Phương Pháp Nuôi Chim Chích Chòe Lửa / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Phương Pháp Nuôi Chim Chích Chòe Lửa Con

Cũng như các loại chim hót rừng khác, Chích Chòe Lửa được bắt nuôi dưới ba dạng:

– Chim con (còn nằm trong ổ).

– Chim chuyền (chim vừa ra ràng, đã biết bay).

– Chim bổi (chim trưởng thành, chim già).

Trong ba dạng chim trên thì chim con được nhiều người chuộng nuôi nhất, do trước mắt nó có hai điều lợi:

– Dễ thuần hóa, nuôi mau dạn người.

– Nuôi được lâu năm vì tuổi thọ cỏ cao hơn chim bổi.

Mặc dầu ai cũng biết nuôi chim con không phải là việc dễ. Nó đòi hỏi tốn hao công sức, của cải và thời gian. Nuôi cho con chim sống được là chuyện khó, rồi tập luyện cho con chim hót được giọng rừng lại là chuyện khó khác, không kiên tâm trì chí không ai có thể thực hiện được.

– Đút mồi: Chim con bắt từ trong ổ là chim còn non ngày tuổi nên chưa biết tự tìm thức ăn mà sống. Chúng chỉ biết há choạc mỏ đòi ăn. Nuôi loại chim nhỏ này ta phải biết cách đút mồi cho chim thì chim mới sống được. Mồi cho chim con phải là cào cào non. Mỗi lần đút mồi như vậy là từ hai đến năm con cào cào chim mới đủ no bụng. Khi đút cào cào, ta nhớ nhúng cào cào vào nước để chim con dễ nuốt mồi vào bụng, vừa có thêm chút nước cho đờ khát. Sau bữa ăn, ta còn phải bơm cho chim một ít nước để nó khỏi chết khát.

Khi thây chim đã khôn hơn trước một chút, ta đút bột trộn trứng (thức ăn của Chích Chòe lớn) cho chim con ăn. Bột cũng nhồi chung với nước để cho chim dễ nuốt. Sau khi xong bữa, ta cùng bơm cho chim độ sáu bảy giọt nước.

Nhiều người quên cho chim uống nước trong khi ăn, và sau mỗi bữa ăn, khiến chim chết khát một cách oan uổng.

Chim con không phải mỗi ngày chỉ ăn vài bữa là đủ mà là hàng chục bữa mới đủ sức. Mỗi giờ ta nên cho chim con ăn một lần, và ăn đủ no. Khi chúng đói thì cứ há choạc mỏ ra mà đòi ăn. Nhưng khi đã no thì dù có ép uổng nó cũng không chịu há mỏ.

Kinh nghiệm cho thấy chim con còn non ngày tuổi càng phải cho ăn nhiều bữa hơn là con chim sắp ra ràng. Nếu cho ăn thiếu bữa, hoặc là cho ăn không no, chim con sẽ ốm trông thấy. Nếu thiếu nước uống, chim con rất chậm lớn và yếu sức thấy rõ. Tốt hơn hết, quí vị nên chịu khó cho chim con uống nước sau mỗi bữa ăn.

Chúng ta có thể thế sâu tươi bằng cào cào non. Sâu tươi trộn chung với bột pha nước sền sệt, rồi đút cho chim ăn. Còn bột thì trộn bữa nào ăn bữa nấy, ăn xong nếu còn dư thì đổ đi, vì bột để lâu sẽ bị chua, chim ăn có hại cho đường tiêu hóa.

Có nhiều con Chích Chòe Lửa trống nuôi chim con rất giỏi, dù đó không phải là con nó. Nếu thả vào lồng một con chim con còn đang há mỏ đòi ăn, con Chích Chòe Lửa trống sà lại chim con với cử chỉ thân thiện. Sau đó, nó bay lên cóng thức ăn cắm đầu ăn lấy ăn để một hồi rồi quay trở xuống đút cho chim con ăn. Hết ăn bột nó lại cho chim con uống nước… Hằng ngày, chim trông đút mồi cho chim con một cách đầy đủ cho đên ngày chim con khôn lớn, tự biết mổ iấy thức ăn mới thôi.

