điều này sẽ giúp cặp chim dễ làm quen và thoải mái với nhau hơn.

Nếu một trong hai con tỏ ra thái độ tiêu cực và bắt đầu gây chiến thì hãy đưa một con ra ngoài. Đặt hai con vào hai lồng riêng biệt và treo cạnh nhau. Các hành vi liên kết như chơi đùa hoặc trò chuyện sau đó sẽ khiến chúng trở nên hòa thuận hơn. Khi này, hãy cho chúng vào chung một chiếc lồng như ban đầu.

Một khi cặp chim đã thực sự gắn kết, chúng sẽ chơi đùa, ngủ, chăm sóc, ăn uống cùng nhau. Lúc này, bạn chỉ cần đợi đến thời gian đón nhận yến phụng non chào đời mà thôi.

Thiết kế lồng cho cặp yến phụng giao phối

Một chiếc lồng chim có kích thước lớn cho phép cặp yến phụng có nhiều không gian bay và giữ khoảng cách với nhau. Mặc dù chim đã gắn kết thân thiết nhưng thỉnh thoảng chúng vẫn cần không gian riêng. Điều này hỗ trợ rất tốt cho tinh thần của chim, giúp chúng trở thành ông bố, bà mẹ tốt.

Nếu bạn có ý định giao phối nhiều cặp yến phụng thì hãy đặt từng cặp vào từng lồng riêng. Việc nhốt chung tất cả chim vào một lồng khiến xác suất giao phối giảm đi.

Một cặp yến phụng chuẩn bị giao phối cần không gian riêng tư và ấm áp. Bạn hãy chọn giấy báo để che chắn cho cặp chim của mình. Báo có thể cản được ánh sáng bên ngoài chiếu vào mà không gây vướng cho chim. Ngoài ra, đây cũng là vật liệu có giá thành rất rẻ trên thị trường.

Đặt cành cây và xích đu trong lồng

Số lượng cành cây và xích đu phải đủ cho hai con chim cùng sử dụng một lúc. Nếu lồng lớn, bạn có thể cho vào 2 – 3 cành cây và 2 chiếc xích đu. Nên chọn chất liệu gỗ cho các cành cây để tránh làm tổn thương chân chim.

Làm tổ cho yến phụng mái đẻ trứng

Để thuận tiện cho việc làm tổ, bạn nên chọn một chiếc lồng có thể mở cửa trên nóc. Sử dụng một chiếc hộp có lỗ tròn ở bên hông để chim mái có thể đi vào bên trong. Khi đến thời gian, yến phụng mái sẽ chui vào chiếc hộp đẻ trứng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể làm tổ cho yến phụng với hình dạng giống như những tổ chim trong tự nhiên. Đơn giản hơn, bạn có thể mua hộp làm tổ cho chim ở cửa hàng chim cảnh hoặc đặt trực tuyến.

Đặt một chiếc đĩa lõm vào bên trong hộp

Một chiếc đĩa với phần đáy lõm đặt bên trong hộp giúp trứng nằm gọn bên trong. Yến phụng non sẽ nở trong phần lõm này. Chất liệu của đĩa nên là thủy tinh hoặc gỗ để bảo vệ đôi chân chim non không bị gãy.

Làm sạch lồng thường xuyên

Đừng quên làm sạch lồng ít nhất 1 lần/tuần để đảm bảo vệ sinh và sức khỏe cho yến phụng. Bát nước, bát thức ăn, chậu tắm và đồ chơi cũng cần làm sạch để ngăn sự phát triển của vi khuẩn. Nếu bạn đặt dăm gỗ ở bên dưới lồng thì phải thay mới toàn bộ mỗi tuần.

Nếu có trứng bên trong tổ thì bạn đừng thay đổi hay làm sạch bất cứ thứ gì trong đó. Điều này có thể khiến chim mẹ ngửi thấy mùi lạ và từ chối những quả trứng đó. Hãy để nguyên cho đến khi trứng nở toàn bộ rồi mới thực hiện vệ sinh.

Tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy nhanh quá trình giao phối

Chọn lựa thời gian sinh sản

Vẹt yến phụng có mùa sinh sản rơi vào khoảng tháng 10 – tháng 3 năm sau. Nếu bạn sống ở bán cầu Bắc thì thời gian sinh sản của yến phụng sẽ bắt đầu từ tháng 4 – tháng 9.

Ngoài ra, chim yến phụng sẽ dễ giao phối và sinh sản sau những cơn mưa. Bởi trong tự nhiên, loại thức ăn kích thích sinh sản của yến phụng rất tươi tốt sau mưa. Do đó, yến phụng có thể sinh sản bất kỳ lúc nào trong năm nếu trời đổ mưa.

