Nuôi Chim Họa Mi Như Thế Nào / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Nuôi Dưỡng Như Thế Nào Để Họa Mi Hót Nhiều? (Phần 1)

– Tổ của chimHọa Mi hótthường làm ở những lùm cây ở các đồi trọc, hay những cây cao. Tổ Họa Mi rất kín đáo, trên những cành của cây hay nơi có nhiều cành nhỏ đan xen nhau.

– Mỗi lứa chúng đẻ khoảng 3 – 4 trứng, một điều lạ là chim Họa Mi trống và chim Họa Mi mái thay nhau ấp đến khi trứng nở, mỗi mùa sinh sản Họa Mi đẻ được vài ba lứa. Chim Họa Mi là giống chim rừng rất chung thủy, trống mái lúc nào cũng kề cận nhau như hình với bóng.

2/.Mùa thay lông.

Sau mùa sinh sản là mùa thay lông của chim chóc và chim Họa Mi hót cũng không nằm ngoài chu kì này.

– Mùa thay lông của Họa Mi hót kéo dài từ 2 đến 3 tháng mới xong, chim nào yếu thì thay trước, chim nào khoẻ thì thay sau. Mùa thay lông củachim Họa Mi nuôi không trùng với chim Họa Mi ngoài rừng.

– Khi chim Họa Mi bắt đầu thay lông ta cần phải có một kế hoạch cho chúng, đảm bảo điều kiện tốt nhất cho nó có thể hoàn thành việc thay lông của mình.

+ Lồng chim phải được phủ cả ngảy, treo vào nơi yên tĩnh.

+ Không nên cho nghe hoặc nhìn thấy chim mái.

+ Nên cho chim ăn cào cào, loại cào cào già để chúng thay lông cho nhanh.

+ Hai ba ngày cho chim Họa Mi sưởi nắng sáng khoảng 15 – 20 phút, khi lớp lông mới đã phủ nhiều ta cần tháo bớt khăn chùm lồng.

– Nguy hiểm nhất là chim mắc phải chứng thay lông bất định kì.có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc này.

+ Nuôi dưỡng không đúng mức: không đủ chất, bữa đói bữa no, thay đổi thức ăn đột ngột.

+ Chăm sóc sơ xài: ít khi cho chim tắm nắng, tắm nước.

+ Do di chuyển xa đột ngột. Tôi đã từng di chuyển một con Họa Mi từ Hà Nội vào trong miền Nam. Khoảng tuần đầu chim vẫn ăn uống hót. Nhưng sau đó nó suy dần và cuối cùng chết. Những người chưa nắm nhiều kinh nghiệm về nuôi chim thì có thể tránh khỏi nguy cơ xấu nhất.

Nuôi Dưỡng Như Thế Nào Để Họa Mi Hót Nhiều? (Phần 3)

– Tập cho chim dạn dần: Chim Họa Mi bổi rất nhát người, nó không như chim chích choè lửa rất mau dạn người. Với Họa Mi thì tránh cho chim gặp người trong tuần lễ đầu, trừ khi tiếp tế thức ăn cho nó, muốn vậy cần trùm áo lồng và treo ở nơi yên tĩnh ta nên hé áo dần trong khoảng 10 ngày sau, không nên ” dục tốc bất đạt”.

– Nên cho chim bổi ăn no đủ và bổ dưỡng: bước đầu chứng ta chỉ mong cho chim chịu ăn là mừng rồi, sau đó mới tập cho dạn dĩ với người.hàng ngày nên cung cấp đủ cào cào, sâu trộn chung với tấm gạo. Từ từ chúng sẽ quen mồi, rồi ta cắt dần lượng cào cào hoặc sâu tươi. Thường xuyên để ý xem con chim bổi của ta đã chịu ăn tấm rang chưa. Theo kinh nghiệm riêng thì ta nhìn phân chim thường chúng ăn tấm thì phân có màu trắng hoặc hơi vàng. Khác với khi chim ăn cào cào (sâu tươi) thì phân sẽ còn lại chút ít xác của cào cào hay sâu tươi.

– Ngoài ra cần chăm sóc chu đáo. Họa Mi bổi cũng cần tắm nắng và tắm nước nhưng trong khoảng thời gian ngắn khoảng 15 đến 20 phút. Với chim mà bị trầy đầu do nhảy thì ta nên tập cho tắm cóng vì vết thương mau lành.

