Nuôi Chim Họa Mi Sinh Sản / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Mùa Sinh Sản Của Chim Họa Mi

Chim chóc đẻ theo mùa, và mùa sinh sản của chúng thường kéo dài từ ba đến bốn tháng mới chấm dứt.

Mùa sinh sản của chim Họa mi thay đổi theo từng vùng vì còn ảnh hưởng đến khí hậu ở đó ra sao. Vì vậy, chúng ta đừng ngạc nhiên khi thấy mùa sinh sản của chim ở miền Bắc không trùng với mùa sinh sản của chim ở miền Nam. Ngay tại miền Nam, cùng một giống chim mà tỉnh này và tỉnh khác, mùa sinh sản của chim đó cũng không trùng tháng với nhau. Có nơi chim đẻ sớm, có nơi chim đẻ trễ.

Đó là chưa nói đến, mỗi giống chim lại có mùa sinh sản khác nhau. Nhưng, xét ra khoảng cách thì cũng không có gì cách biệt nhau lắm.

Tại miền Bắc mùa xuân khí hậu mát mẻ, chim chóc cũng thay lông xong nên giống nào cũng căng lửa, và bắt đầu bắt cặp với nhau…

Tại miền Nam, mùa thay lông của chim chấm dứt trước tháng mười một. Đầu tháng chạp chim chóc đã bắt đầu căng lửa. Nhiều giống đẻ sớm như Chích Chòe đất, Sáo, Cưỡng đã lo bắt cặp với nhau và ra Tết âm lịch là lót ổ đẻ sớm…

Các giống chim khác thì mùa sinh sản khởi đầu trước mùa mưa khoảng nửa tháng, tức là giữa tháng ba âm lịch trở đi. Những chim này từ tháng giêng đã bắt cặp đi đâu cũng đủ đôi. Gần mùa mưa thì chúng tìm nơi xây tổ và đẻ cho đến tháng sáu, tháng bảy…

Mỗi mùa, một cặp chim có thể đẻ vài ba lứa. Hễ lứa này con chim sắp ra ràng thì chim mẹ đã đẻ tiếp lứa sau… Chúng ấp hơn hai tuần, nuôi con khoảng gần bốn tuần là xong một lứa. Mỗi lứa chim đẻ khoảng ba bốn trứng (chim tơ số trứng nhiều hơn), và số con nở không chừng, có thể vài ba con. Và khi chim con đã bay thành thạo thì chúng lẻ bầy, mỗi con tự lo kiếm sống một nơi…

Mùa sinh sản của chim Họa Mi bắt đầu vào tháng sáu, tháng bảy âm lịch. Người ta thấy giữa tháng tám đã có Họa Mi con bán ở các chợ chim, và tháng chín, tháng mười, chim con “rộ” nhất.

Họa Mi là giống chim sống trong rừng gìa, nơi có núi non hiểm trở, có thác có suối, nhưng tổ của chúng thường làm ở những lùm bụi rậm rạp, có khi chỉ cách đường mòn trong rừng vài ba mươi thước là cùng.

Người ta cũng thường bắt gặp tổ của chúng trong các lùm cây ở các đồi trọc, hay những cây cao mọc đơn lẻ ở khoảng đất trống trên một ngọn đồi.

Nói chung, nơi Họa Mi chọn làm tổ tuy thấp, nhưng lại rất kín đáo, vì là nơi lùm bụi rậm rạp, ít khi bị người phát hiện. Thế nhưng “vỏ quít dày có móng tay nhọn”, giới đi săn lùng tổ chim Họa Mi phần đông lại là dân địa phương, đồng bào sắc tộc, hàng ngày họ sống dựa vào rừng vào núi, nên rất rành “đường đi nước bước” nên cũng dễ phát hiện.

Ngay việc đánh bẫy Họa Mi, dân miền xuôi còn nhờ dân địa phương làm hướng đạo dẫn đường mới biết đường đi lối lại của chim mà đánh bắt.