Chích Chòe Than thì không con nào hiền từ như vậy. Hễ thả chim lạ thả vào lồng, dủ đó là chim con, nó cũng hung hăng đá cho đến chết!

– Nuôi ấm: Chim con do mình chưa đủ lông nên chịu lạnh rất kém. Ban ngày chim con còn cần được sưởi ấm, chứ đừng nói chi ban đêm. Trong đời sống hoang dã, trong tuần lễ đầu chim con được mẹ ủ âm trong ổ cả ngày lẫn đêm. Sau đó, ban ngày chim mẹ đi tìm mồi nuôi con, và tối lại cả chim cha chim mẹ đều vào ổ ngủ chung với con, như vậy bầy con mới được ấm áp.

Nuôi tại nha, chim con càng nên được sưởi ấm nhiều hơn. Tốt hơn hết ta nên làm cho chim con một cái ổ nhân tạo, đặt chim vào đó để chim được ảm áp. Có thể dùng một cái hộp cạc tông (như hộp phân viết bảng chẳng hạn), trong đó quân rơm rác, hay giẻ sạch cho chim nằm vừa ấm vừa êm. Chim con do ăn nhiều nên phóng uế rất nhiều, vì vậy, chất liệu lót bên trong, cần phải được thay hằng ngày, hay nhiều lần trong ngày cho sạch sẽ.

Ban đêm, tiết trời trở lạnh, ta nên đặt ổ vào nơi khuất gió, hoặc sưởi ấm bằng bóng đèn điện cho chim được âm áp, trong suốt thời kỳ chim còn non dại, mình chưa phủ đủ lông vũ.

Nếu nuôi mà cho ăn uống no đủ, lại ủ âm đúng mức thì chim con sẽ lớn sởn sơ. Ngược lại, nêu ta nuôi dưỡng không đúng phương pháp, chim con rất dễ chết yểu.

Xin được lưu ý là nên cho chim con sưởi ấm trong nắng sáng độ mười lăm phút mỗi ngày, để chim hấp thụ Vitamine D, cần thiết cho sự tăng trưởng bộ xưong, tránh bị còi xương, và tuyệt đối không cho chim con tắm nước.

– Luyện giọng hót: Chim con độ hơn tháng rưỡi tuổi đã bắt đầu tập hót, nhưng giọng hót của nó chỉ rè rè và ngắn hơi. Càng lớn tháng tuổi, chim con càng hót to hơn, dài hơi hơn, nhưng giọng vẫn đơn điệu, nghe không gây một sự thích thú nào cả.

Muốn cho chim con có giọng hót hay, thì từ tháng tuổi thứ sáu trở đi, ta nên cho chúng đi dượt ở các tụ điểm chơi chim để nó có cơ hội học hỏi giọng của chim lớn, giọng rừng để phong phú hóa giọng hót của mình được khởi sắc hơn. Nếu tập luyện như vậy thì chim một mùa trở đi sẽ có giọng hót tốt. Đụng ra chim con nuôi từ hai mùa ưở đi giọng nó mới tròn trịa, nghe mới hấp dẫn.

Như vậy, nuôi dưỡng một con chim con ưở thành con chim hót hay phải mất nhiều thời gian và tốn kém nhiều công của. Nhưhg, có cái lợi là có thể thưởng thức được cả chục mùa chim mới già, và luyện cho chim có những đặc tính tốt theo ý của mình. Chim mà nuôi trong nhà lâu năm, do mình biết được tính ý nó nên dề nuôi, ít chết bậy.

Tất nhiên, nuôi chim con còn có một trở ngại khác mà chúng tôi chưa đề cập đến, là nếu gặp con chim cảnh sau này có vóc dáng đẹp, có giọng hót hay thì đó là điều may. Nhưng nếu gặp con chim có vóc dáng xấu, điệu bộ tầm thường, giọng hót lại không ra gì thì lại phải thay, thật là uổng công chăm sóc, nuôi nấng…

Kinh Nghiệm Nuôi Chích Chòe Lửa

Tóm tắt nội dung bài viết

Chích Chòe Lửa thích ăn cào cào, châu chấu, trùn dế, sâu gạo và đậu phộng trộn trứng. Trường hợp chim không biết ăn bột đậu phộng ta trộn chung bột và sâu cho chim ăn, dần dần chim sẽ quen và bắt đầu ăn bột.

