Phương Pháp Nuôi Chim Sơn Ca Non / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Phương Pháp Nuôi Chim Sơn Ca Bổi

Người mình làm việc gì cũng tính đến chuyện… “ăn chắc mặc bền”. Ngay cả việc nuôi chim để giải trí cũng vậy, ai cũng muốn chọn chim con mà nuôi, vì nghĩ rằng nuôi chim con thì được “hưởng lợi” vế lâu dài, vì dù sao tuổi thọ của chim cũng mươi lăm năm mới dứt. Mặc dù ai cũng dư biết là côns sức để gầy dựng một chú chim con nên dáng nên hình không phải là việc giản đơn, và tốn hao nhiều công của.

Trong khi đó, nuôi một con chim bổi, tuy giá cả không đáng bao nhiêu, nhưng con chim rừng này đã già, sợ “chơi” chưa được bao lâu thì con chim đã già nua mà chết!

Thật ra, người ta thích nuôi chim con và không muôn nuôi chim bổi còn do nhiều lý do khác, mà chắc không trình bày ra đây, quí vị đã biết rồi.

Nhưng dù nại ra nhiều lý do để chê bai đi nữa, thì rốt cuộc nhiều nghệ nhân cũng không ít thì nhiều chọn Sơn Ca bổi mà nuôi. Một lẽ dễ hiểu là muôn nuôi chim Sơn Ca con phải chờ đến mùa chúng sinh sản mới có, còn Sơn Ca bổi lại bắt được quanh năm. Do cái tính mê chơi sẵn có, đâu ai có thể chờ đợi qua mùa chim sinh sản được.

Sơn Ca bổi là chim đã trưởng thành, có thể là chim đã sinh sản được năm ba mùa, hoặc già hơn nữa. Những chim cảnh này do quen với đời sống hoang dã tự do, nên rất nhát. Sơn Ca vốn là giống chim nhút nhát, vừa thấy bóng người từ xa là chúng đã lủi trốn rất nhanh. Thứ chim bổi này đã bắt về nuôi thì quả khó khăn lắm mới trở thành chim thuộc được! Thế nhưng, nếu thuần hóa đúng phương pháp thì chim bổi cũng dễ thuần thuộc trong một thời gian ngắn, và chừng đó nó hót giọng rừng đôi khi chim con nuôi lên vài ba mùa chưa chắc đã… theo kịp! Đó là cái lý đo chính đáng khiến nhiều nghệ nhân dù thích nuôi chim con, cũng phải nuôi vài con Sơn Ca bổi trong nhà.

Sơn Ca bổi vốn là chim rất nhát có tài lủi trôn rất giỏi không thua gì Đa Đa hay Cút rừng, thấy bóng nguời từ xa nó đã… biến dạng, vì vậy, bắt được chim bổi không phải là chuyện dễ dàng gì, nhất là bắt trong ban ngày.

Bắt Sơn Ca bổi ban ngày người ta chỉ nhờ cậy vào lưới. Họ giăng lưới vào một góc ruộng, vười hay một cánh đổng có nào đó, rồi từ xa nhiều người cứ đi hàng ngang lùa chim tới. Chim thấy người sọ hãi cứ lủi trốn dần cho đến lúc mắc vào lưới lúc nào không hay!

Phản ứng của giống chim như quí vị đã biết, với chim sống ở trên tầng cao như Sáo, Cưỡng, Chích Chòe, Khướu chẳng hạn, dù đêm ban ngày, hễ thấy động là phản ứng tự nhiên của chúng cất cánh bay lên cao. Ngược lại, giống chim tự kiêm ăn ở tầng thấp nhất sát đất, khi bị động chúng chỉ biết chúi đầu vào bụi bờ lủi trốn. Ngay chim Son Ca là giống chim có khả năng bay cao nhất, thế mà gặp người đến gần chúng cũng không hề bay bổng mà chỉ lẩn trôn mà thôi.

Như vậy, bắt Sơn Ca bổi ban ngày rất khó, giới đi săn phải đi bắt vào ban đêm.

Trong mùa sinh sản thì chim có tổ để ngủ, nhưng ngoài mùa sinh sản thì chim đâu có đi đôi đi cặp, mà mỗi con tự lo sự sống cho riêng mình ngủ rải rác trên các mô đất thấp hay nép mình cạnh các bụi cỏ… Do chúng có nhiều kẻ thù nsày cũng như đêm lúc nào cũng rình rập vổ chụp, nên tội nghiệp, trong khi ngủ Sơn Ca cũng phải cảnh giác cao độ, hễ thấy động là choàng tĩnh rồi lẩn trốn ngay.

Săn bắt Sơn Ca bổi ban đêm thì nhờ vào đuốc hay đèn pin. Chim bị quáng đèn nên nằm im và người đi săn chỉ cần nhanh tay lẹ mắt đưa chiếc vợt lưới ra úp chụp và bắt được. Chiếc vợt lưới này có thể làm như cái vợt bắt cào cào của dân chuyên nghiệp, thay vì làm bằng vải thì thay thế lưới cước, và bề rộng của chiếc vợt nên làm rộng bằng vành nón lá mới tốt. Nếu đi đông người, ban đêm cũng có thể giăng lưới mà lùa cho chim lủi vào, nhưng nếu bắt theo cách này thi phải rành địa thế mới có kết quả tốt.

Chim bổi bắt về nên loại bỏ những con bị thương tật và chọn nuôi những chim lớn con, dài đòn, ngực nợ, chân cao. Nếu có khả năng lựa được trống mái thì tốt, còn nếu không lựa được thì ta cứ nuôi riêng mỗi con một lồng. Nếu nuôi chim bổi đúng phương pháp thì nó rất mau chịu hót, chứ không quá lâu lắc như chim con nuôi lên… Ngược lại, nếu không biết cách nuôi thì chim bổi rất dễ chết vì bản tính nó rất nhát, thấy dáng người từ xa đã lo trốn chạy.