Giữ nhiệt độ phòng ổn định

Nhiệt độ hoàn hảo cho chim sinh sản trong khoảng 18 – 24 độ C. Do đó, hãy giữ cho căn phòng nuôi yến phụng nằm trong vùng nhiệt độ này. Lò sưởi và quạt gió là những công cụ duy trì nhiệt độ ổn định cho căn phòng.

Đắp khăn che lồng 12 giờ/ngày

Cặp chim yến phụng trước khi giao phối cần thời gian nghỉ ngơi để tinh thần được thoải mái. Việc đắp khăn trên lồng giúp cản bớt ánh sáng chiếu vào, tạo ra môi trường ấm áp và riêng tư. Sau khi đủ 12 tiếng, bạn có thể mở khăn ra để chim đón nhận được ánh sáng.

Ví dụ: Nếu bạn che lồng vào lúc 6h tối thì đến 6h sáng mới được mở ra. Thời gian che và mở lồng phải được thực hiện đồng nhất để chim quen dần.

Yến phụng mái trước khi sinh sản và làm tổ thường rất căng thẳng. Hãy sử dụng vụn gỗ tươi, sạch lót dưới đáy lồng để chim nhai, thỏa mãn sở thích của nó. Đây là hành vi yến phụng mái thường làm trong tự nhiên để kích thích khả năng sinh sản.

Cung cấp đầy đủ thức ăn cho chim

Bạn cần cung cấp đầy đủ thức ăn cho vẹt yến phụng trong mùa sinh sản. Cung cấp các loại trái cây như táo, chuối, việt quất, nho, ổi, kiwi, xoài, dưa, cam, đu đủ, đào, lê, dứa, dâu tây, … Các loại rau xanh như bông cải xanh, măng tây, cà rốt, súp lơ, cần tây, dưa chuột, cải xoăn, bí ngô, củ cải, rau bina, bí, khoai lang, cà chua chín và khoai mỡ.

Vẹt yến phụng sẽ cần nhiều thức ăn hơn khi giao phối và đẻ chim non. Vì vậy hãy đảm bảo thức ăn của chúng luôn có sẵn và phải thật phong phú.

Theo dõi hành vi giao phối

Khi yến phụng trống muốn giao phối, chúng sẽ tiếp cận con mái bằng âm thanh ríu rít. Sau đó, chim trống sẽ gõ mỏ của chúng vào mỏ chim mái. Nếu yến phụng mái đồng ý chuyện giao phối, chúng sẽ cúi đầu xuống và nâng đuôi lên. Quá trình giao phối kéo dài trong vòng vài phút.

Tuy nhiên, không phải cứ giao phối xong là trứng chắc chắn được thụ tinh. Do đó, cặp đôi yến phụng sẽ lặp lại quá trình này thường xuyên để tăng khả năng thành công.

Dùng bình phun sương để kích thích yến phụng sinh sản

Yến phụng rất thích giao phối sau mưa. Vì thế, một chiếc bình xịt phun sương sẽ kích thích tâm trạng của chúng. Mỗi ngày bạn hãy xịt vài lần vào lồng để khuyến khích chúng giao phối. Bộ lông óng ánh nhờ nước sẽ gia tăng hứng thú cho cặp đôi.

Tôn trọng không gian riêng tư của chim

Nếu muốn yến phụng giao phối nhanh, bạn không nên quá tò mò mà phải biết kiên nhẫn chờ đợi. Việc thường xuyên mở nắp lồng kiểm tra sẽ khiến chúng bị phân tâm. Thay vào đó, hãy để cặp đôi thoải mái tiến tới với nhau.

Ngoài ra, không nên đặt lồng ở những nơi ồn ào. Bởi những âm thanh lớn sẽ làm phiền đến vẹt yến phụng, khiến chúng trở nên khó chịu hơn.

Cách Nuôi Chim Yến Phụng Sinh Sản Theo Khoa Học

Cách nuôi chim yến phụng sinh sản

1. Lựa chọn chim yến phụng

Dựa vào nhu cầu chơi chim cảnh hay nuôi chim đẻ mà chọn chim sao cho thích hợp. Nếu như nuôi vào mục đích sinh sản thì không nên chọn chim có bộ lông màu vàng, hoặc trắng, mắt màu đỏ, vì hai loài này có xu hướng đẻ ít mà nên chọn những em chim lứa mắt tròn, to, đen láy, chân hồng hào, thân hình chắc, ít cắn.

