Nuôi Chim Cảnh Trong Aviary / Top 9 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Raffles.edu.vn

Lưới Làm Lồng Chim, Chuồng Chim Aviary Đẹp

Lưới làm lồng chim Aviary là cách mà “dân chơi” thường gọi những chuồng chim cảnh lớn, nuôi chim kiểu tập thể, bên trong trang trí cây xanh, hồ nước, tổ chim…

Tuỳ theo điều kiện và thẩm mỹ của mỗi người mà các kích thước Aviary có thể to nhỏ và cách bài trí khác nhau…

Hình thức Aviary giúp tạo ra một chốn thiên nhiên thu nhỏ cho chim tồn tại giữa cuộc sống con người. Khiến chúng vui vẻ hơn là sống đơn độc trong từng chiếc lồng con tù túng.

“Tôi để ý khi có bạn, lũ chim siêng hót hơn mà lại không mất quá nhiều công để dụ chúng. Khi phải đi xa, về đến nhà nghe chim hót râm ran chào đón là quên hết mệt nhọc”

Aviary là gì ?

Những người chơi lâu năm thì kiên trì hơn trong việc tìm cách vận dụng kiến thức sinh học để thuần hoá các loài chim hoang dã. Cho phối đẻ chim non để phát triển giống. Giống chim để nuôi trong Aviary thích hợp nhất có lẽ là họ Finch. Đây là giống chim cảnh nhỏ có tập tính sống theo bầy đàn ngoài tự nhiên. Và thức ăn thì giống nhau nên rất thuận tiện cho người chăm sóc.

Ngoài ra chúng còn có sắc lông đa dạng, phù hợp với phong cảnh trong chuồng. Kiến thức, kỹ năng cộng với đam mê là những yếu tố quan trọng hàng đầu mà một người chơi Aviary cần có. Đặc biệt phải nắm rõ tập quán. Tính nết của những chú chim nuôi chung trong lồng.

Làm chuồng chim Aviary bằng lưới gì ?

Có thể làm chuồng chim Aviary bằng lưới inox hàn 304 ô 10x10mm, hay lưới hàn chì mạ kẽm. Lưới hàn cì mạ kẽm tuy chất lượng không bằng lưới inox 304.

Làm chuồng chim Aviary bằng lưới thép hàn có gì đặc biệt ?

Trong một Aviary thường có nhiều chim và mỗi chú lại có một tính nết. Thói quen ăn uống khác nhau. Vậy nên phải lựa chọn các loài phù hợp để chúng không đấu đá nhau tranh giành lãnh địa.

Tuy một lồng Aviary lớn hơn nhiều những lồng chim bình thường. Nhưng không có nghĩa ở phố xá không nuôi được. Một ngôi nhà ở phố vẫn có thể làm một Aviary xinh xắn để trước nhà với dòng suối nhỏ vắt ngang. Nhành dây leo xanh um lá, có tiếng chim thánh thót vui tai.

“Trong cuộc sống hối hả như hiện nay. Những lúc rảnh rỗi ngồi ngắm nhìn đàn chim bay nhảy trong Aviary để thư giãn thì cũng là một trong những phương pháp giảm stress hữu hiệu đó chứ”

Kích thước chuồng nuôi chim aviary bao nhiêu?

Thiết kế chuồng bằng lưới : đảm bảo thông thoáng vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Tùy vào số lượng chim công nuôi dưỡng thực tế, độ rộng hẹp của chuồng công có thể khác nhau. Một ô chuồng đúng tiêu chuẩn ( có thể nuôi từ 4 – 6 cá thể chim trưởng thành, hoặc 10 – 15 cá thể từ 6-12 tháng tuổi), thường có thiết kế như sau:

Chiều rộng: 3,5 – 4m

Chiều dài: 5 – 6m

Chiều cao: 2,7 – 3m

Để giảm chi phí bạn có thể tận dụng nhà kho, xưởng, chuồng heo. Chuồng gà sẵn có để cải tạo thành chuồng nuôi chim công. Bạn nên thiết kế thêm một chuồng phụ để chăm sóc riêng chim công trong bệnh, hay trong quá trình theo dõi bệnh để tránh lây nhiễm cho các cá thể khác

