Nuôi Chim Khuyên Non / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Kinh Nghiệm Nuôi Khuyên Từ Non Lên Líu

Kinh nghiệm nuôi khuyên từ non lên líu

Chào các bạn hôm nay mình xin chia sẻ với các bạn chút ít kinh nghiệm sau một thời gian mình nuôi khuyên từ non lên líu

Đầu tiên khi bạn hãy chọn cho mình một chú khuyên ưng ý hoặc có thể nuôi cả tổ rồi chọn sau . Mỗi khi đút cho chim ăn thì bạn vừa huýt sáo vừa đút , cứ huýt 1-2 lần / 1 lần đút cám là ổn. Cứ như vậy thì khuyên sẽ quen với tiếng huýt sáo của bạn và sau này khi bạn huýt sáo thì nó sẽ hiểu là bạn sắp cho nó ăn và sau khi nó lớn hắn nó có thể sẽ hót mỗi khi bạn huýt sáo hoặc mỗi khi thấy bạn.

#Giai đoạn 2 : Khi khuyên đã biết chuyền cành nhưng vẫn phải đút :

Tầm này thì bạn nên tăng số lần huýt sáo tần suất huýt sáo lên để nó quen hơn mỗi khi bạn huýt sáo là nó sẽ hót theo . Khi nó không ăn nữa thì không nên ép . Và bạn phải nhớ không nên để cám quá lâu mà nên để đến lúc cho ăn thì hãy phải để cám không bị mất chất và giữ được hương vị của cám. Nếu sợ tốn tiền thì bạn có thể tự làm hoặc có thể mua loại cám Ba Vì giá chỉ 10k-15k thôi.

Sang giai đoạn này thì bạn nên mua các loại cám chuyên cho giai đoạn thay lông để khuyên có bộ lông óng mượt và sẽ nhanh căng lửa . Và bạn nhớ cho chim tắm nắng 15 phút vào buổi sáng và tắm nước mỗi ngày 1 lần.

Ở giai đoạn này chim sẽ nhát hơn lúc còn đang phỉa đút cám ví vậy bạn nên treo chim ở chỗ đông người và nên cho nó đi giao lưu để nhanh rạn . Nếu chọn được một chú khuyên có tố chất và nuôi dưỡng đúng cách thì bạn có thể có một chú chim hay .

Cách Nuôi Chim Chào Mào Non Tốt Nhất

Chào mào non cho ăn cám chim. Trộn cám hơi ướt, cho ăn thêm hoa quả và bánh kẹo mềm có vị ngọt, nếu mua được sâu cho ăn thêm. Không mua được sâu cho ăn thêm thịt lợn hoặc thịt bò đều được ( không nên ăn thịt sống dễ bị nhiễm bệnh từ gia xúc, không nên cho ăn cào cào vì hay có xán ).

Cách nuôi chim bổi thành chim thuần mồi: bắt đầu nuôi thì nên nuôi hai con, thường bổi đã đỏ tách thì khá nhát, nên ta phải treo gần người, nếu độ bay tung lồng của nó còn nhiều quá thì che bớt nữa lồng rồi từ từ thời gian mà mở dần ra. Ta cũng có thể để vào lồng hạn chế không cho tung đầu như lồng che bằng lưới ruồi, khiến nó không chui đầu ra tróc đầu chảy máu. Nếu có lở tróc đầu chảy máu thì, qua mùa thay lông miếng vảy đó sẽ tróc đi và mọc lông lên lại. Cách tập cho dạn người bằng cách treo gần chỗ người qua lại treo thấp ngang nửa thân người, khi nó ghiền ăn một món gì đó, ta nên đút cho nó ăn hơn là bỏ vào vào hủ đồ ăn, việc này sẽ giúp nó dạn hơn với chủ nó.

