Nuôi Chim Khuyên Mộc / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Cách Nuôi Khuyên Từ Mộc Đến Líu

Phần 1: Cách vào cám và thuần dưỡng chimKhi đã chọn được chim ưng ý bạn nên mua cho chim 1 chiếc lồng tiêu chuẩn là loại lồng có đường kính đáy 21cm, chiều cao tính từ đáy lên nóc lồng 35cm, lồng có 48 – 50 nan chỉ sử dụng tối đa 2 cóng thức ăn 1 ống thủy tinh đựng nước nắp ở ngoài lồng. Nên sử dụng đĩa CD hoặc miếng nhựa trong được gắn vững chắc lên đỉnh lồng ở phía trong có tác dụng ngăn cho chim nhảy lộn (Chim càng hay càng có nhiều tật ngoái tiện lộn)Để chim vào cám các bạn nên mua chuối tây bỏ vỏ, cắt miếng nhỏ bóp với cám đậu xanh trứng gà (Cách làm cám sẽ được viết vào mục sau) có thể cho thêm Sâu Quy, Sâu gạo, hoặc Châu chấu non (nhớ bỏ càng) cho chim ăn như vậy sau 3 ngày bạn từ từ giảm bớt chuối, sâu, châu chấu đến khi còn cám không (thời gian khoảng 10 ngày). Những ngày này chim còn yếu hay hoảng loạn bạn nên treo chim ở chỗ cao yên tĩnh, tránh nắng, gió.Sau 13 ngày bạn đã có 1 con chim mộc đã biết ăn cám và sức khỏe tạm ổn định. Bạn mới bắt đầu chuyển sang cách thuần dưỡng chim.1. Bạn nên chọn chỗ treo chim nơi đông người qua lại khoảng cách treo ngang mặt người.2. Hàng ngày bạn dành cho chim khoảng nửa tiếng vào lúc chiều tối để ôm chim vào lòng hai tay thỉnh thoảng vỗ nhè nhẹ vào lồng. Sau 15 ngày bạn đã có 1 con chim mộc thuần.Về phần dưỡng bạn nên cho chim 1 cóng cám đủ ăn trong khoảng 1 -2 ngày (sau hết ngày thứ 2 nếu chim ăn không hết nên đổ bỏ để tránh mốc cám)buổi sáng khoảng 5 con sâu, buổi chiều khoảng 4h cho tiếp 5 con. Nếu không có sâu bạn có thể thay bằng châu chấu. Hai ngày bạn cho ăn 1/2 lát chuối tây mỏng khoảng 1/2cm (có thể thay bằng các loại hoa quả khác được nhưng những loại thay thế phải mang tính ôn ấm), cách 1 ngày cho chim tắm 1 lần.Nếu sử dụng loại cám có chất lượng tốt tôi đảm bảo sau 3 tháng bạn có 1 con chim líu khá hay.

