Nuôi Chim Ưng Ấn / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Cách Nuôi Chim Ưng Ấn Độ, Ưng Shikra Và Ưng Lửa

Khái niệm chim ưng

Chim ưng có tên tiếng Anh là Falcon, là một loài chim thuộc bộ Ưng cùng với đại bàng, diều hâu, kền kền v.v… Chúng đều có tập tính săn mồi và ăn thịt.

Vào năm 1758, nhà khoa học Linnaeus chính thức phát hiện và đặt tên cho loài chim dữ này. Hiện chúng gồm hơn 40 giống khác nhau, sống phân bổ trên khắp thế giới, Tuy nhiên tại nước ta, về cơ bản chỉ có 3 giống chim ưng Ấn Độ, chim ưng Shikra và chim ưng Lửa là được nuôi phổ biến như chim cảnh.

Đặc trưng ngoại hình của chim ưng

Chim ưng có hình dạng tương tự như đại bàng – 1 giống chim cùng thuộc bộ Ưng – nhưng kích cỡ nhỏ hơn. Khi đã đến tuổi trưởng thành, chúng có thể dài từ 25 đến 70cm, tương ứng với cân nặng nằm trong khoảng 0.5 – 4kg. Chim ưng mái có kích cỡ to hơn chim trống rất nhiều, thậm chí còn nặng hơn gấp đôi.

Về hình dạng, ta dễ dàng nhận thấy phần đầu chim ưng khá bé và nhọn, chiếm một tỷ lệ nhỏ trên toàn bộ cơ thể. Vì là loài chim săn mồi nên mắt của chúng rất sáng và to, thị lực cực tốt. Chiếc mỏ thì to và cứng, phần trên dài và quặp vào, đảm bảo cắp ngay được con mồi chỉ trong một cú mổ.

Nằm giữa mỏ và mắt chính là lỗ mũi to tròn. Chiếc cổ dài nhỏ nối liền đầu với phần còn lại của cơ thể, bộ phận này rất chắc khỏe và dẻo dai, có thể rướn ra, rụt vào tùy ý.

Chim ưng có bộ ngực nở nang, săn chắc, phần lưng bằng phẳng. Vì phải săn mồi với tốc độ chớp nhoáng nên chúng không có bụng và tỷ lệ mỡ thừa trong cơ thể gần như là zero.

Sải cánh của chim ưng dài và mỏng, có thể dễ dàng mượn sức gió để bay lượn giữa không trung hoặc tăng tốc đột ngột. Phần đuôi dài, chắc chắn, có tác dụng góp phần giữ thăng bằng và điều chỉnh hướng bay. Đôi chân cực kỳ chắc khỏe với bộ móng vuốt sắc nhọn, giúp chúng giữ cứng được con mồi hay bám vào vách đá cheo leo.

Chim ưng thường có lông màu nâu, phần ngực – bụng nhạt nhất với màu trắng sữa. Đầu cổ và vùng cánh đậm màu hơn, nhất là phần đuôi chuyển sang sắc nâu đậm đi kèm với các vệt đen. Bộ lông của chúng được tạo thành từ 2 lớp, bao gồm lớp lông mềm và nhẹ ở bên trong, và lớp lông vũ dày, cứng nằm bên ngoài.

Chim ưng có đặc tính gì?

Đây là loài chim có tuổi thọ trung bình cao, tầm hơn 20 tuổi. Là sát thủ trên không, tốc độ của chim ưng có thể đạt đến 320km/giờ. Chúng cũng sở hữu thị lực siêu tốt, gấp 2.6 lần so với loài người, có thể nhìn thấy con mồi ngay trong bóng tối.

Thức ăn và cách săn mồi của chim ưng

Chim ưng là loài động vật ăn thịt hoàn toàn. Thức ăn của chúng bao gồm các loài thú nhỏ sống trên mặt đất như gà, thỏ, chuột, rắn; các loài chim nhỏ bay trên trời và một số động vật thuộc bộ móng guốc như hươu, nai v.v…

Chim ưng thường đậu ở trên mỏm đá cao, nhìn bao quát khắp phạm vi xung quanh để xác định con mồi. Chúng nhìn được ở cự ly xa và có thể khóa lấy vị trí đối tượng đi săn một cách vô cùng chính xác.

