Nuôi Chim Ưng Non / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Chế Độ Dinh Dưỡng Khi Thuần Hóa Chim Ưng Non

Chim Ưng là một trong những loài chim cực kỳ dũng mãnh không chỉ thích hợp. Chim Ưng con cũng là loài chim săn mồi vì thế không thích sống trong lồng như những loài chim như họa mi, hay chim khướu hót ...để thuần hóa chúng ta làm thế nào ?

Chế độ dinh lưỡng khi thuần hóa chim ưng

Việc thuần hóa chim ưng cực kỳ vất vả đòi hỏi người nuôi phải kiên trì, nhẫn nại, khéo léo mới có thể thành công. Để thuần hóa chim ưng cần thuần hóa ngay từ lúc nhỏ người ta bắt chim ưng con thường là những con mái ẩn trong tổ bởi đây là những con chim thông minh, dũng mãnh và ngoan cường trong tương lai đồng thời chúng cũng nhanh nhạy hơn chim trống.

Thức ăn cho ưng con: Thức ăn cho chim ưng con bạn có thể mua chim cút, chim sẻ về say nhỏ cả xương da cho ăn, chú ý không nên cho ăn thịt lợn hoặc thịt bò bởi như vậy chú chim của bạn sẽ bị liệt chân hoặc cánh, trước khi ăn bạn nên sờ diều xem đã tiêu hóa hết thức ăn cũ chưa rồi mới cho ăn thức ăn mới, nếu còn thức ăn cũ thì để chúng tiêu hóa hết sau đó mới cho ăn. Vì thức ăn chưa tiêu hóa hết trong diều chim có thể bị phân hủy ngay tại đó dẫn tới bệnh và nặng thì dẫn tới tử vong.

Tỷ lệ pha trộn cho chim ưng con:

Pha tỷ lệ 2 sẻ: 1 cút , nếu chim của bạn mập quá hay ốm quá thì bạn nên điều chế độ ăn sao cho đúng liều lượng.

Khi chim đã mọc đủ lông đủ cánh bạn cột chân chim lại đồng thời chưa vội tập cho chim săn mồi mà bạn thả chim ra và luyện cho chim biết cách khi ra hiệu chim sẽ tự bay về tay mình.

Chế độ dinh dưỡng dành cho việc thuần hóa chim non rất quan trọng vì nếu không chú ý bạn cho chim ăn thịt không sẽ bị thiếu canxi. Trong thời gian còn nhỏ chim ưng con rất cần canxi vì vậy người nuôi cần chú ý để chim ưng con phát triển tốt sau đó việc thuần hóa của bạn mới có thể tiến triển dễ dàng hơn.

chúng tôi

Chim Ưng Ấn Độ, Ưng Shikra, Ưng Lửa Đẹp, Cách Nuôi, Chăm Sóc

Thú huấn luyện chim ưng không ai dám nói là dễ, để ở gần một chú chim ưng đã khó huống chi huấn luyện loài chim hung dữ của bầu trờ này. Để huấn luyện được chúng đòi hỏi người nuôi phải có kinh nghiệm nuôi chim ưng. Nắm rõ được các đặc tính của chúng và phải là người chủ có cá tính mới huấn luyện được con thú hung dữ này.

Chim ưng tên tiếng anh Falcon. Loài chim này có cùng họ với chim đại bàng, diều hâu, chim kền kền… cho nên, vẻ bề ngoài của chim ưng gần giống với những loài chim kể trên.

Chim ưng được miêu tả và đặt tên vào năm 1758, do nhà động vật học Linnaeus đặt. Hiện nay có khoảng hơn 40 loài đang sinh sống ở trên toàn thế giới.

Cùng thuộc bộ ưng như loài đại bàng, nhưng chim ưng lại có kích thước nhỏ hơn. Chim ưng khi trưởng thành chiều dài cơ thể của chúng dao động từ 25 – 70cm.

