Cách Nuôi Chim Khướu Sinh Sản

Ngoài đặc điểm khỏe mạnh thì nên chọn cả 2 em trống và mái đều có tố chất như: giọng hót, dáng đẹp,…Tiếp đến là làm chuồng nuôi.

Các bác làm chuồng có kích thước cao x rộng x dài đều khoảng 2 mét. Phân ra chỗ nghỉ và sân chơi cho chúng.Trong lồng ra nên trồng cây trúc, ngũ gia bì, có mái che nắng che mưa.Làm bằng lưới inox hay mắt cáo gì cũng được, nhưng các bác nên dùng lưới inox để sài lâu.

Nuôi khướu sinh sản khi mới mua chim trống mái về chúng sẽ lạ nhau và nếu nhốt chung ngay nó rất dễ cắn nhau. Vì vậy nên thả con trống vào trước và con mái nhốt riêng ở ngoài áp sát chuồng.

Sau khoảng 1 tuần lễ tách thì 2 chú sẽ quen và có thể kết hợp với nhau. Khi chúng nó quyến luyến với nhau sẽ có biểu hiện: Con trống cứ hót múa, như muốn đến với con mái.

Khi đó các bác thả em mái vào, qua vài ngày sau nếu chúng đã hợp nhau thì con trống sẽ đạp mái. Chim đã đạp mái các bác tiến hành lót ổ cho nó đẻ, có thể lấy gáo dừa hoặc rổ nhỏ rồi lót rơm, cây khô mềm vào,…

Cách nuôi khướu sinh sản phải đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng. Bởi trong thời kỳ sinh sản sức khỏe chim sẽ không được ổn định, cần có nhiều sức khỏe để nuôi cả chim non nữa.

Khi trứng bắt đầu nở, thì các bác phải cung cấp mồi sống nhiều hơn bình thường để chim mẹ nuôi con. Thức ăn chính chủ yếu là dế, phụ là liu điu cắt ra từng miếng, trộn với cào cào nữa. Ngày nào cũng cho chúng ăn thế.

Nhưng khi mẹ đang ấp thì ta không nên bỏ lồng tắm vào đó. Trong thời gian này chim mẹ cần một lượng lớn mồi tươi để hồi sức, các bác cho ăn ít cám lại, thay vào đó là mồi tươi thật nhiều.

Thường xuyên vệ sinh chuồng, máng ăn và máng uống. Trách để xuất hiện mầm bệnh sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe con non bởi sức đề kháng của nó còn yếu.

Hoàng Quân ART

Nuôi Chim Cảnh Sinh Sản

Một số loài chim cảnh như: cu gáy, chích chòe than, khướu, họa mi, nhồng, sáo, yến, vẹt (yến phụng) có khả năng sinh sản trong lồng và sinh sản ngoài vườn mở ra một hướng đi mới cho chim cảnh

Trong tự nhiên, trước đây các loài chim nhiều vô kể. Từ đồng bằng đến rừng núi, ta đi đến đâu mà chả thấy từng đàn chim bay đi kiếm ăn. Nếu ai đó cần tìm vài ba con chim hay chim đẹp thì đâu phải khó. Nhưng bây giờ thì ngược lại, đàn chim mỗi ngày một thưa dần, có loài gần như vắng bóng, bạn muốn tìm vài ba con chim bình thường cũng đã khó, chứ tìm những con chim quý, chim hay thì lại càng khó hơn. Sở dĩ đàn chim giảm đi là do các nguyên nhân sau đây:

1.Diện tích rừng mỗi ngày một thu hẹp, cây rừng bị đốn hạ ngày càng nhiều. Lũy tre làng ở nông thôn gần như đã hết. Vì thế nó đã làm thay đổi môi trường sinh sống của các loài chim.

2.Người săn bắt chim ngày càng nhiều, phương tiện bắt chim ngày càng tinh xảo. Họ bắt chim về làm thực phẩm, làm chim cảnh. Họ bắt chim bố mẹ, họ bắt chim con và cả ổ trứng, vậy còn đâu mà chim sinh sản.

3.Việc dùng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, có nhiều loại thuốc quá độc hại. Môi trường sống của chim bị hủy hoại. Thức ăn, nguồn nước bị nhiễm độc, chim ăn, uống phải sẽ chết hàng loạt. Con nào còn sống cũng bay đi nơi khác.