Kỹ thuật làm chuồng aviary nuôi chim cảnh bằng lưới thép

Cùng với việc tự tìm hiểu những kỹ thuật nuôi trên sách báo. Cộng với việc có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực nuôi chim cảnh, gà cảnh nên việc nuôi chim công của anh Hợi gặp nhiều thuận lợi, đàn chim công phát triển tốt. Từ số chim công mua được, anh đã liên tục tăng đàn công lên hàng trăm con. Hiện tại, đàn công của anh đang có khoảng gần 500 con, cả công giống lẫn công bố mẹ.

Lưới làm lồng chim aviary mua ở đâu?

Thị trường cung cấp lưới làm lồng chim tại Đà Nẵng, Quảng Nam và Huế. Ngoài việc cung cấp lưới làm chuồng nuôi chim aviary, công giống. Lưới thép Đà Nẵng còn cung cấp Dây thép, lưới thép hàn, lưới inox 304. Một trong những yếu tố giúp môi trường sạch sẽ, thường xuyên được khử trừng để tránh ẩm thấp và phòng trừ các mầm bệnh nguy hiểm phát triển.

Chuồng chim aviary sân vườn tại Đà Nẵng

Chuồng chim cảnh sân vườn và trong nhà bằng lưới thép giá rẻ tại Đà Nẵng Lưới thép Đà Nẵng chuyên gia công, Chuồng chim cảnh sân vườn và trong nhà. chuồng chim trĩ. hay chuồng chim aviary. Chuồng được làm bằng vật liệu như inox hay lưới kẽm và mái tre đa dạng,

Lưới làm lồng chim thả vườn chắc chắn, an toàn cho chim

Thay vì nhốt mỗi chú chim vào một lồng nhỏ con con. Nhiều người làm hẳn một chuồng chim rộng lớn để “nuôi chim tập thể”. Tạo nên những vườn chim mini xinh xắn trước sân và cả trong nhà. Ta có thể làm lồng nuôi chim bằng lưới inox 304 để chống gỉ rét. Lưới inox 304 có độ an toàn cao theo thời gian. Gần đây, nhiều nơi rộ lên thú chơi chim mới bằng cách nuôi nhiều loài chim chung một chuồng aviary giá rẻ rộng lớn, như một vườn chim thu nhỏ. Nhiều quán cà phê, nhà hàng, công sở dành hẳn một không gian riêng làm những chuồng aviary chuồng trong nhà và chuồng aviary

Các Loài Chim Ở Việt Nam Được Nuôi Làm Cảnh Trong Nhà

Các loài chim ở Việt Nam được nuôi làm cảnh trong nhà Các loài chim ở Việt Nam được nuôi làm cảnh

Yến Phụng tên khoa học là Melopsittacus Undulatus, là một loài chim cảnh đẹp thuộc bộ Vẹt, có nguồn gốc từ Châu Úc. Chim Yến Phụng là loài chim có dáng khoằm, mỏ sắc nhọn, mắt tròn và to. Yến Phụng là một dòng nhỏ trong họ Vẹt nên có màu lông đa sắc như Vẹt nhưng dáng người và phần mỏ nhỏ hơn. Trên thế giới hiện nay có khoảng 50 loài chim Yến Phụng khác nhau.

Điểm để người ta yêu thích loại chim này đó chính là tính dịu dàng và khả năng làm quen đến mức thân thiện và gần như là tin tưởng tuyệt đối của chúng đối với tất cả các thành viên trong gia đình.