Lồng nuôi chim chọn lồng 72 nan tới 90 nan tùy theo đuôi của chim dài hay ngắn .cao 60 – 80cm cho chim dễ xoay xở và tránh đuôi của chim bị chạm trúng lồng sẽ bị tưa và xấu vì đuôi Chích Chòe Lửa khá dài và đẹp.

Chích Chòe Lửa là loại chim có giọng hót vang dội, bắt chước rất hay các giọng hót của các loài chim khác. Giọng hót của chúng thành thót, du dương, trầm bổng chưa có loại chim nào sánh nổi. Có những con được huấn luyện, chăm sóc kỹ lưỡng có giọng hót cực kỳ quyến rũ và phong phú. Khi chim múa đuôi, chim làm điệu rất duyên dáng.

Muốn chim hót căng, ta có thể nuôi thêm một con chim mái, nhưng tránh cho chúng nhìn thấy nhau. Chim trống chỉ cần nghe tiếng khẹt khẹt cạch cạch xuỳ của chim mái là nó sẽ hót ngay. Ngoài ra chế độ ăn uống của chim đúng tiêu chuẩn và đầy đủ cũng khiến chim sung căng lửa và siêng hót. Ngoài ra siêng cho chim nghe băng tiếng sáo, âm nhạc…để chim tập hót mỗi ngày, sẽ giúp cho chim học tập thêm nhiều giọng hót mới hay hơn.

Một con chòe lửa đẹp cần hội tụ 4 yếu tố sau ” Dáng, Thanh, Sắc, Bộ “:

+ Dáng : Đầu xà, cổ thắt, mỏ thon nhỏ (mép mỏ dưới càng mỏng thì chim càng siêng hót), mình thon dài, lông đuôi thì tùy người (Người thích đuôi dài, người thích đuôi ngắn) nhưng nếu bạn chỉ nuôi hót thì chỉ cần chọn những con có lông đuôi cân đối với hình dáng của con chim là được, móng trắng ….. + Thanh : Giọng hót to khỏe chim thường xuyên thay đổi giọng khi hót, để lựa đươc những em hót giọng to thì bạn nên chọn những em có khóe muỗi thông xuốt (ngồi bên này có thể nhìn xuyên qua khóe muỗi ở phía bên kia) ….. + Sắc : Lông phải ôm sát, màu lông phải sắc và bóng mượt …. + Bộ : (Đây là yếu tố quyết định chim bạn có tài hay không): Chim ngoài yếu tố siêng hót và đổi giọng liên tục thì cũng cần phải đánh đuôi và chạy cầu liên tục.

Các lưu ý khi nuôi chim

Khuyến khích anh em nuôi lồng rộng vì chích chòe lửa là chim có bộ đuôi đẹp và dài. Có thể ước tính đường kính lồng tối thiểu theo công thức : (Chiều dài của đuôi chòe lửa + 7,6 cm) x 2

Vì vậy, nếu chim có đuôi dài 17-18 cm kích thước lồng tối thiểu được xác định ( đường kính của lồng ) là khoảng 51 cm.

Dùng để che lồng chim. Chim bổi mới đem về nó thường cố gắng chuôi đầu của nó ra khỏi lồng, vì thế cần phải phủ áo lồng gần như hoàn toàn. Nó giống như một bức tường ngăn không cho chim muốn thoát thân mà cố chúi đầu ra ngoài. Để thuần hóa chim, áo lồng sẽ được mở dần. Ngay cả với chim đã thuần, cũng nên phủ ½ lồng để chim có một cảm giác an toàn.

– Nếu treo lồng chim trong nhà, nên chọn một góc mát mẻ của căn phòng để treo lồng. Không nên quá sáng hay quá tối. Vị trí cần được thông thoáng và không bị gió lùa. Không nên treo ở nhà bếp do thay đổi về nhiệt độ.

– Con chim phải thích hợp với nơi bạn chọn. Nếu nó bay liên tục và bám trên các nan lồng, có thể vị trí đó không phù hợp. Hãy cố gắng tìm một vị trí tốt hơn.