Khi chờ đến thời điểm thích hợp nhất, chim ưng sẽ dùng tốc độ cực nhanh để lao thẳng đến con mồi trong tích tắc; sau đó chụp cứng con mồi bằng móng chân sắc nhọn rồi cắp lên cao và thả con mồi rơi xuống đất nhằm giết chết đối phương

Đợi đến khi con mồi chết hẳn, chúng mới bắt đầu thưởng thức bữa ăn của mình.

Chim ưng có khả năng sinh sản như thế nào?

Chim ưng ghép đôi với nhau theo hình thức một trống – một mái. Tốc độ sinh sản của chúng khá chậm, mỗi năm chỉ đẻ trứng một lần vào tiết xuân.

Mà mỗi lần đến mùa sinh sản như vậy, chim ưng mái chỉ đẻ tầm 2 – 3 trứng. Những quả trứng này có kích cỡ tương đương với trứng vịt và mang sắc trắng xanh.

Các cặp “vợ chồng” chim ưng thường làm tổ đẻ tại những khe đá hoặc hốc cây. Bên trong dùng lá cây khô hoặc rơm khô để lót ổ.

Sau khi đẻ xong, cả chim mái lẫn ưng trống đều thay phiên nhau ấp trứng cũng như nuôi con non cho đến khi chúng trưởng thành. Khi vừa mới nở, chim non còn rất yếu ớt, bộ lông phủ trên người lơ thơ thưa thớt và chưa thể đứng vững. Phải mất đến 3 – 8 tuần, chim ưng non mới bắt đầu được bố mẹ dạy cách đi lại. Sau đó lại phải chờ đến khi được 1 – 3 tuổi, chúng mới thật sự nắm được các kỹ năng cần thiết và có thể đi săn độc lập.

Chim ưng thường sống ở đâu?

Là thú săn mồi hoang dã, chim ưng thường cư ngụ tại các dãy núi cao và trong rừng rậm. Chúng không sống theo hình thức bầy đàn mà ghép thành từng đôi trống – mái hoặc sống riêng lẻ.

Các dòng chim ưng phổ biến nhất

Chim ưng Ấn Độ

Đứng đầu trong số những dòng chim ưng người dân nước ta nuôi nhiều nhất là ưng Ấn Độ. Chúng đặc biệt được yêu thích vì sự thông minh và dễ huấn luyện mặc dù tính tính hơi hung dữ.

Bộ lông toàn thân chim ưng Ấn Độ thường có màu nâu sẫm, điểm xuyết những đường sọc ngang nâu đen. Phần chân và mặt nổi bật hẳn lên với màu vàng chanh, phần đầu cũng hơi pha vàng một chút.

Ưng Ấn Độ trưởng thành thường có cân nặng dao động trong khoảng 400 – 700g. Dù kích thước cơ thể nhỏ gọn nhưng giống chim này lại rất dũng mãnh, tốc độ bay cực kỳ nhanh và là một tay săn mồi điệu nghệ.

Cũng như các loài chim ưng khác, con mái của ưng Ấn Độ sở hữu thân hình to cao, nặng kí hơn chim trống, đồng thời cũng được bán với mức giá cao hơn. Tại Việt Nam, bạn hầu như chỉ có thể tìm mua chim ưng Ấn Độ non tại Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội, còn các vùng khác hầu như không bán.

Chim ưng Shikra

Giống chim này có tên khoa học là Accipiter Badius, do nhà động vật học Gmelin đặt vào năm 1788. Ngoài ra, chúng còn thường được biết đến dưới tên gọi chim ưng xám.