Thời gian vài tháng đầu, nên nuôi Sơn Ca bổi trong loại lồng thấp, sau đó mới sang lồng trung, và chiều cao của dù từ năm đến mười phân là vừa. Dưới đáy lồng phải có lớp cát mỏng, và bên trong luôn luôn có sẵn cóng thức ăn, nước uống.

Nếu nhà có đông người ở, nhất là có nhiều trẻ con và nuôi chó, mèo thì nên trùm kín áo lông cho chim, và treo lông vào nơi yên tĩnh nhất trong nhà như cách thuần dưỡng các giống chim boi Họa Mi, Chích Chòe vậy. Chỉ có cách này mới giúp chim Sơn Ca bổi mau hoàn hồn lại vía…

Dần dần, ta mới hé áo lồng ra, khi biết chim đã dạn dần, không còn lạ cảnh lạ người như lúc mới đem về nữa.

Nếu nhà ít người ở, lại rộng rãi, không có trẻ con nghịch ngợm, không có cho mèo rượt đuổi trúng thì cứ thả chim bổi vào lồng rồi treo lồng vào nơi yên tĩnh, cách xa lối đi lại trong nhà để chim bớt sợ hãi, và không cần phải trùm kín áo lồng.

Ông bà xưa còn truyền lại kinh nghiệm là nuôi Sơn Ca bổi trong thời gian đầu nên treo lồng vào noi vắng lặng nhất trong nhà và phải treo cao lên ngang tầm hay cao hơn tầm tay với. Ban đêm không được chong đèn dầu, vì đèn dầu sẽ hắt bóng người quạ lại lên vách khiến chim sợ hãi mà nhảy tứ tung; đôi khi vì sọ quá mà bỏ cả ăn uống để… chịu chết.

Nếu kinh nghiệm đó của ông bà xưa là đúng, thì tốt nhất ta nên phù áo lồng cho chim, rồi sau đó hé dần ra, như vậy, sẽ mà giúp chim bổi bớt sợ hãi hơn. Việc treo lông ở độ cao khoảng y hai thước trong giai đoạn đầu chim bổi mới bắt về là đúng, nhưng khi chim bắt đầu dạn dẩn thì nên hạ lồng thấp xuống để giúp chim tập tiếp xúc với chủ nuôi cho bớt nhát hơn.

Có nhiều nghệ nhân, khi thấy chim Sơn Ca đã thật sự dạn dĩ, mỗi ngày họ hạ lồng xuống sát đất độ vài giờ để chim được sống lại với cách sống tự nhiên trước đây của nó, hy vọng nó sẽ dạn dĩ hơn… Tất nhiên, khi thực hiện việc này cần phải canh chừng chó mèo, và nhất là Cò (nếu trong sân, trong vườn có nuôi Cò làm cảnh), Chó, mèo lại gần lồng Sơn Ca có thể đứng xa mà nạt nộ, chứ giống Cò mà thấy Sơn Ca xuất hiện nơi đâu là chúng không tha, chạy đến mổ cho bằng được!

Sơn Ca bổi vốn quen với thức ăn sâu bọ ở rừng, nên trong mấy ngày đầu ở trong lồng, lất ít con chiu ăn kê trộn trứng. Vì vậy những ngày đầu ta cho chim ăn cào cào và trứng kiến, hoặc sâu tươi. Những ngày kế tiếp, mỗi lồng cho độ năm con cào cào và một cóng đựng ít trứng kiến trộn với ít kê trứng, hoặc sâu tươi trộn ít kê trứng. Trứng kiến và sâu tươi là thức ăn Sơn Ca ưa nhất. Khi đến, cóng ăn những thức ăn khoái khẩu này, vô tình chim ăn luôn cả kê trứng, và như vậy nó quen dần với thức ăn mới do chù nuôi chế biến ra. Từ đó, ta thay cóng kê trộn trứng vào, và đáy là thức ăn chính để nuôi chim…

Sơn Ca bổi dù nuôi lâu năm cũng nhát, có điều không nhát bằng lúc mới bắt về. Đó là điều nghệ nhân nuôi chim nào cũng biết và chấp nhận. Bù lại, khi nuôi, chim mau biết hót và hót giọng rất hay nên ai cũng thích.

Tuy vậy, từ trước đến nay, chỉ những nghệ nhân nuôi Sơn Ca nhiều kinh nghiệm mới nuôi chim bổi mà thôi. Do có kinh nghiệm nên họ nuôi chim cảnh mới thành công…

Chim Yến Con: Hướng Dẫn Phương Pháp Nuôi

Hiện nay, để tăng số lượng đàn chim yến, phương pháp ấp trứng chim yến hàng bằng máy đã không còn là một vấn đề khó khăn tại Việt Nam. Nhưng trở ngại mà chúng ta cần chú ý nhiều là chăm sóc chim yến con sau khi nở, vì có thể tỷ lệ chết rất cao.

Chim yến con mới nở phải để trong máy ấp. Lúc này cơ thể con trần trụi, không có lông và rất yếu ớt. Do chim con chưa có lông, điều hoà thân nhiệt kém nên phải giữ nhiệt cho tốt. Ngoài ra trong bụng còn tích khối noãn hoàng, lòng đỏ dự trữ cho quá trình phát triển một số ngày sau nở, nên chim dễ bị lạnh khi nhiệt độ thấp. Nếu phần dưới bụng không đủ ấm dẫn đến xơ cứng không tiêu hoá được, viêm nhiễm là nguyên nhân chính gây chết trong thời gian sau khi noãn hoàng đã hấp thu hết, nên việc giữ ấm trong thời gian đầu là hết sức quan trọng.