Cân nặng trong khoảng 0.5 – 4kg, cơ thể săn chắc. Chim cái có kích thước lớn hơn chim đực rất nhiều lần (có những cá thể cái nặng gấp 2 lần so với cá thể đực).

Nhìn tổng thể cơ thể của chúng, có thể thấy rằng phần đầu có tỷ lệ nhỏ hơn rất nhiều so với cơ thể. Đầu nhỏ và hơi nhọn.

Đôi mắt lớn, tròn đen nhánh hoặc vàng tươi – vô cùng tinh anh. Chiếc mỏ to, nhọn, cứng chiếm tỷ lệ lớn trong khuôn mặt của chúng.

Mỏ trên thường dài hơn rất nhiều so với mỏ dưới, mỏ trên nhọn và quặp chặt vào với mỏ bên dưới.

Khu vực giữa mỏ và mắt, vị trí lỗ mũi – lỗ mũi to và tròn. Chiếc cổ của chim ưng dài, nhỏ vô cùng chắc khỏe.

Ngực của chim nở, lưng bằng phẳng và không có bụng. Chim ưng hoạt động nhiều nên tỷ lệ mỡ trong cơ thể gần như bằng 0. Đôi cánh dài, mỏng trông rất thon gọn.

Chiếc đuôi dài, cứng trông rất khỏe khoắn. Đôi chân của chim rất cứng, móng vuốt to vô cùng sắc nhọn. Điều này giúp chúng quắp con mồi và bám vào vách đá tốt hơn.

Bộ lông của chim ưng khá dày và mềm. Cấu tạo lông 2 lớp: lớp trong mềm và nhẹ (lớp lông vũ), lớp lông bên ngoài dày cứng giúp cản bụi và gió.

Bộ lông của loài chim này có màu nâu, phần cổ và ngực có pha trắng sữa. Phần đầu và cánh có màu nâu nhạt. Đuôi có màu nâu đậm và có những sọc đen đậm.

Chim ưng có tuổi thọ trung bình cao thường trên 20 năm tuổi.

Thị lực của chim cao gấp 2.6 lần so với con người.

Tốc độ bay của chim lên đến 320km/h.

Thức ăn của chim ưng hoàn toàn là động vật. Chúng thường ăn các loại chim có kích thước nhỏ, các loài động vật móng guốc nhỏ như nai, hươu và các loài khác như chuột, rắn, khỉ.

Chim ưng có tốc độ săn mồi và khả năng nhìn con mồi từ xa cực chính xác.Chúng sẽ đậu trên những tảng đá cao quan sát kĩ con mồi.

Khi đến thời cơ chim lao nhanh như cắt chụp lấy con mồi đưa lên cao và thả rơi con mồi tự do để con mồi chết.

Khi con mồi chết, chúng mới bắt đầu thưởng thức thành quả săn mồi.

Chim sinh sản theo hình thức kết đôi và sinh sản khá chậm. Một năm chúng chỉ sinh sản 1 lần vào thời điểm mùa xuân.

Trung bình 1 lần sinh sản, chim ưng chỉ đẻ được 2 – 3 quả trứng. Trứng của chim ưng có màu trắng xanh, kích cỡ gần giống với trứng vịt.

Khi đến mùa sinh sản, chim ưng thường làm tổ tại các hốc cây hoặc các phiến đá. Bên trong tổ được lót bằng rơm và các loại lá cây khô.

Khi trứng được đẻ ra, chim đực và chi cái sẽ cùng nhau ấp trứng và nuôi con đến khi trưởng thành.

Chim ưng non khi vừa mới nở thường rất yếu, chưa thể đứng vững. Bộ lông trên cơ thể của chúng còn khá mỏng và thưa thớt.

Từ 3 – 8 tuần, chim non mới bắt đầu tập đi. Khi chúng được 1 – 3 tuổi, mới thật sự thành thục về các kỹ năng.