Tổ của Họa Mi cũng làm giống tổ của chim Cu Gáy, nghĩa là cung chọn những chảng ba cây, hoặc là nơi có nhiều cành cây nhỏ đan qua chéo lại sẵn để làm điểm tựa chắc chắn. Bên trên, chúng chỉ kết chằng chịt qua lại những que nhỏ, và trên cùng là cỏ khô để ở vừa ấm vừa êm, giúp cho chim con có “nôi” nằm lý tưởng.

Được biẽt, giống chim Họa Mi rât khôn. Ngoài việc chọn nơi làm tổ kín đáo tránh được cặp mắt kẻ thù phát hiện, lại nơi ấy thường không có tổ kiến, và cũng vắng bóng những loài chim dữ như chim cắt, chim Ó… xuất hiện. Đây là những giống chim chuyên ăn thịt, thường tìm tổ chim non để phá hại.

Mỗi lứa Họa Mi đẻ được chừng ba hốn trứng, trứng cũng khá to. Sau khi đẻ xong, trống mái thay nhau ấp cho đến ngày chim con nở. Đây cũng là điều khác lạ, vì nhiều giống chim khác, chỉ có chim mái nằm ổ ấp, còn chim trống có nhiệm vụ tìm mồi nuôi vợ con, và canh chừng tổ, để báo động kịp lúc khi có kẻ thù đên phá tổ. Mỗi mùa sinh sản, một cặp chim Họa Mi cũng đẻ được vài ba lứa, tính chung cũng cho ra đời được bảy tám chim non.

Họa Mi là giống chim rất chung thủy, trống mái lúc nào cũng sống cận kề nhau như hình với bóng, chẳng khác gì chim Bồ Cấu, vốn nổi tiếng là chung tình. Lúc làm tổ thì vợ chồng Họa Mi cùng nhau tha cây, tha rác, và khi ấp thì cũng thay phiên nhau ấp… Gặp trường hợp con chim chồng bị chim hung dữ khác đến đánh đuổi ra khỏi vùng lãnh địa của nó, chim mái cũng hùng hổ tham gia việc đấu đá với chim chồng. Nếu thua chim mái sẵn sàng bỏ tổ để bay theo chim chồng cho đủ đôi bạn, mặc dù ai cũng biết chim Họa Mi mẹ rất thương con cái của nó.

Ngay khi nuôi Họa Mi mái chung với Họa Mi trống đá, nếu trống mái hợp ý với nhau thì con cái tỏ ra khôn ngoan một cách khó có người ngờ được, là nó cứ luôn luôn xùy thúc trống lăn xả vào đối thủ mà đấu đá hết mình. Vì vậy, đá Họa Mi mà không có con cái kèm theo thì chim trống dù có tài giỏi đến đâu cũng khó lòng thắng được đối thủ nó một cách dễ dàng được. Nhưng phải là mãi hợp với trống mới đem lại kết quả tốt. Mái mà không hợp thì có mái cũng như không.

Chim con Họa Mi rất dễ thuần dưỡng, nuôi mau khôn, nhưng giá bán thường quá đắt, có khi gần gấp ba lần chim bổi, mà thường cũng hiếm do không bắt được nhiều.

Nhiều người đã áp dụng việc nuôi chim Họa Mi đẻ để kiếm chim con mà nuôi, bằng cách chọn trống con, mái con cùng dạng tuổi nuôi lên, nhưng từ trước đến nay chúng tôi chưa thấy ai thu hái được kết quả như ý cả. Trong khi đó, họ nuôi đẻ nhiều giống chim khác lại thành công, trong đó có Cu Gáy, Chích Chòe Than, Chích Chòe Lửa„.

Cách Chăm Sóc Chim Họa Mi Sinh Sản Hiệu Quả Nhất

Họa Mi tên khoa học là Garrulux Canorus. Sống nhiều ở trên các tỉnh miền núi phía bắc như Lạng Sơn, Lai Châu, Sơn La,…Chúng sinh sống ở bụi cây, rừng mở. Chủ yếu là vùng rừng rậm núi cao, khí hậu mát, lạnh, rừng thứ sinh, vườn và công viên.

