Nuoi Chim Yen Phung Lam Giau / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Cach Nuoi Chim Chao Mao Non Nhu The Nao La Tot Nhat ?

***

****

Cách nuôi chim bổi thành chim thuần mồi: bắt đầu nuôi thì nên nuôi hai con, thường bổi đã đỏ tách thì khá nhát, nên ta phải treo gần người, nếu độ bay tung lồng của nó còn nhiều quá thì che bớt nữa lồng rồi từ từ thời gian mà mở dần ra. Ta cũng có thể để vào lồng hạn chế không cho tung đầu như lồng che bằng lưới ruồi, khiến nó không chui đầu ra tróc đầu chảy máu. Nếu có lở tróc đầu chảy máu thì, qua mùa thay lông miếng vảy đó sẽ tróc đi và mọc lông lên lại. Cách tập cho dạn người bằng cách treo gần chỗ người qua lại treo thấp ngang nửa thân người, khi nó ghiền ăn một món gì đó, ta nên đút cho nó ăn hơn là bỏ vào vào hủ đồ ăn, việc này sẽ giúp nó dạn hơn với chủ nó. Trong thời gian nuôi cở 5 tháng đổi lên con chim phải khá dạn và hót siêng rồi. Lúc này ta nên để ý chăm nó tí, như siêng cho tắm hơn vì còn là bổi trời còn nhát lắm tuy nhiên các fans thấy cho tắm được từ ngày trước thì tốt lắm (cách cho tắm Bạch Đề sẽ xin viết sau). Ngoài việc để gần người, trong quá trình nuôi từ ngày mang về, ta nên treo nhiều chỗ, quanh nhà đặc biệt là trên cây, việc này giúp nó làm quen với chỗ lạ, mà sau này nó sẽ đấu bắt cứ nơi nào. Tránh cho đấu với chim mồi người ta nhiều(hoặc chim mồi của mình ở nhà nhiều) chỉ đôi khi kê tí mà thôi, bởi kê đấu nhiều lần như thế sẽ khiến nó sợ (bởi chim bổi chưa qua mùa thay lông không có độ sung nhất định, còn sợ người không đấu mạnh), cho dù ta nhìn nó vẫn đấu bình thường với chim mồi, nhưng không nên cho đấu lâu. Bởi rất chi là nhiều chim mồi hay mà đấu riết sau này hễ gặp đối thủ mạnh nó sẽ đấu tí là dừng đi, nên kê cho đấu với con ngang lứa với nó. Tôi nêu lên như thế vì cái này giúp cho độ sung của nó về sau này chớ không phải nhất thời thấy nó sung mà ta kê cho đấu đá vô độ.

Trong thời gian nuôi, nếu nó là chim dùng để bẫy sau này thì. Hầu hết ai cũng biết là đi bẫy phải cần cây sào lồng. Mà hơn phần nửa số Chào Mào nuôi qua mùa thay lông mà ta không dùng sào tập treo lồng thì nó sẽ sợ sào, bởi ta cầm cây sao đưa tới lồng. Bản năng của nó nghĩ mình sẽ dùng xua đuổi nó. Cách tốt nhất là gác cây sào vào chỗ chắc rồi treo lồng lên theo thế như ta đang cầm sào treo lồng vậy. Treo vài lần nó sẽ quen cây sào và không sợ nữa. Rồi cứ như thế nuôi qua một mùa thay lông thì nó sẽ đẹp và hay lên, muốn biết độ sung của nó thế nào thì nhờ một người bạn mang chim mồi lạ tới treo cho hót xem nó phản ứng thế nào. Chào Mào mà nghe giọng chim là nó hót đối lại sung lắm, và chim hay thì sẽ rút như vít vít vít liên hồi đó là thế kêu chim về lại lồng, mà ngoài rừng khi đi bẫy, chim trời tới lồng rồi bay thì nó sẽ rút như thế. Khi kê cho đấu thấy độ sung của nó đấu mạnh cách nhấp liên hồi, trận đấu kéo dài thì đã thành công rồi, còn nếu nó chưa sung lắm thấy đấu tí rồi ngừng thì đem ra khuất ngay. Treo cho hót qua lại và tiếp tục thử lại vài lần với thời gian cũng phải hơn 2 tuần. Các fans vẫn có thể mang đi thử, theo tôi thì nếu nuôi đúng một năm thì có thể cho đi tập trận rồi, tức là mang tới chỗ dợt treo cho hót, nhưng phải khuất không cho nhìn thấy chim khác. Cách tôi hay dùng là nuôi qua năm(một mùa thay lông) là mang đi bẫy tập trận cho nó vào mùa chim tơ. Ra rừng mới đầu thì chưa sung chớ đi vài lần nó sẽ sung hẵn lên, hay lên thấy rõ. Và rồi trong thời gian trôi qua, ta chợt thấy chú chim ta chăm đã gọn đẹp lông lá mướt, đấu đá và hót hay, thì lúc đã ta tự thưởng có chính mình một cái gật đầu mãn nguyện. Điều kiện nuôi Chào Mào thật đơn giản lắm không có gì khó. Ngoài bột/cám cào cào/côn trùng, đặc biệt là trái cây. Ta có thể cho chúng ăn đủ loại trái cây mềm đặc biệt là trái có màu đỏ như: cà chua, ớt Tây/ởt Đà Lạt loại to to, chuối, cam. Theo vào tài liệu tôi đọc thì, cà rốt rất chi là tốt. Được gọi là vua của rau quả. Vì nó cứng quá cho nên ta có thể hấp mềm cho chúng ăn. Bởi vì tôi tin là những loại rau có sắc màu đỏ này giúp chim Chào Mào giữ cái đít màu đỏ còn tốt cho dù nuôi lâu năm. Có ý kiến cho là ta nuôi theo môi trường tự nhiên của nó như cây xanh hoa hòe màu đỏ, lại ảnh hưởng tới nó. Như thời kỳ thay lông ta dùng áo trùm lồng màu sắc xanh, đỏ hoa hòe. Nếu được ta có thể thử hết những gì nêu ra. Bởi vì, đây là những kinh nghiệm của tôi và tôi cộng lại những kinh nghiệm của các cao thủ lâu năm trong nghề.