Chim yến con chưa có khả năng tự ăn, nên phải đút cho chim ăn bằng một ống nhựa nhỏ vát đầu và không nhọn hoặc gắp thức ăn bằng pince nhỏ. Thức ăn của chim yến con là trứng, nhộng, ấu trùng tươi của kiến, ong và mối. Chim con bắt đầu ăn muộn nhất là 24 giờ sau khi nở. Cho chim ăn tối thiểu ngày 3 lần; đó là lúc 8 giờ sáng, 12 giờ trưa và 16 giờ chiều. Trong tự nhiên, chim mẹ rời tổ đi kiếm mồi lúc 4 giờ 30 sáng, bay vào đất liền kiêm mồi và trở về mớm mồi cho chim con vào lúc 5 – 6 giờ và 17 – 18 giờ, buổi trưa tỷ lệ mớm mồi thấp. Ấu trùng non của các loài kiến ong có thể thu thập từ trong tự nhiên hoặc tự gây tạo ra. Trong thực tế hiện nay cũng đã có những phương pháp nuôi kiến và các loại thức ăn sống cho chim con.

Sau khi nở từ 1 – 10 ngày chim được tiếp túc sống trong máy ấp, với nhiệt độ thấp vào khoảng 35 – 36 độ C, ẩm độ 65 – 70%, có độ thông thoáng nhưng không có gió lùa. Trong thời gian này vì chim còn cần sự điều hoà nhiệt độ của máy ấp, nên chúng ta phải kiểm soát các của động của chim yến con. Nếu chim không được yên ổn, vi nhiệt độ của máy có thể quá nóng, thì phải giảm bớt độ nóng. Mỗi ngày hạ nhiệt độ xuống 1 – 2 độ C bằng cách mở rộng lỗ thông khí của máy ấp theo từng giai đoạn của lứa tuổi, mỗi ngày một ít. Sau 2 – 3 ngày cơ thể chim con dần dần cứng cáp, đứng dậy ổn định hơn.

Cách săn sóc chim khi đưa chim ra khỏi máy ấp

Khoảng sau 10 ngày, chim đã ra lông, lớn hơn và mạnh mẽ hơn, có thể dời chim ra khỏi máy ấp, chuyển chúng vào trong một cái hộp chuyên dùng, để tiếp tục săn sóc đặc biệt. Điều quan trọng là giữ ấm cho chim, đừng để chim lạnh, kiểm soát nhiệt độ bằng vặn to hoặc nhỏ đèn nhưng phải có độ thông thoáng. Thùng này lại đưa vào trong một căn phòng ấm. Trong phòng này vẫn đút cho chim ăn như lúc đầu. Ngoài ra độ ẩm vẫn kiểm soát như cũ. Cũng có thể đưa chim lên các tổ giả được gắn trong thùng này. Thời gian này cục mồi to hơn, khoảng cách giữa hai lần ăn ngắn hơn. Cho chim uống nước từ ngày thứ 10.

Hộp săn sóc này là một thiết bị đặc biệt có thể điều chỉnh nhiệt độ giống như cơ thể tự nhiên của chim mẹ. Hộp được làm bằng bìa cứng có chỗ thoát hơi ra và đèn đặt ở giữa. Để biết nhiệt độ có thích hợp không ta cần xem hành vi của chim. Nếu nhiệt độ quá thấp chúng sẽ tập trung một chỗ gần đèn sưởi; nếu nhiệt độ quá cao chúng tản ra ở những nơi mát mẻ hơn, duỗi cánh. Buổi tối bắt buộc phải sưởi ấm cho chim. Cần để ý những ngày mưa, nhiệt độ phòng ấp bị hạ thấp và độ ẩm lại quá cao.

Nhìn chung cần phải siêng năng, săn soc cẩn thận, kiên nhẫn để chim yến con có thể lớn lên và phát triển thành chim yến trưởng thành rồi tiếp tục sống trong ngôi nhà chuẩn bị.

Thiết bị hỗ trợ nuôi chim yến và phương pháp dụ chim yến vào nhà

Cách cho chim yến con tập bay

Sau 35 ngày tuổi chim con đu bám trên tổ giả và sau đó tập bay. Sau 40 – 43 ngày chim tập bay nhiều trong nhà yến. Sau khoảng 43 ngày chim con sẽ được lựa chọn, cách lựa chọn, cách lựa chọn chim phương pháp sau đây:

Chim trông khoẻ mạnh

Hai cánh chim có thể tự chéo lại được

Chim muốn bay ra khỏi thùng

Đem những con chim này vào trong căn nhà chim mà ta đã chuẩn bị. Điều đáng chú ý là cần dời chúng vào ban đêm chứ không phải ban ngày. Muốn tập bay cho chim người ta đưa thùng đựng yến đặt trên các thành gỗ có chiều cao từ 2m trở lên. Với độ cao này sẽ giúp chim tập bay, đó là vào buổi sáng hôm sau. Khi trời sáng, vào thời gian đàn chim bắt đầu bay đi kiếm mồi, những con chim con này sẽ rơi mình từ trên cao xuống. Với độ cao này giúp chim con vươn cánh trên không trung và sau đó sẽ bay theo những con chim yến lớn. Khi mặt trời bắt đầu về chiều, các chim con này lại theo đàn bay về, rồi cứ tiếp tục như thế qua những ngày kế tiếp. Cũng có phương pháp khác mà các nhà yến đã sử dụng và có hiệu quả ở Công ty Yến Việt, Yến Sào Khanh Hoà, đó là chuyển chim con sang tổ giả khá sớm. Tổ giả được gắn trực tiếp trên thanh gỗ treo tường, cách mặt đất 2m để tiện thao tác cho chim ăn.

Nếu người nuôi chim đã tập thành phản xạ có điều kiện cho chim ăn thì thậm chí chim sẽ bay đến để nhận mồi. Khoảng 50 – 60 ngày chim con phát triển đầy đủ có thể rời nhà yến.

Trong thời điểm hiện tại, hướng nuôi chim con để đem chim thả vào trong một nhà mới chưa có chim ở với hy vọng chim bay về sống và làm tổ tại đó là chưa khả thi về mặt kinh tế và nếu tiếp tục có thể ảnh hưởng đến khả năng tăng số lượng đàn yến nói chung do người nuôi chim tìm mọi cách lấy trứng yến. Trong quá trình nuôi chim con cần chú ý vệ sinh tổ, quan sát sức khoẻ của chim và phân chim.