Sở dĩ gọi như vậy vì toàn thân chim Shikra được bao phủ bởi lớp lông vũ dài, dày, bóng mượt và lấy sắc xám làm chủ đạo. Trong đó, phần đầu, ngực cùng bụng của chúng nhạt màu nhất với sắc xám trắng. Lông ở những phần còn lại đậm đà và cứng cáp hơn, thường mang màu xám xanh, xám nâu. Trên mình chúng còn có các đường vân ngang sậm màu được sắp xếp đều đặn.

Dòng chim ưng Shikra thuộc dạng “nhỏ mà có võ”. Một con trưởng thành chỉ dài từ 25 – 30cm. Chúng sống nhiều nhất ở vùng châu Á và châu Phi.

Chim ưng Lửa

Tên khoa học của chim ưng Lửa là Buteo Jamaicensis, cũng do nhà động vật học Gmelin phát hiện và đặt tên vào năm 1788. Vì sở hữu chiếc đuôi nâu đỏ dài gần bằng cơ thể nên loài chim này còn được gọi là chim ưng Đuôi Lửa.

Chúng sinh sống tập trung ở khu vực phía Tây Ấn Độ và vùng Bắc Mỹ. Đây là giống chim có kích thước tầm trung, trọng lượng cơ thể rơi vào khoảng 1.5 – 3.5kg, và chiều dài cơ thể nằm ở mức 45 – 65cm.

Chim ưng Lửa đực thường chỉ nhỏ bằng 3/4 so với con mái. Chúng sở hữu bộ lông màu trắng nâu, có những vạch ngang xám nâu nằm trên cánh và chân, cùng với chiếc mỏ quặp dài nhọn màu xám.

Nên chọn mua chim ưng như thế nào?

Vì chim ưng là loài động vật hoang dã có tính tình hung dữ, cho nên khi chọn mua chim ưng cần phải chú ý thật kỹ càng để tìm đúng đối tượng phù hợp, tránh những rắc rối có thể xảy ra sau đó.

Điều cần lưu ý tiếp theo là tình trạng sức khỏe của chim ưng. Để đảm bảo yếu tố này, bạn cần quan sát kỹ ngoại hình của chúng, từ bộ lông, đôi chân, hai cánh, đầu mỏ cho đến trạng thái tinh thần.

Lời khuyên mà Dogily dành cho bạn là nên chọn những chú chim có bộ lông dày dặn, mượt mà; đồng thời sở hữu đôi chân khỏe khoắn, hai cánh dài rộng và chắc chắn, đôi mắt sáng tinh anh.

Ngoài ra, bạn hãy chọn con chim nào hoạt bát, sôi nổi, thích hoạt động và có tiếng kêu to, rõ ràng.

Hướng dẫn huấn luyện chim ưng

Vào thời gian đầu khi mới bắt đầu nuôi, các bạn nên xích chân hoặc nhốt chim ưng trong lồng. Làm như vậy để tránh cho chúng bỏ đi và dần dần quen với môi trường nuôi nhốt.

Lượng thức ăn hợp lý cho chim ưng là bằng 1/10 cân nặng cơ thể của chúng. Về khẩu phần và cách cho ăn, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết hơn trong mục tiếp theo của bài viết.

Bên cạnh việc cho ăn, bạn còn cần thường xuyên chơi đùa, vuốt ve, trò chuyện với chim cảnh nhà mình. Khi hai bên đã quen thuộc với nhau rồi, bạn có thể để chúng đứng ăn trên bàn tay đã đeo găng, rồi dần dần huấn luyện chúng cách vồ mồi và săn mồi.

Cách nuôi chim ưng

Cho chim ưng uống nước như thế nào?

Trong quá trình nuôi chim ưng, rất nhiều người gặp phải khó khăn khi cho chúng uống nước. Vì đây vốn là thú hoang và không quen với môi trường nuôi nhốt, nên cho dù bạn đặt bát nước trước mặt thì chúng cũng không hiểu được ý đồ của bạn và sẽ không uống.

Một số bạn khác dùng xi-lanh hoặc ống cao su mềm để đưa thẳng nước vào thực quản của chim ưng. Tuy nhiên cách làm này sẽ khiến chúng sợ, khiến bạn gặp khó khăn trong việc huấn luyện sau này. Hơn nữa nếu thực hiện thiếu chính xác, nước sẽ chảy vào khí quản thay vì thực quản, làm chim bị sặc, ngạt thở, rất không có lợi.