Phân biệt yến phụng trống – mái hãy làm cách sau đó là nhìn vào mũi chim: chim non mũi con trống có màu hồng tươi, mũi chim mái thì trắng đục như lòng trắng trứng. Khi chim lớn thì con trống sẫm màu chuyển sang xanh dương sẫm, còn với những con chim mái trưởng thành mũi có màu trắng, hơi nâu.

Nếu mua chim đẻ đến các địa chỉ uy tín hỏi mua chim nào đang nuôi con,mua về để ấp.

2. Chuồng chim

Khi làm chuồng cho chim yến phụng cần quan tâm và phải thiết kế 2 phần: phần chim ở và phần sân chơi. Phần chim ở cần làm thoáng, rộng rãi để dễ dàng đưa thức ăn vào cho chim. Nếu bạn nuôi chim theo bầy, cần chia và ngăn cách các tổ với khoảng cách hợp lí và đều nhau. Phần sân chơi cho chim nên được bố trí nhiều cột kèo, thoáng để chim tự do bay nhảy, cặp đôi và tắm nắng. Cuối cùng, yêu cầu tối thiểu là chuồng chim luôn luôn sạch sẽ, có đầy đủ máng thức ăn và nước uống cho chim.

3. Thức ăn cho chim yến phụng

Nuôi chim yến phụng rất dễ dàng bởi chúng không quá kén ăn. Bạn có thể cho chim ăn kê, lúa… hằng ngày. Nếu chú chim của bạn đang nuôi con, bạn cần tăng thêm lượng thức ăn cho chúng.

4. Tắm cho chim yến phụng

Chim yến phụng bạn nên thường xuyên tắm bởi chim thích tắm. Trung bình cứ 3 ngày tắm một lần, có thể cho chim tắm trong đĩa nước nhỏ, nước sẽ pha thêm xíu muối, chim vừa tắm mát, sát trùng bên ngoài giảm nguy cơ mắc bệnh.

5. Ghép đôi cho chim

Bạn có thể ghép các con trống và con mái trong đàn với nhau để chúng làm quen, cặp đôi và sinh sản. Cả chim yến phụng bố và mẹ đều chăm sóc trứng và con non. Khi chim non cứng cáp, bạn có thể tự tin tách chúng ra ở riêng, làm nên một thế hệ mới. Cứ thế, chuồng chim yến phụng của bạn sẽ phát triển dồi dào về số lượng.

Wiki Cách Làm

Chăm Sóc Và Nuôi Sinh Sản Vẹt Hồng Kông (Yến Phụng)

– Rau và cỏ tươi : Vẹt là loài không kén rau tươi, chỉ cần những loại rau ít vị chat thì hầu hết Vẹt đều dùng được. Phổ biến ở đây chúng ta thường cho Vẹt ăn rau Xà lách, Cải thìa, Cải bắp, một số loại cỏ như Bồ công anh, chân ngỗng, các loại cỏ có hoa trắng…. Và đặc biệt 1 loại rau phổ biến ở nước ta mà vẹt rất thích ăn, đó là rau muống nước. Loại rau này có sẵn quanh năm và là nguồn rau xanh chính được nhiều người nuôi sử dụng. Hãy bổ sung loại thức ăn này quanh năm cho Vẹt. + Hoa Quả : Có một số con Vẹt đặc biệt thích ăn các loại quả, điều này cũng rất tốt và bạn nên đáp ứng nhu cầu chính đáng này của chú chim nhỏ. Táo xanh là thứ quả vẹt rất thích, hãy thái nhỏ và cho vào máng đựng.Tuy nhiên lưu ý hãy thay đi vào cuối ngày tránh để quả bị thối, mốc.

– Các loại thức ăn bổ sung : + Hạt khoáng chất : Đây là nguồn thức ăn không thể thiếu, và đặc biệt cần thiết cho vẹt vào mùa sinh sản. Có thể chúng sẽ không đụng đến trong thời gian dài, nhưng sẽ ăn liên tục nếu vào mùa sinh sản. Bạn có thể đến hỏi mua ở bất kì hàng bán chim cảnh nào.Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung vào khẩu phần ăn của chim bột mai mực hoặc bột vỏ sò.Loại bột này bạn có thể tự làm bằng cách nghiền nang con mực đã sấy khô hoặc vỏ trứng, vỏ sò… Loại bột này cung cấp một lượng lớn canxium cần thiết cho sự tạo thành vỏ trứng và phát triển của chim non. + Hạt sạn : Cũng là thứ nên có trong mỗi lồng chim .Hạt sạn giúp cho chim tiêu hoá được tốt hơn, giúp thức ăn không bị kết vón trong dạ dày và quá trình nghiền thức ăn diễn ra tốt hơn. Nếu ko có thời gian lọc các hạt sạn này, bạn có thể tận dụng những miếng vữa từ các bức tường cũ và treo nó trong lồng chim.Đó sẽ vừa là nguồn cung cấp hạt sạn và cũng là dụng cụ để chim mài mỏ. + Viên Iốt : Không phổ biến những rất cần cho chim sinh sản bởi iốt giúp tuyến giáp hoạt động đúng chức năng, sẽ giúp chim trống có bộ lông đẹp hơn và những con non sẽ phát triển tốt để đạt được tối đa kích thước như bố mẹ. + Muối : Một cách phổ biến là sử dụng loại đất mặn, người ta có thể tự làm bằng cách nghiền đất sét, trộn với dung dịch nước muối nhạt có pha iốt và ép chặt, để khô trong mát.Sau đó đặt vào lồng chim để bổ sung lượng muối cho chim khi cần.