Trong thời gian nuôi cở 5 tháng đổi lên con chim phải khá dạn và hót siêng rồi. Lúc này ta nên để ý chăm nó tí, như siêng cho tắm hơn vì còn là bổi trời còn nhát lắm tuy nhiên các fans thấy cho tắm được từ ngày trước thì tốt lắm (cách cho tắm Bạch Đề sẽ xin viết sau). Ngoài việc để gần người, trong quá trình nuôi từ ngày mang về, ta nên treo nhiều chỗ, quanh nhà đặc biệt là trên cây, việc này giúp nó làm quen với chỗ lạ, mà sau này nó sẽ đấu bắt cứ nơi nào. Tránh cho đấu với chim mồi người ta nhiều(hoặc chim mồi của mình ở nhà nhiều) chỉ đôi khi kê tí mà thôi, bởi kê đấu nhiều lần như thế sẽ khiến nó sợ (bởi chim bổi chưa qua mùa thay lông không có độ sung nhất định, còn sợ người không đấu mạnh), cho dù ta nhìn nó vẫn đấu bình thường với chim mồi, nhưng không nên cho đấu lâu. Bởi rất chi là nhiều chim mồi hay mà đấu riết sau này hễ gặp đối thủ mạnh nó sẽ đấu tí là dừng đi, nên kê cho đấu với con ngang lứa với nó. Tôi nêu lên như thế vì cái này giúp cho độ sung của nó về sau này chớ không phải nhất thời thấy nó sung mà ta kê cho đấu đá vô độ.

Trong thời gian nuôi, nếu nó là chim dùng để bẫy sau này thì. Hầu hết ai cũng biết là đi bẫy phải cần cây sào lồng. Mà hơn phần nửa số Chào Mào nuôi qua mùa thay lông mà ta không dùng sào tập treo lồng thì nó sẽ sợ sào, bởi ta cầm cây sao đưa tới lồng. Bản năng của nó nghĩ mình sẽ dùng xua đuổi nó. Cách tốt nhất là gác cây sào vào chỗ chắc rồi treo lồng lên theo thế như ta đang cầm sào treo lồng vậy. Treo vài lần nó sẽ quen cây sào và không sợ nữa. Rồi cứ như thế nuôi qua một mùa thay lông thì nó sẽ đẹp và hay lên, muốn biết độ sung của nó thế nào thì nhờ một người bạn mang chim mồi lạ tới treo cho hót xem nó phản ứng thế nào. Chào Mào mà nghe giọng chim là nó hót đối lại sung lắm, và chim hay thì sẽ rút như vít vít vít liên hồi đó là thế kêu chim về lại lồng, mà ngoài rừng khi đi bẫy, chim trời tới lồng rồi bay thì nó sẽ rút như thế. Khi kê cho đấu thấy độ sung của nó đấu mạnh cách nhấp liên hồi, trận đấu kéo dài thì đã thành công rồi, còn nếu nó chưa sung lắm thấy đấu tí rồi ngừng thì đem ra khuất ngay. Treo cho hót qua lại và tiếp tục thử lại vài lần với thời gian cũng phải hơn 2 tuần. Các fans vẫn có thể mang đi thử, theo tôi thì nếu nuôi đúng một năm thì có thể cho đi tập trận rồi, tức là mang tới chỗ dợt treo cho hót, nhưng phải khuất không cho nhìn thấy chim khác. Cách tôi hay dùng là nuôi qua năm(một mùa thay lông) là mang đi bẫy tập trận cho nó vào mùa chim tơ. Ra rừng mới đầu thì chưa sung chớ đi vài lần nó sẽ sung hẵn lên, hay lên thấy rõ.

Và rồi trong thời gian trôi qua, ta chợt thấy chú chim ta chăm đã gọn đẹp lông lá mướt, đấu đá và hót hay, thì lúc đã ta tự thưởng có chính mình một cái gật đầu mãn nguyện.

Điều kiện nuôi Chào Mào thật đơn giản lắm không có gì khó. Ngoài bột/cám cào cào/côn trùng, đặc biệt là trái cây. Ta có thể cho chúng ăn đủ loại trái cây mềm đặc biệt là trái có màu đỏ như: cà chua, ớt Tây/ởt Đà Lạt loại to to, chuối, cam. Theo vào tài liệu tôi đọc thì, cà rốt rất chi là tốt. Được gọi là vua của rau quả. Vì nó cứng quá cho nên ta có thể hấp mềm cho chúng ăn. Bởi vì tôi tin là những loại rau có sắc màu đỏ này giúp chim Chào Mào giữ cái đít màu đỏ còn tốt cho dù nuôi lâu năm. Có ý kiến cho là ta nuôi theo môi trường tự nhiên của nó như cây xanh hoa hòe màu đỏ, lại ảnh hưởng tới nó. Như thời kỳ thay lông ta dùng áo trùm lồng màu sắc xanh, đỏ hoa hòe. Nếu được ta có thể thử hết những gì nêu ra. Bởi vì, đây là những kinh nghiệm của tôi và tôi cộng lại những kinh nghiệm của các cao thủ lâu năm trong nghề.