Luận bàn: Nên sử dụng loại cám nào cho những chú chim yêu dấu của bạnKhi lập ra topic này tôi đã biết sẽ có 1 ngày nào đó phải viết ra bài luận này nhưng không nghĩ rằng nó nhanh đến như vậy tại vì để đi được đến bài luận này một trang mạng khác chúng ta (cũng về SVC) phải đi mất 18 tháng. Điều đó chứng tỏ rằng ngày càng có nhiều bác rất yêu thích chim Vành Khuyên và trình độ nuôi chim của các bác tiến bộ rất nhanh chóng, vượt bậc. Bài viết này của tôi không mượn ý tưởng của bất cứ ai và nội dung của nó hoàn toàn là của riêng tôi.Hiện tại trên thị trường có bán rất nhiều loại cám nhưng theo tôi nó được chia làm 3 chủng loại sau: 1- Cám nuôi thông thường (Cám đậu xanh trứng)2- Cám sử dụng cho chim căng (Cám líu)3- Cám công kích (Được sử dụng cho chim đi thi đấu)cả 3 loại này đều có của Việt Nam và Trung Quốc1- Cám nuôi thông thường là loại cám mà trong Topic này tôi đã viết trên những trang trước.Của Trung Quốc cũng có với giá thành khoảng 80.000VND/5 lạng sử dụng tốt để nuôi chim mộc và chim trong thời kỳ thay lông. Ưu điểm: Chim cho ra mầu lông đẹp, khỏe mạnh, phòng chống tốt các bệnh thường gặp như đi ỉa hoặc cúm.Nhược điểm: Không có2- Cám sử dụng cho chim căng (Cám líu): A: Của Việt Nam được chế tạo dựa trên cám nuôi thông thường nhưng được tăng thêm hàm lượng đạm (Ví dụ: Đưa thêm cật gà – Ngọc kê gà không phải quả tối gà – với tỷ lệ 10%, cộng thêm không quá 5% kỳ tử, khởi tử hoặc tam thất – Đây là những vị thuốc bắc – có tác dụng bổ dương ích khí. Ưu điểm: Chim líu khỏe hơn nhiều đạt được độ căng đỉnh điểm, thời gian đỉnh điểm kéo dài. Nhược điểm: Thời gian nên đỉnh điểm của chim lâu, người nuôi phải chuyển từ cám nuôi thông thường sang cám líu một cách từ từ bằng cách trộn đều 2 loại cám trên từ 30% – 50% – 90% tránh sốc cám dẫn đến chim mắc bệnh đi ỉa.B: Của Trung Quốc được chế tạo như cám nuôi thông thường ( Tất nhiên là cám nuôi của họ không phải là đậu xanh trứng mà là đậu lành và các loại hoa quả được sấy khô tán nhỏ trộn đều và ép hạt) được tăng thêm thuốc kích dục với tỷ lệ bí mật chỉ có nhà sản xuất mới biết được. Ưu điểm: Chim líu rất khỏe đạt được độ căng đỉnh điểm rất nhanh khoảng 21 ngày kể từ ngày chim thay lông xong và chuyển từ cám nuôi của họ sang cám líu cũng của họ. Nhược điểm: Thời gian chim ở đỉnh điểm ngắn, mầu lông chim ở vụ thay lông sau xấu, thời gian thay lông kéo dài.3- Cám công kích: Của Việt Nam và Trung Quốc đều tăng mạnh hàm lượng thuốc kích dục. Ưu điểm: Chim líu đến điên cuồng. Nhược điểm: Nếu sử dụng quá 20 ngày chim bị bó lông, xoắn lông, hóc lông, dẫn đến chim không thay được lông, có thể dẫn đến hỏng chim ( Những người sử dụng loại cám này là những kẻ háo danh vô lương tâm và độc ác ).Bài luận này chắc không tránh khỏi những thiếu sót mong các bác cứ thoải mái phản biện.

Chu kỳ sinh lý của chim Vành KhuyênChim Vành Khuyên đực sử dụng tiếng hót để dụ chim Vành Khuyên cái trong mùa giao phối, Vành Khuyên đực là giống chim có trách nhiệm cùng con chim cái ấp trứng và cùng nuôi con trong suốt mùa sinh sản. Thông thường mùa giao phối của chim Vành Khuyên là từ tháng 3 đến tháng 7 hàng năm (dương lịch) và đấy cũng là mùa chim căng trong tự nhiên cũng như nuôi nhốt. Và cũng đã có người hỏi tôi rằng tại sao chim của tôi vẫn hót trong những tháng 10 đến tháng 2 sang năm, tôi đã giải thích và lý giải rằng đấy là chim căng trái vụ trường hợp này được lý giải như sau: Những con chim non được sinh ra trong những tháng đầu vụ được sống trong môi trường tự nhiên tốt hoặc nuôi nhốt tốt sau 5 đến 6 tháng đã căng và những con chim già gặp trở ngại trong mùa chim căng (Như bệnh tật, hoảng loạn trong nuôi nhốt) sẽ dẫn đến mùa căng trái vụ nhưng chắc chắn rằng sau 1 đến 2 vụ thay lông chim sẽ dần dần điều chỉnh cơ thể để dẫn đến căng đúng vụ. Trong mùa căng trái vụ này chim thực sự không hót hay được bằng chim đúng vụ thời gian chơi hót không được dài bằng chim đúng vụ.Đây là mấy lời lý giải không đầy đủ của tôi mong các bác tham khảo, Bác nào có lý giải hay hơn mong được lĩnh hội.