Cũng giống nhiều dòng chim khác loài chim này cũng thường sinh sống ở trong rừng rậm và trên những triền núi cao.

Chúng thường sinh sống đơn độc hoặc ghép đôi, không sống thành từng bầy đàn.

Chim ưng ấn, đây là dòng chim ưng vô cùng được ưa chuộng tại nước ta. Dòng chim này khi trưởng thành có cân nặng dao động từ 400 – 700 gam. Thương mua ưng ấn non ở tphcm và hn, ở những địa phương khác hầu như không có bán

Con mái thường nặng hơn và có mức giá cao hơn so với con trống.

Những chú chim Ưng Ấn Độ dù có kích thước nhỏ nhưng tốc độ bay lại vô cùng nhanh nhạy.

Thân hình của chúng bao phủ toàn bộ màu nâu xám, có những đường vân ngang nâu sẫm.

Phần đầu của chúng hơi pha vàng, đôi bàn chân cứng màu vàng tươi.

Dòng chim này dù có tính tình hung dữ, nhưng chúng lại rất thông minh và dễ dàng thuần chủng.

Chim ưng Shikra còn có tên gọi là chim ưng xám, tên khoa học Accipiter badius. Đây là dòng chim ưng có kích thước nhỏ, khi trưởng thành chúng chúng dài từ 26 – 30cm.

Dòng chim này được đặt tên bởi Gmelin vào năm 1788.

Loài chim này được tìm thấy nhiều nhất ở khu vực châu Phi và châu Á.

Chim ưng xám có bộ lông dài, dài và rất mượt.

Phần đầu, ngực và bụng có màu xám trắng.

Lưng, cánh và đuôi có màu xám xanh hoặc xám nâu.

Trên người chúng có những vân ngang sắp xếp đều và có màu sắc đậm.

Chim ưng lửa hay chim ưng đuôi lửa, tên khoa học Buteo jamaicensis. Dòng chim này được nhà khoa học Gmelin miêu tả và đặt tên vào năm 1788.

Chúng được tìm thấy nhiều nhất ở khu vực Bắc Mỹ và khu vực Tây Ấn.

Loài chim này có kích thước trung bình, cân nặng của chúng dao động 1.5 – 3.5kg, chiều dài cơ thể dài khoảng 45 – 65cm.

Con đực có kích thước nhỏ hơn so với con cái (chỉ nặng bằng ¾ con cái). Giống chim ưng này có chiếc đuôi dài gần bằng độ dài cơ thể và có màu nâu đỏ.

Chim ưng là loài sống hoang dã, vậy nên chúng không thích môi trường nuôi nhốt. Việc chăm sóc một chú chim ưng cần có nhiều thời gian và kinh nghiệm.

Nên chọn chim cỡ nhỏ, nuôi từ bé sẽ dễ thuần chủng.

Chọn con có lông mềm mượt và phải đều.

Mắt tròn, chân to và đôi cánh chắc khỏe.

Nên chọn những con hoạt động và kêu nhiều.

Như vậy mới đảm bảo được tình trạng sức khỏe của chim.

Lúc đầu khi mới nuôi chim ưng, các bạn nên nhốt hoặc xích chân chúng – điều này để cho chúng làm quen với môi trường nuôi nhốt, tránh để chúng bỏ đi.

Thường xuyên ra chơi, vuốt ve và trò chuyện cùng với chúng. Khi chăm sóc cho chúng, các bạn nên chú ý cả chế độ ăn của chúng.

Nên cho chúng ăn lượng thức ăn bằng 1/10 trọng lượng cơ thể

Khi chim đã dần quen với chủ, các bạn huấn luyện cho chúng đứng ăn trên găng tay, vồ mồi và học cách săn mồi.

Khi huấn luyện, các bạn nên tập luyện từ từ, kiên nhẫn để cho chúng tập dần và giảm bớt được tính cách hung hăng vốn có của loài.