Phụ kiện lồng chim: Lồng cho Chào Mào thì không cầu kỳ quá, bởi chỉ cần đơn giản rộng rãi cho chim nhảy để cặp chân được khỏe là tốt. Vì ta nuôi lồng hẹp quá chim không được vận động tốt, khiến cặp chân yếu đi, đặc biệt nuôi từ chim con. Lồng nhỏ gọn trừ khi là để ép chim bổi để cho chúng dạn lẹ mà thôi. Khi đã khá dạn ta nên cho vào lồng rộng. Nói về chim con nuôi từ lúc mớm mồi thì cũng vậy. Khi chúng tự nhảy được thì loại này đã dạn. Ta không nên dùng lồng nhỏ mà nuôi vì tuổi chim con đang phát triển, không được độ dinh dưỡng tốt và điệu kiện hoạt động thì chim sẽ yếu đi mà thôi.

Cầu cho chim: hồi giờ tôi chỉ dùng loại to vừa đủ để chân chim bám vào, không quá to, lại không nhỏ, bởi vì nhỏ quá chim đậu lâu ngày móng sẽ mọc dài ra lẹ. Chân không được bám vững.

Bài viết: Cách nuôi chim chào mào non tốt nhấtĐánh giá: 4.5Người xem: Mua Bán Chim Cảnh ĐẹpNội dung xem: Cách nuôi chim chào mào non tốt nhất

Kỹ Thuật Nuôi Chim Vành Khuyên

Tìm hiểu về loài chim vành khuyên

Các loài chim trong họ này rất khó phân biệt theo bề ngoài, bộ lông ở các phần trên của chúng có màu hơi xỉn như màu ôliu ánh lục, nhưng một số loài có phần lông ở họng, ở ngực hoặc các phần dưới màu trắng hay vàng tươi. Còn vài loài có phần hông màu vàng sẫm như màu da bò. Tuy nhiên, tên gọi khoa học của chúng, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại để chỉ cái vành đai quanh mắt, xung quanh mắt của nhiều loài có một vành tròn màu trắng dề thấy. Chúng có các cánh thuôn tròn và các chân khỏe. Chiều dài cơ thể tối đa là 15cm.

Tất cả các loài trong họ này đều sống thành các bầy lớn và chúng chỉ tách ra khi tới mùa sinh sản, Lúc này, chúng sẽ làm tổ trên cây và đẻ từ 2 – 4 trứng màu lam nhạt không đốm. Thức ăn chủ yếu của chúng là côn trùng, nhưng loài chim này cũng ăn cả mật hoa và quả của nhiều loài thực vật. Loài vành khuyên châu Đại Dương lại gây hại ở các vườn nho tại Australia, do chúng khoét các quả nho và làm giảm phẩm cấp của nho.

Họ Vành khuyên được coi là một họ riêng biệt từ rất lâu trong lịch sử phân loại, do chúng nên đồng phát sinh khi xem xét về mặt hình thái và sinh thái, dẫn tới ít có sự bức xạ thích nghi và rẽ nhánh trong tiến hóa.

Chi Apalopteron, trước đây được đặt trong họ Hút mật (Meliphagidae), đã được chuyển tói họ Vành khuyên trên cơ sở của các chứng cứ di truyền. Chúng khác biệt một cách rõ nét về bẽ ngoài với các loài điển hình thuộc chi Vành khuyên (Zosterops)、nhưng lại khá gần với một vài chi sinh sống trong khu vực Micronesia. Kiểu màu lông của chúng là sự lưu giữ rõ đơn nhất của vành mắt trắng không hoàn hảo.

Năm 2003, Alice Cibois đã công bố các kết quả trong nghiên cứu của bà về các chuỗi dữ liệu ADN ti thể (mtDNA) cytochrome b và 12S/16S rRNA. Theo kết quả của bà, các loài chim dạng vành khuyên có thể đã tạo thành một nhánh chứa cả chi Khướu mào (Yuhina) là chi được đặt trong họ Họa mi (Timaliidae), chúng là một họ lớn. Theo các nghiên cứu ở mức phân tử trước đây cùng với các chứng cứ hình thái học đã đặt không dứt khoát các loài chim dạng Vành khuyên là cáo họ hàng gần gũi nhất của họ Timaliidae. Tuy nhiên, các loài trong họ vành khuyên là rất giống nhau vê thói quen và hành vi, trong khi các loài trong họ Họa mi lại khác nhau.