Vậy thì phải làm thế nào mới đúng? Lời khuyên của chúng tôi là hãy dùng đầu ngón tay chạm nhẹ vào bát nước trước mặt chim. Khi nhìn thấy sóng gợn lăn tăn trong bát, chúng sẽ hiểu đấy là nước.

Nếu làm vậy mà chim ưng vẫn chưa chịu uống, thế thì hãy chấm ngón tay vào bát nước rồi nhỏ lên mỏ chúng. Cứ lặp lại như vậy nhiều lần cho đến khi chim cưng nhà bạn tự uống nước được.

Ngoài ra, vì là động vật săn mồi nên chim ưng rất thích máu. Do đó, nếu có vài giọt máu tươi trong bát thì chúng sẽ phấn khích và chủ động uống hơn nhiều.

Cho chim ưng ăn như thế nào?

Có hai cách cho chim ưng ăn là tự ăn và đút ăn.

Tự ăn là cho chúng ăn những con mồi của chúng trong tự nhiên như chim, thỏ, gà v.v… Đầu tiên bạn mang những con thú nhỏ này tới cho chim nhìn thấy; sau đó rạch một phần lông của con mồi, để lộ phần thịt đỏ. Khi máu tươi chảy ra, chúng sẽ có phản ứng đớp không khí. Lúc ấy, bạn hãy đặt đồ ăn lên cần đậu rồi chim sẽ tự ăn.

Đút ăn là phương pháp loại bỏ hết phần da lông của con mồi, chỉ để lại phần thịt rồi cắt thành từng miếng nhỏ bằng đầu ngón tay và cho chim ăn. Đối với cách này, phản ứng của chim ưng sẽ chậm hơn so với tự ăn một chút.

Bạn cũng có thể kết hợp ăn với uống bằng cách đặt miếng thịt bên cạnh bát nước có nhỏ máu tươi, như thế chim sẽ vừa ăn vừa uống, tiện lợi hơn nhiều.

Lưu ý lúc đút thịt cho chúng ăn nhớ đưa từ trên xuống, dừng lại ở trước mỏ chim. Phải làm vậy thì ưng vốn có thói quen dùng móng để chụp con mồi, nếu sơ ý thì chúng sẽ làm tay bạn bị thương.

Chim ưng có giá bao nhiêu?

Đối với các giống chim ưng được nhân giống tại Việt Nam, loại nhỏ có mức giá khoảng 1 – 3 triệu VND; loại to sẽ nhích lên tầm 3 – 7 triệu đồng. Còn dòng nhập khẩu thì giá cả sẽ cao hơn nhiều, chắc chắn không dưới con số 20 triệu.

Dương Chòe: Bán Chim Săn Mồi Ưng Ấn, Shikra

Đang xem chuyên mục: CÂY CẢNH, VẬT NUÔI

Up tinTheo dõi tin này

Bán chim săn mồi : ưng ấn, shikra… bẫy / đút.

Bán chim cảnh các loại: chào mào, chòe, khuyên, mi, gáy, ngũ sắc…

Bán chim phóng sinh.

Nhận xay và sấy cám theo yêu cầu.

Liên hệ trước để có giá tốt nhất.

Dương Chòe – 0934.76.4078

ĐC: Chợ Hàng Hải Phòng – số 25 Hoàng Minh Thảo (gần 390 Nguyễn Văn Linh)

CÁC TIN CÙNG NGƯỜI ĐĂNG

Dương Chòe: Bán chim phóng sinh (05/05/2016)

Dương Chòe: Bán chòe than, chòe lửa, sáo nâu, yến phụng, chim phóng sinh (18/04/2016)

Dương Chòe: Bán chim phóng sinh và chim cảnh các loại (01/04/2016)

Dương Chòe: Bán khuyên đẹp (17/03/2016)

Dương Chòe: Bán chòe đất đầu vụ (10/03/2016)