– Khi đã chọn được vị trí treo chim, không nên thay đổi nó mà không có lý do chính đáng. Chích chòe lửa là một con chim có tính lãnh thổ cao và nó cần phải quen với vị trí mà bạn đã chọn cho nó.

4. Thức ăn dự trữ

– Lúc mới bắt chim về nên cho chim ăn loại thức ăn mà chủ củ đã cho ăn, không nhất thiết đó phải là thức ăn tốt nhất cho chim vì người bán thường dùng thức ăn dạng viên cho gà hoặc loại thức ăn giá rẻ khác.

– Ngoài bột cám ra, chòe lửa còn được cho ăn dế, mealworms, châu chấu, côn trùng khác và cá nhỏ vào buổi sáng hoặc buổi tối. Chòe lửa là loài ăn côn trùng vì vậy phải bổ sung thên côn trùng sống.

– Kiểm tra phân để biết rằng chim tiêu hóa tốt. Lý tưởng nhất, phân của chim phải khô với màu trắng (urê) và một chút màu đen của chất thải. Chim ị phân đen nhiều chứng tỏ thức ăn không thích hợp. Tôi không nghĩ rằng cám gà con là phù hợp cho chích chòe lửa.

– Nếu thức ăn khô là phù hợp, chim sẽ ăn chúng một cách dễ dàng. Nếu thấy chim dùng mỏ bới thức ăn làm bột rớt trên sàn lồng, đây là một dấu hiệu cho thấy nó không chịu ăn nhiều thức ăn khô. Trong trường hợp này, hãy xem xét hoặc bổ sung thêm côn trùng và hoặc thay đổi thức ăn khô. – Nếu cần thay đổi bột cũng nên thay đổi từ từ. Nếu không, chim sẽ không ăn loại thức ăn mới và nó sẽ chết đói. Bột mới nên trộn với côn trùng trước khi cho ăn. Bằng cách này, chim sẽ chấp nhận thức ăn mới và hệ thống tiêu hóa của nó sẽ làm quen với loại thức ăn này. Trước khi bạn ngừng cung cấp côn trùng nên kiểm tra phân chim để đảm bảo rằng thức ăn này phù hợp với chim.

5. Tắm cho chim

Anh em nên mua một cái lồng tắm riêng cho chòe lửa. Chích chòe lửa cần tắm cách ngày hoặc mỗi ngày. Sau khi tắm, treo lồng ở nơi mát mẻ bên ngoài để cho khô lông. Không nên đặt chim ở ngoài nắng. Chích chòe lửa là loài chim rừng không cần nhiều ánh nắng mặt trời.

Chim chịu tắm là một dấu hiệu tốt. Nó chỉ ra rằng chim đang trở nên thoải mái hơn với môi trường xung quanh. Nếu chim không tắm trong khoảng 15 phút, không nên phun nước. Chỉ cần đưa nó trở lại lồng của nó và trong vòng một vài ngày nó sẽ muốn tắm. Phun nước có thể dẫn đến việc nước vào phổi gây bệnh hô hấp cho chim.

Hướng Dẫn Nuôi Chim Chích Chòe Lửa

Giá một con Chích Chòe Lửa loại làm mồi hiên nay từ vài triệu đồng đến chục triệu.Chim Chích Chòe Lửa nuôi vài ba mùa (tiếng nhà nghề gọi 1 mùa là 1 năm ) cũng phải bỏ ra hơn triệu đồng. Chim Chích Chòe Lửa bổi thì giá khoảng vài trăm nghìn.

Xuất xứ: Chích Chòe Lửa sống nhiều ở các vùng Trảng Bom, Trảng Bàng, Long Khánh, Bến Cát, Chơn Thành, Bình Long, Dầu Tiếng, Bù Đăng, Bù Đốp…Chúng cũng có mặt rãi rác ở các tình miên Tây Nam Bộ và một số tỉnh phía Nam miền trung.Hầu như ở tất cả các nước ở Châu Á đều có mặt chúng.