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi chim ưng

Khi nuôi chim ưng, để cho chim uống nước có một số người chơi chim dùng các ống nhỏ nước cho chim, cách này tiện lợi và thời gian dài nhưng cách này không phù hợp với chim ưng.

Có một số bạn dùng xi lanh kim tiêm và ống mền cao su chuyền nước đưa thẳng vào thực quản của chim bơm trực tiếp nước cho chim cách này bổ sung nước nhanh và hiệu quả nhưng là chim sợ không có lợi cho việc huấn luyện chim sau này và có khả năng đưa nước vào khí quản làm cho chim khó thở nên cách này cũng không lý tưởng.

Nên dùng một bát lơn đựng nước để ưng uống sẽ đáp ứng được nhu cầu uống và do mỏ ửng cong xong. Bạn mang bát nước đến trước mặt ưng nó sẽ không hiểu bạn đang làm gì.

Tay cầm chim ưng của bạn cụm lại giông đầu chim, đầu ngón tay của bạn chạm vào nước tạo sóng trong bát nước ưng sẽ nhìn thấy mặt nước có sóng phản chiếu nước lên ưng sẽ hiểu đó là nước.

Nhưng ưng sẽ không quen với việc này ngón tay bạn chạm vào nước lấy bôi lên mỏ ưng nước sẽ chảy lên mỏ vào miệng ưng sẽ đớp đớp, nhiều giọt nhiều lần nhiều lần ưng sẽ uống nước.

Chim ưng là loài ăn thịt nên đặc biệt thích máu,nếu trong chậu nước có vài giọt máu tươi, bạn có thể tưởng tưỡng xem ưng sẽ phản ứng thế nào.

Sau khi uống đủ nước ưng sẽ bài tiết đi một lượng lớn nước cũ và một phần phân trong cơ thể, giúp giảm hiện tượng táo bón.giúp cho ưng hạ nhiệt.

Sau một thời gian uống nước bài tiết vài lần hệ thống tiêu hóa của ưng cũng sẽ thông xuốt và sạch sẽ, ưng sẽ bắt đầu đói và cần ăn bạn thực hiện bước tiếp theo cho ưng ăn.

Cách truyền thống cho ưng ăn gồm có cho ăn trong tối và cho ăn trong sáng, mỗi cách lại có hai loại đút ăn và tự ăn. Ăn trong tối ở đây có thể hiểu không phải là để chim ăn ở trong phòng tối mà là bạn buộc thức ăn của ưng và cầu đẩu rồi đi ra ngoài để đó 1 đến 2 ngày chim sẽ tự ăn.

Tự ăn ở đây có thể hiểu là các con mồi trong tự nhiên của ưng như bồ câu chim sẻ chuột vv… là các loại thức ăn của ưng trong tự nhiên loại này lúc ban đầu ưng sẽ quen và thích nghi hơn.

Ăn đút ở đây có thể hiều là bạn cắt thịt ra các miêng to nhỏ khoảng đầu ngón tay chỉ có thịt không lông loại này ưng phản ứng chậm hơn một chút.

Tập tính của ưng là dưng vuốt chụp thức ăn,hành động đó gọi là giữ mồi, cẩn thận không nó chụp làm thương bạn. Lúc đưa thịt cho ưng nên đưa từ trên xuống chỉ dừng lại ở vị trí mỏ chim, tạo cho chim một thói quen để bảo vệ tay của bạn. Sau khi ưng đã bắt đâu ăn đàn dần bạn chuyển sang chỉ cho ưng ăn một loại thức ăn. việc này giúp bạn tạo một nền móng cho việc huấn luyện ưng về sau này.