Vẹt Hồng Kông (yến phụng) là một trong những loài có khả năng

sinh sản tốt trong môi trường nuôi nhốt

Để chủ động nguồn chim, có giống tốt, giống đẹp, ta phải chủ động tự cung cấp lấy nguồn chim giống bằng cách cho chim sinh sản ngay trong gia đình, sinh sản trong lồng hoặc sinh sản ngoài vườn. Nhiều năm tôi đã nghiên cứu một số loài chim cảnh như: cu gáy, chích chòe than, khướu, họa mi, nhồng, sáo, yến, vẹt (yến phụng) sinh sản trong lồng và sinh sản ngoài vườn đã đạt những kết quả rất khả quan. Báo VNHS cũng đã đăng tải bài của một số tác giả nhưng với những gì tôi đã rút ra được, tôi thấy có nhiều điểm tương đồng cùng các tác giả, nhưng cũng có những điều không đồng nhất với những điều mà tôi đúc rút được. Để bạn đọc tham khảo, xin lần lượt giới thiệu từng loài chim.

1. Chim khướu, chích chòe than

Khướu và chích chòe than là hai loài chim khác nhau. Nó cư trú ở môi trường địa lý hoàn toàn khác nhau: một loài quê hương là rừng núi, một loài quê hương là đồng bằng phì nhiêu thẳng cánh cò bay.

Chim chích chòe than có tên khoa học là Copsy chossaularis, nó có mặt ở vùng đồng bằng khắp nước ta, các nước Đông Nam Á, quàn đảo Nam Dương…

Chim khướu có tên khoa học là Garrulaxchinen-sislugens. Nó có mặt ở cá khu rừng từ bắc vào nam nước ta và các nước Đông Nam Á.

Hai loài chim này khác loài nhưng có họ hàng thân thích với nhau, vì vậy tập tính sinh hoạt, sinh sản, thức ăn gần như giống nhau. Cả hai là loài chim hoạt động ở tầng thấp, kiếm ăn ở mặt đất là chính. Thức ăn của chúng là những côn trùng loại nhỏ như: cào cào, châu chấu, sâu bọ, giun dế, chuồn chuồn, tôm tép nhỏ… Chim khướu còn ăn một số hoa quả chín, búp cây non. Nó còn có thể dùng mỏ bới đất để kiếm thức ăn như giun dế, kiến, còn chích chòe than trong tự nhiên chỉ ăn động vật và chỉ kiếm được thức ăn trên mặt đất, cành cây.

Hai loại chim này đều sinh sản vào mùa nóng (mùa có nhiều thức ăn). Nó động dục vào cuối mùa xuân và sinh sản trong mùa hè. Sang thu thì ngừng sinh sản. Mùa sinh sản, chúng tách đàn chỉ đi từng cặp, có lãnh địa riêng. Hết mùa sinh sản, chúng lại nhập đàn. Một mùa sinh sản, chúng đẻ từ 2-3 trứng (có khi 4 trứng). Thời gian ấp trứng chừng khoảng 14-15 ngày. Chim non nở ra đến lúc biết bay khoảng 15-16 ngày, tự kiếm ăn được trên 20 ngày. Chim khướu tự tha rác làm tổ ở chạc cây. Nó kết tổ hình phễu rất đẹp. Còn chích chòe thường lợi dụng những khe tường nứt, những lỗ trên tường, trên thân cây hoặc nách tán là như dừa, cau, chuối… Chùng tha vài chiếc lông vũ hay mấy lá nhỏ vào làm tổ. Chim khướu dù non hay già bắt được nuôi nhốt trong lồng ít chốt; nuôi lâu chúng sẽ dạn dĩ. Còn chim già hay chim đã biết bay đem nuôi trong lồng tỉ lệ sống rất thấp. Nếu con nào còn sống sót cũng sẽ rất nhát. Căn cứ vào những đặc điểm nêu trên ta sẽ tận dụng vào việc nuôi sinh sản có những điểm khác nhau:

a/ Nuôi chim sinh sản trong lồng

– Thiết kế lồng: trước tiên là ta tìm nơi để lồng, phải là nơi yên tĩnh, thoáng mát. Công thức làm lồng (kích cỡ tối thiểu): dài 1.5m, rộng 1.2m, cao 1.5m. Nên thiết kế 2 mái chảy như mái nhà truyền thống. Nếu có điều kiện thì làm rộng hơn càng tốt. Khung lồng có thể bằng sắt, tre, gỗ hoặc xây gạch 3 mặt. Mặt đằng trước làm khung lưới sắt. Nếu chuộng lợp mái thì lưới vuông xung quanh phải là loại lưới mắt dày, bằng kim loại không han gỉ vừa để chống chuột, vừa lâu bền. Mái chuồng có thể lợp ngói máng. Dưới chân chuồng xây gạch cao 3-3.5cm để giữ cho khung lồng đứng vững, chống chuột đào lỗ chui vào lồng. Cửa lồng rộng thích hợp thuận tiện vừa với người chui vào khi cần thiết. Nếu làm to quá khi mở cửa hay bị xổng chim. Trong lồng trồng một bụi cây không có gai, có nhiều cành lá để cho chim ẩn ban đêm (đừng trồng cây quá to chiếm hết diện tích lồng, chim không hoạt động được). Trong lồng cần treo cóng nước, cóng thức ăn, khay để thức ăn tươi như thịt, cá, tôm tép, côn trùng và một chậu nước cho chim tắm. Đáy chuồng không được làm phên để chim trực tiếp tiếp đất. Nếu nuôi khướu đẻ thì nền chuồng để một lớp đất hột có trộn mùn để tạo môi trường nuôi giun làm thức ăn sống cho chim sau này. Khi đã thả chim vào lồng, ta đưa vào lồng một ít giun quế, giun đất, dế dũi rồi rắc ít cám gạo, cám ngô và thường xuyên tưới nước gạo mới vo làm cho đất ẩm để giun dế sinh sản mạnh. Nó sẽ cung cấp mồi cho chim. Chim khướu sẽ tự lấy mỏ đào bới đất để bắt mồi.

– Ngoài trời, chịm khướu tự làm tổ nhưng nuôi trong lồng ta phải làm tổ cho nó. Khi làm tổ ta dùng lưới nilon, miếng xốp dai, xơ dừa, xơ mướp khâu thành một cái tổ hình phễu miệng rộng 8-10cm, cao cũng từng ấy rồi đính vào chậu cây trong lồng, chỗ thích hợp nhất (tránh chỗ trống quá khi chim ấp hay bị dột sẽ bỏ trứng). Đối với chích chòe than, ta dùng 1 ống bương dài 30cm, đường kính trên 10cm (vừa đút lọt nắm tay) dùng nắp vít kín 1 đầu ống, khi kiểm tra chim con ta chỉ cần mở nắp ống rất thuận tiện. Ống để chim đẻ gắn sát mái hoặc trong lùm cây. Đặt ống xong ta cho một ít lông vũ, rác nhỏ vào bên trong để làm tổ cho chim. Đối với chích chòe thì ta phải cung cấp thức ăn tươi sống trực tiếp.

(Theo sinhvatcanh)

Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Nuôi Khướu Sinh Sản Đạt Hiệu Quả Cao

Để có thể nuôi chim khướu, đặc biệt là nuôi chim khướu sinh sản thì việc làm chuồng như thế nào là điều vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả nuôi chim của chúng ta. Tất nhiên, khi nuôi chim khướu sinh sản thì chúng ta phải nuôi theo đôi, vì thế nên khi làm chuồng thì ta cũng cần chuẩn bị cho hai con chim. Kích thước hợp lý nhất cho chuồng của một cặp chim khướu là cao x rộng x dài khoảng 2m mỗi chiều.

Bên cạnh đó, để một chiếc chuồng chim được hoàn thiện và đảm bảo nhất thì mọi người nên lưu ý rằng bên trong lồng chúng ta cần trồng thêm cây trúc hoặc cây dạ bì và trên chuồng cần phải có mái che. Về mặt vật liệu, các bạn có lựa chọn nhiều loại vật liệu khác nhau, tuy nhiên để có thể sử dụng lâu dài thì chúng ta nên làm bằng inox để tránh trường hợp chuồng bị han gỉ.