Dương Chòe: Bán Chào mào các loại, Khuyên, Cu gáy, Quế lâm, Chim phóng sinh (13/11/2015)

Dương Chòe: Bán chòe lửa, chòe than, chòe than nam (13/11/2015)

Dương Chòe: Bán chim săn mồi ưng ấn, shikra (08/08/2015)

Dương Chòe: Bán chào mào, cu gáy, chòe than non, chòe lửa đực mái… (25/06/2015)

Dương Chòe: Bán buôn, bán lẻ chim cảnh các loại và thức ăn cho chim (12/05/2015)

CÁC TIN MỚI NHẤT CÙNG CHUYÊN MỤC: CÂY CẢNH, VẬT NUÔI

CÁC TIN ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT THUỘC CHUYÊN MỤC: CÂY CẢNH, VẬT NUÔI

Bán lưới bẫy chào mào, bẫy gà rừng, bẫy chim quốc, chim sẻ, chim khuyên, sâu đầu đỏ (13/03/2015) (35601 lượt xem)

Bán chim cảnh tại Hải Phòng (17/06/2015) (32916 lượt xem)

Chuyên thuốc cho gà đá thuốc gà đá breco, thuốc tăng lực gà đá, thuốc gà đá không chạy (04/02/2016) (29919 lượt xem)

CHUYÊN CUNG CẤP CHÀO MÀO HUẾ lô thứ 2 (11/01/2016) (21534 lượt xem)

Thuốc gà đá bán và cung cấp thuốc cho gà đá, các dịch vụ khác (17/12/2015) (21339 lượt xem)

Những ACE nào yêu quý cửa hàng chim cảnh Phùng Du xin vào đây . Chuyên cung cấp chào mào SongKon và Đèo Nam chuẩn vùng miền. Thông tin luôn cập nhật tại http://chimcanhviet.vn/forum/showthread.php?t=148821 (31/12/2013) (19538 lượt xem)

bán chó becgie lai 45 ngày tuổi chó bố chó mẹ đều là giống to đẹp (27/10/2013) (16524 lượt xem)

Bán cá chọi cảnh – betta dragon halfmoon, plakat… (22/07/2013) (14535 lượt xem)

Bán lồng chim làm thủ công /. (05/11/2013) (14110 lượt xem)

CHÒE THAN LONG AN _TIẾP TỤC CẬP BẾN, XIN KÍNH MỜI CÁC NGHỆ NHÂN NUÔI CHÒE (29/04/2015) (14036 lượt xem)

Cách Nuôi Và Huấn Luyện Chim Ưng Hiệu Quả

Hướng dẫn cách nuôi huấn luyện chim ưng

Chế độ ăn chim non

Một ngày trung bình hãy cho ăn 3-5 lần. Thức ăn nên được cắt nhỏ tránh tình trạng bị mắc cổ. Không nên cho ăn quá no mà cũng không để quá đói, như vậy chim mới phát triển.

Chế độ ăn cho chim ưng

Chim ưng nếu lớn cho ăn theo chế độ vào khoảng 10% trọng lượng cơ thể.Ví dụ chim 500g cho ăn 1 ngày 50g, kiểm tra cân nặng thường xuyên để xác định khẩu phần ăn có cân đối hay là chưa.

Bước 1: Giúp chim ứng làm quen với khẩu lệnh

– Bạn có thể huýt sáo hoặc dùng còi để ra khẩu lệnh cho chim.

– Khi cho chim ăn mỗi ngày thì bạn hãy vừa cho ăn vừa huýt sáo để cho chim dần dần quen với khẩu lệnh của bạn. Tuy nhiên với nghề nuôi chim ưng hiện đại hiện nay sẽ không huấn luyện chim ưng theo cách này vì sẽ làm mất bản năng vốn có của nó.

Bước 2: Luyện với mồi giả

Bạn hãy buộc thức ăn của chim vào mồi giả rồi luyện cho chim bay tới ăn trên mồi giả.