Ở rừng, Chích Chòe Lửa có mặt khắp nơi.Nếu ta đi sâu vào các khu rừng miền Đông, ta vẫn nghe được tiếng chúng hót.Đặc biệt, chúng thường tụ tập sống và làm tổ dọc theo các đường xe ben, xe trâu.Mỗi buổi sáng, ta nghe Chích Chòe Lửa hót vang trời và hót sơm nhât, tiếp theo sau là giộng các loài chim rừng khác.

Giọng Chích Chòe Lửa rúc rúc từng hồi thật to, bài bản không nhiều như chim chích chòe than.Nhưng khi nghe chúng “nói chuyện” thì mới đã lỗ tai, vỉ rất giầu âm điệu.Ta có thể nghe được tiếng suối reo, thác đổ, tiếng rừng cây vi vu. Đôi khi ta còn lẫn lộn với giọng Họa Mi và các loại chim hót khác.Có lẻ giọng hót có nhiều âm điệu như vậy nên mới có nhiều người ưa thích.

Hình Dáng: Chích Chòe Lửa có hình dáng như Chích Chòe Than, có điều thân mình thon nhỏ hơn, mảnh mai hơn.

Người ta đặt tên chim là Chích Chòe Lửa vì thoạt nhìn vào, ta đã thấy từ ngực đến lưng toàn một màu nâu sẫm..tự như màu lửa đỏ.Chim trống có một bộ lông tươi hơn và đuôi dài hơn chim mái.Đo từ mỏ đến hết phần đuôi có thể dài hơn 25 phân ( cm ), trong khi cái đuôi chim trống đã dài đến hơn cả thân mình! Phải nói là Chích Chòe Lửa đẹp nhất ở cái đuôi! Khi chim múa, cái đuôi nhấp nhô rất duyên dáng!

Chim có ba sắc lông: đen, nâu sẫm và màu trắng.

Đầu cổ, phần trên lưng và đuôi Chích Chòe Lửa phủ lông đen ửng xanh. Ngực và bụng màu nâu sẫm. Phần dưới đuôi của Chích Chòe Lửa có 8 chiếc lông trắng.Ba sắc lông tách biệt nhau thành một vùng nhất định, tạo sự sắc nét dễ coi.

Chích Chòe Lửa khi thay lông xong là đến thời kỳ chim cớ lửa. Lúc này mình chim thon nhỏ ẻo lả như dáng dấp của một hot girl. Nếu không có cái đuôi dài, chắc chắn chim sẻ mất đi phần sắc sảo.

Cách Nuôi Chim Bổi: Chích Chòe Lửa bổi rất nhút nhát, khó thuần hóa. Con nào, đang còn “lửa rừng” thì tương đối mạnh dạn hơn, có thể nuôi một vài tuần là hót được.

Cũng như nuôi các loại chim rừng bổi khác, chúng ta phải sắm một cái lồng lớn và cao, trước khi nhốt chim vào, phải để sẵn một cóng bột đậu phộng trộn lòng đỏ trứng gà, một cóng sâu tươi, hay trứng kiến, một cóng đựng cào cào (đã cắt cẳng để khỏi nhảy ) và cóng nước. Lúc thả chim vào lồng xong, ta phải trùm áo lồng kín mít, rồi treo lồng vào chỗ yên tĩnh mấy ngày đầu.

Sau đó, ta kiểm soát để tìm hiểu tình trạng sức khỏe ra sao, nó thích hợp với thức ăn gì để cho ăn tiếp.Dần dần, khi Chích Chòe Lửa dạn, ta hé áo lồng ra, đem chim treo vào chỗ có người qua lại, và tập cho chim Chích Chòe Lửa ăn bột đậu phộng dần dần.

TDCC thấy có cũng có nhiều con chim Chích Chòe Lửa không chịu ăn bột đậu phộng trộn trứng. Trong trường hợp nầy, các bạn lấy một ít bột đổ vào cóng, xong trộn vào đó một ít sâu tười hoặc sâu khô.Chim ăn sâu có lẫn chút bột, nên quen dần.Lần sau, ta tăng lượng bột lên dần… và thế là chim sẽ biết ăn bột.

Thức Ăn:

Chích Chòe Lửa cũng ăn bột đậu phộng trộn trứng. Ngoài ra nó cũng ăn cào cào, sâu khô, sâu tươi, trứng kiến.

