Phơi Nắng Cho Chim Chào Mào / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Chế Độ Tắm Và Phơi Nắng Cho Chào Mào

Chế độ tắm và phơi nắng cho chào mào ngoài việc giúp chim khỏe mạnh, phòng chống được các bệnh thường gặp. Mà còn giúp cho chim bổi nhanh dạn và chim chào mào lên lửa nhanh.

Chế độ tắm và phơi nắng cho chào mào đúng cách

Để giúp các bạn mới chơi chim hiểu cách tắm và phơi nắng cho chim hiệu quả nhất, giúp cho chim luôn đạt phong độ tốt. Cần thực hiện theo chế độ chăm sóc sau.

Tắm nắng cho chào mào

Phơi nắng cho chim thì ngày nào cũng phơi, để giúp diệt vi khuẩn trên lông, cho lông cứng, đẹp. Bổ sung vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Làm cho chim nhanh căng lửa. Thời điểm tốt nhất để tắm nắng cho chim là từ lúc mặt trời mọc đến khoảng 10h sáng. Ngày cho chim tắm khoảng 1h – 1,5 tiếng. Nếu tắm lúc nắng gắt thì giảm thời gian lại. Không rãnh buổi sáng thì có thể tắm nắng vào lúc chiều khoảng 16 – 17h đối với mùa hè. Mùa đông thì tắm sớm hơn.

Hạn chế phơi nắng cho chim lúc 12h – 13h trưa. Thời điểm này nắng gắt,tia cực tím sẽ làm hại đến chim. Không nên treo chim hướng mặt trời chiếu vào. Lúc phơi nắng không nên cho chim thấy mặt nhau, làm chim lâu lên lửa.

Tắm nước cho chào mào

Tắm nước thì mỗi tuần ít nhất là 2 lần hoặc 3 lần chia đều ngày ra để tắm. Và cũng không được tắm ít quá làm chim ngứa lông. Sau khi phơi chim đến 10h thì treo vào chỗ mát. Khoảng 12h – 13h thì cho chim tắm. Chọn thời gian này để tập thói quen cho chim tắm giờ đó, để tránh tình trạng lúc đi thi mới 10h thì chim nhảy vào cóng nước tắm.

Đó là cách tắm và phơi nắng cho chim, vì lúc trước không biết nên ngày nào cũng cho chim tắm, kết quả là lông chim lúc nào cũng đẹp mà chim lại không lên lửa. Chúc vui vẻ & thành công.

Cách Cho Chim Vành Khuyên Tắm Nắng Và Tắm Nước Đúng Khoa Học

Nếu một chú chim được tắm thường xuyên thì chúng sẽ rất mau dạn thuần, sung sức. Hơn nữa, việc tắm cho chim cũng là để chim luôn được mát mẻ, diệt những con ký sinh trùng như rận sống trong lông, da của chim.

Không chỉ giúp chú Vành Khuyên của bạn dễ gần bạn hơn, nâng cao sức khỏe cho chú chim mà còn giúp chú chim có một vẻ ngoài đẹp hơn, thu hút hơn. Nếu bạn tắm thường xuyên cho chú chim thì bộ lông của nó sẽ óng và cứng cáp hơn.

2.1 Cách tắm cho Vành Khuyên bằng nước

Vành Khuyên là một loài chim rất thích tắm, ngay cả khi trời lạnh. Việc tắm cho chim rất đơn giản và không tốn nhiều công sức của bạn. Bạn chỉ cần cho chim vào lồng tắm và cho nước vào khay thì chúng cũng đã có thể tự tắm cho bản thân mình. Khi chúng không còn nghịch nước nữa thì có nghĩa chúng đã kết thúc việc tắm của mình.

Sau khi tắm xong bạn cần đưa chúng ra ngoài tắm nắng, và làm cho lông Vành Khuyên khô càng sớm càng tốt. Đối với việc tắm nắng sau khi tắm này thì sẽ giúp chú chim Vành Khuyên tránh bị cảm lạnh.