Thức ăn tự nhiên là nhộng non, ấu trùng kiến và ong. Nguồn dinh dưỡng của loại thức ăn này rất cao, thành phần đạm chiếm đến 42 – 67%. Hiện này, nuôi chim con theo cách giai đoạn đầu cho ăn 3 lần/ ngày, cục mồi: 0,6 – 1gam. Cần bổ sung enzym thích hợp cho cục mồi của chim con. Có tư liệu cho biết chim bắt đầu ăn thức ăn cứng vào ngày thứ 7 – 9. Thời gian chim non trên tổ kéo dài 5 tuần, cả hai bố mẹ cùng mớm mồi. Người ta quan sát thấy trong thời gian sau cục mồi lớn hơn khoảng 1,7gam. Khoảng cách thời gian mớm mồi gần hơn, gần nhất là 30 phút. Giai đoạn sau chim con ăn bọ cánh cứng, kiến,, ong bắp cày, côn trùng bay. Loại thức ăn này đáp ứng nhu cầu chất khoáng trong thời kỳ sinh trưởng nhanh và mọc lông.

Nước uống cho chim con cũng rất cần thiết, chim rất thích uống nước, cho chim uống từ ngày thứ 10 sau khi nở. Nước cất, nước tinh khiết, nước khoáng, nước vòi đều phải sạch sẽ không nhiễm khuẩn.

Người ta cũng cung cấp thêm vài loại nước uống chuyên cho chim con. Cho chim uống 1 – 4 ml dung dịch hỗn hợp glucose + nước + vitamin + chất khoáng.

Thức ăn bổ sung, ngoài thức ăn sống là kiến non nhộng non người ta còn cho chim ăn thêm loại thức ăn côn trùng đóng hộp, với hàm lượng protein cao đến 56%, là thức ăn tự nhiên 100%. Đây là giống ruồi dấm Drosophila melangate. Thức ăn được cung cấp ngay trong nhà yến, và gần với nơi làm tổ, khi chim yến bắt đầu làm tổ nó không phải đi xa, không phải mất nhiều năng lượng, chim con cũng đủ mồi để lớn lên nhanh chóng và đủ sức rời khỏi tổ. Nhờ cách nuôi này số lượng chim và năng suất nhà yến tăng lên nhanh chóng.

Trứng yến: Những điều cần biết từ A đến Z

Loại thức ăn tăng cường nhân tạo tổng hợp, cũng được dùng cho chim con và chim con tiếp nhận tốt. Trộn 1 hỗn hợp gồm sữa + bánh biscuit + trứng luộc xay nhuyễn, cho chim ăn 3 giờ 1 lần. Tỷ lệ các thành phần và liều lượng sử dụng cần được tính toán.

Rõ ràng thành phần thức ăn, số lần và liều lượng cho ăn có thay đổi theo quá trình phát triển của chim con, đặc biệt chú ý giai đoạn 10 – 20 ngày tuổi, sinh lý tiêu hoá có một số thay đổi nhất định và đây là giai đoạn chim mọc lông nhanh nên cần nhiều chất dinh dưỡng hơn. Thời gian này nếu không được chú ý chim con sẽ chết hàng loạt. Ngoài ra phải có tiêu chuẩn vệ sinh khử trùng nghiêm ngặt.

Vấn đề bệnh tật của chim yến con

Chim yến con rất hay bị bệnh, đặc biết ở 10 – 20 ngày tuổi. Tỷ lệ chết ở giai đoạn này rất cao. Vì vậy, cần có biện pháp tăng sức đề kháng của chim và thực hiện chế độ vệ sinh nghiêm ngặt trong quá trình nuôi.

Nhìn chung với một số loài chim khác, chim non có thể nhiễm bệnh chúng tôi và Salmonella, qua đường trứng hoặc qua rốn. chúng tôi và Salmonella, qua đường trứng hoặc qua rốn. chúng tôi dễ dàng xâm nhập qua vết thương ở rốn gây viêm túi lòng đỏ. Chết trong vòng 1 tuần tuổi hoặc 2 đến 4 tuần tuổi, trong trường hợp này người ta phòng bệnh là chủ yếu, như vệ sinh máy ấp nở, nhà xưởng, cho uống kháng sinh + B1 ở 1 – 3 ngày tuổi, bôi cồn iod vào rốn…

Những con chim có hiện tượng bị bệnh cần phải cách ly ngay lập tức, có chế độ săn sóc riêng và giữ ấm cho chim. Hiện tượng chim con sình bụng trong quá trình nuôi, và nâng cao tỷ lệ sống của chim con là một nội dung cần tiếp tục quan tâm nghiên cứu.

Cho đến nay nhiều phát biểu chính thức là loài chim yến này không bị H5N1. Tại một số nước người ta thương xuyên lấy chất thải của chim để kiểm tra H5N1 nhưng đến nay chưa phát hiện thấy có hiện tượng nhiễm bệnh này trên đối tượng chim yến. Họ cho răng chim yến thường xuyên bay và ăn côn trùng trên không trung nên khả năng bị bệnh hiếm hơn. Tuy nhiên, họ cũng nhắc nhở là chưa khẳng định hoàn toàn chắc chắn chim có bệnh hay không trong trường hợp nhà yến nằm ngay trung tâm phát bệnh H5N1.

Cách xử lý quan trọng nhất là phòng bệnh hơn chữa bệnh, khử trùng, giữ gìn vệ sinh từ khâu kỹ thuật. Ngoài ra cần bổ sung thêm vitamin, khoáng chất… để tăng cường sức đề kháng của chim con.

Nuôi chim rơi

Trong tự nhiên một số chim con thường rơi khỏi tổ vào thời gian 16 – 22 ngày tuổi, phần lớn đó là những con chim yếu, nhận được thức ăn ít hơn trong cặp chim cùng tổ mà bố mẹ không thể chăm sóc đều được.