Chim thường có màu nâu hạt dẻ hoặc nâu vàng tùy từng loài chim. Lông vùng quanh mắt màu trắng làm nổi bật đôi mắt của chim.

Mỗi mùa, một cặp chim có thể đẻ vài ba lứa. Hễ lứa này con chim sắp ra ràng thì chim mẹ đã đẻ tiếp lứa sau… Chúng ấp hơn hai tuần, nuôi con khoảng gần bốn tuần là xong một lứa. Mỗi lứa chim đẻ khoảng ba bốn trứng, chim tơ số trứng nhiều hơn. Và số con nở không chừng, có thể vài ba con. Và khi chim con đã bay thành thạo thì chúng lẻ bầy, mỗi con tự lo kiếm sống một nơi…

Chúng tôi khuyên bạn nên chọn Họa mi mái nên rừng đã 2-3 tuổi. Việc này đảm bảo được là nó đã qua 1-2 lần sinh sản. Có kinh nghiệm ấp trứng và nuôi con.

Nên chọn con nhỏ con, lông bóng mịn, chân thấp. Nhất là phải chọn chú Họa mi dữ, điều này rất quan trọng. Vì khi ghép trống mà đánh nhau nó phải xùy, lăn xả vào mổ chinh phục lại Họa mi trống. Đó là con chim Họa mi hay.

Nếu mà ép vào sợ trống thì con trống sẽ được đà ép tới. Chưa nói đến việc đẻ thì mi cái đã bị đánh đến chết rồi.

Còn Họa mi trống thì chọn con to cọ, chân ngắn, chúng tôi tiêu chuẩn Họa mi chiến. Không cần con phải thật dữ vì Họa mi non sau này tính nết giống mẹ sẽ là nhiều. Vóc dáng sẽ giống bố.

Chọn xong cặp Họa mi bố mẹ ta tiến hành ghép. Để 2 lồng sát nhau, khi nào bạn thấy chim mái cứ sán lại cửa lồng cong đuôi. Ngóc cổ lên, miệng kêu chúng tôi là ghép được.

Đầu tiên là dùng cử công để ghép 2 lồng nhưng không có nan cửa để 2 lồng thông nhau. Lúc đầu Mi cái sẽ hơi hoảng bay loạn xạ. Nếu thấy Mi trống chỉ đứng ngoáy cổ, há miệng nhìn theo mái. Thì ta đã yên tâm là thành công bước đầu.

Nhưng không được chủ quan để đấy bỏ đi chỗ khác vì có thể 5-10phút sau trống sẽ đánh chết mái ngay. Quy luật ghép là ta tăng dần thời gian ghép, lần ghép đầu tiên phải là buổi chiều. Dần dần mới ghép vào sáng sớm. Lần ghép đầu mà bạn ghép vào sáng sớm thì Mi trống sẽ đánh chết mái ngay.

Từ từ chuyển chúng sang chuồng ghép để đẻ. Bạn phải tiếp tục ghép lồng cho chúng làm nhiệm vụ truyền ZEN thêm dăm ngày nữa.

Làm chuồng cho Hoa mi sinh nở

Đây là 1 yếu tố cực kỳ quan trọng và quyết định thành công ở giai đoạn tiếp theo này. Giống chim Họa mi rât khôn. Ngoài việc chọn nơi làm tổ kín đáo tránh được cặp mắt kẻ thù phát hiện, lại nơi ấy thường không có tổ kiến, và cũng vắng bóng những loài chim dữ như chim cắt, chim Ó… xuất hiện.

Chuồng phải được đặt ở nơi mát mẻ, yên tĩnh, ít người qua lại, tránh xa được chó, mèo. Nếu nóng quá phải có lưới đen che chống nắng nóng cả khoảng rộng xung quanh.