Lựa chọn lồng tắm Thời gian tắm

Như đã nói trên, chim Vành Khuyên rất ưa tắm nên bạn hãy tắm cho nó 1 ngày một lần vào những hôm trời nắng. Tốt nhất bạn nên tắm cho chim sau 12 giờ, lúc ấy trời khá oi bức nhưng khi tắm xong thì đây là thời điểm thích hợp cho chim tắm nắng để mau khô lông, tránh bị cảm lạnh.

Vào mùa đông thì khác, số lần tắm cho chim Vành Khuyên trong tuần sẽ phải ít lại. Hãy chọn những ngày nào trời có nắng nhẹ, không buốt để cho chim tắm. Hơn nữa, khi tắm bạn nên cho ít nước ấm và vào nhà vệ sinh tắm cho chim để đỡ gió lạnh.

Khi tắm xong bạn nên treo lồng của Vành Khuyên vào chỗ kín gió. Tốt hơn hết là bạn nên chuẩn bị một cái bóng đèn sưởi để Vành Khuyên có thể sưởi ấm và rũ cho lông nhanh khô.

Nếu bạn gặp phải một chú chim không chịu tắm thì cũng đừng lo lắng. Bạn có thể làm theo cách sau. Bạn hãy lấy một cái bình xịt tạo sương (loại bình xịt cho cây cảnh) phun nhẹ lên người của chú Vành Khuyên đẻ tạo cho nó sự ngứa ngáy, khó chịu,.. Bạn làm cách này hai đến ba lần thì chú chim có thể tự mình tắm được.

Lưu ý: Nên cho chim tắm sau 12 giờ trưa, không nên cho chim tắm vào buổi sáng. Vì khi đi thi đấu thường treo lồng lúc 7 giờ đến 9 giờ. Nếu chú chim của bạn có thói quen tắm buổi sáng thì khi treo lồng thi đấu rất có thể nó sẽ tắm cóng nước dẫn đến thua cuộc.

Nếu chim Vành khuyên nhà bạn đang ở thời kỳ thay lông thì hãy tham khảo ngay bài viết cách chăm sóc chim Khuyên thay lông. Bởi giai đoạn này chim rất yếu và cần một chế độ chăm sóc đặc biệt để chuẩn bị cho giai đoạn kích lửa sau này.

2.2 Cho chim Vành Khuyên tắm nắng

Ngoài việc tắm với nước ra, việc cho Vành Khuyên tắm nắng cũng là một việc hết sức quan trọng. Bạn hãy lấy treo lồng của Vành Khuyên ở một nơi thoáng mát để nó có thể thỏa sức “hưởng” nắng trời. Nhưng bạn không nên cho chim tắm vào những lúc nắng gắt mà việc này nên thực hiện vào buổi sáng, trước mười giờ là tốt nhất.

Mỗi ngày bạn chỉ cần cho chim tắm nắng tầm ba mươi phút cũng đã giúp Vành Khuyên hấp thụ vitamin D. Nhờ đó bộ xương của nó sẽ cứng cáp hơn, dạn người hơn, tinh thần hưng phấn giúp chim căng lửa. Ánh nắng cũng sẽ làm cho ung trứng rận trong lớp lông cũng như sẽ giúp bộ lông của chim óng mượt hơn.

Một điều bạn cần chú ý là không nên tắm cho chim Vành Khuyên khi chúng đang hoặc mới lành bệnh. Cũng như những loài khác, đó là hai thời điểm mà Vành Khuyên đang rất yếu, tuyệt đối không nên cho tiếp xúc với nước.

Nếu chú Vành Khuyên của bạn đang bị bệnh mà bạn đưa nó đi tắm thì sẽ làm bệnh của nó nặng thêm. Cuối cùng Vành Khuyên có thể bị đuối sức và nguy cơ tử vong là rất cao. Còn khi chú Vành Khuyên của bạn vừa mới lành bệnh mà bạn đưa nó đi tắm thì rất có thể bệnh của nó sẽ trở lại.