Vàng anh là một trong những loại chim cảnh ở Việt Nam được nhiều người yêu thích, nó sở hữu một bộ lông vàng với thân hình nhỏ nhắn. Loài chim này khá dễ nuôi, nó không cần quá cầu kì trong cách nuôi dưỡng chăm sóc, không cần đòi hỏi chủ nhân của chúng phải chăm chút từng giờ những chú chim vàng anh vẫn khỏe mạnh và thánh thót trong từng âm vực trong giọng cả của mình. Thức ăn của chúng có thể là các loại côn trùng và hoa quả rất dễ tìm kiếm.

Đây là loại chim sở hữu một giọng ca xuất sắc, chúng có một màu lông khá đặc trưng, giống chim này rất dễ dàng trong chuyện ăn uống chúng có thể ăn được các loại ngũ cốc khác nhau cách chăm sóc cũng không cầu kì. Tuy nhiên khi nuôi loài chim này bạn cần phải cho chúng một khoảng lồng đủ rộng để chúng có thể sống một cách thoải mái nhất.

Có tên khoa học là Garrulux Canorus, chúng thường sinh sống ở các khu rừng, vườn cây, công viên,… Chim Họa Mi thường có màu lông vàng hoặc hạt dẻ tùy từng loại, vùng miền sinh sống. Để nhận biết Chim Họa Mi như thế nào thì bạn hãy nhìn vào mắt chúng, chim họa mi sẽ luôn có một đường viền trắng nhỏ quanh mắt.

Chúng là một trong các loại chim hót hay nhất ở nước ta. Tuy nhiên không phải con nào cũng có thể hót hay, một số con có giọng hơi khàn, thấp sẽ không được đánh giá cao. Chim Họa Mi chuẩn phải có giọng cao, vang và hót được nhiều loại âm thanh.

Chào Mào cũng là một trong các loại chim cảnh thường nuôi trong nhà được nhiều người yêu thích. Loài chim này sống theo bầy đàn, ăn các loại côn trùng nhỏ và hoa quả. Khi làm tổ chúng sẽ quấn các sợi rơm, cành cây nhỏ thành hình cái cốc nhỏ.

Đặc điểm nhận dạng dễ nhất của loài chim này là phần mào hình tam giác nhô hẳn lên trên đầu, lông chim có màu nâu nhạt, đậm nhất ở phần đầu và mào. Hiện nay tại Việt Nam có hơn 20 loại Chào Mào khác nhau như: huế, bạch, nữ hoàng, bạch tạng,…

Vẹt là loài chim thuộc bộ Psittaciformes, với gần 372 loài và 86 chi, chủ yếu sống ở vùng nhiệt đới ấm áp. Bộ vẹt được chia ra làm ba siêu họ, loài này được phân bố khắp các miền nhiệt đới và một số loài sinh sống trong vùng ôn đới Nam bán cầu.

Chế độ ăn uống của các loài vẹt thường là hạt, trái cây, chuối, chồi và các bộ phận thực vật khác, số ít loài ăn động vật và xác thối. Đa phần các loài vẹt làm tổ trong các hốc cây. Đây được xem là một loài chim cảnh đẹp và thông minh khi có thể bắt chước được tiếng người.

Top 8 Loài Chim Cảnh Không Ồn Ào Để Nuôi Trong Căn Hộ

1. Chim sẻ (Finch)

Độ ồn ào của chim sẻ tỉ lệ thuận với kích thước nhỏ bé của chúng. Điều này khiến chúng trở thành 1 lựa chọn tuyệt vời cho những người thích yên tĩnh. Mặc dù chim sẻ thường cất tiếng hót líu lo suốt cả ngày, nhưng âm thanh chúng tạo ra tương đối nhỏ. Thậm chí, ngay cả 1 đàn sẻ cũng không đem lại rắc rối gì về tiếng ồn cho không gian của bạn.

2. Chim Hoàng yến (Canary)

Chim hoàng yến được biết đến với tiếng hót thánh thót, nhẹ nhàng cùng tính cách vui vẻ và hòa đồng. Kích thước nhỏ nhắn của loài chim này đảm bảo rằng giọng ca của chúng sẽ không làm phiền đến hàng xóm của bạn.