Chuồng chỉ cần dài 2,5 mét, rộng 1,2 mét, cao 2 mét. Khung chuồng bằng sắt, xung quanh chăng lưới mắt cáo. Sàn chuồng lên là sàn đất và bên trong phải đặt một chậu cây tương xứng để tạo cảm giác tự nhiên cho chim.

Về thức ăn cho chim Họa mi, trong thời kì sinh sản. Họa mi mái thường ăn với tỉ lệ ¼ là cám gà đẻ, 2/4 là cám Ba Vì. ¼ còn lại là hỗ hợp lồng đỏ trứng gà, và một số men tiêu hóa.

Ngoài ra, cũng nên cho mi ăn thêm hạt lạc sống để Họa mi mài mỏ, tránh trường hợp mọc ngọn mỏ sau này sẽ gây khó khăn cho việc bón cho Họa mi con. Còn họa mi trống thì chọn con to, chân ngắn, tốt nhất nên chọn Mi trống theo tiêu chuẩn mi chiến.

Bên cạnh đó, thì cào cào và dế là thức ăn không thể thiếu cho 1 cặp họa Mi chuẩn bị vào mùa sinh sản

Họa Mi: Tập Tính Sinh Sống, Mùa Giao Phối Của Họa Mi

Chim họa mi ở môi trường tự nhiên thích sinh hoạt đơn độc và ẩn mình trong các lùm cây bụi cỏ. Do bản tính nhút nhát, rất sợ người nên chỉ cần một tiếng động nhỏ chim họa mi sẽ bay hay ẩn mình khuất bóng. Họa mi có đôi cánh ngắnbầu tròn nên sức bay lượn yếu nên họa mi không bay cao và bay xa được.

Do bản tính họa mi thích đấu đá bằng sức mạnh để chiếm đoạt, hay giữ lãnh địa. Do đó, tác phong chủ yếu của chúng là kiêu hãnh, luôn muôn tranh quyến làm chủ. Họa mi trong rất háu đá, nên quyết loại đối thủ và kể cả các loại chim khác khỏi vòng chiến. Ở môi trường sinh sống tự nhiên họa mi thường dùng vũ lực để bảo vệ tình nhân, nơi xây tổ ấm hay vùng đất đang kiếm ăn. Khi có bất kỳ con chim thứ ba nào xâm nhập vào lãnh địa của chúng, không cần phải đấu hót dài. Mặc dù cùng uống nước chung một con sống, một dòng suối, chúng cũng phân chia ranh giới rất rạch ròi. Vì đặc tính hiếu chiến của chim này, nên có thể gọi chúng là “anh hùng điểu”.

Mùa giao phối chim họa mi:

Đối với các chim họa mi trưởng thành mỗi năm vào tiết trời khoảng từ tháng 4 – 7. Chúng thường giao phối vào lúc trời hừng sáng, sau đó, chúng tiến hành xây ổ. Ổ của họa mi được xe kết bằng tre trúc, cỏ khô, nhánh tùng.. xây thành hình dáng cái ly hoặc hình trụ tròn chim thường chọn đặt ổ trong bụi cỏ rậm ở mặt đất hoặc khoảng nhánh của cây nhỏ.

Họa mi là giống chim rất chung thủy, trống mái lúc nào cũng sống cận kề nhau như hình với bóng, chẳng khác gì chim Bồ câu vốn nổi tiếng là chung tình.

Mỗi mùa giao phối một cặp chim có thể đẻ vài ba lứa. Hễ lứa này con chim sắp ra ràng thì chim mẹ đã đẻ tiếp lứa sau… Chúng ấp hơn hai tuần, nuôi con khoảng gần bốn tuần là xong một lứa. Mỗi lứa chim đẻ khoảng ba bốn trứng (chim tơ số trứng nhiều hơn), và số con nở không chừng, có thể vài ba con. Và khi chim con đã bay thành thạo thì chúng lẻ bầy, mỗi con tự lo kiếm sống một nơi…

Trứng chim họa mi có màu đá quý xanh sẫm, xanh lục hoặc xanh lam nhợt, có lúc điểm phớt những chấm sọc. Mỗi ổ chúng đẻ từ 3 – 5 trứng. Mỗi cặp họa mi trưởng thành, 1 năm có thể ấp được từ 2 – 3 lứa chim con.