Hơn nữa, đối với việc tắm nắng hay tắm bằng nước thì các bạn cũng nên chú ý thời gian và thời tiết thích hợp để tắm cho Vành Khuyên. Không nên để nó tắm quá lâu, khoảng mười lăm phút là vừa đủ.

Phòng Bệnh Cho Chim Chào Mào

Chọn được chú chào mào tố chất, tập cho chào mào ăn cám đã khó. Lại thêm bệnh tật nữa thì thật là buồn.

Tục ngữ có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” đố có sai. Đối với những người chơi chim lâu năm kinh nghiệm dày dặn, chăm chim chế độ tốt nên ít gặp trường hợp chim bị bệnh, còn đối với những bạn mới tập chơi thì rất khó khăn, bỏ tiền ra mua chim mà về bị bệnh thì thật là buồn. Phần lớn thường hay gặp ở chim bổi, nếu không trị kịp thời có thể chết luôn em chào mào cưng. Việc phòng bệnh cho chim chào mào cần chế độ vệ sinh, ăn uống, ngủ nghỉ…

Về thức ăn cho chào mào

Cũng giống như con người chúng ta phải cần ăn uống để có năng lượng hoạt động. Chim cho ăn đầy đủ dinh dưỡng giúp cho chim khỏe mạnh, tăng sức đề kháng phòng tránh bệnh tật.

Thức ăn hàng ngày cho chim ngoài cám cần bổ sung thêm mồi tươi như cào cào, dế, sâu…Hạn chế cho chim ăn dế và sâu. Dế làm cho chim mập, còn sâu làm chim nóng,nếu trong quá trình thay lông thì không nên cho ăn,nó làm cho lông bị khô và xoắn nhìn rất xấu.

Trái cây gồm có chuối, cam, đu đủ, táo tàu, mướp trâu (mướp khía)…….Nên thay đổi thường xuyên tránh chim chán 1 thứ. Nhưng chuối vẫn cho ăn nhiều nhất. Những trái cây này nên rửa rạch để tránh thuốc trừ sâu. Tốt hơn là để tủ lạnh 1 ngày. Trái cây tươi giúp bổ sung vitamin A ,B, C.

Chế độ tắm nắng và tắm nước cho chào mào

Phơi nắng nên phơi vào khoảng thời gian buổi sáng từ 8h – 9h30. Nếu không có điều kiện thì phơi vào buổi chiều từ 16h-17h. Phơi nắng khoảng 30 phút, tránh treo chim hướng thẳng vào mặt trời. Phơi nắng giúp chim hấp thụ vitamin D, giết chết ký sinh trùng, đồng thời giúp bộ lông đẹp và cứng hơn. Sau khi phơi xong cho chim vào tắm. Đối với mùa hè thì nên cho chim tắm 1 tuần 3 lần và tắm cách ngày, đối với mùa đông thì tắm ít hơn, và chọn ngày nào ấm áp và có nắng. Lâu lâu cũng nên cho chim tắm bằng nước muối pha loãng để diệt ký sinh trên lông, tránh tình trạng chim bị ngứa lông. Tắm nước xong thì phơi chim 1 lát cho khô lông.

Vệ sinh lồng nuôi chào mào

Trong lúc cho chim tắm thì các bạn dọn lồng, thay nước, thức ăn cho chim. Nếu siêng thì ngày 1 lần, còn không siêng thì 2 ngày cũng được. Nước trong cóng, trái cây thì nên 1 ngày thay 1 lần. Dọn phân chim thì khoảng 2 ngày, chịu khó cắt 1 xấp báo bỏ vào đáy lồng, cứ 2 ngày bỏ ra 1 tờ là nhanh và tiện nhất.