Loài chim hiền lành này có thể được tìm thấy ở hầu hết các tiệm bán chim cảnh. Chúng có nhiều màu sắc để bạn tha hồ lựa chọn. Đa số chúng có lông có màu vàng sáng, nhưng cũng có những con được nhân giống có màu đỏ, cam hoặc trắng. Một số có mào trên đỉnh đầu.

3. Vẹt Yến phụng (Budgerigar)

Vẹt Yến phụng là 1 loài vẹt nhỏ bé có khả năng “nhại” tiếng người giống như những họ hàng to lớn khác của chúng. Chúng dễ dạy nói và cũng khá thông minh. Vẹt yến phụng thích chơi đùa và tương tác với chủ nhân của chúng. Nếu bạn cho chúng nhiều đồ chơi, chúng sẽ rất hạnh phúc.

Loài vẹt nhỏ này là 1 trong những giống chim cảnh được nuôi phổ biến nhất. Một trong những lý do là bởi chúng không phát ra tiếng kêu chói tai như 1 số loài khác. Điều này khiến chúng trở thành 1 trong những loài chim cảnh yên tĩnh nhất.

Chúng có chiều dài từ 14 cm đến 20 cm, trọng lượng tầm 30 gram. Loài chim này có bụng xanh, lưng đen và vàng, đầu vàng, đuôi màu xanh lá cây đậm. Những con bị đột biến có màu xanh coban, vàng, trắng và xám.

4. Vẹt Parrotlet

Giống như vẹt yến phụng, loài vẹt nhỏ này không phát ra tiếng rít chói tai như vẹt Amazon hay vẹt mào. Tiếng líu lo của chúng hầu như không đủ ồn để làm phiền cả những đôi tai nhạy cảm nhất. Mặc dù sở hữu kích thước nhỏ bé, nhưng những chú chim này rất hoạt bát và tinh ranh. Để thuần hóa, bạn cần phải tương tác với những chú chim này hàng ngày.

Vẹt Parrotlet có chiều dài 8 cm – 12 cm, trọng lượng 30 gram. Toàn thân chim có màu xanh lá cây. Những con đột biến sẽ có màu xanh coban, vàng và trắng.

5. Vẹt Mã Lai (Cockatiel)

Vẹt Mã Lai hay còn gọi là vẹt mào Úc, vẹt xám Úc, là một loài vẹt cảnh khá được ưa chuộng vì dễ nuôi. Chúng có xu hướng yên tĩnh hơn hầu hết các loài vẹt khác. Vẹt Mã Lai hiếm khi phát ra những âm thanh chói tai. Bên cạnh đó, chúng có thể thực hiện các động tác theo sự huấn luyện của chủ nuôi.

Loài chim tinh nghịch này sẽ cần 1 cái lồng lớn để bay nhảy, nhưng bù lại, chúng không đòi hỏi quá trình chăm sóc phải khắt khe.

Loài vẹt đầy màu sắc này có tập tính xã hội cao. Vì thế chúng cần sự tương tác thường xuyên với đồng loại hoặc các loài chim khác. Nếu được huấn luyện đúng cách, chúng có thể huýt sáo và nói 1 vài từ.

Thông thường, chim mái sẽ ít tạo ra tiếng ồn hơn chim trống. Nếu bạn đang tìm kiếm loài chim yên tĩnh thì đây là điều bạn nên lưu ý.

6. Vẹt Senegal (Senegal Parrot)

Vẹt Senegal là loài chim có kích thước trung bình đến từ Tây Phi. Chúng sở hữu bộ lông rất nổi bật, với màu xanh lá cây đậm và nâu đất bắt mắt. Nhưng điều quan trọng nhất là chúng tương đối yên tĩnh. Vẹt Senegal không chỉ sở hữu khả năng nói chuyện và phát âm tuyệt vời, mà chúng còn không bao giờ hét hoặc rít lên.