Kỹ Thuật Nuôi Chim Khuyên

Chim Vành khuyên là một giống chim nhỏ tựa như chim sâu, vẻ bề ngoài trông không hấp dẫn, xinh đẹp như các loài chim cảnh khác nhưng chúng cũng có cái hấp dẫn riêng, tiếng hót riêng rất hay nếu chúng ta nắm vững các kỹ thuật nuôi cơ bản sau đó hướng dẫn thuần hóa chúng thành một người bạn tri kỷ của mình.

Tóm tắt nội dung bài viết

Chọn giống trống mái

Cách chọn chim Vành khuyên mộc phải nhanh nhẹn, mỏ mỏng có giọng to, tu cuồn cuộn thìa là chim đực, chim cái hoàn toàn không hót vì tu nhỏ.

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Vành khuyên

Giống như các loài chim khác, khi mới bắt chim Vành khuyên về nuôi cần phải treo lồng chim ở những nơi yên tĩnh, ít người qua lại, tránh làm chim sợ hãi vì lúc này điều kiện sống thay đổi chúng vẫn còn nhút nhát không dám gần ai. Sau đó cần phải chuẩn bị đồ ăn, đồ uống sẵn trong lồng như một hộp đựng bột đậu xanh trộn trứng, một hộp đựng cào cào non và nửa trái chuối xiêm. Cho đến khi chim quen dần mới hé mở lồng để chim tiếp xúc với thế giới xung quanh.

Dinh dưỡng cho chim Vành khuyên

Một số loại thức ăn trái cây thích hợp cho chim Vành khuyên như chuối, cam, cà chua, dưa leo, cà rốt… Những thức ăn này sẽ giúp cho chim giải nhiệt, giúp chim mát có bộ lông mượt mà. Cách chế biến bạn xay nhỏ thức ăn ra trộn với cám rồi cho chim ăn.

Cách tắm và vệ sinh cho chim Vành khuyên

Mùa Hè trời nóng bức bạn cần phải thay nước uống cho chim 2 lần/1 ngày, tránh treo chim nơi nắng gắt . Vì thời tiết nóng nên nước trong cóng cũng nóng nên chim không dám uống, do thiếu nước nên chim bị hốc, xõa cánh, há mỏ. Dẫn đến chim bị tiêu chảy.

Sau vài ba tháng, có khi đến năm 6 tháng ta mới bắt đầu nghe chim cất giọng, nghĩa là hót tỉ tê với nhiều âm điệu líu lo, đó là thời kỳ chim đã thuần hóa rồi. Vì vậy bạn cần luyện giọng cho Vành khuyên hót hay bằng cách treo lồng gần các lồng chim lạ.

Kỹ Thuật Nuôi Chim Vành Khuyên

Tìm hiểu về loài chim vành khuyên

Các loài chim trong họ này rất khó phân biệt theo bề ngoài, bộ lông ở các phần trên của chúng có màu hơi xỉn như màu ôliu ánh lục, nhưng một số loài có phần lông ở họng, ở ngực hoặc các phần dưới màu trắng hay vàng tươi. Còn vài loài có phần hông màu vàng sẫm như màu da bò. Tuy nhiên, tên gọi khoa học của chúng, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại để chỉ cái vành đai quanh mắt, xung quanh mắt của nhiều loài có một vành tròn màu trắng dề thấy. Chúng có các cánh thuôn tròn và các chân khỏe. Chiều dài cơ thể tối đa là 15cm.

Tất cả các loài trong họ này đều sống thành các bầy lớn và chúng chỉ tách ra khi tới mùa sinh sản, Lúc này, chúng sẽ làm tổ trên cây và đẻ từ 2 – 4 trứng màu lam nhạt không đốm. Thức ăn chủ yếu của chúng là côn trùng, nhưng loài chim này cũng ăn cả mật hoa và quả của nhiều loài thực vật. Loài vành khuyên châu Đại Dương lại gây hại ở các vườn nho tại Australia, do chúng khoét các quả nho và làm giảm phẩm cấp của nho.

Họ Vành khuyên được coi là một họ riêng biệt từ rất lâu trong lịch sử phân loại, do chúng nên đồng phát sinh khi xem xét về mặt hình thái và sinh thái, dẫn tới ít có sự bức xạ thích nghi và rẽ nhánh trong tiến hóa.