Cùng với các loài khướu mào (và có thể là cả một số chi khác của họ Timaliidae), thì các giới hạn giữa nhánh vành khuyên với nhánh họa mi “thật sự” trước kia trở nên không rõ ràng. Vì thế, có một số ý kiến khoa học năm 2007 đã nghiêng về phía hợp nhất nhánh chứa vành khuyên vào trong họ Timaliidae, dưới dạng của một phân họ có danh pháp là “Zosteropinae” (phân họ Vành khuyên). Tuy nhiên, có rất ít các loài trong họ Vành khuyên đã được nghiên cứu kỹ lưỡng với các kết quả mới và tất cả các loài này đều thuộc chi Zosterops mà tại thời điểm hiện nay chúng vẫn ở tình trạng lẫn lộn. Ngoài ra, nhiều chi/loài trong họ Họa mi vẫn chưa được giải quyết triệt để về quan hệ phát sinh loài.

Kỹ thuật nuôi chim vành khuyên Chu kỳ sinh lý của chim vành khuyên

Chim vành khuyên đực sử dụng tiếng hót để dụ chim vành khuyên cái trong mùa giao phối. Hơn nữa, vành khuyên đực là giống chim có trách nhiệm cùng con chim cái ấp trứng và cùng nuôi con trong suốt mùa sinh sản. Thông thường, mùa giao phối của chim vành khuyên là từ tháng 3 – 7 hàng năm (dương lịch) có những con chim vẫn hót trong tháng 10 – 2 năm sau, chim căng trái vụ là do: Những con chim non được sinh ra trong những tháng đầu vụ được sống trong môi trường tự nhiên tốt hoặc nuôi nhốt tốt sau 5 – 6 tháng đã căng và những con chim già gặp trở ngại trong mùa chim càng (Như bệnh tật, hoảng loạn trong nuôi nhốt) sẽ dẫn đến mùa căng trái vụ nhưng sau 1 – 2 vụ thay lông chim sẽ dần dần điều chỉnh cơ thể để dẫn đến căng đúng vụ. Trong mùa căng trái vụ chim không hót hay bàng chim đúng vụ, thời gian chim hót không được dài bằng chim đúng vụ.

Phương pháp nuôi chim vành khuyên đúng cách

-Trước hết là chế độ nuôi chim trong thời kỳ rụng lông: Trong thời kì này, chim yếu và thường ăn ít hơn vì thế người nuôi cần tìm cách để chim ăn nhiều và có các biện pháp đề phòng gió ảnh hưởng đến chim.

+ Để chim ăn nhiều thì trước hết người nuôi phải tăng cường hoa quả (loại chim rất thích ăn) và đạm tươi (châu chấu, cào cào và sâu).

十 Để đề phòng gió thì nên để chim những nơi có độ ẩm cao, yên tĩnh và trùm khăn lồng lại, hạn chế việc tiếp xúc với chim và không cho chúng tắm nhiều.

-Chế độ nuôi chim mọc lông: Khi chim mọc lông, nhu cầu chất dinh dưỡng tăng cao, vì vậy chúng ta cần bổ xung nhiều dinh dưỡng cho chim vào thời điếm này, ngoài lượng cám có thể tăng thêm trứng và nhộng (với cám đậu xanh), tăng cường các hoa quả có màu sắc sặc sỡ và có thể thêm một chút cà rốt vào cám nhằm mục đích cho chim lên màu đẹp hơn. Vào thời điểm này chúng ta bắt đầu cho chim tắm nắng và tăng số lần cho chim tăm nước trong một tuần lên. Khi chim bát đầu mọc lông trở lại cũng có nghĩa là chúng bắt đầu có lửa. Tuy nhiên, giai đoạn này người nuôi không nên cho chim ở cạnh những con khác căng quá vì nó sẽ lấn áp con chim mới mọc lông và sẽ ảnh hương đến quá trình phát triển của nó.

-Chế độ nuôi chim khi chưa căng: Khoảng 1 tháng sau khi mọc lông là quãng thời gian chim chưa căng lửa, thời kì này nuôi dễ nhất vì chim đang đạt trạng thái cân bằng, tuy nhiên mục đích của chúng ta là làm thế nào để chim có lửa. Chính vì thế mà người nuôi nên tăng cường một số thành phần có tính nóng trong cám như: Bột tép, đường, bột sâu khô. Cũng trong thời điểm này nên hạn chế hoa quả cho chim, cho ăn rất ít hoặc có thể không cho ăn. Khi những chú chim hót những điệu ban đầu thì mục tiêu huấn luyện chim đã hoàn thành một nửa.