Chúng được biết đến là loài chim quấn chủ, hài hước và có thể bắt chước hành vi của con người. Mặc dù vậy, chúng có xu hướng chỉ gắn kết với 1 người và tránh tương tác với các thành viên còn lại trong gia đình.

7. Vẹt đuôi dài Parakeet của Bourke (Bourke’s Parakeet)

Vẹt đuôi dài Parakeet của bourke là 1 loài chim cảnh tuyệt vời. Bởi chúng không bao giờ phát ra tiếng rít chói tai, cũng như sở hữu khả năng giải trí tuyệt vời. Chúng là những chú chim khá trầm tính, không cần lồng nuôi lớn nên sẽ rất lý tưởng cho cuộc sống ở các căn hộ chung cư. Tuy nhiên, do bản tính thụ động, vẹt đuôi dài Parakeet của bourke nên tránh xa những con chim to lớn, hung dữ hơn.

8. Bồ câu

Bồ câu là loài chim cảnh ngọt ngào, hiền lành và không đòi hỏi sự chú ý như loài vẹt. Những chú chim này được biết đến bởi tiếng kêu dễ chịu. Tuy nhiên, 1 số người có thể thấy khó chịu bởi chúng hiếm khi im lặng khi đang thức. Dù vậy, đối với những người muốn sở hữu 1 chú chim dễ tính, chim bồ câu có thể là một lựa chọn phù hợp.

Trước khi đưa ra quyết định nhận nuôi loài chim cảnh nào đó, hãy đảm bảo bạn đã suy xét tất cả các khía cạnh. Sự đồng hành của những chú chim cảnh sẽ làm cho cuộc sống của bạn trở nên vui vẻ và tràn ngập màu sắc. Tùy thuộc vào sở thích cá nhân mà bạn có thể lựa chọn cho mình 1 chú chim đáng yêu, lanh lẹ hay không cần tốn nhiều thời giờ chăm sóc.

20 Các Loài Chim Cảnh Nhỏ Thường Nuôi Trong Nhà Ở Việt Nam

Tùy vào đặc điểm khí hậu của mỗi vùng miền mà lông của chim Sơn Ca sẽ có sự khác biệt đôi chút. Nếu như ở Huế lông chim có màu vàng hơn bình thường và có hình vảy cả trên trán thì Sơn Ca Đà Nẵng lại có vân khía ở trán.

Tuy nhiên không phải con nào cũng hót hay, một số con có giọng hơi khàn, thấp sẽ không được đánh giá cao. Chim Họa Mi chuẩn phải có giọng cao, vang và hót được nhiều loại âm thanh.

Đặc điểm nhận dạng dễ nhất của loài chim cảnh Việt Nam này là phần mào hình tam giác nhô hẳn lên trên đầu. Có lẽ chính vì vậy mà cái tên Chào Mào ra đời. Lông chim có màu nâu nhạt, đậm nhất ở phần đầu và mào.

Là một trong các loài chim cảnh nhỏ được nuôi phổ biến tại Việt Nam, chim Chích Chòe có thân hình nhỏ nhắn cùng đôi chân nhảy thoăn thoắt trên các cảnh cây. Loài chim này thường hót vào lúc giữa trưa hoặc tối muộn nên thường được nuôi ở các nơi công cộng như quán cafe, vườn chim,…

Ở Việt Nam có hai loài Chích Chòe phổ biến là Chích Chòe Than và Chích Chòe Lửa. Hai loài nhỏ này khá giống nhau nhưng vẫn có một vài điểm khác biệt nhỏ.

Chích Chòe Than có màu đen gần như toàn thân, chỉ có hai vệt dài trên cánh và phần bụng là màu trắng. Còn Chích Chòe Lửa thì khác một chút ở phần bụng màu vàng, còn đâu phần lông trên thân chỉ nhạt màu hơn đối với con cái.