Bạn có thể kết hợp trong khi cho chim uống nước trong bát nước có máu và bên cạnh bát nươc hãy để miếng thịt tươi như thế chim vừa uống nước vừa ăn thịt. Sau khi chim đã ăn và uống bình thường ta đã kết thúc giai đoạn nuôi sống chim. Các bạn hãy đón xem ở phần kinh nghiệm nuôi chim ưng

Để sở hữu 1 chú chim ưng tại nước ta không phải chuyện quá khó khăn. Các bạn có thể đến các cửa hàng chuyên bán chim cảnh trên địa bàn Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh để đặt mua.

Bên cạnh đó, các bạn có thể lên các trang web, các diễn đàn , các hội chơi chim chuyên buôn bán chim ưng để đặt mua.

Giá chim ưng cũng khá phù hợp với mức tiêu dùng của người Việt Nam.

Mua, Bán chim Ưng ở đâu tại Hà Nội, Tp Hcm?

Chim ưng nhỏ có giá 1 – 3 triệu đồng, chim kích thước lớn khoảng 3 – 7 triệu đồng.

Đối với dòng ngoại nhập có mức giá tương đối cao, mức giá không dưới 20 triệu đồng/con.

Dòng ngoại nhập tuy có giá thành cao, nhưng chúng được đảm bảo về sức khỏe và có vòng số để dễ dàng theo dõi và quản lý.

Cách Nuôi Chim Chào Mào Non Tốt Nhất

Chào mào non cho ăn cám chim. Trộn cám hơi ướt, cho ăn thêm hoa quả và bánh kẹo mềm có vị ngọt, nếu mua được sâu cho ăn thêm. Không mua được sâu cho ăn thêm thịt lợn hoặc thịt bò đều được ( không nên ăn thịt sống dễ bị nhiễm bệnh từ gia xúc, không nên cho ăn cào cào vì hay có xán ).

Cách nuôi chim bổi thành chim thuần mồi: bắt đầu nuôi thì nên nuôi hai con, thường bổi đã đỏ tách thì khá nhát, nên ta phải treo gần người, nếu độ bay tung lồng của nó còn nhiều quá thì che bớt nữa lồng rồi từ từ thời gian mà mở dần ra. Ta cũng có thể để vào lồng hạn chế không cho tung đầu như lồng che bằng lưới ruồi, khiến nó không chui đầu ra tróc đầu chảy máu. Nếu có lở tróc đầu chảy máu thì, qua mùa thay lông miếng vảy đó sẽ tróc đi và mọc lông lên lại. Cách tập cho dạn người bằng cách treo gần chỗ người qua lại treo thấp ngang nửa thân người, khi nó ghiền ăn một món gì đó, ta nên đút cho nó ăn hơn là bỏ vào vào hủ đồ ăn, việc này sẽ giúp nó dạn hơn với chủ nó.

Trong thời gian nuôi cở 5 tháng đổi lên con chim phải khá dạn và hót siêng rồi. Lúc này ta nên để ý chăm nó tí, như siêng cho tắm hơn vì còn là bổi trời còn nhát lắm tuy nhiên các fans thấy cho tắm được từ ngày trước thì tốt lắm (cách cho tắm Bạch Đề sẽ xin viết sau). Ngoài việc để gần người, trong quá trình nuôi từ ngày mang về, ta nên treo nhiều chỗ, quanh nhà đặc biệt là trên cây, việc này giúp nó làm quen với chỗ lạ, mà sau này nó sẽ đấu bắt cứ nơi nào. Tránh cho đấu với chim mồi người ta nhiều(hoặc chim mồi của mình ở nhà nhiều) chỉ đôi khi kê tí mà thôi, bởi kê đấu nhiều lần như thế sẽ khiến nó sợ (bởi chim bổi chưa qua mùa thay lông không có độ sung nhất định, còn sợ người không đấu mạnh), cho dù ta nhìn nó vẫn đấu bình thường với chim mồi, nhưng không nên cho đấu lâu. Bởi rất chi là nhiều chim mồi hay mà đấu riết sau này hễ gặp đối thủ mạnh nó sẽ đấu tí là dừng đi, nên kê cho đấu với con ngang lứa với nó. Tôi nêu lên như thế vì cái này giúp cho độ sung của nó về sau này chớ không phải nhất thời thấy nó sung mà ta kê cho đấu đá vô độ.

