Nuôi Chim Yến Ở Quảng Bình / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Công Nghệ Nuôi Yến Tại Quảng Bình Và Các Tỉnh Miền Bắc

Các anh chị ở Quảng Bình cần chuyển giao công nghệ nuôi chim yến trong nhà hãy mạnh dạn trao đổi với chúng tôi – Yến sào Tầm Cao Việt. Chúng tôi mong muốn chuyển giao cho các bạn công nghệ nuôi yến và cùng nhau hợp tác phát triển nghề nuôi yến tại Quảng Bình.

Khu vực Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, kể cả Hải Phòng và một số tỉnh Miền Bắc vẫn nuôi yến được với điều kiện khu vực đó có chim yến sinh sống. Quan trọng khí hậu có mùa lạnh nên công tác sưởi ấm mùa lạnh và nuôi tạo côn trùng là cần lưu ý. Thật ra điều kiện khí hậu lạnh là 1 trở ngại cho việc dẫn dụ nuôi chim yến. Nếu ta biết biến trở ngại thành ưu thế thì sự thành công là rất lớn.Vì sao? Vì khí hậu không phù hợp, ít người dám đầu tư nên khi quyết tâm và thêm đam mê thì chúng ta điều khiển được khí hậu thành ấm áp cho nhà yến mình vào mùa đông. Khi đó, chim yến từ những nhà khác không đạt điều kiện hay chim yến ngoài tự nhiên sẽ lựa chọn nhà yến của mình để trú đông và nhà yến của mình sẽ tăng bầy đàn đáng kể.Vấn đề quan tâm thêm là sưởi ấm mùa đông cho nhà yến và gây nuôi côn trùng cho chim yến ăn tại nhà yến hoặc gần nhà yến của mình . Qua khảo sát của một số chuyên gia trong và ngoài nước, và tình hình nuôi chim yến ở các tỉnh, chim yến hiện có mặt ở hầu hết các địa bàn sau: Nuôi yến ở Vệt Nam và nuôi yến ở Quảng Bình: Các Quận nội ngoại thành thuộc TP. Hồ Chí Minh – đặc biệt là ở Cần Giờ có rất nhiều “phố nuôi chim yến” là nơi xuất phát phong trào nuôi yến tại TP. Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Nha trang, Phan Thiết, Đồng Nai, Gò Công, Sóc Trăng, Bạc liêu, Rạch Giá, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh long, Trà Vinh, Tiền Giang, Long An, Cần Giờ, Bình Phước, Bà Rịa, Vũng Tàu, Long Thành, Cà Mau, Định Quán, Bảo Lộc, Biên Hòa, Cần Đước, Cần Giuộc, Trà Vinh, Bến Tre, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Hải Phòng, Vinh, Nam Định,… Việc xây dựng nhà yến tại các khu vực mới rộ lên phong trào nuôi chim yến là rất đáng quan tâm. Ở Quảng Bình có nguồn thức ăn cho chim yến (mối và các loại côn trùng bay nhỏ); Là nơi có điều kiện thời tiết mát mẻ và ổn định, vùng có nhiều cây cối và hồ, biển hoặc sông nước, đồng ruộng; Yên tĩnh, ít ồn ào cũng là một trong những điều kiện tốt để nuôi chim yến. Vì thế xây nhà nuôi yến ở Quảng Bình cũng rất tiềm năng dành cho các nhà đầu tư. Thông thường nuôi yến ở các khu vực mới rất thành công vì chưa có nhà yến cạnh tranh ( có thể nói nhà yến của mình là duy nhất). Hoặc xây nhà yến gần một nhà yến thành công cũng là một lợi thế để thu hút những yến con mới lớn, nói nôm na là kết ” thông gia ” với nhà yến gần nhà yến của mình. Nếu các bạn thấy ở địa phương mình ( gần nhà mình ở) có thể đầu tư, đừng ngần ngại hãy liên hệ với Cty Tầm Cao Việt để được tư vấn miễn phí và chuyển giao công nghệ nuôi chim yến.

Để biết chắc chắc khu vực có kế hoạch xây nhà nuôi yến, chúng ta phải tiến hành thử chim (gọi chim về) để kết luận khu vực có thể nuôi chim được không.Tùy theo số lượng bầy đàn mà nên đầu tư quy mô tương ứng và phù hợp. Mọi chi tiết về nuôi yến hoặc khảo sát thử yến tại Quảng Bình xin liên hệ:

CTY TNHH YẾN SÀO TẦM CAO VIỆT

42 Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP.HCM.