Thời gian sinh sống của loài chim cảnh này rất lâu, với những con bé có thể là 20 – 30 năm, con to thì 60 – 80 năm nếu được chăm sóc đúng cách. Khi nuôi trong nhà bạn nên chọn lồng hình chữ nhật, hình vuông, tránh chọn lồng hình tròn khiến chim cảm thấy không an toàn.

Chắc hẳn ai cũng biết đến loài chim cảnh “Vàng Ảnh Vàng Anh” trong câu chuyện cổ tích Tấm Cám. Thuộc các loài chim hót hay nhất, chim Vàng Anh còn được gọi là chim Hoàng Anh, có giọng hót thánh thót rất dễ vào lòng người.

Chim Vàng Anh luôn nổi bật với màu lông vàng rực. Chim mái và chim trống sẽ có ánh màu khác nhau đôi chút. Chim Vàng Anh cũng thuộc các loại chim sâu ở Việt Nam nên thường được nuôi để diệt sâu và trang trí.

Khi nuôi bạn nên chú ý thức ăn cho Vàng An để tránh chim không thân thiện với chủ. Loài chim cảnh này thường lảng tránh và tỏ ra nhút nhát nếu không được cho ăn ngon.

Thuộc các loại chim cảnh đẹp nên không khó để thấy loài chim này trong nhà người nuôi chim tại Việt Nam. Thức ăn dành cho chim Sáo cũng khá dễ tìm như sâu bọ, cào cào, cơm,… Nếu bạn nuôi trong lồng thì nên cho ăn chuối, lạc trộn trứng, cơm,… thì sẽ hợp lý.

Trên thế giới có khoảng 30 loài chim sáo khác nhau nhưng phổ biến hơn cả là chim sáo đá xanh mỏ vàng, chim sáo đen và chim sáo nâu. Mỗi loài đều có sự khác biệt đôi chút về hình dáng, màu lông và tập tính ăn uống.

Loài chim cảnh Việt Nam này hay sống theo đàn nhỏ ở các vùng núi, làm tổ trong các bụi cây, có mái che hoặc hình cái chén. Ở Việt Nam phổ biến hai loại Khướu là Khướu Mun và Khướu Ô.

Khi nuôi chim Khướu bạn không nên nuôi trong lồng sắt vì nếu chim mổ, cắn phải hoặc chạm vào dẫn đến bị thương thì rất khó lành.

Tiếp tục là một trong các loại chim cảnh hót hay, chim Cu Gáy có tiếng hót được ví với tiếng sáo trúc, nghe rất thánh thót. Bạn sẽ gặp loài chim cảnh Việt Nam này ở các vùng quê yên tĩnh. Thức ăn của chim Cu Gáy thường là lúa, đậu, mè, sâu bọ,…

Trong các loài chim cảnh nhỏ thì chim Cu Gáy có màu lông khá phổ biến là màu xám. Tuy nhiên đặc điểm nhận dạng của loài này là các đốm trắng điểm xuyết trên lông cổ và cánh. Phần bụng chim có màu nâu rất nhạt, khi xờ có cảm giác mềm và xốp.

Mắt chim Cu Gáy có màu nâu đỏ, mí mắt cũng có màu đó nên nhìn rất sắc. Loài chim cảnh này có giọng hót hay nên thường được nuôi làm cảnh trong nhà, vườn hoặc các quán cafe thiên nhiên,…

Chim Khuyên là một trong các loài chim cảnh nhỏ được nuôi nhiều nhất ở Việt Nam nhờ màu lông đẹp và tiếng hót hay. Thân hình của chim Khuyên nhỏ nhắn, lọt thỏm trong bàn tay của người trưởng thành. Đầu chim khá to so với phần thân, trán rộng và cao, mắt hơi xếch nhẹ, có viền trắng xung quanh mắt.

