Cùng chúng tôi Tìm Hiểu Cách nuôi và huấn luyện các loài chim săn mồi như ưng, bối, đại bàng từ khi là những con non đến khi lớn trưởng thành. Nếu thực sự bạn đam mê và có điều kiện những chú chim săn mồi như đại bàng sẽ đem lại cho bạn niềm hãnh diện to lớn.
Như đại bàng loài chim ăn thịt lớn được coi là biểu tượng sức mạnh của bầu trời, chúng được coi là biểu tượng quyền năng thậm chí còn trở thành con dấu quốc gia của một số nước. Cũng như những loại chim săn mồi khác mặc dù đem lại niềm tự hào cho chủ nhân của chúng nhưng bạn cũng nên xem qua xem loài chim đó có bị liệt vào sách đỏ… và tìm hiểu luật pháp trước khi coi chúng là một con thú cưng của bạn. Và sau đây chúng tôi xin chia sẻ cái nhìn tổng quan về cách nuôi những chú chim đầy thú vị này.
Cách nuôi và huấn luyện chim săn mồi ưng bối đại bàng từ non đến lớn Môi Trường Chăm Sóc Và Chế Độ Ăn:
Với chim non môi trường chăm sóc và chế độ ăn cần hết sức cẩn thận giúp chim phát triển được tốt và tránh được những bệnh không đáng có.
+ Chỗ ở thoáng sạch và mát mẻ vào ban ngày, ấm áp và yên tĩnh vào ban đêm
+ Nắng sáng chiếu vào từ 7-8h sáng để bổ xung vitamin D giúp những chú chim non cứng cáp và mọc lông thuận lợi hơn.
+ Dành thời gian chăm sóc cho nó như một đứa trẻ trong giai đoạn đầu.
+ Nên đa dạng nguồn thức ăn đặc biệt tránh cho chim ăn quá nhiều thịt lợn, thịt bò thường xuyên thiếu chất có thể khiến chúng bị bại liệt. nên cho ăn cả bồ câu, cút, thỏ…
Dụng Cụ Cần Thiết Để Nuôi Chim Săn Mồi:
+ Găng Tay, Kẹp Gắp Thức Ăn, Hood, bình xịt sương
+ Ngoài ra cần có 1 tủ lạnh hoặc trữ tủ lạnh cùng gia đình để đa dạng nguồn thức ăn cho chim.
+ Ổ rơm cho chim con hay Cầu đâu cho chim lớn hơn, cũng cần 1 chậu nước vừa được thay thướng xuyên để chim có thể tăm giúp giảm bớt các kí sinh bám trên lông.
+ Dây chân nên đeo cả 2 chân và để khoảng cách đủ rộng cho chim cử động thoải mái ( nếu đeo 1 chân khi chim ngã cầu có thể khiến chim bị hư chân do hoảng loạn )
Một ngày chăm sóc chim săn mồi:
+ 7-8h sáng với những hôm có nắng nên đem chim ra phơi nắng giúp chim hấp thụ vitamin D giúc xương chắc khoẻ hơn, lông phát triển đều hơn và hấp thụ thêm được calcium.
+ Cắt nhỏ thức ăn chặt cả xương thành những miếng nhỏ kèm thịt sao cho vừa miệng chim, loại bỏ những xương sắc nhọn có thể gây tổn hại đến họng, mép của chim. Sau khi phơi nắng xong bạn tiến hành cho chim ăn. Lưu ý không nên xay nhuyễn thịt và xương mà cắt nhỏ để chim có thể ăn được. bỏ xương đi là 1 sai lầm khiến chim thiếu calcium không phát triển được xương và lông thậm chí khiên chim bị bại liệt.
+ Bạn nên dùng kẹp gắp cho chim ăn điều này giúp cho chim ăn được sạch sẽ, tránh gây tổn thương tay và tạo thành thói quen tốt để sau này dễ huấn luyện. tránh tình trạng tiềm thức của chim khi lớn cứ nhìn thấy tay là mổ.
+ Khi chim đã đứng vựng và đi lại được hãy để chim tự xé con mồi giúp chim mạnh mẽ hơn và phát triển tốt hơn về móng vuốt cũng như khả năng cắn xé con mồi
+ không nên cho chim ăn no quá có thể gây bệnh diều chua. Thường thức ăn chim sẽ tiêu hoá trong vòng 3 tiếng nên bạn có thể tính toán sau cho 1 ngày cho chim ăn từ 3 đến 4 lần là hợp lý.
+ Sau khi cho chim ăn xong bạn nên dùng bình xịt cho chim uống nước và vệ sinh móng vuốt rồi cho chim nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát.
+ Bữa cuối của ngày rơi vào trước 6h tối sau 7h tối không nên cho chim làm gì cả. nên để chúng nghỉ ngơi và ngủ cho đến sáng bắt đầu quay lại một quy trình như cũ.
Những Gợi Ý Cho Chế Độ Ăn Của Chim Săn Mồi Tại Việt Nam:
Chế độ ăn đa dạng là điều hết sức quan trọng với chim săn mồi điều này giúp chúng phát triển được đều đặn cứng cáp và không bị thiếu chất, sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một số thức ăn có thể dễ dàng kiếm được ở việt nam.
Bồ câu, chim cút, tim bò, ếch nhái, gà con, chuột đồng, thỏ, chim sẻ, thịt lợn, thằn lằn
Lưu Ý Khi Nuôi:
+ Trách để Chó mèo gần khu vực của chim có thể khiến chim bị hoảng loạn, mất tự tin.
+ Không nên để chim săn mồi trong lồng khiên chúng mất đi vẻ oai vệ cũng như mất đi sự lanh lợi tự tin. Trường hợp bắt được chim đã trưởng thành thì cần cho chim trong lồng để vải che kín để chim trong tối không bị hoảng loạn tự hại bản thân. chỉ mở ra 1 phần khi ăn, sau 2 tuần khi chim đã quen mới bỏ vải che.
+ Nên đội hood cho chim từ bé giúp chim quen hơn với hood, giúp chúng dễ ngủ dễ nghỉ ngơi và tránh hoảng loạn
+ Khi chim đã đứng vững và đi lại linh hoặt bạn nên bắt đầu gắn dây chân cho chim
+ Khi chim 3-4 tháng tuổi là bắt đầu thời kì chim tập bay, cần chuẩn bị cho chim cầu đậu và 1 chậu đựng nước để chim có thể tắm ở đó. Trong giai đoạn này bạn nên cho chim bắt đầu những bài tập bay đầu tiên từ tay về cầu đậu rồi cầu đậu về tay.
+ Chế độ tập luyện đi săn của chim nên rèn khi chim đã trên 8 tháng tuổi nhiều anh em để trên 1 năm mới bắt đầu rèn luyện.