6/.Kỹ thuật nuôi Họa Mi hót

Để nuôi một con chim Họa Mi hót hay và nhiều giọng, bạn phải luôn luôn cho chim đi dượt, một con chim có có tuổi lồng, già rừng thường thì là giọng rất trong và hay tiếng hót có hồn của núi rừng, giọng có tiếng suối,..tiếng cúc cu, tiếng mèo kêu, có con bắt được giọng bắt cô trói cột, khổ quá, hót được cả giọng chích choè và các giọng khác, đó là con chim hay bạn có tiền mà không mua được, vì con chim hay ít khi người ta bán.

Nếu chim Họa Mi của bạn là chim mộc hoặc mộc dở thì vẫn phải mang đi dượt chim, phương pháp trùm kín áo lồng để dưới đất cho nó nghe ngóng các bậc đại ca hót để bắt giọng. Trường hợp không đi dượt chim được thì mua đĩa nhạc chim Họa Mi trống hót để chim nghe tập giọng. Muốn tập cho chim Họa Mi hót nhiều giọng và hay bạn phải bỏ hết áo lồng, treo chim ở trên cao, phong cảnh thoáng mát, yên tĩnh chim hót rất hay và nhiều giọng. Nếu chim Họa Mi của bạn chỉ nuôi ở nhà cho dù tuổi lồng có đến 6 năm chim hót dở vẫn là dở.

Họa Mi Tụt Lửa Phải Làm Thế Nào ?

Nhiều bạn gửi câu hỏi về Họa Mi như sau :

– Chim mua về hót tốt hoặc đang hót nhiều, nuôi được một vài tuần không hót nữa, tại sao và cần chăm sóc thế nào?

Nói chung chim mới mua về lạ môi trường sống, lạ chủ, lạ thức ăn và tập quán chăm sóc nên bao giờ cũng sợ hãi và xuống lửa, kể cả chim thuần và chim mộc, chỉ nuôi sau vài ngày là bỏ hót. Những con đã thật nũa có thể bị ảnh hưởng ít hơn và giữ được phong độ.

Cần chọn một góc tường để chim yên tĩnh, ít người qua lại, nhất là những người cầm que gậy, chổi lau nhà, trẻ nhỏ và chó mèo…không được đến gần. Cần có cám tốt, đủ dinh dưỡng cho chim ăn chóng lại sức. Nhất thiết phải làm khoáng hoặc mua khoáng chất cho chim ăn để chim có đủ nguyên tố vi lượng trong quá trình sống và hoạt động, chống bệnh tật…Duy trì chế độ tắm mỗi ngày một lần vào lúc nhiệt độ môi trường cao nhất trong ngày (Thường là 13 đế 15h hàng ngày). Trong khi chim tắm, ta dọn rửa lồng chuồng thật sạch, không được để phân chim, giấy lót lưu cữu trong lồng ngày nọ qua ngày kia rất mất vệ sinh cho cả chim và người. Tuyệt đối không không làm động tác gọi là “ủ chim” vì động tác này rất mất vệ sinh và phản lại tập tính sinh hoạt của loài chim, về mùa nắng nóng có thể làm chết chim vì ngột ngạt.

Những ngày rét lạnh đến 10 độ C chim vẫn tắm bình thường nhưng việc tắm chim phải được tiến hành ở nơi khuất gió pha nước hơi âm ấm cho chim tắm. Những lúc có nắng phải tranh thủ cho chim tắm nắng 30 đến 45 phút trong mùa đông là vừa. Sáng mùa hè tắm nắng cho chim khoảng 20 phút vào lúc 8h00 hoặc 8h30 là tốt nhất.