1.2. Chuồng nuôi : Chuồng nuôi cho vẹt HK không cầu kì lắm. Vẹt HK là giống chim quen sống theo bầy nên điều kiện tốt nhất vẫn là gần với tự nhiên nhất, đó là nuôi trong chuồng có trồng cây xanh với một bầy gồm nhiều cá thể. Nhưng trong điều kiện xã hội hiện nay không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện kinh tế cũng như không gian để xây dựng chuồng nuôi nên cách nuôi đơn lẻ hay theo cặp trong lồng cá nhân vẫn phổ biến hơn. Loại lồng được sử dụng cho Vẹt HK là các lồng làm bằng kim loại. Loại này vừa bền,sạch,tiện dụng trong việc làm vệ sinh lồng chim, và đặc biệt là để chịu được cái mỏ khoẻ của họ nhà Vẹt.

Tổ sinh sản của chim không quá cầu kì, thường được đóng bằng gỗ mỏng nhưng phải đủ khả năng chịu được cái mỏ khỏe của chúng.Kích thức khoảng 15 cm* 20cm, có khoét một lỗ tròn làm cửa ra vào cho chim.Ở các tiệm bán thú cảnh có bán những chiếc tổ bằng nhựa, hay kim loại đẹp mắt và tiện dụng, tuy nhiên chim thực sự không thích loai vật liệu này như tổ gỗ,nên Tổ làm bằng gỗvẫn là lựa chọn tối ưu. Vẹt thường không có thói quen tắm đẫm nước, nhưng cũng rất sạch sẽ. Bạn sẽ thấy chúng thích tắm thế nào khi chúng lăn người vào đám rau ướt khi bạn cho chúng ăn. Vì thế hãy chuẩn bị 1 bình sịt nước dạng phun sương. Hãy cho chúng tắm bằng cách xịt nước 2 ngày một lần vào mùa hè và mỗi khi nắng vào mùa đông.

B-Nuôi Vẹt sinh sản:

2.1. Các vấn đề về chọn giống : Hãy xác định rõ mục đích nuôi của bạn là gì, nếu là nuôi chơi thì chỉ cần chọn những con chim khoẻ mạnh, đẹp mã và thân thiện với người. Còn nếu nuôi sinh sản thì bạn cần xem xét một số vấn đề. Vấn đề đầu tiên là chọn con nuôi với màu sắc mong muốn. Hãy lưu ý những màu sắc nào là trội và những con nuôi nào là thuần chủng.Có 4 lựa chọn cho con nuôi thuần chủng và trội, đó là các màu Xanh lá nhạt (Xanh lá chủ đạo và các vân sọc đen )Xanh xám (Xanh da trời chủ đạo và vân sọc đen) Vàng tuyền Lutino (Mắt đen hoặc đỏ) Và Trắng tuyền (Mắt đỏ)… Với các dạng con nuôi này, nếu bạn cho phối giống hai con cùng màu giống hệt nhau chắc chắn sẽ tạo ra các con chim non giống như bố mẹ mà ko có sự đột biến về màu sắc. Tuy nhiên việc chọn giống các cặp giống nhau đôi khi không dễ và không phải người nuôi nào cũng thích các cặp màu giống nhau. Vì thế nếu có thể bạn hãy cố gắng tìm những cặp đôi càng giống nhau càng tốt sẽ cho ra thế hệ sau có màu đẹp.

Việc phối giống ngẫu nhiên cũng mang lại nhiều lựa chọn màu thú vị. Người nuôi bây giờ thích sự lựa chọn ngẫu nhiên này hơn. Chỉ cần chú ý quan sát các cặp đôi nào đặc biệt gần gũi nhau ở các cửa hàng chim cảnh, không quá chú trọng đến màu sắc thì đây cũng là một lựa chọn thích hợp.