Chích Chòe Lửa cũng giống như chim Chích Chòe Than, có điều nó ăn ít hơn nhiều.

Lồng Chim Và Cách Chăm Sóc: Nuôi chim Chích Chòe Lửa bằng lồng tre hay lồng mây, nhưng phải dùng loại lồng đặc biêt.Lồng ít nhất là 72 năn, có đường kính đáy phải 35 phân trở lên, chiều cao của lồng tối thiểu là 60 phân.Phải nuôi lồng lớn như vậy, thì chim Chích Chòe Lửa mới xoay trở dể dàng, vì đuôi nó quá dài.Nhiều nhà rộng rãi có chỗ treo, người ta dùng đến loại “lồng thể lực” đường kính 60 cm và cao một thước.

Thông thường thì từ tháng mười âm lịch, chim Chích Chòe Lửa bắt đầu thay lông, và đến tháng ba âm lịch là thay lông hoàn tất

Tùy theo sức khỏe của chim mà chim thay lông sớm hay muộn và nhanh hay chậm. Có con, lông cũ chỉ trong một tuần là rụng trông thảm não, rụng ào ào như vậy thì lông mới rất mau ra, thời gian thay lông ngắn lại. Có con thay lai rai, mỗi ngày chỉ rớt một hai cọng, nên thời gian thay lông kéo dài bốn, năm tháng. Gặp trúng em đang “suy lông” một năm thay đi thay lại đến mấy lần.

Với con chim suy lông, ta nên cho ăn uống bổ dướng hơn và tốt hơn hết là không thay đổi thức ăn suốt năm.

Chim nào cũng vậy, việc ta thay đổi thức ăn cho chúng sẻ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chim. Mỗi lần thay đổi thức ăn là mỗi lần thay lông. Chim ở nhà người ta thay lông xong, mình mua về cho ăn thức ăn khác, dù tốt hay xấu hơn, chim cũng thay lông lại.

Trong suốt thời gian chim thay lông, ta nên treo chim ở chỗ tĩnh mịch, thức ăn nước uống đầy đủ, nên trùm áo lồng cả đêm lẫn ngày, và vẫn cho chim tắm.

Lợi dụng lúc chim đang tắm, ta lo vệ sinh lồng, bằng cách thay bố mới sạch sẽ, dùng cợ sơn,quét sạch đấy lồng rồi mới cho chim vào.

Tóm lại việc chăm nom và săn sóc cho Chích Chòe Lửa không có gì khó khăn cả. Trong thời gian chim thay lông, có thể ta không nên cho ăn sâu, đỡ được phần nào tốn kém.Nhưng không thể dẹp khẩu phần cào cào của nó. Khim chim thay lông xong, ta tiếp tục cho ăn sâu tươi và khô trở lại cũng không muộn.

Nuôi chim mái: Theo kinh nghiệm lâu năm của các nghệ nhân thì chim Chích Chòe Lửa phải có chim mái kèm mới sung chim.

Chim Chích Chòe Lửa mái có thân hình nhỏ và màu lông xấu hơn chim trống. Chim Chích Chòe Lửa mái có cặp mắt vừa to, vừa tròn, trong khi chim trống có con mắt hơi méo.

Chim Chích Chòe Lửa mái cũng cho ăn uống như chim trống. Có thể chỉ cho ăn cào cào, khỏi cho ăn sâu. Chim mái bao giờ cũng phải treo cách xa và khuất mắt chim Chích Chòe Lửa trống. Tuy nhiên khoảng cách không nên quá xa, làm sao mà tiếng “xùy ” của chim mái phải đến tai chim Chích Chòe Lửa trống mới được

Chích Chòe Lửa trống nghe tiêng mái “xùy” sẽ hăng lên, hót ngay. Mái càng siêng “xùy ” thì Chích Chòe Lửa trống càng siêng hót.

Cách tập chim hót: Cũng như chim Họa Mi và nhiều loại chim hót khác, chim Chích Chòe Lửa cũng có tính ưa bắt chước giọng hót của chim xung quanh mà nó nghe được. Vì vậy, tốt hơn cả, là ta nên cho chim nhà đi nghe chim thiên hạ hót để giong chim mình sẽ giầu âm điệu hơn.

