Nuôi Chim Cảnh Tại Nhà / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Nuôi Chim Cảnh Tại Nhà

Chim cảnh với kích thước không quá lớn, rất đẹp, vì vậy thích hợp nuôi trong nhà hay trong sân vườn. Nhìn chung, nuôi chim cảnh tại nhà không quá khó, điều quan trọng là người nuôi phải chọn đúng loại. Nếu mới bắt đầu, bạn nên chọn một số giống dễ nuôi như sau:

1. Chim Sơn Ca

Chim Sơn Ca có đặc điểm thân hình nhỏ bé, chỉ to ngang một nắm tay người lớn. Bộ lông chim có nhiều màu, trên đầu có màu vàng, phần thân có màu nâu và đen, riêng phần bụng có màu trắng.

Tùy theo điều kiện khí hậu ở mỗi vùng miền khác nhau ở nước ta mà chim Sơn Ca sẽ có đôi chút khác biệt trên cơ thể. Chẳng hạn như ở Huế lông chim sẽ có màu vàng hơn và hình vảy cá ở trên trán, còn chim Sơn Ca ở Đà Nẵng thì lại có vân khía trên trán.

2. Chim Họa Mi

Chim Họa Mi hay sống ở các khu rừng, vườn cây, công viên,… Dù rất nhỏ, thậm chí là nhỏ hơn chim Sơn Ca nhưng tiếng hót của chim Họa Mi khiến ai cũng phải tan chảy. Có lẽ cũng vì vậy mà người ta hay ví những ai có giọng hát cao, hay là những chú chim Họa Mi.

Dù vậy, cũng có một số chim Họa Mi hót không hay. Đôi khi bạn sẽ thấy chúng có con hót giọng khàn, thấp, loại này sẽ không được đánh giá cao bằng những con chim giong cao, vang và có nhiều loại âm thanh.

3. Chim Chào Mào

Chào Mào là một loại chim cảnh được nuôi ở trong nhà rất nhiều người yêu thích. Loài chim này sống bầy đàn và ăn thức ăn như hoa quả, côn trùng nhỏ. Khi làm tổ chúng sẽ tha các sợi rơm, cành cây nhỏ để quấn lại tựa như hình chiếc cốc nhỏ.

Để nhận dạng loài chim này rất dễ, bởi nó có phần mào hình tam giác nhô hẳn lên đầu. Ngoài ra, lông chim cũng có màu nâu nhạt, phần đậm nhất là ở đầu và mào của chúng. Ở Việt Nam có nhiều loại Chào Mào khác nhau như Huế, Bạch, Nữ Hoàng,… tùy theo sở thích mà bạn chọn loại nào cho thích hợp.

4. Chim Chích Chòe

Chích Chòe có thân hình nhỏ nhắn và đôi chân thoăn thoắt ở trên cành cây. Loài chim này hay hót vào giữa trưa hoặc tối muộn, vậy nên thường được nuôi ở nơi công cộng như vườn chim hay quán cà phê sân vườn,…

Hai loài Chích Chòe được nuôi phổ biến nhất ở nước ta có thể kể đến là Chích Chòe Than và Chích Chòe Lửa. Cả hai loài này đều có kích thước nhỏ nhưng một số điểm khác biệt ở trên thân của chúng.

Cụ thể, với Chích Chòe Than sẽ có thân gần như đen hoàn toàn, chỉ có 2 vệt dài ở bên cánh và bụng là trắng. Còn Chích Chòe Lửa thì phần bụng có màu vàng, còn lông ở trên thân nhạt hơn nếu là con cái.

Kỹ Thuật Nuôi Chim Yến Phụng Làm Cảnh Tuyệt Đẹp Tại Nhà

Kỹ thuật nuôi chim Yến Phụng làm cảnh có thể nuôi theo cặp hoặc theo bầy đàn. Nhưng nuôi thế nào, cách chăm sóc và huấn luyện chim giống ra sao không phải ai cũng biết.

Loài chim Yến Phụng thuộc bộ vẹt, xuất xứ từ châu Úc, tên khoa học là Melopsittacus undulatus, nó được xếp vào nhóm vẹt nhỏ đuôi dài. Ngoài thiên nhiên chim Yến Phụng là loài chim nhỏ không có khả năng chiến đấu tự vệ. Cách để chúng tự bảo vệ mình chính là nhờ vào sự nhanh nhẹn, tốc độ bay và khả năng ngụy trang cực đỉnh của mình. Để làm được như vậy là do nhờ vào bộ lông màu xanh và viền nâu đen cho giống với môi trường xung quanh nó để dễ dàng lẩn vào các tán lá.

Ngoài ra, những cá thể có màu vàng đôi khi cũng xuất hiện ngoài thiên nhiên, là một sự đột biến gen sắc tố, nhưng nó nhanh chóng bị tiêu diệt vì bộ lông sặc sỡ quá lộ liễu so với đồng loại.