Phụ kiện lồng chim: Lồng cho Chào Mào thì không cầu kỳ quá, bởi chỉ cần đơn giản rộng rãi cho chim nhảy để cặp chân được khỏe là tốt. Vì ta nuôi lồng hẹp quá chim không được vận động tốt, khiến cặp chân yếu đi, đặc biệt nuôi từ chim con. Lồng nhỏ gọn trừ khi là để ép chim bổi để cho chúng dạn lẹ mà thôi. Khi đã khá dạn ta nên cho vào lồng rộng. Nói về chim con nuôi từ lúc mớm mồi thì cũng vậy. Khi chúng tự nhảy được thì loại này đã dạn. Ta không nên dùng lồng nhỏ mà nuôi vì tuổi chim con đang phát triển, không được độ dinh dưỡng tốt và điệu kiện hoạt động thì chim sẽ yếu đi mà thôi. Cầu cho chim: hồi giờ tôi chỉ dùng loại to vừa đủ để chân chim bám vào, không quá to, lại không nhỏ, bởi vì nhỏ quá chim đậu lâu ngày móng sẽ mọc dài ra lẹ. Chân không được bám vững. Thời này

Những Danh Lam Thắng Cảnh Quy Nhơn Nên Check In Một Lần Trong Đời

Thiên nhiên đã ban tặng cho Quy Nhơn những kì quan tuyệt đẹp, nơi đó có những bãi biển thơ mộng trải dài bên bờ cát vàng, có nhiều di tích lịch sử lẫy lừng, những con phố nhỏ xinh yên bình và đặc biệt khi du lịch Quy Nhơn, du khách sẽ chẳng còn là du khách khi người Quy Nhơn nơi đây luôn coi bạn là “người nhà”. Ghi lại ngay những danh lam thắng cảnh Quy Nhơn đẹp đến nao lòng mà bạn nên đến ít nhất một lần trong đời.

Điểm đến đầu tiên trong danh sách những danh lam thắng cảnh Quy Nhơn dành cho mọi người đó chính là . Với vẻ đẹp hoang sơ thì nơi đây được các bạn trẻ đam mê đi phượt cực kỳ thích thú, những hang động và ngọn núi bao quanh Eo Gió làm cho nơi này lúc nào cũng mát mẻ.

Bạn sẽ được leo núi, khám phá các hang động hoang sơ kỳ bí do thiên nhiên tạo ra khi tới nơi này. Đến với Eo Gió – Biển Nhơn Lý du khách còn có thể ngắm bãi đá trứng đầy đủ màu sắc nhấp nhô như một mái nhà, ở bãi đá trứng lớn này du khách ngồi chơi hay ngả lưng nghỉ mệt sau một chặng đường dài dạo quanh eo biển. Gần đây, du lịch Quy Nhơn được quan tâm đầu tư, bởi vậy tại Eo Gió đã có con đường trải dài với những bậc thang, dễ dàng cho du khách khám phá Eo Gió mà không cần leo trèo nguy hiểm. Bạn chỉ cần đến được với Nhơn Lý, khám phá Eo Gió cứ để con đường dài này “lo”.