Chọn chim khướu để ghép đôi là một phần không thể thiếu trong quá trình nuôi chim khướu sinh sản và đương nhiên quy trình này cần phải được thực hiện một cách cẩn thận, chu đáo nhất có thể ngay từ các giai đoạn đầu tiên. Trước hết, khi nuôi chim khướu sinh sản thì các bạn cần có được những kiến thức cơ bản trong việc chọn giống chim tốt qua một số đặc điểm như: bộ lông dày, xốp, cánh tròn, hai chân chim cao, khỏe, di chuyển tốt, nhanh nhẹn cả trên cây lẫn trên mặt đất. Đặc biệt, khi chọn chim thì các bạn nên đặc biệt chú ý tới tiếng hót của chúng thông qua hình dáng của chim.

Sau khi đã chọn được chim giống thì bước tiếp theo chúng ta cần thực hiện đó là nuôi, chăm sóc. Tuy nhiên, để thực hiện cách nuôi khướu sinh sản chính xác, bạn cần lưu ý rằng ngay khi mua chim giống về chúng ta tuyệt đối không nên nhốt chúng vào chuồng ngay bởi lẽ khi chưa quen nhau thì chim khướu rất dễ đánh nhau. Vậy nên, để hai chú chim làm quen với nhau thì ta nên nhốt chim trống vào chuồng trước và để chim mái ở ngoài, khi bạn thấy những biểu hiện tốt từ hai chú chim thì ta có thể nhốt chúng vào chung một chuồng.

Khi được nhốt chung khoảng vài ngày thì chim trống sẽ đạp mái và sau đó thì các bạn cần phải lót ổ cho chim mái đẻ trứng. Có nhiều cách để chúng ta lót ổ để cho chim mái, bạn có thể sử dụng ổ rơm hoặc cỏ khô hay nhiều vật dụng khác miễn và chúng mềm và có hình dáng phù hợp.

So với việc nuôi chim khướu làm cảnh như thông thường, chắc chắn cách nuôi khướu sinh sản luôn được đánh giá là khó khăn hơn khá nhiều. Nguyên nhân cơ bản gây ra sự khó khăn cho người nuôi chim khướu sinh sản đó chính là do trong thời kỳ sinh sản thì sức khỏe của chim mái sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều và không được ổn định. Thêm vào đó thì chúng ta cũng cần quan tâm nhiều hơn tới chim con nữa.

Nếu muốn đảm bảo sức khỏe cho chim khướu khi nuôi con, đặc biệt là chim cái thì yếu tố quan trọng nhất đó chính là chế độ ăn. Hãy nhớ rằng khi nuôi chim con thì việc chú ý cung cấp đầy đủ nhiều thức ăn hơn là điều tiên quyết. Nó đảm bảo cho chúng có thể phát triển khỏe mạnh và toàn diện nhất.

Thông thường, thức ăn cho chim khướu rất dễ kiếm, bạn có thể tìm dễ hoặc cào cào cho chúng ta, đó đều là những nguồn thức ăn tươi vô cùng bổ dưỡng cho chim khướu. Đặc biệt, khi chim khướu mẹ đang trong thời gian nuôi con cần bổ sung thêm thức ăn tươi thay vì sử dụng cám thông thường.

Không chỉ có vậy. dù bạn nuôi bất cứ một loại chim gì thì chúng ta cũng cần phải có một chế độ chăm sóc riêng biệt, nhất là đối với cách nuôi khướu sinh sản. Tất nhiên, những điều cơ bản cần phải thực hiện tốt đó là đảm bảo về nguồn thức ăn chất lượng, vệ sinh cùng với môi trường sống sạch sẽ, phù hợp với chim khướu.

Ngoài ra, đặc tính của chim khướu là chúng rất thích tắm bởi trong tự nhiên chúng thường cư trú tại các khu vực có nước như ven song, khe suối… tất nhiên, khi nuôi chim khướu thì bạn cũng nên chú ý cho chúng tắm khi đã nuôi được khoảng nửa tháng bằng cách chuẩn bị thêm một chuồng khác chuyên dùng để cho chim khướu tắm.

Nuôi Chim Cảnh Sinh Sản (Tiếp)

Chim nuôi trong lồng hoặc nuôi ngoài trời phải được yên tĩnh, không được để người, chó mèo, rắn.. quấy nhiễu. Phải có đủ thức ăn và nước uống, chuồng trại phải sạch sẽ, thoáng mát.

Chọn chim bố mẹ và ghép đôi:

Đối với chim khướu và chích chòe than thì trống mái dễ nhận. Con trống hót nhiều giọng, còn con mái chỉ kêu và rú.