Phần lông chim Khuyên thường có màu vàng rực hoặc pha xám xanh ở cánh. Đặc biệt loài chim hót hay này còn có khả năng bắt chước giọng hót của một số loài chim khác như chim Chích Chòe. Thức ăn của loài chim này chủ yếu là côn trùng, mật hoa, quả nhỏ,…

Ở Việt Nam có hai loài Khuyên phố biến là Khuyên xanh và Khuyên vàng. Nếu một con chim Khuyên có màu lông đột biến thì sẽ có giá thành rất cao. Như danh hiệu chim khuyên đắt nhất thuộc về con chim của anh Lý Hùng Tú (Hà Nội), từng được trả giá lên đến 10.300 USD.

Trong các loài chim ở Việt Nam thì chim Yến Phụng là loài chim có dáng khoằm, mỏ sắc nhọn, mắt tròn và to. Những ai nuôi chim cảnh thường rất thích thú và muốn sở hữu một chú chim Yến Phụng. Đặc biệt người ta thường nuôi Yến Phụng theo cặp và nuôi trong các lồng to để chim được phát triển tốt nhất.

Chim Yến Phụng thường ăn các loại thực vật như xà lách, rau cải, rau muống. Khi nuôi chim cảnh như Yến Phụng bạn nên chú ý tắm thường xuyên cho chúng để giữ sạch sẽ và khỏe mạnh. Loài chim này có thể nới được tiếng người nhưng cần mất thời gian khá dài để huấn luyện chúng.

Yến Phụng là một dòng nhỏ trong họ Vẹt nên có màu lông đa sắc như Vẹt nhưng dáng người và phần mỏ nhỏ hơn. Trên thế giới hiện nay có khoảng 50 loài chim Yến Phụng khác nhau.

Loài chim cảnh này không quá rực rỡ nhưng lại sở hữu vẻ đẹp giản dị, dễ chịu. Lông chim có màu xám bút chì, phần đầu và đuôi có màu đen đậm nhưng ở giữa bụng, ngực lại có màu trắng.

Nhìn chung đây là loài chim dễ nuôi, không quá tốn, hơn nữa lại là loài chim hót hay nên rất được giới nuôi chim cảnh ưa chuộng.

Loài chim cảnh Việt Nam này thường sống ở các khu vực đông dân, các đồng ruộng,… nơi có nhiều nguồn thức ăn và nước uống. Mỗi lần sinh sản chim Chìa Vôi thường để 3 – 8 quả trứng vào tháng 4 – 8 hàng năm.

Những gợi ý này đã đủ cho bạn khi mua chim

Ý Nghĩa Của Cảnh Chim Công Trong Phong Thủy

Chim Công hay còn có tên gọi mỹ miều là chim Khổng Tước, là loài chim phong thủy đại diện cho sự quyền quý, cao sang. Chim Công được biết đến như là sự đại diện của Phượng Hoàng trên trái đất, bởi hình ảnh sặc sỡ sắc màu mà lông chim Công mang lại, khi nhìn thấy chim Công, bạn sẽ khó lòng mà quên được vẻ đẹp chói lòa mà nó mang lại.

Ý nghĩa của cảnh chim Công trong phong thủy

Ý nghĩa của cảnh chim Công trong phong thủy

Chim công là loài chim chung thủy có tiếng từ xưa, chum Công chỉ ghép đôi duy nhất với 1 con mái. Vì thế hình ảnh chim Công gắn liền với hình ảnh của sự hạnh phúc, tình yêu bền chặt. Là sự may mắn, thuận lợi trong sự nghiệp, tiền tài.

Tổng hợp các ý nghĩa của cảnh chim Công trong phong thủy

Đặc biệt, trên bộ lông chim Công còn có vô số các hoa văn trông giống như các đồng tiền nối liền nhau. Mỗi khi có ánh nắng mặt trời chiếu vào lại càng trở nên lấp lánh nổi bật. Do đó theo phong thủy chim Công còn là biểu trưng của tài lộc, lại có thể hút được năng lượng tích cực từ mặt trời, mang đến tác dụng điều hoà cân bằng âm dương.