Điện Thoại: (08) 6252 4947 – Fax: (08) 6252 4948

Hotline: 0916 146 805 – 0938 311 453 ( 24/7 )

Email: Email: nhayenvietnam@gmail.com

Quảng Bình: Lạ Lùng Chuyện Mua Chim Trên Cây

Những con chim rừng ở Quảng Bình được thợ bẫy, đánh mang về nhập và bán lẻ cho khách. Người mua chim để buôn bán, để chơi. Khách mua cả những chú chim trên cây ngoài tự nhiên, khi người dân phát hiện thấy.

“Tuyển” chim

Người chơi chim thường thích từng loại khác nhau. Vì thế chim cảnh được chia làm 3 nhóm: Chim nghệ sĩ như: họa mi, sơn ca, chích chòe lửa, chích chòe than, chim vành khuyên..; Chim bình dân như: khướu, chào mào, cu gáy,… và chim thô tục là các loài biết nói: yểng, sáo, cà cưỡng…

Chơi chim mỗi người có mỗi sở thích, nhưng để có một con chim hay thì thường là chim bẫy, bắt từ rừng già. Những con chim non nuôi sinh sản hay bắt tổ nuôi lên ít có tố chất như những con chim trưởng thành từ rừng.

Chuồng ô vuông để thuần khướu của gia đình anh H, (huyện Tuyên Hóa)

Ở thị trấn Đồng Lê (huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình), nhà anh H, một đại lý thu mua chim nằm bên đường Quốc lộ 12, ngay đầu thị trấn. Cái biển “Bán chim cảnh” to tướng án ngữ trước cửa nhà. Khuôn sân rộng nhà anh H bày treo chim để bán, có hơn 70 lồng nhỏ nuôi đủ các loại chim, còn có lồng vuông to nhốt chim chào mào và chòe lửa mới thu mua về.

Anh H cho biết, con chim bẫy từ rừng mua giá rẻ hơn chim non nuôi lên, bởi công chăm sóc đến khi nghe được tiếng hót dạn người, hay thi đấu thì mất rất nhiều thời gian và rủi ro.

“Càng ngày người nuôi, chơi chim cảnh càng nhiều và phổ biến, nuôi nhiều thì rủi ro chết cũng nhiều, nên khách hàng mua cũng đều, không kể mùa nào trong năm”, anh H kể.

Vợ chồng anh H ngoài việc thu mua chim của các thợ bẫy ở Tuyên Hóa về nuôi, khi vào cám rồi thì bán sỉ, lẻ cho khách thì còn cung cấp dịch vụ bán lồng, chuồng nuôi và thức ăn tươi (sâu, dế, cào cào..) và khô (cám) cho các loại chim.

Chim được bày bán dạo trên vỉa hè ở Đồng Hới.

“Chim bẫy về xong được chụp hình rồi đăng lên các trang nhóm trên mạng rao bán. Khách ở xa chỉ bán được chim thuần và gửi qua nhà xe quen. Nếu con nào có đặc điểm lông khác tí hay móng chân trắng… thì để bán cho người quen, sau xem có tố chất gì đặc biệt không.

Chim mua của thợ bẫy về nhập thì giá cũng tùy con, tùy loại, chủ yếu chim chưa “vào cám”. Chim mua về được nhốt chung loại với nhau, rồi tuyển các con có tố chất nhốt lồng nhỏ để chăm riêng”, anh H cho biết.

Ở đại lý chim anh H thì chim chào mào bán ra dao động từ 100-150 ngàn/con, nhưng nếu con nào dáng to con, dài đòn và sổ giọng thì được nuôi thuần và có giá từ 1,5-3 triệu/con. Những chú chim hay thường được chủ nhân giữ lại để dượt tập rồi mang đi thi lấy tiếng rồi mới bán để được giá cao.

Nhờ đăng trên mạng, nên có ngày anh H gửi hàng chục con chim theo xe ô tô ra Hà Nội hay vào Đà Nẵng.

“Khách mua chim khắp cả nước, họ thích mua bao nhiêu mình cung cấp bấy nhiêu, nếu không đủ thì phải gom rồi mới gửi 1 lần” vợ anh H kể.