Chi Apalopteron, trước đây được đặt trong họ Hút mật (Meliphagidae), đã được chuyển tói họ Vành khuyên trên cơ sở của các chứng cứ di truyền. Chúng khác biệt một cách rõ nét về bẽ ngoài với các loài điển hình thuộc chi Vành khuyên (Zosterops)、nhưng lại khá gần với một vài chi sinh sống trong khu vực Micronesia. Kiểu màu lông của chúng là sự lưu giữ rõ đơn nhất của vành mắt trắng không hoàn hảo.

Năm 2003, Alice Cibois đã công bố các kết quả trong nghiên cứu của bà về các chuỗi dữ liệu ADN ti thể (mtDNA) cytochrome b và 12S/16S rRNA. Theo kết quả của bà, các loài chim dạng vành khuyên có thể đã tạo thành một nhánh chứa cả chi Khướu mào (Yuhina) là chi được đặt trong họ Họa mi (Timaliidae), chúng là một họ lớn. Theo các nghiên cứu ở mức phân tử trước đây cùng với các chứng cứ hình thái học đã đặt không dứt khoát các loài chim dạng Vành khuyên là cáo họ hàng gần gũi nhất của họ Timaliidae. Tuy nhiên, các loài trong họ vành khuyên là rất giống nhau vê thói quen và hành vi, trong khi các loài trong họ Họa mi lại khác nhau.

Cùng với các loài khướu mào (và có thể là cả một số chi khác của họ Timaliidae), thì các giới hạn giữa nhánh vành khuyên với nhánh họa mi “thật sự” trước kia trở nên không rõ ràng. Vì thế, có một số ý kiến khoa học năm 2007 đã nghiêng về phía hợp nhất nhánh chứa vành khuyên vào trong họ Timaliidae, dưới dạng của một phân họ có danh pháp là “Zosteropinae” (phân họ Vành khuyên). Tuy nhiên, có rất ít các loài trong họ Vành khuyên đã được nghiên cứu kỹ lưỡng với các kết quả mới và tất cả các loài này đều thuộc chi Zosterops mà tại thời điểm hiện nay chúng vẫn ở tình trạng lẫn lộn. Ngoài ra, nhiều chi/loài trong họ Họa mi vẫn chưa được giải quyết triệt để về quan hệ phát sinh loài.

Kỹ thuật nuôi chim vành khuyên Chu kỳ sinh lý của chim vành khuyên

Chim vành khuyên đực sử dụng tiếng hót để dụ chim vành khuyên cái trong mùa giao phối. Hơn nữa, vành khuyên đực là giống chim có trách nhiệm cùng con chim cái ấp trứng và cùng nuôi con trong suốt mùa sinh sản. Thông thường, mùa giao phối của chim vành khuyên là từ tháng 3 – 7 hàng năm (dương lịch) có những con chim vẫn hót trong tháng 10 – 2 năm sau, chim căng trái vụ là do: Những con chim non được sinh ra trong những tháng đầu vụ được sống trong môi trường tự nhiên tốt hoặc nuôi nhốt tốt sau 5 – 6 tháng đã căng và những con chim già gặp trở ngại trong mùa chim càng (Như bệnh tật, hoảng loạn trong nuôi nhốt) sẽ dẫn đến mùa căng trái vụ nhưng sau 1 – 2 vụ thay lông chim sẽ dần dần điều chỉnh cơ thể để dẫn đến căng đúng vụ. Trong mùa căng trái vụ chim không hót hay bàng chim đúng vụ, thời gian chim hót không được dài bằng chim đúng vụ.

Phương pháp nuôi chim vành khuyên đúng cách

-Trước hết là chế độ nuôi chim trong thời kỳ rụng lông: Trong thời kì này, chim yếu và thường ăn ít hơn vì thế người nuôi cần tìm cách để chim ăn nhiều và có các biện pháp đề phòng gió ảnh hưởng đến chim.

+ Để chim ăn nhiều thì trước hết người nuôi phải tăng cường hoa quả (loại chim rất thích ăn) và đạm tươi (châu chấu, cào cào và sâu).