Khi chim con bị rơi khỏi tổ vì chim chỉ bám một cách yếu ớt cần phải được tăng cường chăm sóc ngay lập tức. Những con chim không có bố mẹ này phải bắt nó ăn cách 2 giờ mỗi lần với thức ăn có trộn với côn trùng sống và phải giữ nó cho ấm.

Phương Pháp Nuôi Chim Chích Chòe Lửa Con

Cũng như các loại chim hót rừng khác, Chích Chòe Lửa được bắt nuôi dưới ba dạng:

– Chim con (còn nằm trong ổ).

– Chim chuyền (chim vừa ra ràng, đã biết bay).

– Chim bổi (chim trưởng thành, chim già).

Trong ba dạng chim trên thì chim con được nhiều người chuộng nuôi nhất, do trước mắt nó có hai điều lợi:

– Dễ thuần hóa, nuôi mau dạn người.

– Nuôi được lâu năm vì tuổi thọ cỏ cao hơn chim bổi.

Mặc dầu ai cũng biết nuôi chim con không phải là việc dễ. Nó đòi hỏi tốn hao công sức, của cải và thời gian. Nuôi cho con chim sống được là chuyện khó, rồi tập luyện cho con chim hót được giọng rừng lại là chuyện khó khác, không kiên tâm trì chí không ai có thể thực hiện được.

– Đút mồi: Chim con bắt từ trong ổ là chim còn non ngày tuổi nên chưa biết tự tìm thức ăn mà sống. Chúng chỉ biết há choạc mỏ đòi ăn. Nuôi loại chim nhỏ này ta phải biết cách đút mồi cho chim thì chim mới sống được. Mồi cho chim con phải là cào cào non. Mỗi lần đút mồi như vậy là từ hai đến năm con cào cào chim mới đủ no bụng. Khi đút cào cào, ta nhớ nhúng cào cào vào nước để chim con dễ nuốt mồi vào bụng, vừa có thêm chút nước cho đờ khát. Sau bữa ăn, ta còn phải bơm cho chim một ít nước để nó khỏi chết khát.

Khi thây chim đã khôn hơn trước một chút, ta đút bột trộn trứng (thức ăn của Chích Chòe lớn) cho chim con ăn. Bột cũng nhồi chung với nước để cho chim dễ nuốt. Sau khi xong bữa, ta cùng bơm cho chim độ sáu bảy giọt nước.

Nhiều người quên cho chim uống nước trong khi ăn, và sau mỗi bữa ăn, khiến chim chết khát một cách oan uổng.

Chim con không phải mỗi ngày chỉ ăn vài bữa là đủ mà là hàng chục bữa mới đủ sức. Mỗi giờ ta nên cho chim con ăn một lần, và ăn đủ no. Khi chúng đói thì cứ há choạc mỏ ra mà đòi ăn. Nhưng khi đã no thì dù có ép uổng nó cũng không chịu há mỏ.

Kinh nghiệm cho thấy chim con còn non ngày tuổi càng phải cho ăn nhiều bữa hơn là con chim sắp ra ràng. Nếu cho ăn thiếu bữa, hoặc là cho ăn không no, chim con sẽ ốm trông thấy. Nếu thiếu nước uống, chim con rất chậm lớn và yếu sức thấy rõ. Tốt hơn hết, quí vị nên chịu khó cho chim con uống nước sau mỗi bữa ăn.

Chúng ta có thể thế sâu tươi bằng cào cào non. Sâu tươi trộn chung với bột pha nước sền sệt, rồi đút cho chim ăn. Còn bột thì trộn bữa nào ăn bữa nấy, ăn xong nếu còn dư thì đổ đi, vì bột để lâu sẽ bị chua, chim ăn có hại cho đường tiêu hóa.

Có nhiều con Chích Chòe Lửa trống nuôi chim con rất giỏi, dù đó không phải là con nó. Nếu thả vào lồng một con chim con còn đang há mỏ đòi ăn, con Chích Chòe Lửa trống sà lại chim con với cử chỉ thân thiện. Sau đó, nó bay lên cóng thức ăn cắm đầu ăn lấy ăn để một hồi rồi quay trở xuống đút cho chim con ăn. Hết ăn bột nó lại cho chim con uống nước… Hằng ngày, chim trông đút mồi cho chim con một cách đầy đủ cho đên ngày chim con khôn lớn, tự biết mổ iấy thức ăn mới thôi.

Chích Chòe Than thì không con nào hiền từ như vậy. Hễ thả chim lạ thả vào lồng, dủ đó là chim con, nó cũng hung hăng đá cho đến chết!

– Nuôi ấm: Chim con do mình chưa đủ lông nên chịu lạnh rất kém. Ban ngày chim con còn cần được sưởi ấm, chứ đừng nói chi ban đêm. Trong đời sống hoang dã, trong tuần lễ đầu chim con được mẹ ủ âm trong ổ cả ngày lẫn đêm. Sau đó, ban ngày chim mẹ đi tìm mồi nuôi con, và tối lại cả chim cha chim mẹ đều vào ổ ngủ chung với con, như vậy bầy con mới được ấm áp.

Nuôi tại nha, chim con càng nên được sưởi ấm nhiều hơn. Tốt hơn hết ta nên làm cho chim con một cái ổ nhân tạo, đặt chim vào đó để chim được ảm áp. Có thể dùng một cái hộp cạc tông (như hộp phân viết bảng chẳng hạn), trong đó quân rơm rác, hay giẻ sạch cho chim nằm vừa ấm vừa êm. Chim con do ăn nhiều nên phóng uế rất nhiều, vì vậy, chất liệu lót bên trong, cần phải được thay hằng ngày, hay nhiều lần trong ngày cho sạch sẽ.

Ban đêm, tiết trời trở lạnh, ta nên đặt ổ vào nơi khuất gió, hoặc sưởi ấm bằng bóng đèn điện cho chim được âm áp, trong suốt thời kỳ chim còn non dại, mình chưa phủ đủ lông vũ.

Nếu nuôi mà cho ăn uống no đủ, lại ủ âm đúng mức thì chim con sẽ lớn sởn sơ. Ngược lại, nêu ta nuôi dưỡng không đúng phương pháp, chim con rất dễ chết yểu.