Mua chim trên cây

Ngoài thu mua chim, anh H cũng thường xuyên đi bẫy chim khắp các vùng Tuyên Hóa, Minh Hóa và cả bên Lào. Khác với anh Th bẫy chim bằng lưới để bắt số lượng lớn, anh H thường bẫy đấu bằng chim mồi. Chim bẫy đấu chủ yếu bắt chim bổi trống và con chim bổi cũng được đánh giá cao hơn chim bẫy lưới.

Anh M ở xã Xuân Trạch (huyện Bố Trạch) đang vào rừng bẫy chim.

“Trong lúc đi bẫy thì gặp ai bán chim thì mình mua luôn. Mua cả chim họ đã bẫy và chim chưa bẫy đang trên cây” anh H kể.

Chim được bán trên cây chủ yếu các loại chích chòe lửa, khướu, và họa mi. Giá chim trên cây cũng tùy loại chim như chích chòe lửa giá thường một trăm ngàn, chim họa mi giá năm trăm ngàn.

“Khi nhìn thấy chim thì dân họ gọi điện thoại báo, nếu lúc mình đến nhìn đúng có chim thật thì gửi tiền mua rồi tìm cách bẫy. Mua chim kiểu này rẻ, nhưng rủi ro cao, vì mua được chim rồi, tìm cách bẫy bắt về thì không đơn giản” anh H cho biết.

“Có lần, tôi cùng một người bạn phải mất 3 ngày để bẫy thành công được một chú họa mi ở trên xã Thanh Hóa (huyện Tuyên Hóa). Chú chim họa mi ấy về mới nuôi được mấy ngày thì lăn ra chết, uổng công sức lắm” anh H tiếc nuối.

Ngày trước, người dân chỉ nuôi chim cu gáy bởi thức ăn chủ yếu là thóc, đậu xanh dễ kiếm, các loại chim khác khó tìm được thức ăn để nuôi. Giờ công nghiệp chế biến phát triển, thức ăn cho chim đủ loại theo yêu cầu cho người chơi. “Chim gì cũng nuôi được, nếu có người mua đặt hàng thì một thời gian sẽ có chim, kể cả loại khó kiếm như đại bàng hay chim ưng” anh H cho biết.

Những chú chim chích chòe than trong một ngày đi bẫy đấu của Th (huyện Tuyên Hóa)

Nhiều người chơi chim đã thử nghiệm mô hình nuôi chim sinh sản, nhưng thành công không đáng kể và chim không “hay” bằng chim đánh bắt từ rừng.

Hàng ngày, hàng chục người thợ bẫy vào rừng, giăng lưới đặt bẫy khắp các khu vực để bắt chim. Rừng cạn kiệt, chim chóc đang bị tận diệt để phục vụ thú chơi của con người.

“Chúng ta cần có quy định và biện pháp thích hợp cụ thể để bảo vệ các loài chim tự nhiên trước khi quá muộn. Xử phạt và áp thu thuế cũng nên áp dụng với mặt hàng “chim” mang tính đặc thù này’, vị này nói.

Một Số Đặc Điểm Sinh Học Của Chim Yến Nuôi Trong Nhà Tại Quảng Nam

Ở Việt Nam, chim yến cho tổ ăn được là loài Aerodramus fuciphagus, sinh sống trong nhà phân bố từ Thanh Hóa đến Cà Mau, các tỉnh Tây Nguyên từ Bình Phước đến Đắc Lăk. tổ yến Việt Nam có chất lượng cao, được khách hàng trên thế giới ưa chuộng. Tại Quảng Nam – Đà Nẵng, bên cạnh chim yến đảo (Aerodramus fuciphagus germani) được phân bố ngoài tự nhiên tại các hang đảo, nghề nuôi chim yến nhà (Aerodramus fuciphagus amechanus, Aerodramus fuciphagus S.p) đang trên đà phát triển. Qua thời gian dài nghiên cứu, tổng hợp nhiều phương pháp theo dõi trực quan tại các nhà yến, chim yến nhà tại Quảng Nam – Đà Nẵng có một số đặc điểm sinh học như sau: Chim yến nhà trưởng thành có khối lượng trung bình là 12,3 – 13,0g. Lông chim phần trên thân có màu đen hơi nhạt, phần dưới có màu xám đen hoặc nâu đen, hông có vệt nâu xám, lông đuôi màu đen, ngăn cách giữa phần lưng và phần đuôi là lông màu xám, móng chân màu hồng hoặc màu nâu đen. Mắt màu nâu đen hạt nhãn, cằm màu nâu xám bạc tạo thành vòng cườm. Mỏ màu đen có chiều dài 4,5mm, miệng rộng 6mm và há miệng đến mắt, đầu có chiều dài 24mm. Cánh của chim yến có chiều dài trung bình 93,30mm, lông đuôi có chiều dài trung bình 45,2mm. Chân của chim yến cũng như các loài khác trong họ nhà chim là chân có 4 ngón, chiều dài cẳng chân 11mm, ống chân 17mm, móng chân 7mm.