十 Để đề phòng gió thì nên để chim những nơi có độ ẩm cao, yên tĩnh và trùm khăn lồng lại, hạn chế việc tiếp xúc với chim và không cho chúng tắm nhiều.

-Chế độ nuôi chim mọc lông: Khi chim mọc lông, nhu cầu chất dinh dưỡng tăng cao, vì vậy chúng ta cần bổ xung nhiều dinh dưỡng cho chim vào thời điếm này, ngoài lượng cám có thể tăng thêm trứng và nhộng (với cám đậu xanh), tăng cường các hoa quả có màu sắc sặc sỡ và có thể thêm một chút cà rốt vào cám nhằm mục đích cho chim lên màu đẹp hơn. Vào thời điểm này chúng ta bắt đầu cho chim tắm nắng và tăng số lần cho chim tăm nước trong một tuần lên. Khi chim bát đầu mọc lông trở lại cũng có nghĩa là chúng bắt đầu có lửa. Tuy nhiên, giai đoạn này người nuôi không nên cho chim ở cạnh những con khác căng quá vì nó sẽ lấn áp con chim mới mọc lông và sẽ ảnh hương đến quá trình phát triển của nó.

-Chế độ nuôi chim khi chưa căng: Khoảng 1 tháng sau khi mọc lông là quãng thời gian chim chưa căng lửa, thời kì này nuôi dễ nhất vì chim đang đạt trạng thái cân bằng, tuy nhiên mục đích của chúng ta là làm thế nào để chim có lửa. Chính vì thế mà người nuôi nên tăng cường một số thành phần có tính nóng trong cám như: Bột tép, đường, bột sâu khô. Cũng trong thời điểm này nên hạn chế hoa quả cho chim, cho ăn rất ít hoặc có thể không cho ăn. Khi những chú chim hót những điệu ban đầu thì mục tiêu huấn luyện chim đã hoàn thành một nửa.

Chế độ nuôi chim khi căng lửa: Đây là thời gian nuôi khó nhất. Lúc này, người nuôi sẽ có 2 mục cần quan tâm đó là dinh dưỡng và chế độ đi dượt.

+ Về dinh dưỡng: Chim căng lửa cần tiêu thụ một lượng năng lượng rất lớn để hót, khi chim căng lửa chúng thường ăn ít hơn, vì thế các thành phần của cám phải thật hợp lý với nhu cầu của từng con. Lấy 1 ví dụ là con chim khi căng lửa được tăng lượng trứng và bột tép trong thức ăn không nên đưa thêm các loại thức ăn nào mới vào thành phần của cám ở thời điểm này vì mỗi chú chim một khác.

+ Về chê độ đi dượt: Theo một số người có kinh nghiệm nuôi chim từ lâu. Trong tuần đi dượt không nên cho chim đi quá nhiều 2 – 3 lần một tuần. Khi chim lên giàn, nên để ngoài rìa trước cho chim quen không khí. Một thời gian sau nên cho lại gần hơn, chú ý khi gặp con chim nào quá hăng thì nên di cư con chim nhà bạn đi nơi khác. Khi bắt đầu quen với việc lên giàn thì nó có thể là một chú chim để chơi thật sự.

Một số loại trái cây dành cho chim vành khuyên

Từ ý kiến thức thực tê của người nuôi có mọt số loại hoa quả cụ thể sau đó:

-Chuối tây (chuối sứ): Rất tốt cho chim, đi phân khô, không bị tiêu chảy.

-Dưa leo: Giúp cơ thể chim mát, lông mượt, ở phía nam dưa leo được nhiều người sử dụng cho chim vành khuyên ăn.

Cách sử dụng:

+ Đối với chuối (không nên quá chín, vừa xanh vừa vàng là được, giống như hình trên), dưa leo, cà rốt. Tất cả đem cắt lát nhỏ, dày khoảng 1,5cm, gắn vào trong lồng cho chim ăn.

+ Cam, cà chua: cắt khoảng 1/4 trái, dùng tăm gắn vào nang lồng cho chim ăn.