Nếu tập cho chim nghe đĩa CD, trong đó có tiếng kèn đồng, hay đàn guitar, vĩ cầm, đàn Hạ Uy Di, tiêu, sáo ….thì chắc chắn giọng chim sẽ tràn ngập nhiều điệu mới.

Điều đặc biệt cần nói thêm là ở chim Chích Chòe Lửa là chim trống nuôi con cực kỳ giỏi. Ngay nhu chim trống mình nuôi lâu năm trong nhà, nếu thả vào lồng một con Chích Chòe non. Chim Chích Chòe Lửa trống vẫn sốt sắng làm tròn bổn phận của người cha nuôi một cách chu đáo.

Cách Nuôi Chích Chòe Lửa Bổi

Chim bổi là chim đã trưởng thành, là chim già đã sống lâu năm trong rừng, đã quen với cuộc sống tự do, và rất nhát người. Có nhiều con chim bổi nhát đến độ vừa gỡ ra khỏi bẫy rập nó đã chết khiếp ngay trên tay!

Người ta bắt chim bổi bằng lục. Bắt chim này được quanh năm (trừ mùa chúng thay lông bắt được ít) vì chúng rất háu đá. Hễ gặp chim mồi hót lên là Chích Chòe Lửa rừng trong thung đã có mặt sau đó.

Lục đánh bắt Chích Chòe Lửa cũng như lục đánh bắt chim Chích Chòe Than, có điều phải làm rộng hơn một chút, vì tránh cho lông đuôi dài khỏi bị gãy.

Khi bẫy được hay mua chim bổi, nên lựa chọn những con bọng đen (mép và khoag miệng đen thui) tức là những chim đang còn “lửa rừng” mà nuôi. Vì chim này dạn hơn chim bổi họng trắng (hết lửa, chim suy), nuôi dễ sống và mau thuộc.

Gặp con còn căng lửa rừng, đem về nhốt lồng độ vài ba ngày nó đã chịu hót. Nếu nuôi dưỡng đúng phương pháp độ sung của chim sẽ kéo dài thêm nhiều tháng nữa. Và đến chừng đó thì nó đã thích ứng được với môi trường sống mới rồi!

Nếu nuôi chim hết lửa (họng trắng) nuôi dễ chết mà có sống được cũng lâu thuận thuộc.

Nuôi chim bổi người nuôi chỉ ngại hai điều:

– Nuôi cách nào cho chim sống được.

– Thuần dưỡng cho chim mau trở thành chim thuộc.

Hai công việc này thực hiện rất khó khăn. Nhưng, nếu thực hiện được thì đó là điều mừng vì ta đã có con chim quí. Chim bổi tất nhiên là có giọng rừng. Giọng nó hay hơn giọng chim con nhiều, dù là chim con nuôi được vài mùa. Khi chim bổi đã chịu đứng lồng mà hót, tập dượt thêm, giọng nó sẽ hay hơn gấp bội. Chính vì vậy nhiều người thích nuôi chim nhưng vẫn không thể không nuôi chim bổi. Nhất là ai cũng biết chim bổi Chích Chòe Lửa nuôi mau dạn hơn, và dễ nuôi hơn Chích Chòe Than bổi nhiều lần.

– Nuôi cho chim sống: Chim bổi nào mà nhốt vô lồng chịu ăn mồi là chim đó nuôi sống được. Thường thì những con còn lửa rừng như đề cập ở đoạn trên đều chịu ăn mồi trong môi trường sống chật hẹp cả. Những chim bổi không chịu ăn mồi, chỉ đứng ở dưới bố lồng (không dám đậu trên cầu) là những chim quá nhát. Chúng biết mồi để trước mặt nhưng không dám lại ăn uống nên sức khỏe suy kiệt dần mà chết. Chim chỉ cần nhịn khát một ngày, nhịn đói hai ngày là đủ kiệt sức rồi.

Muốn cho chim ăn mồi thì phải tìm loại mồi thích khẩu với nó để kích thích cơn thèm:

– Mấy hôm đầu cho ăn trứng kiến.