Chim yến sử dụng đôi chân để bám giá thể như: vách đá, bờ tường, giá gỗ. Chim yến không đậu trên các cành cây, dây điện. Do vậy, trong quá trình phát triển tiến hóa của mình, chim yến phát triển bộ móng chân để thích nghi với đời sống đeo bám. Chim yến thường sống thành quần đàn, không sống riêng lẻ. Chim yến làm tổ ở nơi đảm bảo an toàn, che khuất, ít sự đe dọa của thú ăn mồi. Điều kiện sống và làm tổ của chim yến: nhiệt độ 27 – 290C, độ ẩm 70 – 85%, ánh sáng thích hợp là 0,02 – 0,2 lux. Thu thập số liệu sinh học chim yến Chim yến có thể bay xa đến hàng trăm kilomet để đi kiếm ăn. Vùng kiếm ăn lý tưởng là có khoảng 50% diện tích cây thấp dưới 1m như đồng lúa, bụi cây; khoảng 30% diện tích cây cao trên 5m và khoảng 20% mặt nước thoáng. Thời gian chim rời tổ đi kiếm ăn tùy thuộc vào mùa, khi mặt trời mọc cũng là lúc chim yến bắt đầu đi kiếm ăn. Thời gian rời khỏi tổ từ: 5h00 – 5h30, vào mùa đông thì trễ hơn; Thời gian về: 18h00 – 18h30, vào mùa đông thì sớm hơn. Chim không nuôi chim con thì rời tổ đi kiếm ăn cho tới khi quay về tổ để nghỉ ngơi. Những cặp chim đang ấp trứng thì luân phiên nhau về ấp trứng. Những cặp đang nuôi chim con tùy thuộc vào chim con lớn hay nhỏ mà chim mẹ quay về tổ nhiều hay ít. Thức ăn của chim yến là các loài côn trùng có cánh bay trong không trung (kiến cánh, mối, ruồi muỗi, bọ rầy, cánh cứng, bọ xít, chuồn chuồn kim,…). Bước vào kỳ sinh sản, chim yến đực mới trưởng thành cùng với chim mái làm tổ chung, những cặp đã trải qua sinh sản rồi thì việc làm tổ là cả 2. Chim yến làm tổ bằng nước dãi của chúng tiết ra từ hai tuyến nước bọt ở dưới lưỡi hai bên má. Vào thời kỳ sinh sản thì tuyến nước bọt phát triển mạnh phình to ra hai bên má. Khi vào mùa làm tổ, mỗi đôi chim yến chọn cho mình một chỗ thích hợp và cùng nhau xây dựng tổ treo sát vào khuôn dầm trần nhà hoặc trên vách tường vuông góc với trần nhà. Mục đích làm tổ là để đẻ trứng, sau khi đi kiếm ăn về nghỉ 30 – 60 phút rồi bắt đầu làm tổ. Chim yến dùng miệng tiết nước bọt ra để làm tổ, dùng mỏ quẹt kéo thành sợi đan thành tổ. Chim yến làm nhiều nhất vào lúc 21h00 đêm đến 4h00 sáng hôm sau. Thỉnh thoảng chim yến về lúc giữa trưa và cũng làm tổ vào lúc 11h00 – 13h00, rồi đi kiếm ăn tiếp. Chim làm tổ cho đến khi đẻ trứng thì chúng dừng lại, tuy nhiên thỉnh thoảng chúng vẫn quẹt vào chân tổ để gia cố cho tổ vững chắc.