Khi chim con mới nở ra không đủ ngày thì lông măng chưa mọc đủ, chưa rời ổ; đến khi lông chim con mọc dầy đều chim có thể rời ổ, gọi là chim “lông tơ”. Từ giai đoạn “lông tơ” đến năm thứ hai, sau khi chim đã thay lông được gọi là chim “lông đủ”. Sau 2 năm, họa mi trưởng thành gọi là “lông già”. Khoảng thời kỳ từ lúc chim còn ở trong ổ, lông tơ, lông đủ suốt trong ba giai đoạn này đều gọi chung là chim con.

Trong giai đoạn chim con, chúng hiền lành, dễ dàng thuần dưỡng, nhưng tiếng hót ngắn, không giống như giọng cất cao lanh lánh lúc trưởng thành. Chim ở giai đoạn “lông già” tức chim đã trưởng thành thường hay nóng nảy, luôn dao động, cho nên khó thuần dưỡng. Nhưng nếu sau khi luyện chúng hót được thì chúng dễ dàng đưa giọng hót của chúng hay hơn. Ngoài thời kỳ thay lông thì suốt bốn mùa họa mi luôn cất tiếng hót lanh lảnh vang dội.

Thức ăn cho họa mi

Họa mi sống ngoài thiên nhiên thức ăn chủ yếu là côn trùng. Trong môi trường nuôi nhốt người nuôi nên cho chim tập cho chung ăn thức ăn riêng. Nếu chim đã quen với một loại thức ăn nào đó thì ta nên cho chim ăn mãi thức ăn đó. Nhưng hãy nhớ không nên thay đổi thức ăn đột ngột vì chim họa mi rất dễ “dị ứng” trước mùi vị thức ăn lạ nên dễ bị suy và thường dẫn đến việc thay lông

Lưu ý: Thức ăn có hiện tượng nấm mốc cần bỏ ngay khônng cho chim ăn. Tránh pha chế thưc ăn mặn. Họa mi thích ăn đạm động vật: nuôi họa mi hằng ngày nên bổ sung cào cào, sâu tươi cho chim, có thể là trứng kiến, cá con, tôm tép, thịt bò vụn…

Suckhoecuocsong.vn (TH)

Cách Nuôi Chim Manh Manh Sinh Sản

Chim manh manh lớn lên rất nhanh và có thể bắt đầu giao phối khi được khoảng 11 đến 12 tuần. Để có thể sinh ra những con chim non khỏe mạnh hơn, người ta khuyên rằng nên để chúng được 6 đến 9 tháng rồi mới cho phép giao phối.

Vị trí của các lồng hoặc chuồng nên được đặt ở nơi mà không có quá nhiều người hoặc vật nuôi qua lại. Lồng chim không nên được di chuyển một khi quá trình làm tổ đã bắt đầu.

Hãy chỉ để một đôi chim trong một chiếc lồng mà thôi. Khi có hơn một cặp chúng có thể sẽ đánh nhau. Nếu bạn sử dụng một lồng rộng rãi (flight cage) thì khi ấy có thể để chung nhiều cặp với nhau. Một chiếc lồng phù hợp với việc sinh sản của nhiều đôi chim cần phải thật rộng, ít nhất rộng 3 feet, cao 4 feet và dài 6 feet. Chiếc lồng càng rộng rãi, nó càng có thể chứa được nhiều chim hơn. Khi ấy bạn hãy làm nhiều tổ hơn số đôi chim để chúng có thể chọn tổ cho mình.