Có một lời khuyên cho các bạn chọn cặp sinh sản.Bạn nên chọn những con trống thuần chủng có màu sắc trội như 4 nhóm đã nói ở trên, vì những chim trống này đặc biệt thu hút chim mái. Và bạn nên cho chúng giao phối với con Mái ở 2 dạng màu : Xanh lá mặt vàng và Trắng có đốm. Với sự kết hợp này bạn có thể có được những con chim non giống như bố mẹ lại vừa có khả năng đột biến về màu sắc ở tất cả mỗi lứa chim. Hơn nữa những chim mái ở 2 dạng màu này phần lớn chăm sóc chim non rất tốt.

( VD : Bạn hãy cho giao phối con Trống Xanh lá nhạt với con Mái Xanh lá mặt vàng.Hai con giao phối này có màu gần giống nhau, chim non sinh ra có thể giống bố hoặc giống mẹ, nhưng vẫn sẽ có sự xuất hiện của những chim non có màu lông vàng đốm, vàng tuyền, thậm chí là màu trắng hay xanh lam..)

2.2. Phân biệt chim trống mái : Đây dường như là vấn đề lớn đối với nhiều người, nhưng với Vẹt HK nếu bạn chịu khó chú ý một chút sẽ thấy đây ko là vấn đề lớn. Hãy chú ý đến lớp màng cứng trên mỏ của chim , hay cũng có thể nói là mũi chim. Với những chú chim non dưới 3 tháng tuổi, có thể khẳng định tất cả những con có mũi màu đỏ đều là chim trống, những chim có mũi màu trắng ngà đều là chim mái. Nhưng với chim trưởng thành trên 3 tháng tuổi thì cần chú ý. – Chim có màu lông chủ đạo là xanh lá, xanh lục, xám , chim trống có mũi màu xanh dương. – Chim có màu lông chủ đạo là vàng hoặc trắng thì có mũi màu đỏ tía. – Chim mái hầu như vẫn giữ màu trắng trên mũi, tuy nhiên vào mùa sinh sản, mũi chúng có thể chuyển màu trà hoặc ngả nâu. Nên bạn càng dễ nhận thấy chim mái với những đặc điểm này.

Thậm chí bằng quan sát bạn cũng thấy được vóc người chim mái sẽ nhỏ hơn chim trống cùng loại, đầu cũng nhỏ hơn và có phần thụ động hơn chim trống. Chim trống sẽ siêng hót hơn và có những biểu hiện hoạt bát hơn chim mái rất nhiều. Với 1 con chim có biểu hiện thụ động ,ít bay,mũi sậm màu trà và phần lông gần hậu môn bị rụng, để lộ hậu môn nở rộng , thì bạn hãy chắc chắn mình có 1 chiếc tổ, bởi đây là chim mái đã đến ngày sinh nở. ^ ^

Tổ chim như đã miêu tả, sẽ là các tổ gỗ có khoét lỗ, đủ chỗ cho chim nằm ấp và cho đàn chim non sau này.Vẹt HK không cần vật liệu lót tổ nhưng tập tính “gại ổ” thì vẫn còn.Nếu thấy chim dùng mỏ mổ về 1 góc tổ, thậm chí là cắn phá tổ (đây là lí do cần tổ có đủ độ cứng) thì chúng ta có thể biết chim sắp đẻ trứng. Hãy cho thêm vào một ít mạt bào hoặc mạt cưa, sẽ giúp chim có cảm giác thoải mái và ít phá tổ hơn.

Hãy quan sát mỗi ngày và nếu thấy có 1 thành viên của cặp chim vắng mặt ngày càng nhiều hơn, thậm chí cả ngày không ra khỏi tổ. Quan sát mỗi buổi sáng bạn sẽ thấy phân chim nhiều hơn ,đặc và nặng mùi, thì có thể kết luận rằng chim đã bắt đầu nằm ấp.

Vẹt HK thường đẻ liên tục hoặc có khi cách nhật, từ 4- 8 trứng, thời gian ấp trứng kéo dài từ 18-22 ngày. Tuy nhiên quả trứng đầu tiên trong tổ sẽ không nở khi chưa tới 20 ngày.Bạn có thể dễ dàng biết được chim con đã nở với tiếng kêu “chip chip” vào một buổi sáng, bởi vẹt con có thể kêu ngay từ khi mới nở. Trong suốt quá trình ấp trứng chim mái sẽ không rời khỏi tổ. Đưa “cơm nước” là việc của chim trống.Thậm chí nếu đôi chim khăng khít, đôi khi chim trống cũng sẽ vào ấp “thay ca” cho chim mái. Chim mái sẽ tiếp tục nằm ủ con cho đến khi chim non nở hết và thậm chí là đến khi nào chim non ăn với lượng lớn thức ăn mà chim trống không thể cung cấp đủ.Lúc ấy chim mái mới ra ngoài để cung cấp thêm thức ăn nuôi con. Loại thức ăn nảy mầm và thức ăn xanh đặc biệt cần thiết trong giai đoạn này.