Điểm danh qua những danh lam thắng cảnh Quy Nhơn thì không thể không nhắc đến Tháp đôi Quy Nhơn. Tháp Đôi hay còn có tên là Tháp Hưng Thạnh là hai ngọn tháp Chăm Pa, gồm có tháp Bắc và tháp Nam đứng cạnh nhau trên khu đất bằng phẳng dưới chân một quả đồi, ngày nay thuộc phường Đống Đa, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Được xây dựng vào cuối thế kỷ 12, Tháp Đôi là công trình kiến trúc độc đáo gồm 2 tháp nằm cạnh nhau theo trục Bắc – Nam trong đó tháp Bắc cao 20m và tháp Nam cao 18m. Đến nơi đây để chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc nghệ thuật đã được các nghệ nhân tài hoa dựng lên từ nhiều thế kỉ trước, du khách như được đắm mình trong thế giới kì bí để hồi tưởng lại một thời văn minh của vương quốc Champa.

Đây là một trong những cảnh đẹp Quy Nhơn và trong tâm thức dân gian, cảnh đẹp huyền ảo bao giờ cũng là nơi có bóng dáng của thần tiên. Ghềnh Ráng cách Trung tâm thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định khoảng 3km về phía Đông nam.Đến nơi đây du khách sẽ có được cảm giác tuyệt vời khi giẫm bàn chân trần lên những viên đá tròn, nhẵn như trứng chim khổng lồ, nằm xếp lên nhau trên bãi biển. Hai bên ghềnh đá nhô cao như những chàng vệ sĩ hứng tấm lưng trần chắn những đợt sóng lớn liên tục xô vào bờ, tung lên cao những đám bọt trắng xóa như pháo thăng thiên.

Vì đắm say cảnh trời biển bao la, mà trong những lần theo vua Bảo Đại đi kinh lý các tỉnh miền Trung, Nam Phương Hoàng hậu đã chọn nơi đây làm bãi tắm cho riêng mình. Năm 1927, ông đã cho xây dựng một tòa biệt thự ba tầng cùng những công trình phục vụ cho cuộc sống đế vương trong những khi đi kinh lí và nghỉ ngơi, thưởng ngoạn cảnh đẹp ở Bình Định. Tòa biệt thự này đã bị nhân dân đập phá năm 1949, nay chỉ còn lại phế tích, và bãi tắm Hoàng hậu có tên gọi bắt nguồn từ đây.

Ghềnh Ráng còn nổi tiếng thêm nhờ tài danh của thi sỹ Hàn Mạc Tử. Do mắc chứng bệnh hiểm nghèo, ông đã phải sống những năm tháng cuối đời trong trại phong Quy Hòa. Để thỏa nguyện mong ước của thi sỹ lúc sinh thời, năm 1969 gia đình và thân hữu đã đưa thi hài Hàn Mạc Tử về táng ở Ghềnh Ráng.

3. Mộ thi nhân Hàn Mạc Tử

Hàn Mạc Tử được biết là nhà thơ mở đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam và là người khởi xướng ra trường thơ loạn, trường thơ điên.

Mộ thi nhân Hàn Mạc Tử được xây dựng nhờ tấm lòng của nhạc sĩ Nguyễn Thiện Thanh và vợ của ông là Hàn Nam Trân do kiến trúc sư nổi tiếng ở Quy Nhơn thiết kế. Tượng đài được xây dựng rất tráng lệ và đầy uy nghiêm. Dưới chân tượng đài còn có một bể lớn với ý nghĩa nhằm khẳng định sự đóng góp của ông đối với nền thi ca Việt Nam hiện đại.

Kinh nghiệm du lịch Quy Nhơn bật mí rằng nên viếng mộ Hàn Mạc Tử vào buổi mặt trời mọc, vào thời điểm này du khách có thể ngắm ánh hào quang của biển mát mẻ trong xanh và thả lỏng mình theo từng hơi thở của làn gió để cùng ngắm nhìn hình ảnh thiên nhiên mang vẻ đẹp hùng vĩ của đất trời, của gió, nắng và của biển.

4. Biển Quy Hòa

Cách Bãi trứng chỉ một quả đồi đi về phía Nam là Biển Quy Hoà nép mình cạnh trại phong Quy Hoà. Giống như tên gọi, danh lam thắng cảnh Quy Nhơn – biển Quy Hoà trong lành và êm đềm với bờ cát mịn trải dài ngày đêm đùa nghịch với con sóng nhỏ, nước trong vắt và những hàng dương xanh ngát đung đưa theo tiếng gió, tiếng chim ríu rít hoà lẫn trong tiếng sóng tạo cảm giác thanh bình và yên ả. Sau khi vui đùa với sóng, bạn có thể mua vé vào tham quan trại phong Quy Hoà. Trái với tên gọi và căn bệnh, trại phong có không gian thoáng mát, thơ mộng với những kiến trúc đa dạng, cầu kỳ bên những con đường uốn lượn, quanh co. Ấn tượng nhất là một vườn tượng với những bức tượng bán thân đầy sinh động của các nhà khoa học, bác học, bác sĩ… nổi tiếng trên thế giới.