Xin được lưu ý là nên cho chim con sưởi ấm trong nắng sáng độ mười lăm phút mỗi ngày, để chim hấp thụ Vitamine D, cần thiết cho sự tăng trưởng bộ xưong, tránh bị còi xương, và tuyệt đối không cho chim con tắm nước.

– Luyện giọng hót: Chim con độ hơn tháng rưỡi tuổi đã bắt đầu tập hót, nhưng giọng hót của nó chỉ rè rè và ngắn hơi. Càng lớn tháng tuổi, chim con càng hót to hơn, dài hơi hơn, nhưng giọng vẫn đơn điệu, nghe không gây một sự thích thú nào cả.

Muốn cho chim con có giọng hót hay, thì từ tháng tuổi thứ sáu trở đi, ta nên cho chúng đi dượt ở các tụ điểm chơi chim để nó có cơ hội học hỏi giọng của chim lớn, giọng rừng để phong phú hóa giọng hót của mình được khởi sắc hơn. Nếu tập luyện như vậy thì chim một mùa trở đi sẽ có giọng hót tốt. Đụng ra chim con nuôi từ hai mùa ưở đi giọng nó mới tròn trịa, nghe mới hấp dẫn.

Như vậy, nuôi dưỡng một con chim con ưở thành con chim hót hay phải mất nhiều thời gian và tốn kém nhiều công của. Nhưhg, có cái lợi là có thể thưởng thức được cả chục mùa chim mới già, và luyện cho chim có những đặc tính tốt theo ý của mình. Chim mà nuôi trong nhà lâu năm, do mình biết được tính ý nó nên dề nuôi, ít chết bậy.

Tất nhiên, nuôi chim con còn có một trở ngại khác mà chúng tôi chưa đề cập đến, là nếu gặp con chim cảnh sau này có vóc dáng đẹp, có giọng hót hay thì đó là điều may. Nhưng nếu gặp con chim có vóc dáng xấu, điệu bộ tầm thường, giọng hót lại không ra gì thì lại phải thay, thật là uổng công chăm sóc, nuôi nấng…

Nuôi Dưỡng Chim Sơn Ca Suy

Người ta ở đời còn nay đau mai mạnh, không biết đâu mà lường trước được. Lúc mạnh thì sức khỏe dồi dào tưởng chừng vật trâu cũng nổi, nhưng khi ôm đau thi cơ thể yếu đuối, sức trói gà cũng không chặt, cả ngày chỉ nằm có một chỗ như người sắp chết đến nơi. Chim chóc cũng đâu khác chi nguòi, khi mạnh khỏe thì suốt ngày bay nhảy trong lồng, miệng hót líu lo ca hổ như không hề biết mệt, còn lúc ốm đau thì sức suy kiệt, xù lông đứng như trời trồng một chỗ đến nỗi thức ăn ngon dâng tận miệng cũng không màng.

Sơn Ca có nhiều lý do để suy. Ta nên cố gắng tìm hiểu cho được ngọn nguồn của nguyên do đó thì mới mong chừa trị cho chim chóng lành được.

Thường thì chim cảnh suy do những nguyên nhân chánh sau đây:

– Do thời tiết: Thời tiết thay đổi bất thường, nhâì là lúc giao mùa. Ngày thì nóng quá, đêm lại trở nên lạnh quá khiến chim trở nên bần thần, uể oải rồi lười biếng ăn uống nhiều ngày nên dễ sinh bệnh.

Ban ngày nên treo lồng vào nơi mát mẻ, đêm nên phủ kín áo lồng để chim được ngủ ấm áp. Khi thấy chim có triệu chứng bị suy lơ là trong việc ăn uống, thì ta nên tăng lượng cào cào hay sâu tươi nhiều hơn lên, vì đây là thức ăn rất thích khẩu của Sơn Ca. Khi suy, Sơn Ca có thể chê món kê trứng, nhưng không thể chê món cào cào và sâu tươi đâu. Cũng như người ta đau ốm thì chê cơm, nhung bánh trái lặt vặt thì ăn cũng thấy ngon miệng.

– Do ăn uống thất thường: Nhiều người dám bỏ tiền triệu ra mua chim, nhưng về nhà lại lơ là đến khâu cho chim ăn uống, đến nỗi bữa đói bửa no. Đừng tưởng cho ăn kê trộn trứng không thôi là đã đủ sức bổ dưỡng! Thức ăn của chim mà thiếu đạm động vật, tức là thức ăn tươi như cào cào, sâu tươi, trứng kiên thì sức khỏe không tốt. Tệ lắm mỗi tuần cũng nên cho chim ăn loại thức ăn nầy một đôi lần, thay vì hằng ngày mới tốt. Nếu vài ba tuần mới bổi bô cho chim một bữa, dù là thừa mứa thì kết quả cũng chẳng ra gì.

Với những chim do suy yếu thức ăn thì cũng không thể vực sức khỏe lên được, miễn là chim đừng ở trạng thái quá suy kiệt. Phải cố gắng bồi dường liên tục cho chim suốt một thời … gian dài. Đến khi nào thấy chim mập mạnh, có bộ lông mướt mát và nó siêng hót trở lại thì ta mói yên tâm.

– Do thiếu chăm sóc: nuôi chim Sơn Ca việc chăm sóc không đòi hỏi tốn nhiều công sức lắm. Cố gắng treo lồng ở noi yên tĩnh, đừng để chó mèo vồ chụp, và người lạ đến gần, khiến chim vốn nhát lại càng nhát thêm. Sơn Ca không tắm nước, nhưng hằng ngày thiếu tắm nắng là chim dễ bị suy. Trong khi các giống chim hót khác, mỗi sáng tắm nắng (đem lồng chim ra phơi nắng) độ nửa giờ đến bôn mươi lăm phút là nhiều, thì Sơn Ca cần gấp đôi thời gian đó, nghĩa là một giờ hay giờ rưỡi cũng được. Giống chin nầy có khả năng chịu nắng rất giỏi.