Bước 3: Luyện với mồi thật

Dùng một sợi dây dài chắc chắn căng ra, sau đó buộc 1 con thỏ, hoặc chuột đồng, gà…và để con chim ưng ở cuối dây, sao cho nó chỉ bay theo chiều dài của dây. Sau đó xua cho thú mồi chạy theo chiều dài của sợi dây. Nếu con chim ưng của bạn không đuổi theo mồi thật thì bạn hãy luyện lại với mồi giả.

Khi huấn luyện chim ưng thì bạn hãy dùng một chiếc mặt nạ bịt đầu nó lại, không cho nó thấy đường. Mục đích của việc làm này là để tránh cho chim giãy khi mới bẫy về và dùng làm cho con chim ưng của bạn bình tĩnh hơn.

Chim ưng được nuôi sẽ không được nhanh nhẹn như chim ưng trong tự nhiên và không phân biệt thế nào là động vật cần săn và thú nuôi trong nhà. Vì vậy bạn nên luyện cho chim tự tìm mồi và khả năng quặp con mồi, đặc biệt luyện bay nhiều vào.

Chim Ưng Thành Phố “Chung Thủy” Hơn Chim Ưng Nông Thôn

Sống ở khu vực đô thị, chim ưng Peregrine mặc dù có điều kiện gần với “hàng xóm” hơn nhưng chúng lại sống theo cặp rất chung thủy qua nhiều năm.

Nếu loạt phim truyền hình “Sex and the City” phần nào cho bạn thấy cuộc sống ở đô thị có đời sống khá phức tạp do vấn nạn ngoại tình của con người, thì một nghiên cứu mới về loài chim ưng Peregrine sống ở thành phố lại cho kết quả khá thú vị.

Ban đầu các nhà khoa học tin rằng, Peregrine khi di chuyển vào các vùng đô thị thường sống gần nhau, nên chúng có thể hoán đổi nhiều cặp bạn tình khác nhau. Thế nhưng theo một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí khoa học Public Library of Science One cho biết, các con chim ưng Peregrine ở vùng đô thị Chicago sống theo cặp một vợ một chồng rất chung thủy.

“Chim ưng Peregrine sống ở Chicago có điều kiện gần gũi nhau hơn so với các chim ưng sống ở môi trường nông thôn, và chúng ta đã nghĩ rằng chúng sẽ có nhiều bạn tình tiềm năng hơn. Mỗi mùa xuân loài chim này di cư phần lớn tới Canada. Nhưng hầu như tất cả các cặp chim ưng Peregrine sống ở khu vực thành phố vẫn ở lại và theo chế độ một vợ một chồng qua nhiều năm” – Tiến sĩ John Bates tại Fiel Museum nói.

Để xác thực điều này, nhóm nhà khoa học của Field Museum do Mary Hennen dẫn đầu đã thực hiện chương trình nghiên cứu “Chicago Peregrine Program” bằng cách xác định mắt cá chân và xét nghiệm DNA của chim ưng Peregrine nhằm kiểm chứng độ chung thủy của các cặp chim.

Kết quả xét nghiệm DNA của 35 mẫu máu chim ưng non cho kết quả chỉ có 1 mẫu máu chứng tỏ cặp bố mẹ chim này không chính xác. Hiện nhóm nghiên cứu vẫn đang tiếp tục tìm hiểu để lý giải thêm vì sao chim ưng sống ở thành phố lại có thói quen sống khác với đồng loại của chúng sống ở các khu vực khác.

Hiện nay chim ưng Peregrine đang sống và làm tổ ở nhiều khu vực thành phố khác nhau trên thế giới, trong đó có cả ở London, Anh. Đây là một trong những loài vật có tốc độ di chuyển nhanh nhất, đặc biệt khi săn mồi. Chúng có thể lao từ độ cao trên không trung xuống để bắt mồi với tốc độ chóng mặt 322 km/h. Một trong những cấu tạo giúp con chim lao nhanh như vậy là nhờ thân hình và đôi cánh của chúng được sắp xếp theo nhìn chữ V giúp cho tốc độ lao ít bị lực cản của không khí.