Những chim non sẽ được nuôi dưỡng trong khoảng 1,5 tháng cho tới khi mẹ chúng ko còn cho chúng vào tổ nữa.Lúc ấy hãy sẵn sàng để tách những chú vẹt non và dọn sạch tổ chuẩn bị cho lần sinh sản tiếp theo của chim bố mẹ.

Vẹt HK là giống chim sinh sản quanh năm nên bạn hãy luôn sẵn sàng tổ khi cần đến. Cũng vì thế nếu thấy biểu hiện của những ổ trứng nào đã đến ngày và vẫn chưa nở thì hãy nhanh chóng loại bỏ để chim đẻ lứa mới. Mùa hè vẫn là thời gian tốt nhất cho ra đời những chú chim non khoẻ mạnh.Để tránh chim mái kiệt sức, có thể tách các đôi vào 2 tháng lạnh nhất của mùa đông để chim nghỉ ngơi sẵn sàng cho mùa sinh tiếp theo.

Hướng Dẫn Phương Pháp Nuôi Chim Yến Trong Nhà Chim Mồi

Hướng dẫn phương pháp nuôi chim yến trong nhà chim mồi- C.linchi

Như vậy ngôi nhà trống này lúc đầu chỉ là nơi ở của chim mồi c.linchi, về sau sẽ trở thành nhà yến. Vấn đề là làm sao để chim yến con nở ra trong ngôi nhà đó cảm thấy quen thuộc và thích thú cư ngụ, thì chủ ngôi nhà phải bố trí để ngôi nhà có các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng… thích hợp.

Bạn nên biết nhà yến được xây lại từ nhà chim mồi

Ánh sáng được bố trí thích hợp với đời sống của chim yến. Từ khi trứng yến nở cho tới khi chim con 40-42 ngày tuổi có thể bay được, thì không cần đóng cửa và nhà chim khá sáng. Với cách đóng bớt cửa để làm tối phòng, chim mồi sriti sẽ vội vã rời chỗ đến nơi sáng hơn hoặc tìm kiếm nhà mới thích hợp hơn. Trong thời gian này chim yến con nở ra sẽ ở thường xuyên trong ngôi nhà tối. Để chim yến con quen và muốn về làm tổ thì phải canh gác xung quanh để phía ngoài yên tĩnh, bởi vì yến thích ở nơi yên tĩnh. Ngoài ra cần phải loại bỏ địch hại và sâu bọ gây hại cho chim, để nó cảm thấy không bị phiền nhiễu

Việc tháo dỡ ngôi nhà phải thực hiện cẩn thận và từng bước, ban đầu không tháo gỡ tất cả, đầu tiên làm ở phần dưới, gỡ tách mở ra từng mảng tường.

Mỗi ngày cắt mở một ít, hết phần này đến phần khác, dần dần tất cả phần tường sẽ được lấy đi, lộ ra cái khung từ trên mái xuống.

Cũng cần thiết phải chú ý, quá trình tháo gỡ nhà chim mồi phải thực hiện vào thời gian ban ngày lúc chim đi ra ngoài kiếm mồi, khoảng từ 9h00-15h00. Phải làm cẩn thận để không ảnh hưởng đến chim yến. Nếu cách tổ chức hoạt động là tốt và hợp lý thì chim mồi sẽ đến nhà mới và làm tổ vào mùa vụ đẻ trứng. Sau đó trứng của chim mồi sriti sẽ được lấy đi và thay trứng của chim yến vào đó, từ đấy trong tổ này sẽ không nở ra chim mồi con nữa.

Nâng cấp nhà chim mồi

Khi tiến hành cải tạo lại ngôi nhà của chim mồi thành nhà yến ta cần tiến hành xử lý một cách cẩn thận và dần dần. Nếu làm theo cách thô thiển vội vã, thì chim mồi tuy đã sống ở đó cũng sẽ bay đi và không trở về nữa. Điều này sẽ rất tai hại cho người nuôi chim. Muốn can thiệp một cách nhẹ nhàng vào nhà chim mồi, thì việc cải tạo lại ngôi nhà sẽ thực hiện theo phương pháp từng bước, tới mức chim mồi ở trong nhà không cảm thấy bị xáo trộn.