Cách Thuần Chim Họa Mi Mộc

– Chúng ta sẽ bắt đầu từ khái niệm “chim họa mi mộc”. Người chơi chim sử dụng từ “mộc” để nói về những con chim vừa bắt từ rừng về. Đặc điểm cơ bản nhất của chim trong thời kỳ này là sự hoảng sợ, nhút nhát. Nuôi chim trong kỳ này rất vất vả, khó khăn bởi chúng chưa quen với cuộc sống trong lồng. Mỗi khi thấy bóng người là mỗi lần bay nhảy loạn xạ, đâm đầu vào các nan lồng dẫn tới rách đầu, chảy máu, xã cánh, gãy đuôi… Có con chim thậm chí còn nhất quyết không chịu ăn dẫn tới tử vong. Nếu bạn không phải là người nuôi chim có nhiều kinh nghiệm thì tốt nhất không nên chọn mua và nuôi chim họa mi trong thời kỳ này. Tốt nhất là nên mua những con chim tương đối thuần, đã biết ăn cám và cất tiếng hót trong lồng.

– Để thuần hóa chim mộc, những người buôn bán chim hoặc nuôi nhiều chim thường có một cái “lồng cũi”, cái lồng này được chia làm nhiều ngăn nhỏ với khoảng không chỉ vừa đủ để chim xoay người. Mỗi ngăn có hai cóng nhỏ để nước và thức ăn. Mục đích của việc dùng lồng cũi là hạn chế cho chim bay nhảy loạn xạ, bước đầu tạo thói quen “đứng cầu”, ăn cám. Tất nhiên thời gian đầu, người chủ còn cho chim ăn cả các loại côn trùng hoặc thức ăn tự nhiên quen thuộc với cuộc sống hoang dã của nó nữa.

– Không giống như nhiều loại chim khác, chim họa mi rất hiếu thắng vì vậy bạn không nên để những con chim đực “tạm” ở gần những con chim “thuần”. Nếu như bạn nuôi khướu, việc treo hai con chim đực ở gần nhau đem lại hiệu quả tích cực là chúng có thể học tập giọng hót cũng như phản xạ của nhau thì việc treo hai chim họa mi đực ở gần nhau lại đem đến những kết quả tiêu cực. Là giống chim hiếu thắng xuất phát từ bản năng tranh giành chim mái, hơn nữa trong tự nhiên, họa mi thường sống đơn lẻ trên những “lãnh địa” riêng nên nó sẽ không chấp nhận sự có mặt của kẻ “phá đám”; họa mi đực thuần sẽ có hành động “dằn mặt” con chim mới khiến cho nó thêm hoảng sợ. Mỗi lần mở mỏ định hót là mỗi lần chim thuần lớn tiếng đe dọa, cảnh cáo. Vì vậy chú chim mới mang về còn lâu mới dám thể hiện giọng ca của mình. Kinh nghiệm rút ra là nên ốp đực bằng mái và ngược lại nên ốp mái bằng đực.

– Có thể nói chăm sóc chim “tạm” là giai đoạn vất vả nhất trong quá trình thuần hóa chim họa mi. Nếu như ở thời kỳ “mộc”, người chủ chỉ việc tiếp nước và thức ăn cho chim trong lồng cũi thì ở giai đoạn “chim tạm” bạn phải tập cho chim những thói quen và phản xạ cần thiết khi sống trong lồng. Bạn nên cố gắng thực hiện những công việc chăm sóc chim một cách đều đặn và cố định vào mỗi giờ trong ngày, chẳng hạn sáng mở áo lồng vào một giờ cố định, sau đó treo chim ở một chỗ cố định, tiếp thức ăn, nước uống vào một giờ cố định… để tạo cho chim có những “phản xạ có điều kiện” phù hợp với cuộc sống trong lồng.

– Khi chim mới đưa vào lồng nuôi, do chưa quen với việc tiếp xúc với con người nên bạn phải chấp nhận một thực tế là không thể ngày nào cũng “sờ mó” vào lồng chim được. Bạn nên để hai cóng đựng thức ăn đầy cho chim ăn dần trong ba bốn ngày. Tất nhiên lồng chim của bạn lúc này rất “nặng mùi” và không còn cách nào khác là phải “sống chung” với thứ mùi mới mẻ này. Giải pháp tối ưu là bạn nên treo chim tránh xa những nơi sinh hoạt thường nhật của gia đình để “không ai đụng cham đến ai cả”.