– Do bệnh: Tuy nuôi nhốt trong lồng, thức ăn nước uống đều tinh khiết bổ dưỡng, nhưng Sơn Ca cũng bị nhuốm nhiều thứ bệnh, bệnh nhẹ có mà hiểm nghèo cũng có:

– Bệnh cảm hàn (Ảnh hưởng đến thời tiết bất thường bên ngoài, thường hót giọng khàn).

– Bệnh táo bón hoặc tiêu chảy.

– Bệnh viêm phế quản (một hình thức hen suyễn) khiến chim thở khò khè, thỉnh thoảng vặc mạnh mỏ để ray nước bọt ứa ở mép.

– Bệnh suy nhược (thường thấy ở chim lớn năm tuổi) ca thể ốm yếu, bồi bổ cho lắm cũng không mập mạnh lên được.

– Bệnh ghẻ ở chân và các ngón chân (bảo vệ chân chim bằng cách giữ cát dưới nền lồng sạch sẽ, thây bẩn là thay ngay. Lâu lâu phải bắt Sơn Ca ra ngoài để rửa sạch đôi chân. Nêu bị ghẻ thì rửa vết thương bằng oxy già rồi bôi thuốc xanh vào một vài lần sẽ lành.

– Bệnh bọ chét: Nêu tắm nắng hằng ngày thì Sơn Ca ít có con bị bệnh rận mạt, trừ trường hợp nơi treo lồng gần nai gà ấp trứng hay chuồng nuôi bồ câu. Có thể dùng thuốc Frontline xịt thẳng vào bộ lông chim (tránh xịt vào mắt); nếu không thì nhúng chim vào nước muối, nhưng phải tắm như vậy nhiều ngày mới hết được.

Con chim bị suy là con chim đang bệnh, nó cần được sự chăm sóc chu đáo, cần được ăn uống no đủ và bổ dưỡng và được sống nơi yên tĩnh.

Chim đang suy không thể đem đi tập dượt, và cũng không nên treo lồng gần những chim đang căng lửa khác. Giống Sơn Ca khi mạnh thì không ngại chim khác hót đẻ, nó không chạy mặt theo cách nầy, nhưng khi suy thì vẫn bị ảnh hưởng.

Do thuốc men đặc trị bệnh của chim nuớc mình chưa có nhiều, cho nên gặp con chim suy ai cũng lo láng. Mà quả thật nếu lơ là trong việc chăm sóc nuôi nấng thì chim có thể tử vong dễ dàng.

Vì vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nuôi chim ngay từ đầu ta phải có biện pháp bảo vệ sức khỏe cho chim. Việc nầy làm tốt thì mọi tật bệnh cũng khó có cách để xâm nhập vào chim được.

– Nên cho chim ăn thức ăn thật tốt mỗi ngày: Kê trứng phải chế biến sạch sẽ với kê tốt, trứng tốt, và được bảo quản tốt không bị hôi mốc. Ngoài ra còn cho Sơn Ca ăn thêm cào cào, sâu tươi hoặc trứng kiến.

– Thỉnh thoảng nên cho chim đi tập dượt tại các tụ điểm chơi chim để nó đưọc sung sức lên, hăng hái lên.

– Nên cho tắm nắng sáng hằng ngày với thời lượng độ một giờ, và rắm khoảng tám giờ sáng mới tốt.

– Tối trùm kín áo lồng rồi treo lồng vào nơi yên lĩnh để chim được ngủ no giấc.

– Nên vệ sinh lồng nuôi cho sạch sẽ, và tránh cho chim phải sống nơi có môi trường ô nhiễm…

Nếu từ đầu, chủ nuôi biết cách “rào trước đón sau” chu đáo như vậy, thì ta đã cho chim tránh được nhiều bệnh, và ta cũng đỡ lo lắng và vất vả hơn.

Nuôi chim Sơn Ca không tốn nhiều công chăm sóc lắm, nhưng với người chưa kinh nghiệm thì cũng gặp nhiều khó khăn ít ra trong thời gian đầu.

Chim nuôi mà được chăm sóc chu đáo thì đời sống của chim tránh được nhiều bệnh tật, đó là điều mà chủ chim nào cũng mong muốn cả.

Trong việc chăm sóc chim Sơn Ca, có nhiều điều cần làm sau đây:

– Tập chim dạn từ nhỏ: Sơn Ca vốn là giống chim rất nhát. Ngoài thiên nhiên ít ai có cơ may chạm trán gần với nó, vì nhác thấy bóng người từ xa chim đã trốn nhủi vào vạt cỏ um tùm rồi. Chim Sơn Ca con lúc còn non ngày tuổi thì khờ khạo thấy chủ lại gần là há mỏ đòi đút mồi, nhung lớn lên nêu không tạo dịp gần gũi thường xuyên thì nó vẫn nhát, vì vậy, tập cho chim Sơn Ca dạn dĩ với người coi như là một công khó, ít ai thực hiện được.

Muốn tập cho chim dạn thì người nuôi phải tìm dịp gần gũi với chim luôn. Lúc nhỏ thì tới bữa đút mồi và ôm chim vào tay để vuốt ve cho nó dạn. Chim lớn lên tập dạn bằng cánh thỉnh thoảng ghé lại bên lồng để đút từng con cào cào cho nó. Giống chim rất khôn, nếu cho ăn hằng ngày, con chim sẽ dễ dàng nhận ra được ai là người nuôi nó, và tỏ nhiều thiện cảm đôi với người đó. Nhưng đồng thời nó cũng chóng quên, nếu bẵng đi một thời gian khá lâu ta không gần gũi với nó.

Với những chim tương đối dạn người, mỗi lần cho chim ăn uống, hay làm một công việc gì có tính chăm sóc cho nó, ta nên cố tình nân ná thêm một thời gian. Đó là cách biểu tỏ tình cảm của mình đối với nó để nó dạn dĩ thêm.