– Mấy hôm kế tiếp, trộn ít bột đậu phộng trộn trứng vào trứng kiến để chim tập ăn quen dần thức ăn bột. Thức ăn bột là thức ăn lạ đối với các loại chim rừng.

– Những ngày tiếp theo chim sẽ biết ăn bột, và lúc đó bớt dần trứng kiên và sâu tươi (chỉ cho ăn với lượng vừa phải).

Trong trường hợp không có trứng kiến thì thế vào cào cào non. Nuôi Chích Chòe Lửa nên chọn cào tào nhỏ con, thứ cào cào lớn chim nuốt không được, nó chỉ ngậm vào mỏ rồi rảy qua rảy lại, kết cuộc là văng tuốt ra khỏi lồng khiến chim bị đói.

Tóm lại, nuôi chim bổi, bước đầu là phải dụ cho con chim ăn đúng loại mồi mà nó thích. Nếu chim chịu ăn là nó sống được.

– Thuần dưỡng chim bổi: Chim bổi là chim quen sống tự đo giữa trời cao đất rộng, nay bị nhốt vào chiếc lồng tù túng chật hẹp, lại phải sống gần người nên chúng không tránh được sự lo âu sợ hãi. Chính vì vậy, nuôi chim bổi phải có phương pháp riêng:

– Phủ kín áo lồng trong suốt tuần lễ đầu. Những ngày sau đó, hé áo lồng rộng ra từ từ để cho chim tập quen dần với quang cảnh chung quanh.

– Treo lồng vào nơi thật yên tĩnh, khỏng có tiếng người cười nói ồn ào quá mức, tránh tiếng động cơ nổ ầm ĩ, tránh chó mèo lui tới làm cho chim sợ…

– Thức ăn nước uống thật đầy đù.

Trong trường hợp chim quá dơ bẩn mới cho tắm sớm, nêu không phải chờ qua tuần đầu cho chim bớt sự hãi mới tắm được. Khi cho chim bổi tắm, ta nên tìm cách lánh mặt để chim bớt sự, và khi sang lồng phái cố gắng làm nhanh gọn để chim khỏi hốt hoảng.

Phải nuôi cách nào cho con chim bổi nhận ra được một điều: chủ nuôi chính là ân nhân của nổ, là kẻ không mang dà tâm hại chết nó, tức là ta đã thành công. Vì con chim thuộc là con chim đã dạn người, đã coi chủ nuôi là bạn của nó.

Cách trình bày này mới nghe qua có vẻ… cường điệu, nhưng sự thật nó là vậy.

Chích Chòe Lửa bổi tuy là con chim ở miệt rừng, sống xa người thường với khoảng cách năm bảy cây số trở lên, thế nhưng nuôi nó mau thuộc hơn Chích Chòe Than bổi. Nếu con Chích Chòe Than bổi nuôi một hai năm mới thuộc (dạn dĩ) thì Chích Chòe Lửa chỉ mất nửa thời gian đó là nhiều. Chính vì lẽ đó nên nhiều nghệ nhân thích nuôi chim bổi hơn là chim con. Chim bổi khi đã thuộc thì hổt căng không thua chim con nuôi lên. Nó cũng ngẩng cao đầu, xệ cánh, giựt đuôi, miệng kêu pặc pặc trông rất oai hùng…

Chích Chòe Lửa bổi (thường được gọi tắt là Lửa bổi) giá bán cao gấp đôi, có khi gấp ba Chích Chòe Than bổi (thường gọi tắt là Than bổi), và nhiều người nuôi Lửa bổi lâu năm kinh nghiệm thấy rằng giống Lửa bổi vùng Tân Uyên (Biên Hòa) hót hay nhất.

Nuôi chim bổi nên chọn những chim có vóc dáng đẹp ít ra phải đúng với ý thích của mình. Thường thì những chim đầu nhỏ, mình thon, đuôi dài, chân cao là chim đẹp.

Khi mua chim bổi nên lựa những chim mạnh, mập, dáng vóc đẹp. Những chim cảnh có dáng khù khờ không phải là chim dạn mà là chim suy, do đã bắt về lâu ngày lại nuôi thiếu thốn nên sức lực suy kiệt. Chim này mua về mười con nuôi khéo lắm cũng sống được phán nửa là may.