Trong thời gian nuôi, nếu nó là chim dùng để bẫy sau này thì. Hầu hết ai cũng biết là đi bẫy phải cần cây sào lồng. Mà hơn phần nửa số Chào Mào nuôi qua mùa thay lông mà ta không dùng sào tập treo lồng thì nó sẽ sợ sào, bởi ta cầm cây sao đưa tới lồng. Bản năng của nó nghĩ mình sẽ dùng xua đuổi nó. Cách tốt nhất là gác cây sào vào chỗ chắc rồi treo lồng lên theo thế như ta đang cầm sào treo lồng vậy. Treo vài lần nó sẽ quen cây sào và không sợ nữa. Rồi cứ như thế nuôi qua một mùa thay lông thì nó sẽ đẹp và hay lên, muốn biết độ sung của nó thế nào thì nhờ một người bạn mang chim mồi lạ tới treo cho hót xem nó phản ứng thế nào. Chào Mào mà nghe giọng chim là nó hót đối lại sung lắm, và chim hay thì sẽ rút như vít vít vít liên hồi đó là thế kêu chim về lại lồng, mà ngoài rừng khi đi bẫy, chim trời tới lồng rồi bay thì nó sẽ rút như thế. Khi kê cho đấu thấy độ sung của nó đấu mạnh cách nhấp liên hồi, trận đấu kéo dài thì đã thành công rồi, còn nếu nó chưa sung lắm thấy đấu tí rồi ngừng thì đem ra khuất ngay. Treo cho hót qua lại và tiếp tục thử lại vài lần với thời gian cũng phải hơn 2 tuần. Các fans vẫn có thể mang đi thử, theo tôi thì nếu nuôi đúng một năm thì có thể cho đi tập trận rồi, tức là mang tới chỗ dợt treo cho hót, nhưng phải khuất không cho nhìn thấy chim khác. Cách tôi hay dùng là nuôi qua năm(một mùa thay lông) là mang đi bẫy tập trận cho nó vào mùa chim tơ. Ra rừng mới đầu thì chưa sung chớ đi vài lần nó sẽ sung hẵn lên, hay lên thấy rõ.

Và rồi trong thời gian trôi qua, ta chợt thấy chú chim ta chăm đã gọn đẹp lông lá mướt, đấu đá và hót hay, thì lúc đã ta tự thưởng có chính mình một cái gật đầu mãn nguyện.

Điều kiện nuôi Chào Mào thật đơn giản lắm không có gì khó. Ngoài bột/cám cào cào/côn trùng, đặc biệt là trái cây. Ta có thể cho chúng ăn đủ loại trái cây mềm đặc biệt là trái có màu đỏ như: cà chua, ớt Tây/ởt Đà Lạt loại to to, chuối, cam. Theo vào tài liệu tôi đọc thì, cà rốt rất chi là tốt. Được gọi là vua của rau quả. Vì nó cứng quá cho nên ta có thể hấp mềm cho chúng ăn. Bởi vì tôi tin là những loại rau có sắc màu đỏ này giúp chim Chào Mào giữ cái đít màu đỏ còn tốt cho dù nuôi lâu năm. Có ý kiến cho là ta nuôi theo môi trường tự nhiên của nó như cây xanh hoa hòe màu đỏ, lại ảnh hưởng tới nó. Như thời kỳ thay lông ta dùng áo trùm lồng màu sắc xanh, đỏ hoa hòe. Nếu được ta có thể thử hết những gì nêu ra. Bởi vì, đây là những kinh nghiệm của tôi và tôi cộng lại những kinh nghiệm của các cao thủ lâu năm trong nghề.