Du lịch Quy Nhơn chưa bao giờ là cái tên nhàm chán. Với những danh lam thắng cảnh Quy nhơn đẹp đến nao lòng và sự hiếu khách của người dân nơi đây, mảnh đất này sẽ làm bạn “nặng lòng” và muốn quay trở lại nhiều lần hơn nữa.

Vì Sao Gọi Là: Chim Con, Chim Má Trắng, Chim Bổi Lỡ, Chim Bổi Già Rừng.

VÌ SAO NGƯỜI CHƠI CHIM CHÀO MÀO THƯỜNG GỌI LÀ: CHIM CON, CHIM MÁ TRẮNG, CHIM MÁ LỠ (BỔI LỠ), CHIM BỔI GIÀ RỪNG.

Là những chú chim còn con đang nằm trong ổ, muốn nuôi sống mình phải đút mồi cho chúng ăn … Loại này rất dạng (có thể thả ra ngoài mà không sợ bay mất) và loại này rất thân với chủ nuôi, chúng thấy chủ là hót, múa. Nhưng để 1 chú chim chào mào con trở thành một chú chim chiến trên đấu trường thì không phải là chuyện đơn giản mà ai cũng làm được …

Thứ nhất là do chim được nuôi từ con nên sẽ có nhiều tật như sợ lung tung, giọng không hay, dễ ngoái lộn, phá phách cắn bố, cắn lông …

Thứ hai là chim ngay từ lúc còn nhỏ đã được chăm sóc chu đáo, nó không học được những bài học của quy luật tự nhiên, hay bản năng sinh tồn, nên thường thấy nhiều con chơi ở nhà rất hay, nhưng ra trường hoặc ra rừng gặp chim dữ nó dập 1 lần là bể ngay, ko dám chơi nữa, hoặc nếu có chơi thì nước chơi cũng không ổn định, bữa chơi bữa không mặc dù chế độ chăm sóc rất tốt.

Là những chú chim mới lớn, chưa thay lông lần nào, giọng hót và vóc dáng của chim chưa được hoàn chỉnh. Những chú chim này ưu điểm là dễ thuần, không phải đút, phù hợp cho việc ép giọng. Có con nuôi lên chơi rất hay, lỳ và nết chơi bền nhưng tỷ lệ thấp, đa số là chơi lình xình, chơi không ổn định. Sau tầm khoảng 3 mùa thay lông thì mới có bản lĩnh để chơi đấu trường và đi thi. Những chú chim này cũng hay mắc các tật như chim nuôi từ con lên đó là ngoái, lộn, chơi bám lồng (ngựa non háu đá), cắn bố…

Là những chú chim mới lên tích (tách) đỏ mùa đầu tiên, cơ thể cũng đã trưởng thành nhưng kinh nghiệm sinh tồn tự nhiên cũng chưa nhiều, những chú chim loại này nếu chăm sóc tốt thì nhanh lên nhưng giọng không được hoàn chỉnh lắm, cũng dễ mắc các tật như má trắng và chim con. Thời gian thuần chim lâu hơn là nuôi từ má trắng một tí!

Là những chiến binh của rừng núi, đa số chim bổi già rừng là đã tách bầy, sống kẹp với 1 con mái và chiếm giữ một vùng lãnh thổ riêng (hay còn gọi là thung), con chim nào càng dữ thì lãnh thỗ chiếm giữ của nó càng rộng lớn.

Ưu điểm của việc nuôi chim chào mào bổi già rừng là một khi đã thuần được chim thì nước chơi của chim rất ổn định, khí phách của con chim đó hiên ngang, chẳng e ngại đối thủ nào, thích hợp cho chim đấu trường và thi thố… Tuy nhiên thời gian để thuần phục 1 chú chim bổi già rừng đến khi chơi tốt phải mất một khoảng thời gian khá dài, không có đam mê thì rất dễ nãn lòng. Nếu người nào thuần nhanh cũng mất thời gian khoảng 2 năm có khi cũng phải mất 3 đến 4 năm là chuyện bình thường.

Bài viết trên là những điều mình (ChimChaoMaoTPHCM@gmail.com) đã tìm hiểu và tích góp kinh nghiệm sau một thời gian chơi chim chào mào.