Khi tiến hành xây dựng lại ngôi nhà, ngoài việc phải chú ý đến nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng phù hợp với đời sống của chim yến còn phải chú ý đến gỗ và vật liệu xây đựng, nói chung là phải hết sức cẩn thận không để sai sót.

Trong quá trình thay thế trứng, cần tránh cầm trực tiếp vào trứng để không có “hơi người”, vì điều này sẽ khiến chim mồi không muốn ấp trứng, cần phải lấy trứng, thay đảo trứng bằng cái thìa hoặc giấy mỏng mềm. Trước khi thay thế trứng chim mồi bằng trứng yến cũng phải đo đạt kích thước tổ chim mồi để tính toán nên cho ấp 1 hay 2 trứng. Trường hợp tổ chim mồi nhỏ hơn hoặc tương đương với yến sào Khánh Hòa, nếu ta cho ấp 2 trứng yến, thì khi chim nở ra hai con yến con và lớn lên, tổ sẽ bị chật.

Như vậy, một con yến có thể bị rơi ra và chết. Điều đó sẽ gây thiệt hại cho chủ nhà. Nếu cả hai con yến con cùng lớn lên và không bị rơi thì đòi hỏi chim mồi mẹ phải tốn nhiều thời gian và năng lượng để nuôi chim con hơn. Chim yến con sinh trưởng tốt và khoẻ mạnh, sẽ sản xuất ra nước bọt đủ để làm ra những yến sào Khánh Hòa tốt.

Làm thùng nuôi chim con

Thùng nuôi chim con Ngôi nhà mới xây này làm ra ngoài nhà cũ của chim mồi, làm từ từ cho đến khi ngôi nhà cũ của chim mồi nằm vào trong tường của ngôi nhà mới xây. Nếu điều kiện của ngôi nhà mới thích hợp với vi tập quán của chim mồi, thì từng bước chim mồi sẽ bay vào, làm tổ và cư trú ở trong. Khi trong ngôi nhà mới đó có khoảng 100 cặp chim mồi sinh sống và làm tổ, thì ngôi nhà cũ sẽ được dỡ bỏ dần dần.

Thu hoạch yến sào Khánh Hòa như thế nào?

Thu hoạch 4 lần trong năm

Phương pháp thu hoạch này thường thực hiện cho trường hợp chim đã thích thú ở trong nhà này với mật độ cư trú dày và đã ở khá lâu trong ngôi nhà đó.

a/ Thu hoạch lần đầu: Tiến hành khi tổ đã làm xong, sẵn sàng được dùng để chim đẻ trứng, nhưng chưa có trứng. Khi lấy tổ đi chim bắt buộc và ngay lập tức làm tổ lại với tốc độ nhanh, có thể chỉ trong vòng 1 tháng. Phương pháp thu hoạch này được gọi là phương pháp cưỡng đoạt (trộm tổ).

b/Thu hoạch lần hai: Thực hiện lấy tổ (bật tổ) khi chim đã làm xong tổ và đẻ xong 2 quả trứng. Lấy trứng đi, rồi bật tổ ra. Tiếp tục, chim sẽ làm lại tổ và đẻ trứng. Phương pháp thứ 2 này sẽ không làm khi trứng mới chỉ 1 quả. Phương pháp thu hoạch này gọi là phương pháp loại bỏ trứng.

c/Thu hoạch lần thứ ba và lần thứ 4 giống như lần thứ 2: Cái lợi của phương pháp thu hoạch 4 lần trong 1 năm là thời gian thu hoạch nhanh, chất lượng yến sào Khánh Hòa tốt, và tổng sản phẩm yến sào Khánh Hòa trong 1 năm nhiều hơn. Nhược điểm của phương pháp này là không bảo quản và gìn giữ tốt đàn yến, vì đàn yến không kịp phục hồi lại. Nếu cứ thực hiện liên tục, tổng số đàn chim yến sẽ giảm, và lâu dài chim sẽ cảm thấy mất yên tĩnh, bởi vì chim có bản năng của loài là tự phòng vệ. Kết quả là chim sẽ tìm chỗ mới yên tĩnh hơn. Mặt khác, tổ chim đần dần nhỏ và mỏng hơn, bởi vì sự sản xuất nước bọt không đủ khả năng cân bằng và không chế tiết kịp với thời gian làm tổ.