Thời gian chim làm hoàn thành tổ trung bình 45 ngày. Tổ làm hoàn toàn bằng nước bọt màu trắng hình bán nguyệt, kích thước tổ trung bình để chim đẻ trứng là R = 45 mm đến 50mm. Sau khi làm tổ xong chim bắt đầu giao phối, chim thường giao phối trước khi đẻ trứng 5 đến 8 ngày, sau khi đẻ trứng thứ 2 thì không giao phối nữa. Chim yến thường chỉ đẻ 2 quả trứng màu trắng, kích thước trung bình 21,26 x 13,84 mm, trọng lượng 2,25 g, vào lúc sáng sớm (khoảng lúc 2h00 – 4h00 sáng), thời gian đẻ giữa trứng 1 và trứng 2 khoảng 2 – 6 ngày. Từ khi đẻ trứng đầu tiên, ban ngày chim trống và chim mái luân phiên nhau ấp trứng và đi kiếm ăn; vào ban đêm thì một con ấp, con còn lại bám trên thành tổ, chúng cũng hay đổi ca ấp cho nhau, một đêm đổi ca ấp khoảng 4 – 5 lần. Khi ấp chim thường dùng mỏ để đảo trứng cho đều. Sinh sản chim yến trong nhà Sau khoảng 21 – 25 ngày thì trứng đầu tiên nở. Thời gian nở của trứng thứ nhất và trứng thứ 2 cách nhau khoảng 2 – 4 ngày. Khi chim con vừa nở ngày đầu tiên, chim bố mẹ không cho ăn mà nằm ấp ủ ấm cho chim con 1 – 2 ngày, sau đó đi kiếm ăn về cho chim con ăn. Khi đi kiếm ăn thì cả chim bố và mẹ đều bay đi. Tuy nhiên, vào giữa trưa thì có 1 con bay về cho con ăn và nằm ủ ấm cho chim con. Sau khi nở 5 ngày chim bố mẹ khi bay về cho ăn vẫn ấp ủ ấm cho chim con. Ở tuần đầu tiên số lần chim bố mẹ cho chim con ăn trong ngày khoảng 3 lần, chim bố mẹ chủ yếu cho chim con ăn vào buổi sáng khoảng 6h00 và buổi chiều khoảng 18h00. Ở tuần thứ 2 số lần chim bố mẹ cho chim con ăn trong ngày khoảng 4 lần, lúc này chim con mọc lông tơ nhưng chưa nhiều. Ở tuần thứ 3 số lần chim bố mẹ cho chim con ăn trong ngày khoảng 5 lần, chim con mọc lông tơ nhiều hơn và lông đậm hơn. Ở tuần thứ 4 và 5 số lần chim bố mẹ cho chim con ăn trong ngày khoảng 6 lần, giai đoạn này chim con mọc lông đầy đủ ở các bộ phận (đuôi, cánh,…) và đã đu tổ được, có khả năng đeo tổ tự vỗ cánh tập bay cho tới khi tự bay được. Số lần chim bố mẹ cho chim con ăn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và tùy từng giai đoạn phát triển của chim con, chim con càng lớn số lần cho ăn tăng lên. Chim mẹ mỗi lần cho ăn thường cho 1 con ăn nếu thức ăn kiếm được nhiều thì cho cả 2 chim con. Mỗi tổ có 2 chim con, trong khi chim mẹ cho chim con ăn giữa chúng có sự cạnh tranh dành mồi mớm từ mẹ. Giữa 2 chim con sự phát triển không đồng đều. Thời gian nuôi con kéo dài khoảng 40 – 48 ngày (trung bình là 45 ngày). Có một số chim non rời tổ sớm 35 ngày thường xảy ra đối với tổ 1 con do chim bố mẹ cung cấp đầy đủ thức ăn nên chim non sinh trưởng nhanh hơn tổ 2 con với lượng thức ăn ít và chim non thường xuyên tranh giành mồi. Chim yến nuôi trong nhà sinh sản quanh năm vì các cá thể không sinh sản cùng lúc như chim yến ở đảo; có những tháng tỷ lệ chim sinh sản cao hơn các tháng khác và tạo thành một số đỉnh trong năm.