Phụ kiện lồng chim: Lồng cho Chào Mào thì không cầu kỳ quá, bởi chỉ cần đơn giản rộng rãi cho chim nhảy để cặp chân được khỏe là tốt. Vì ta nuôi lồng hẹp quá chim không được vận động tốt, khiến cặp chân yếu đi, đặc biệt nuôi từ chim con. Lồng nhỏ gọn trừ khi là để ép chim bổi để cho chúng dạn lẹ mà thôi. Khi đã khá dạn ta nên cho vào lồng rộng. Nói về chim con nuôi từ lúc mớm mồi thì cũng vậy. Khi chúng tự nhảy được thì loại này đã dạn. Ta không nên dùng lồng nhỏ mà nuôi vì tuổi chim con đang phát triển, không được độ dinh dưỡng tốt và điệu kiện hoạt động thì chim sẽ yếu đi mà thôi.

Cầu cho chim: hồi giờ tôi chỉ dùng loại to vừa đủ để chân chim bám vào, không quá to, lại không nhỏ, bởi vì nhỏ quá chim đậu lâu ngày móng sẽ mọc dài ra lẹ. Chân không được bám vững.

Bài viết: Cách nuôi chim chào mào non tốt nhấtĐánh giá: 4.5Người xem: Mua Bán Chim Cảnh ĐẹpNội dung xem: Cách nuôi chim chào mào non tốt nhất

Cách Nuôi Chim Cu Gáy Non Mới Nở Đúng Cách

Hướng dẫn cách nuôi chim cu gáy non mới nở

Chim non mới nở rất yếu ớt, chưa thể mở mắt và tự ăn được vì vậy mà việc chăm sóc hoàn toàn chim con phải nhờ vào chim bố mẹ. Ngoài ra để cho chim non ăn mà không cần đến chim bố mẹ thì bạn có thể thực hiện bằng cách sau:

Dùng chai nhựa nhỏ ( có vòi giống chai thuốc nhỏ mắt), sau đó lấy khoảng 3 muỗng canh bột chim ăn, khuấy đều với một ít nước ấm cho thành hỗn hợp đặc sánh và cho vào chai, nhẹ nhàng xịt vào miệng cho chim non ăn, lưu ý mỗi lần chỉ cho chim ăn một ít để tránh chim bị nghẹn. Nếu chúng không tự mở miệng thì bạn có thể dùng tay mở nhẹ miệng cho chim ăn. Sau vài lần chim non sẽ quen và có thể tự mở miệng để ăn.

Khi chim non đã bắt đầu mọc đầy đủ lông cánh thì bạn hãy lấy cám và hạt kê thả dưới đáy lồng, chim sẽ tự mổ và ăn.

Lồng nuôi chim chọn lồng đơn, mỗi lồng 1 con Chim Cu gáy kích thước 40 – 60 cm. Hai bên bạn cần phải làm 2 màng vải giữ chim yên tỉnh hoặc khi bạn di chuyển vị trí này đến vị trí khác chim không bị giật mình.

Để chim có giọng gù hay thì mỗi khi đến bên lồng chim, bạn hãy tập phát âm giống như tiếng chim gù “cục cu, cục cu..” tiếng phát âm càng ngày càng nhanh dần để tập cho chim thói quen phát âm.

Ngoài ra, nguồn thức ăn nên chú trọng, Chim Cu gáy ăn hạt hoặc cho ăn bông cỏ, lúa mạch. Một vài các loại hạt thông thường chim cu rất thích đó là bo bo, lúa mì và hạt kê.

Vấn đề bạn cần quan tâm thêm đó là chiu cu gáy chịu lạnh kém, cần phải giữ ấm cho chúng khi nhiệt độ xuống thấp nhất là vào mùa đông ở miền Bắc. Còn chúng lại chịu nhiệt tốt nên không cần quá lo lắng.

Wiki Cách Làm