Chim manh manh (Zebra Finch) thích có một chiếc tổ mà được thiết kế chỉ một lỗ nhỏ mở ra mở vào để làm cửa. Các loại giỏ đan có thể được mua tại các cửa hàng vật nuôi. Những kiểu này cũng tốt, nhưng lại rất khó để làm sạch giữa các nan đan. Tôi vẫn thường sử dụng các hộp làm tổ có thể treo trên bên ngoài lồng. Loại tổ mà bạn sử dụng cũng sẽ phụ thuộc vào khả năng tài chính của bạn và số lượng chim mà bạn đã chuẩn bị để làm giống.

Hãy đặt chiếc tổ ở vị trí cao trong lồng. Chim sẽ cảm thấy an toàn hơn khi ở cao hơn. Đôi khi những con chim sẽ không thích chiếc tổ mà bạn đã chuẩn bị cho chúng. Sau khi chúng đã sống chung với chiếc tổ khoảng 2 đến 3 tháng và vẫn không thích nó, hãy thay thế nó bằng một loại khác. Đôi khi điều này sẽ phải theo sở thích của chúng. Nhưng đôi khi chỉ cần di chuyển vị trí các tổ cũng sẽ có tác dụng.

Chế độ ăn uống trong việc nuôi chim manh manh rất quan trọng đối với những con chim sinh sản của bạn. Chúng cần phải có thân hình cân đối để có thể làm tốt việc chăm sóc con non. Bạn vẫn nên tiếp tục duy trì những chế độ ăn hạt tốt mà bạn thường cho chim ăn. Chim mái rất cần can-xi để nuôi trứng vì vậy không nên để chúng trong tình trạng thiếu canxi. Mai mực, vỏ sò nghiền, và mạt khoáng tất cả đều sẽ rất bổ ích. Cả chim trống và chim mái sẽ cùng nhau nuôi nấng chim non. Chúng sẽ ăn rồi sau đó mớm vào miệng cho chim non.

Ánh sáng là một phần rất quan trọng trong việc nuôi chim. Chim rất cần ánh sáng mặt trời! Nếu không có cửa sổ nhỏ trong phòng là nơi bạn để chiếc lồng chim, bạn cần phải cung cấp thật nhiều ánh sáng “toàn phổ”. Trong mùa sinh sản, chúng cần ánh sáng 14 đến 16 giờ mỗi ngày.

Khi tất cả đã theo ý thích của chúng, chúng sẽ bắt đầu hành trình sinh sản. Chim trống sẽ xây tổ. Nó sẽ lấy một sợi dây hay một nhánh cỏ, giữ nó trong mỏ của mình và cho chim mái xem. Nó trông giống như đang biểu diễn vậy. Nó sẽ dệt những vật liệu để xây thành một cái tổ lõm thoải mái. Nó cũng có thể nhặt lông rơi vãi ở trong lồng để lót tổ và làm cho nó mềm.

Chim mái sẽ đẻ khoảng một quả trứng một ngày, nó sẽ đẻ tất cả khoảng 3 đến 8 quả trứng. Khi nó đã đẻ xong, nó sẽ bắt đầu ấp trứng. Cả chim bố và chim mẹ sẽ thay phiên nhau ấp trứng nhưng phần lớn sẽ là do con mái làm. Những quả trứng sẽ bắt đầu nở khoảng 14 ngày sau khi chúng bắt đầu ấp. Nếu sau 20 ngày mà trứng vẫn không nở, hãy bỏ những quả trứng đó đi vì chúng không còn khả năng nở được nữa. Con mái sẽ lại tiếp tục đẻ ngay sau đó. Bạn không cần phải dọn tổ, mà hãy chỉ lấy những quả trứng không nở được đi thôi.

Khi bạn lấy chim con đi, chim bố mẹ sẽ bắt đầu đẻ và ấp lứa mới. Trên thực tế, chúng thậm chí còn có thể bắt đầu ngay cả trước khi bạn lấy chim non đi. Nếu chúng tiếp tục ngay, bạn cần phải tách chúng ra cho chúng nghỉ ngơi một thời gian lấy lại sức.