– Cùng với thời gian, tùy theo tính cách của con chim dạn hay ít dạn người hơn, bạn hé dần, hé dần áo lồng cho chim dần làm quen với môi trường xung quanh. Bạn cũng nên tăng dần cường độ tiếp xúc với chim bằng cách tiếp thức ăn hàng ngày, cho chim ăn mồi sống, thay nước, tắm cho chim… Và, như tôi đã trình bày ở phần trên, nếu có thể, hãy luôn cho chim đực được “ốp mái”. Nhưng vào ban ngày, bạn nên treo tách chim đực và chim mái ra để chim đực, khi nghe thấy tiếng chim mái gọi, sẽ luyện tập giọng hót của mình và thể hiện những “tuyệt chiêu” mà có khi bạn cũng không ngờ tới.

– Khi con chim mới về nhà bạn, trừ khi bạn mua “chim thuộc”, không bao giờ bạn có ngay một chú chim ưng ý cả. Hoặc là không hót, hoặc là lông cánh rách, hoặc là nát mặt chảy máu… hoặc là tất cả những điều đó. Nhưng bạn yên tâm, chỉ cần kiên nhẫn chăm sóc, chú chim của bạn không sớm thì muộn cũng sẽ đạt tiêu chuẩn thôi. Tôi còn nhớ khi mới mang chim về, mỗi lần cho chim tắm tôi xót hết cả ruột khi nhìn chú chim bay nhảy loạn xạ, rách đầu rách mặt… Nhưng đó là thực tế mà mỗi người chúng ta phải chấp nhận khi đưa một sinh vật hoang dã vào trong cuộc sống con người.

– Một điều cũng hết sức quan trọng khi chăm sóc chim là lúc nào cũng phải dịu dàng, nhẹ nhàng và âu yếm chú chim. Chưa có khoa học nào chứng minh về thái độ chăm sóc chim ảnh hưởng như thế nào tới mức độ thuần của chim nhưng tôi dám chắc rằng khi bạn treo chim, hạ chim, phủ áo lồng cho chim, cho chim ăn, thay nước uống, tắm cho chim… bằng sự dịu dàng, nhẹ nhàng, âu yếm, hiệu quả thuần hóa chim sẽ cao hơn rất nhiều với một thái độ dửng dưng, một khuôn mặt dữ tợn hay những hành động mạnh bạo.

– Tóm lại việc chăm sóc và thuần hóa chim hoạ mi rất vất vả đòi hỏi người chơi phải có sự kiên nhẫn, tỉ mỉ. Nhưng nếu bạn thực sự có tình yêu với loài chim này, bạn sẽ vượt qua tất cả khó khăn và khi chú chim của bạn cất cao tiếng hót, trổ tài, khoe sắc bạn sẽ thấy hạnh phúc vô cùng.

– Sẽ đến một lúc nào đó, khi bạn mở áo lồng chim, cho chim ăn hay tắm cho chim… bạn sẽ thấy chú chim không còn bay nhảy lộn xộn nữa mà chỉ nhảy vài cái lấy lệ. Trông thấy bạn nó không còn sự hoảng sợ nữa mà như nhìn thấy người quen. Vào mỗi buổi bình minh, bạn treo chim ra ngoài đón những tia nắng ban mai dịu nhẹ, âm áp, chú chim của bạn bình tĩnh mở mỏ cất tiếng hót đón chào ngày mới… Khi ấy, có thể nói bạn đã thành công trong việc thuần hóa chim họa mi rồi.

– Ngay cả khi đã thuần, ngoài chế độ chăm sóc bình thường, bạn vẫn nên cho chim đực “ốp mái” để kích thích “nam tính” trong chúng. Cũng giống như con người, tôi nghĩ rằng sự hưng phấn trong “tình yêu” có thể giúp chim họa mi thêm dồi dào sinh lực, ăn khoẻ hơn, chải truốt bộ lông hơn và trau truốt thêm giọng hót của mình. Như thế, người nuôi chim chúng ta chỉ có lợi mà thôi. – Bằng kinh nghiệm và những phương pháp của mình, tôi thấy thông thường phải mất từ 4 đến 6 tháng để có một chú chim họa mi tương đối thuần, trường hợp cá biệt cũng có những con lên đến một năm hoặc hơn.