Chế độ nuôi chim khi căng lửa: Đây là thời gian nuôi khó nhất. Lúc này, người nuôi sẽ có 2 mục cần quan tâm đó là dinh dưỡng và chế độ đi dượt.

+ Về dinh dưỡng: Chim căng lửa cần tiêu thụ một lượng năng lượng rất lớn để hót, khi chim căng lửa chúng thường ăn ít hơn, vì thế các thành phần của cám phải thật hợp lý với nhu cầu của từng con. Lấy 1 ví dụ là con chim khi căng lửa được tăng lượng trứng và bột tép trong thức ăn không nên đưa thêm các loại thức ăn nào mới vào thành phần của cám ở thời điểm này vì mỗi chú chim một khác.

+ Về chê độ đi dượt: Theo một số người có kinh nghiệm nuôi chim từ lâu. Trong tuần đi dượt không nên cho chim đi quá nhiều 2 – 3 lần một tuần. Khi chim lên giàn, nên để ngoài rìa trước cho chim quen không khí. Một thời gian sau nên cho lại gần hơn, chú ý khi gặp con chim nào quá hăng thì nên di cư con chim nhà bạn đi nơi khác. Khi bắt đầu quen với việc lên giàn thì nó có thể là một chú chim để chơi thật sự.

Một số loại trái cây dành cho chim vành khuyên

Từ ý kiến thức thực tê của người nuôi có mọt số loại hoa quả cụ thể sau đó:

-Chuối tây (chuối sứ): Rất tốt cho chim, đi phân khô, không bị tiêu chảy.

-Dưa leo: Giúp cơ thể chim mát, lông mượt, ở phía nam dưa leo được nhiều người sử dụng cho chim vành khuyên ăn.

Cách sử dụng:

+ Đối với chuối (không nên quá chín, vừa xanh vừa vàng là được, giống như hình trên), dưa leo, cà rốt. Tất cả đem cắt lát nhỏ, dày khoảng 1,5cm, gắn vào trong lồng cho chim ăn.

+ Cam, cà chua: cắt khoảng 1/4 trái, dùng tăm gắn vào nang lồng cho chim ăn.

Cách Nuôi Chim Cu Gáy Non Mới Nở Đúng Cách

Hướng dẫn cách nuôi chim cu gáy non mới nở

Chim non mới nở rất yếu ớt, chưa thể mở mắt và tự ăn được vì vậy mà việc chăm sóc hoàn toàn chim con phải nhờ vào chim bố mẹ. Ngoài ra để cho chim non ăn mà không cần đến chim bố mẹ thì bạn có thể thực hiện bằng cách sau:

Dùng chai nhựa nhỏ ( có vòi giống chai thuốc nhỏ mắt), sau đó lấy khoảng 3 muỗng canh bột chim ăn, khuấy đều với một ít nước ấm cho thành hỗn hợp đặc sánh và cho vào chai, nhẹ nhàng xịt vào miệng cho chim non ăn, lưu ý mỗi lần chỉ cho chim ăn một ít để tránh chim bị nghẹn. Nếu chúng không tự mở miệng thì bạn có thể dùng tay mở nhẹ miệng cho chim ăn. Sau vài lần chim non sẽ quen và có thể tự mở miệng để ăn.

Khi chim non đã bắt đầu mọc đầy đủ lông cánh thì bạn hãy lấy cám và hạt kê thả dưới đáy lồng, chim sẽ tự mổ và ăn.

Lồng nuôi chim chọn lồng đơn, mỗi lồng 1 con Chim Cu gáy kích thước 40 – 60 cm. Hai bên bạn cần phải làm 2 màng vải giữ chim yên tỉnh hoặc khi bạn di chuyển vị trí này đến vị trí khác chim không bị giật mình.

Để chim có giọng gù hay thì mỗi khi đến bên lồng chim, bạn hãy tập phát âm giống như tiếng chim gù “cục cu, cục cu..” tiếng phát âm càng ngày càng nhanh dần để tập cho chim thói quen phát âm.

Ngoài ra, nguồn thức ăn nên chú trọng, Chim Cu gáy ăn hạt hoặc cho ăn bông cỏ, lúa mạch. Một vài các loại hạt thông thường chim cu rất thích đó là bo bo, lúa mì và hạt kê.

Vấn đề bạn cần quan tâm thêm đó là chiu cu gáy chịu lạnh kém, cần phải giữ ấm cho chúng khi nhiệt độ xuống thấp nhất là vào mùa đông ở miền Bắc. Còn chúng lại chịu nhiệt tốt nên không cần quá lo lắng.

Wiki Cách Làm