Bên trong nhà nuôi yến thành công

Số lần làm tổ và đẻ trứng của chim yến phụ thuộc vào phương pháp thu hoạch tổ, nếu sau khi chim làm xong tổ và chuẩn bị đẻ lần đầu, ta khai thác tổ không cho chim đẻ, ấp nở và nuôi chim con thì chim yến sẽ lập tức làm tổ lại. Chim yến có thể làm tổ nhiều lần. Tuy nhiên, không nên khai thác tổ quá mức sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng quần thể chim yến. Các nhà khoa học, các chuyên gia đang nghiên cứu, hoàn thiện quy trình khai thác yến nhà đảm bảo khoa học, hiệu quả. Một bước tiến mới mang tính đột phá là đang tiến hành nghiên cứu đặc điểm di truyền ADN, bảo toàn nguồn gen quý của đàn chim yến Quảng Nam – Đà Nẵng….

Chim Chào Mào Quảng Trị Mua Ở Đâu

Chim Chào Mào Quảng Trị mua ở đâu – giá bao nhiêu là câu hỏi của rất nhiều người đam mê dòng chim chào mào này và cho đến đến giờ vẫn nhiều người không biết trả lời câu hỏi này như thế nào . Bài viết này sẽ cho bạn câu trả lời rõ nhất về dòng chim chào mào này cũng như địa chỉ uy tín mua bán loại chim quý hiếm này .

Chào mào (danh pháp hai phần: Pycnonotus jocosus) là một loài chim thuộc Họ Chào mào. Loài này phân bố ở châu Á. Chúng chính là loài được du nhập ở các nước nhiệt đới châu Á và do đó, chúng có những khu vực dành riêng do chúng tạo lập. Chào mào ăn trái cây và côn trùng nhỏ và dễ thấy trên các nhánh cây vì tiếng hót có từ 1 – 4 âm tiết. Chào mào có một cái mào dễ nhận biết, hai má trắng và phía trên “mảng” trắng là màu đỏ do đó khiến chúng có tên tiếng Anh là râu đỏ (Red-whiskered). Tại Việt nam, tùy theo vùng miền mà chúng có tên gọi khác nhau: Chóp mào, Hoành hoạch mồng, chóp mũ đỏ, đít đỏ… nhưng tên thông dụng nhất vẫn là chào mào.

Chim chào mào ăn trái cây và côn trùng nhỏ. Chúng sở hữu bề ngoài độc đáo với một cái mào dễ nhận biết, hai má trắng và phía trên “mảng” trắng là màu đỏ. Chào mào thường sinh sống trong các khu vực có nhiều cây cối, bụi rậm nhưng không phải là rừng rậm. Tuổi thọ trung bình của chim chào mào là 11 năm. Loài chim chào mào có đến 9 phân loài, đều tập trung tại châu Á và đều có hình dáng rất giống nhau. Chúng xây tổ ở bụi cây, tường tranh hoặc trong những bụi cây nhỏ. Tổ có hình dạng cốc, được kết dính từ các nhánh cây chắc chắn. Chim chào mào cái mỗi lứa đẻ được từ 2-3 trứng có màu đất, màu hoa cà nhạt với các đốm nâu. Trứng nở sau 12 ngày và cả chim bố chim mẹ đều tham gia trong việc nuôi con. Chim non được bố mẹ đút sâu bướm và côn trùng cho ăn. Khi chăm sóc con non, chim mái thường giả vờ bị thương hay giả chết để đánh lạc hướng kẻ thù khi phát hiện có sự nguy hiểm.

Giá bán chim chào mào tại Hà Nội & TPHCM

Hiện nay chim chào mào của trại chúng tôi chủ yếu là loại chim chào mào có xuất xứ tại tỉnh Quảng Trị nên còn hay được gọi là chim Chào Mào Quảng Trị . Tất cả chim được chúng tôi nhân giống và sinh sản tại Việt Nam . Các chú chim này có tiếng hót rất hay , giọng rất khỏe có nhiều chú đã đạt được giải cao trong các cuộc thi chim tại các tỉnh và thành phố . Mức giá phổ biến của chim chào mào tại trại chim chúng tôi có giá từ 1 triệu – 10 triệu / 1 chú . Tất cả các chú chim đều được chăm sóc với chế độ đặc biệt cũng như huấn luyện hót .

Mọi chi tiết thắc mắc về chim chào mào Quảng Trị vui lòng liên hệ : Điện Thoại & Zalo : 08668.03570 Địa chỉ : 79 Đội Cấn , Ba Đình , Hà Nội