Phương pháp thu hoạch này thực hiện một cách nhàn nhã hơn, vì đã có sự chú ý đến phát triển quần đàn yến. Trong một năm cũng lấy tổ 3 lần.

b/Thu hoạch lần 2: Thực hiện theo phương pháp cưỡng đoạt (trộm tổ). Yến sào Khánh Hòa được lấy lúc tổ đã làm xong nhưng chưa có trứng. Tiến hành thăm trứng vào mùa chim làm tổ phát đạt nhất. Phương pháp này nhằm mục đích kích thích chim làm tổ tiếp trong một thời gian ngắn nhất. Với cách kích thích này chim sẽ sản xuất và tiết nhiều nước bọt hơn để trong thời gian 40 ngày tổ sẽ làm xong. Ta quan sát thấy chất lượng mùa vụ thu hoạch lần 2 tốt hơn lần đầu, yến sào Khánh Hòa trắng hơn bởi vì chưa trộn lẫn các thứ bẩn của chim con nhưng tai tổ nhẹ và kích thước nhỏ hơn.

c/Thu hoạch lần 3: Thực hiện với phương pháp loại bỏ trứng. Tổ chim đã nhận được 2 trứng nhưng chưa nờ. Trứng sẽ bị loại bỏ hoặc vứt đi, chất lượng và tai tổ tốt hơn so với lần thu hoạch đầu và thứ 2, tuy nhiên hình dáng tổ chưa hoàn chỉnh. Làm tốt hệ thống thu hoạch ba lần trong một năm sẽ dẫn đến các điều sau đây:

Với phương pháp cho chim tự ấp nở ở lần thu hoạch 1, nhiều trứng được nở thành chim con, thay thế cho các chim yến già đã chuyển đi hoặc bị chết (khoảng 15 – 17% năm), như vậy đàn yến trong nhà sẽ được phục hồi.

Sự sắp xếp việc thu hoạch lần 1 theo cách trên trong toàn bộ các mùa thu hoạch của năm sẽ làm cho quần đàn yến trong nhà tăng nhiều lên, bởi vì số lượng chim già chuyển đi hoặc bị chết ít hơn so tỷ lệ với tổng số chim yến con mới nở.

Các trứng bị loại bỏ sau lần thu hoạch thứ 3 có thể được sử dụng để tăng quần đàn yến bằng 2 cách ấp nở như đã trình bày.

Tuy nhiên, với phương pháp thu hoạch 3 lần này đòi hỏi nhà nuôi chim yến phải hết sức chính xác, cẩn thận, nhất là phải chú ý đến mùa vụ. Hợn nữa thu hoạch lần 1 phải vào đầu mùa mưa, bởi vì vào mùa mưa các thức ăn thiên nhiên rất phong phú, sẵn sàng cung cấp cho chim con mới nở.

Cần chú ý đặc điểm thời tiết của từng địa phương, vì điều này có quan hệ với sự nẩy nở sâu bọ là thức ăn của chim yến. Thường thì đỉnh phát triển sâu ở sau đỉnh mưa khoảng 15 ngày đến 1 tháng. Ví dụ ở Khánh Hòa vào mùa khô (tháng 1 – 4) số lượng côn trùng thu được thấp, còn mùa mưa (tháng 9-12) lượng côn trùng thu được khá cao, và vào tháng năm đến tháng 8 cũng có một đỉnh mưa nhỏ nên lúc này lượng côn trùng cũng có sự giao động tăng giảm đôi chút. Gần như phù hợp với đặc điểm mùa vụ đó, trong tự nhiên loài chim yến đẻ trứng tập trung vào giữa tháng 4, chim con được nở ra tập trung vào giữa tháng 5, chim non rời tổ vào khoảng giữa tháng 6 đến đầu tháng 7(NQP).

Chính vì các điều trên nhà nuôi chim yến hàng cần lập kế hoạch chính xác về lần thu hoạch “cho chim tự ấp nở” để chim con có đủ thức ăn, mặc dù chất lượng sản phẩm yến sào Khánh Hòa trong cả năm có sự khác nhau.

Thu hoạch 2 lần trong năm

Thu hoạch yến theo cách này phải hết sức chính xác, và thường dùng cho loại nhà chim yến mới xây, hoặc còn cần thiết nhân rộng quần đàn. Thực hiện theo cách cứ 6 tháng thu hoạch 1 lần. Đa số người nuôi chim sau khi thu hoạch lần đầu tốt cứ muốn thu hoạch thêm lần thứ 2, nhưng cần phải để trứng nở thành chim con và chờ cho nó biết bay đi kiếm mồi. Mặc dù hình dáng tổ hoàn chỉnh, nhưng chất lượng sản phẩm của mùa vụ thu hoạch lần 2 rất kém, màu tổ đen, bẩn, có giá trị thấp