Chế độ nghỉ ngơi của chim

Nên tập cho chim thói quen ngủ đúng giờ, cứ khoảng 17h chiều là trùm áo lồng treo chim ở nơi yên tĩnh cho chim ngủ, sáng khoảng 7h treo chim ra. Nhớ treo chim ở nơi tránh mèo và chuột,không thì bạn sẽ hối hận.

Với những chế độ trên thì chim sẽ rất ít khi bị bệnh và nó sẽ không phụ lòng bạn đâu. Thân

Quả Phèn Cho Chim Chào Mào

Trong tự nhiên, chim chào mào thường ăn các loại trái cây có sẵn : bình bát dây, quả ráy, trái si …Các loại trái cây này giúp bổ sung dinh dưỡng cho chim,làm cho bộ lông cứng chắc và óng mượt. Chính vì thế chào mào ngoài thiên nhiên luôn đạt thể lực, độ sung mãn tốt nhất. Qua thời gian sống lâu dài trong lồng cũng làm cho chim thiếu hụt nguồn dinh dưỡng rất nhiều. Ngoài việc chăm sóc tốt, bổ sung cám chất lượng thì cũng cần hái những trái cây ngoài thiên nhiên cho chim ăn, giúp bổ sung dinh dưỡng đồng thời đổi khẩu vị cho chim. Giới thiệu các bạn quả phèn cho chim chào mào.

Cây phèn thuộc họ thầu đầu, cây cao khoảng 2 đến 3m. Có cành, nhánh màu hơi đen nhạt, phiến lá mỏng. Cây phèn thường mọc hoang ở trên đồi núi, ven rừng, bên vệ đường ,hoặc người ta trồng để làm hàng rào. Cây phèn cho ra hoa và kết trái vào tháng 8 đến tháng 10 dương lịch hàng năm. Hoa của cây phèn mọc ở trong nách lá, quả hình cầu. Cây phèn có 2 loại là phèn đen cho ra quả màu đen, và phèn trắng cho ra quả màu trắng. Cây phèn này có công dụng chữa nhiều bệnh cho người và bổ sung dinh dưỡng cho chim.

+ Đối với người : Vỏ thân, rễ và lá được dùng chữa bệnh cho người. Có tác dụng cầm máu, làm mát máu, giảm đau, diệt khuẩn, chữa lỵ và tiêu chảy…

Chữa bệnh tiêu chảy do nhiệt.

Hỗ trợ chữa bệnh trĩ.

Giúp cầm máu ở nướu răng.

Chữa mụt nhọt.

Giảm sưng do ngã hay va đập.

+ Đối với chim chào mào : Giúp bổ sung dinh dưỡng cho chim, làm cho bộ lông đẹp và chữa bệnh.

Quả phèn trắng : Có vị ngọt mát, quả xốp, quả mọc theo chùm. Phèn trắng giúp cho chim xuống lông nhanh hơn, lông chim mọc ra cũng nhanh. Và đặc biệt nó giúp cho chim có bộ lông óng mượt, bộ tách và đít chim cũng đỏ hơn.

Quả phèn đen : Có nhựa màu tím sẫm và đậm, quả này cứng hơn phèn trắng. Quả này mọc rời rạc mỗi nơi 1 quả chứ không mọc theo chùm .Chim chào mào thích ăn quẻ phèn đen hơn, phèn đen giúp chim căng lửa nhanh, diệt khuẩn đường ruột và trị tiêu chảy cho chào mào rất tốt.

Ngoài ra có thể dùng lá để giảm sưng khi chim bị sưng chân, cánh.

Quả phèn sau khi hái về, rửa sạch sạch sẽ rồi bỏ vào cóng thức ăn cho chào mào ăn, mỗi lần chim ăn 1 trái nên cần bóp cho mềm tránh làm chim bị nghẹn, các bạn cho vào tủ lạnh để chim ăn dần.