Khướu có nhiều loại như khướu bạc má, khướu mã đao, khướu mun.

Chích chòe có loại to và loại nhỏ, mãu sắc cũng khác nhau chút ít. Khi chọn chim mẹ, ta phải chọn những con còn tơ, khỏe mạnh, bộ lông phủ óng mượt, dáng đẹp có giọng háy chúng tôi cái sinh ra sau này từ màu lông, dáng hình đến tiếng hót đều chịu ảnh hưởng phần lớn thuộc về con mái. Nên khi ghép dôi, bạn cần đặc biệt coi trọng việc tuyển chọn con mái. Nếu bạn chọn được cả con trống và mái đều tốt cả là tuyệt vời. Ví dụ bạn chọn con cái là khướu bạc má có giọng hót hay thì con sau này sinh ra đa số là bạc má có giọng hót hay. Việc ghép đôi đối với khướu và chích chòe rất dễ. Đến mùa động dục (cuối mùa xuân), bạn chỉ việc thả trống vào với mái là thành đôi luôn. Sau đó 15-20 ngày là bắt đàu sinh sản, đến đầu thu là chim ngừng sinh sản, bạ nên tách đôi để đảm bảo sức khỏe cho chim. Đến mùa động dục năm sau ta lại cho vào với nhau để chim tiếp tục sinh sản. Xin nhớ rằng 1 lồng chỉ dành cho 1 cặp chim.

Cho chim sinh sản ngoài vườn

Loài chim trong tự nhiên bản chất của nó là sinh sản tự do, thích ở đâu thì đến đó, thích cây nào thì làm tổ ở cây đó. Ta muốn nuôi nó trong vườn và cho sinh đẻ theo ý muốn thì trước khi thả nó ra, ta phải thuần hóa nó đã. Chim thả ra phải là chim đã dạn dĩ với người và các con vật nuôi trong nhà. Tới mùa động dục (giữa xuân) sau khi đã bồi dưỡng cho chim căng sức, ta thả con mái ra trước khoảng 1 tuần để chim làm quen với môi trường sống. Sau đó, ta thả nốt chim trống ra. Cặp chim gặp nhau sẽ cặp đôi ngay. Trong quá trình thuần hóa chim, bạn nên treo lồng chim ở nơi sau này bạn định cho nó sinh sản ở đó, đến khi bạn thả ra, nó đã quen với nơi mà hằng ngày nó vẫn sống, sẽ không bỏ đi nơi khác.

Đối với khướu, nó tự tha rác và tìm vị trí làm tổ. Còn đối với chích chòe thì bạn nên đục 1 lỗ tường hay 1 cái ống bương đặt ở vị trí thích hợp cho chim tìm đến làm tổ. Bạn lưu ý, cũng chỉ được thả 1 cặp, hoặc 1 trống, 2 mái. Nếu đã có 2 con trống, nó sẽ đánh nhau quyết liệt, con nào thắng thì ở lại, con nào thua sẽ tự động rút đi nơi khác.

Chăm sóc và thuần hóa chim

Chim nuôi trong lồng hoặc nuôi ngoài trời phải được yên tĩnh, không được để người, chó mèo, rắn.. quấy nhiễu. Phải có đủ thức ăn và nước uống, chuồng trại phải sạch sẽ, thoáng mát. Khi chim con nở ra có lông ống dài khoảng 1-2cm thì tách ra khỏi mẹ, tiến hành nuôi bộ, có như vậy sau này chim mới thuần và chim mẹ sẽ đẻ sớm hơn. Chim non tách ra phải cho ăn đầy đủ các chất như thịt nạc, lòng đỏ trứng, côn trùng. Nếu như chỉ ăn thức ăn công nghiệp, chim con dễ bị còi, bại liệt, không được để ngoài nắng, ban đêm còn phải chống muỗi, chuột. Sau 20 ngày tuổi, chim đã tự mổ ăn được nhưng bạn vẫn nên đút cho chim ăn thêm để nó thân với bạn. Treo lồng chim ở chỗ thoáng mát, gần với người hoặc gia súc, chim sẽ chóng dạn hơn. Sau 2-3 tháng, chim đã tập hót, bạn nên tách mỗi con ra 1 lồng, luôn treo bên những con chim thầy có giọng hót hay để chim con bắt chước.