– Về ý thứ hai: Từ đầu mùa thu chim vào mùa thay lông chính nên thường xuống lửa và giảm sút thể lực, đó là chuyện rất bình thường. Thấy chim có hiện tượng rụng lông và biếng hót, hãy thực hiện chăm sóc như phần trên, riêng khẩu phần khoáng phải tăng lên đến 1,7% hoặc 2% đối với khoáng hiệu Lâm Kiệt, còn các hiệu khoáng khác không biết họ làm như thế nào nên không thể tư vấn cho các bạn được. Một con chim bình thường nếu được chăm sóc tốt, quá trình thay lông sẽ diễn ra trong khoảng 50 đến 60 ngày đối với vụ lông chính (Mùa thu), đầu mùa hè thường là thay lông lót khoảng 30 ngày, chim rụng lông tơ ở ngực, bụng và nách để cơ thể dễ tỏa nhiệt làm mát.

Chim Yến Làm Tổ Như Thế Nào

Chim Yến là loài chim rất trung thành, nó có thể tạo ra một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, có giá trị kinh tế cao. Để tạo nên những chiếc tổ yến có giá trị như thế thì chim yến làm tổ như thế nào để có thể sinh sản và cho ra đời nhiều sản phẩm tổ yến giá trị? Mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết sau.

– Vị trí xây tổ

Khi bước vào mùa làm tổ, chim Yến bắt đầu tìm vị trí để xây tổ. Vị trí xây tổ có quyết định đến sự vững chắc của tổ yến nên chim Yến thường tìm những vị trí an toàn để xây tổ và vị trí này sẽ cố định trong nhiều năm, chim Yến chọn một vị trí và xây tổ làm nhiều lần ở vị trí đó.

– Quá trình làm tổ yến

Sau khi chọn được vị trí xây tổ, vào thời điểm nước bọt chim Yến phát triển là lúc chim Yến bắt đầu xây tổ. Khi nước bọt tiết ra, chim Yến dùng lưỡi đẩy nước bọt ra khỏi miệng và quẹt lên thành vách tạo hình, chim Yến cứ liên tục đẩy nước bọt ra ngoài và quẹt qua quẹt lại như thế để định hình. Sau 2-3 tiếng đồng hồ là nước bọt của chim Yến sẽ khô lại. Điều đặc biệt là việc tiết nước bọt của chim Yến không dễ dàng gì mà chúng phải xù lông, nhắm mắt, rất vất vả để tiết nước bọt lên thành vách, đó là lý do vì sao mà giá trị dinh dưỡng của tổ yến rất cao. Và cùng chính vì trong quá trình tiết nước bọt, chim Yến phải xù lông lên, đạp cánh nên đôi khi có lông chim Yến bay vào tổ và kết dính với các sợi yến chưa kịp khô lại, vì thế nên có loại tổ yến thô còn lông chim Yến.

Cứ mỗi đêm chim Yến lại dùng nước bọt của mình để xây tổ và sau nhiều đêm thì tổ yến sẽ được hình thành. Theo thống kê thì cữ mỗi đêm chim Yến lại xây được khoảng 1mm tổ yến.

Sau nhiều đêm dùng nước bọt xây tổ, tổ yến được hình thành với độ lớn đủ lớn thì chim Yến sẽ quẹt nước bọt lên mép tổ rồi chim Yến nhảy lên vách hay mép tổ rồi quẹt nước bọt vào lòng tổ yến để tạo nơi đẻ trứng. Nếu bạn nhìn thấy trong tổ có lớp xơ mướp thì chứng tỏ chim Yến sắp đẻ trứng.

Tổ yến thông thường có hình dạng như nửa chén trà úp và được dính vào thành hang đá (nếu là yến tự nhiên ngoài biển đảo) và thành nhà yến (nếu nuôi yến trong nhà do mình thiết kế).

Tổ yến bao gồm nhiều phiến mỏng được tạo nên từ nước bọt của chim Yến, chúng kết dính lại với nhau và tạo thành tổ yến.

Về sau thì tổ yến sào sẽ càng nhỏ dần ở những lần xây tổ tiếp theo. Tổ yến có các màu trắng, màu hồng, màu đỏ hay còn gọi là huyết yến. Tổ yến có rất nhiều loại khác nhau, vì thế khi mua tổ yến các bạn cần phải biết cách nhận biết sự khác nhau giữa các loại tổ yến đồng thời chọn đúng loại tổ yến chính hãng.

Hy vọng qua bài viết trên, các bạn đã biết được quá trình làm tổ của chim Yến và hiểu được vì sao tổ yến lại có giá trị dinh dưỡng cao như thế.

Chim yến làm tổ như thế nào