Hình ảnh chim Công không còn xa lạ với các tác phẩm gốm sứ đem lại tài lộc và may mắn cho gia chủ như: bình hút tài lộc, tranh gốm sứ,… hay những tác phẩm nghệ thuật thường ngày như lọ hoa, bình hoa sứ…

Cảnh chim Công trong phong thủy hợp với tuổi nào?

Bình hút tài lộc chim Công hợp với tuổi nào

Xét theo phong thủy, thì đôi chim công thuộc hành Kim. Nên sẽ hợp nhất với các chủ nhân mệnh Kim và mệnh Thủy. Đặc biệt hợp nhất với những người thuộc vào các tuổi sau:

Người mệnh Kim sinh vào các năm tuổi: 1954 (tuổi Giáp Ngọ); 1955 ( tuổi Ất Mùi); 1962 (tuổi Nhâm Dần); 1963 (tuổi Quý Mão); 1970 (tuổi Canh Tuất); 1971 (tuổi Tân Hợi); 1984 (tuổi Giáp Tý); 1985 (tuổi Ất Sửu); 1992 (tuổi Nhâm Thân); 1993 (tuổi Quý Dậu); 2000 (tuổi Canh Thìn); 2001 (tuổi Tân Tỵ).

Người mệnh Thủy sẽ sinh vào các năm tuổi sau: 1952 (tuổi Nhâm Thìn); 1953 ( tuổi Quý Tỵ); 1966 (tuổi Bính Ngọ); 1967 (tuổi Đinh Mùi); 1974 (tuổi Giáp Dần); 1975 (tuổi Ất Mão); 1982 (tuổi Nhâm Tuất); 1983 (tuổi Quý Hợi); 1996 (tuổi Bính Tý); 1997 (tuổi Đinh Sửu).

Một số lưu ý khi sử dụng vật dụng có cảnh chim Công trong phong thủy

Như trên chắc hẳn bạn đã hiểu Ý nghĩa của chim Công trong phong thủy là gì rồi. Vậy khi sử dụng vật phong thủy hình chim Công cần phải lưu ý gì để tránh phản tác dụng.

– Thứ 1: Hình ảnh chim Công trên vật phong thủy phải được thể hiện rõ nét, không được mờ nhạt, thiếu bộ phận.

– Thứ 2: Hình ảnh chim Công hoàn toàn có thể kết hợp với 1 số họa tiết phong cảnh thiên nhiên khác để tạo nên độ sinh động cho sản phẩm này. Tuy nhiên, tránh sử dụng những họa tiết khắc với hành Kim.

– Thứ 3: Khi lựa chọn sản phẩm có hình chim Công bạn lưu ý bình, tranh hay vật dụng phải lành lặn, không được sứt mẻ, bạc màu.

– Thứ 4: Các sản phẩm phong thủy hình chim Công phải được đặt ở nơi khô ráo, nơi trang trọng trong nhà.

– Thứ 5: Cần vệ sinh thường xuyên, tránh bụi bẩn khi sử dụng các sản phẩm vẽ chim Công trong trang trí.

Cảnh Chim Công được sử dụng làm họa tiết trang trí trên rất nhiều sản phẩm gốm sứ độc đáo và cao cấp. Nổi bật nhất là các sản phẩm: bình hút tài lộc và tranh gốm sứ. Không chỉ giúp đem tài lộc, may mắn, thành công, hạnh phúc và sự trường thọ đến với gia chủ. Mà các sản phẩm gốm sứ họa tiết chim Công còn là điểm nhấn nổi bật trong không gian nội thất của gia đình bạn.

Hiện nay, các sản phẩm gốm sứ đều là vật phổ biến và thông dụng ở mọi gia đình Việt. Đặc biệt các sản phẩm gốm sứ hình chim Công rất được yêu thích trong nửa đầu năm 2023.

chúng tôi chuyên sản xuất và phân phối các mẫu gốm sứ hình Chim Công chuẩn Bát Tràng với giá ưu đãi nhất. Cam kết giá tận gốc, không qua trung gian. Hỗ trợ 24/7. Miễn phí vận chuyển toàn quốc.