(Theo sinhvatcanh)

Chuồng Nuôi Chim Cảnh Sinh Sản

Chuẩn bị vật liệu xây dựng và cây dự kiến trồng trong chuồng nuôi chim cảnh sinh sản. Lưu ý rằng cây trồng nên nghiên cứu cho phù hợp với tập tính sinh học của loài chim định nuôi. Chuồng chim sinh sản mẫu được xây dựng để thực hiện một bộ sưu tập: các loài cây trồng được chọn là các loại lùm bụi mọc không cao nhưng cành nhánh nhiều, lá nhỏ để không quá che khuất chim nhỏ và khi phát triển sẽ rất rậm rạp:

chuồng nuôi chim cảnh sinh sản

Chuẩn bị gạch xây và cây trồng: Đây là mẫu Hoạch định chỗ đất sẽ làm chuồng chim. Bắt tay thực hiện bờ bao nền: Dựng khung lưới. Khung hàn bằng sắt. Ốp tôn ở các khu vực muốn che chắn gió mưa: Đưa cây vào trồng. Đưa vật liệu trang trí và các vật dụng cần thiết khác vào chuồng:

Và những chim thường được chọn thả trong những loại chuồng như thế này: chuồng chim cảnh sinh sản rất điển hình ở Úc của người nuôi nghiệp dư để nuôi các loài chim. Nền chuồng trải cát hoặc đất và sỏi sạn nhỏ – thường được tận dụng nuôi thả vài ba chú chim cút ở dưới để tận dụng thức ăn và sâu bọ rơi vãi từ trên xuống: Rõ ràng là không cứ phải có diện tích lớn mới làm được chuồng nuôi chim cảnh sinh sản. Sự sáng tạo, quyết tâm và tính toán đầu tư cẩn thận sẽ cho những kết quả bất ngờ với người thân trong gia đình và sự thỏa mãn cho chủ nuôi chim.

Những mẫu thiết kế chuồng nuôi chim cảnh sinh sản nhỏ gọn, đơn giản mà người chơi VN ta hoàn toàn có thể học tập

Với nền sàn xi-măng và cây trồng trong chậu: giúp chủ động xử lí, thay đổi thiết kế nội thất bên trong: Xinh xắn trong sân vườn với mái che dạng mái ngói và nền xi măng. Thiết kế trồng thân cây khô – thích hợp cho các loài chim hay gặm phá lá cây như yến phụng hoặc vẹt cỡ trung: Một mẫu sân sau nhà, có thể đứng từ lan can ban công ngắm ra chuồng chim: Người nuôi đã tận dụng một dụng cụ treo quần áo bằng gỗ trong nhà đã hỏng để sáng tạo thành một thân cây nhân tạo có nhiều cành đậu cho chim:

chuồng chim cảnh sinh sản

Khay thức ăn tự động Một trong những dụng cụ thường được suy nghĩ sử dụng trong chuong nuoi chim sinh sản là những cái cóng, khay thức ăn có khả năng điều tiết tự động lượng thức ăn hàng ngày cho chim.

Lí do: Việc chăm sóc một vườn chim tự nhiên thường không tiến hành qua các bước tỉ mỉ thay cóng ăn uống hàng ngày như chăm sóc lồng chim đơn lẻ. Ngoài ra: tạo điều kiện cho chim có thể ‘tự kiếm ăn’ ở một nghĩa mở rộng phù hợp với aviary cũng là cách để người nuôi triển khai gần đúng ý nghĩa nuôi chim trong điều kiện bán tự nhiên và khiến chim phải vận động tìm tòi thức ăn gần giống với đời sống hoang dã của chúng.

Mặt khác, một vườn chim thường có nhiều cá thể và mỗi con lại có một tính nết, một thói quen ăn uống. Trong đó rất nhiều cá thể có thói quen bươi móc thức ăn: làm phí phạm thức ăn và những thức ăn dư thừa, rơi đổ nếu không được tận dụng nhanh chóng sẽ mời gọi côn trùng, động vật có hại đến vườn chim. Khiến người nuôi mất thì giờ làm vệ sinh và tốn kém chi phí thay thức ăn mới.

Liên hệ tư vấn lắp đặt chuồng chim cảnh sinh sản tại nhà tphcm gọi 0937.527.606 Thắng