Con chim Sơn Ca hót hay lại thêm dạn dĩ thì ai cũng quí mà đi thi hót cũng được thêm một số điểm.

– Tập chim lên dù: Sơn Ca chỉ bay cao lên trời xanh mỗi khi nó hót, còn kiếm ăn và làm tổ thì ngay sát mặt đất, và khi gặp động tĩnh gì thì lủi trốn vào cỏ, để thoát thân. Con nào dạn lắm mới dám đứng trên những mô đất thấp.

Nuôi nhốt trong lồng, nhiều con cùng chỉ quẩn quanh dưới sàn lổng, ít con chịu ỉeo lên dù mà đứng. Chim mà chỉ quanh quẩn ở sàn lổng không được ai ưa chuộng, vì vậy ta phải tập chim biết đứng trên đù.

Nếu lồng nuôi chim con tập thể, hễ thấy chim nào biết lên dù sớm, ta nên bắt nó ra nuôi riêng. Những chim còn lại thì tập cách lên dù bằng cách hạ thấp chiều cao của dù xuống một chút (khoảng bôn năm phân là vừa), đồng thời làm rộng mặt dù ra để chim đó là mặt bằng rộng mà nhảy lên.

Mặt dù nên bôi lớp hồ mỏng để rải cát lên cho dính để những con chim nhát nầy tin rằng trên dù cũng như dưới sàn cùng một “địa thế” như nhau. Để dụ chim dạn thêm, mỗi lần cho ăn cào cào ta rắc cào cào lên mặt dù cho chim lên đó mà ăn. Nếu có dịp bay lên bay xuống nhiều lần như vậy chim sẽ có một thói quen không còn cho việc lên dù là chuyện phải đắn đo bỡ ngỡ nữa!

– Cho chim đi dượt: Sống tù túng trong lồng cả chục năm, chim Sơn Ca (và cả những giống chim hót khác) vẫn chịu đuợc. Nhưng, nếu lâu ngày không cho chúng đi tập dượt ở các tụ điểm chơi chim (hoặc treo lồng gần những chim lạ khác) để nó có dịp đấu hót với chim lạ khác thì chim dễ bị suy. Bằng chứng cho thấy lâu ngày không đem lồng đi dượt, chim dù đang hót căng cũng dần biếng hót. Trái lại, những con biếng hót mà cho đi dượt về nó lại tỏ ra sung sức và hót căng hon. Con chim đi dượt như được bạn bè “hà hơi tiếp sức” cho nên trống mạnh dạn hẳn lên.

Việc dượt chim không tốn kém gì, nhưng mất nhiều thì giờ, nên phần đông nghệ nhân đểu… ngại, nhất là những người bận rộn nhiều công việc. Nhưng, dù sao thì quí vị cũng nên cho chim đi dượt mỗi tuần một lần mới tốt. Hoặc gởi chim đên nhà bạn bè thân quen (cũng nuôi Sơn Ca) vài ngày để chim có dịp học hỏi giọng hót của nhau.

– Cho chim tắm nắng: Sơn Ca rất thích tắm nắng và chỉ có tắm nắng chứ không hề tắm nước. Đây cũng là chuyện lạ. Giống chim cả đời chỉ biết lặn lội trên mặt đất để kiếm ăn, thế mà lại sợ nước đến nỗi không dám tấm như các loại chim trời khác. Nuôi nhốt trong lồng, mỗi sáng ta nên cho chim sưởi nắng khoảng một thời giờ hoặc hơn cũng được. Nếu lâu ngày không được tắm nắng chim sẽ bị suy.

– Vẫn cho Sơn Ca tăm nước: Tuy Sơn Ca không có thói quen tắm nước, nhưng thỉnh thoảng ta cung nên bắt chim rồi nhúng vào nước đủ để ướt lông, sau đó giũ nước cho khô rồi thả vào lồng cho chim thỏa thích rỉa lông rỉa cánh. Mục đích chính của việc tắm nầy là để rửa sạch chân cẳng cho chim khỏi bị dơ bẩn, khỏi bị bệnh nấm hay ghẻ tác hại.

– Thay cát hàng tuần: Lớp cát phủ dươi nền lổng chỉ dày khoảng năm đến bảy li. Ta có thể dùng cát ở sống hay biển cũng được, nhưng trước khi dùng phải rửa sạch, bỏ hết rác rên và phơi khô. Nhiều người còn bắc chảo rang lên để khử trùng. Chim đi, đứng và thích vùi mình vào cát nầy nhiều lần trong ngày, vì vậy ta nên thay luôn, trễ lắm là mỗi tuần một lần. Nếu để lâu cát sẽ dơ bẩn và lẫn lộn nhiều phân chim, lẫn cả thức ăn vương vãi.

– Cắt móng sau: Ngón chân của chim Sơn Ca rất dài nhờ đó mà chim đi đứng vững vàng trên mọi thế đất. Nếu để móng chân mọc quá dài (nhất là móng của ngón sau) thì chim đi đứng khó khăn. Trung bình vài ba tuần nên cắt bốt móng sau một lần. Khi cắt móng cần phải thận trọng, tránh phạm phải gân máu ở bên trong.

– Vệ sinh thức ăn, nước uống: Thức ăn của Sơn Ca là kê trộn trứng, đây là thức ăn khô, nhưng cũng đong lường sao chỉ cho chim đủ ăn trong một đến hai ngày mà thôi. Thức ăn còn dư nên đổ bỏ. Nước uống nên thay mỗi ngày, và mỗi lần thay nước mới nên rửa cóng cho sạch. Nên cho chim ăn lượng cào cào hay sâu tươi vừa đủ, cứ cho ăn từ từ nêu thiếu cho nó ăn thêm. Cuối ngày số cào cào còn dư nên lấy ra vứt bỏ…

Tóm lại, việc chăm sóc chim Sơn Ca không có gì gọi là nhiều khê và cũng không tốn nhiều công sức lâu lắm. Trừ việc dượt chim, mỗi ngày ta chỉ cần bỏ ra mươi lăm phút để chăm sóc cho chim quá đủ.