Nên lựa chọn lồng rộng rãi thoáng đãng để chim có thể tự do bay nhảy. Nếu nuôi theo cặp cần càng phải có chiếc lồng đủ rộng cho chúng tha hồ hoạt động. Kích thước phù hợp nhất cho lồng nuôi chim Yến Phụng là khoảng 80cm x 40cm x 40cm. Khi đem chim về nuôi nên nhẹ nhàng thả vào lồng tránh làm chim hốt hoảng. Để tạo không gian để chim có thể hòa nhập nhanh thì cần trang bị sẵn các trò chơi cho chim thư giản như: đánh đu, nhánh cây…Vị trí treo lồng không được quá nắng hay bị hắt mưa. Tránh tầm với của mèo, chuột.

Kỹ thuật nuôi chim Yến Phụng

Chim Yến Phụng hiện nay rất được ưa chuộng để nuôi bởi vẻ ngoài bắt mắt với màu sắc sặc sỡ của nó. Đặc biệt, kỹ thuật nuôi chim Yến Phụng không khó khăn như nhiều loài chim cảnh khác bởi chúng có thể sống theo bầy đàn.

Để nuôi được những con chim Yến Phụng tốt đó là quan tâm đến nơi ở của chúng. Chuồng trại của chim Yến Phụng được chia làm 2 nơi rõ ràng đó là phần ở riêng và phần sinh sản riêng. Riêng phần đẻ trứng và nuôi con cần làm tỉ mỉ, chu đáo. Cửa cần làm rộng, đủ để có thể cho thức ăn vào trong mùa chim Yến Phụng sinh sản. Vì chim sống theo đàn được nên khi làm chuồng có thể làm thật to, sau đó ngăn cách các tổ với nhau. Phần nhà được ngăn bằng các vách, sạch sẽ, có máng ăn, máng nước cho chim, khoảng cách các tổ nên đều nhau.

Chúng thích ăn rau quả như xà lách, rau cải, rau muống, bắp cải, táo ngọt, thậm chí cả một lát cam vàng cũng đủ cho chúng vui tươi. Ngoài ra chim Yến Phụng thích ăn thóc kết hợp với kê theo tỉ lệ 1:1. Trong thời kì sinh sản thì tỉ lệ thay đổi thóc 1: kê 1,5. Thỉnh thoảng cho ăn ngô và các loại rau như xà lách, rau muống…để cung cấp canxi khi chim non sắp chào đời được cứng cáp.

Chim Yến Phụng rất thích tắm nên hãy chăm chỉ tắm cho chúng hàng ngày. Khi tắm cũng là thời gian để bạn tiếp xúc với chim nhiều hơn. Khi tắm xong, Yến Phụng thường chọn nơi có ánh nắng chan hòa mà sưỏi ấm.

Các bệnh thường gặp trên chim Yến Phụng

Nuôi chim Yến Phụng phải để ý vì chúng thường bị tiêu chảy khi ăn phải thức ăn nhiễm bẩn, do đó nên cẩn trọng trong khâu lựa chọn thức ăn an toàn cho chim. Trường hợp bị nhẹ chim sẽ tự khỏi, nếu không bạn có thể ra ngoài mua thuốc tiêu chảy cho chim. Các chuồng nên thiết kế có máng phân để dễ dàng vệ sinh và hạn chế chim bị mạt cắn. Các chuồng gà, bồ câu cũng có thể lây lan bệnh cho chim Yến Phụng, tốt nhất nên để các lồng xa nhau.

Trước tiên cần ghép các cặp chim Yến Phụng trống mái với nhau. Sau vài lần tự làm quen trong đàn chúng sẽ tự ghép đôi và làm tổ sinh sản. Khi sinh sản, cả Yến Phụng trống mái đều cùng nhau chăm sóc trứng tới khi nở và cùng nhau chăm sóc con sau khi nở. Sau khi Yến Phụng con cứng cáp, người nuôi có thể hoàn toàn tách khỏi cặp bố mẹ. Sau một thời gian trưởng thành, chim Yến Phụng con sẽ bắt đầu bước vào thời kì sinh sản đầu tiên. Cứ như thế, những cặp Yến Phụng mới lại được tạo ra và nhanh chóng bạn có được cả đàn Yến Phụng tuyệt đẹp.

Kỹ Thuật Nuôi Dế Mèn Tại Nhà

Dế mèn đang ngày càng được nhiều người nuôi tại nhà vì có giá trị kinh tế cao. Kỹ thuật nuôi dế mèn cũng không quá khó nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Bên cạnh đó thì dế mèn có khả năng sinh sản tốt nên lợi nhuận rất tốt.

1. Hướng dẫn nuôi dế cho năng suất cao

Không cần quá cầu kỳ, chuồng nuôi của dế mèn có thể là xô, thau, hay chậu cũ có nắp đậy là được. Nhưng bạn cần đảm bảo chúng yên tĩnh và thoáng mát.

Nắp đậy có thể là lồng bát hoặc nắp xõ cũ có đục nhiều lỗ để tạo sự thông thoáng. Cứ ban ngày mở ra, buổi tối thì đóng lại dể tránh dế bay đi cũng như mèo hay chuột bắt dế.

Trước khi thả dế thì chuồng cần được rửa sạch và phơi khô để phục vụ việc chăn nuôi. Tùy theo điều kiện và phương tiện nuôi mà bạn bố trí sao cho phù hợp.

Nuôi dế giống bố mẹ (loại này là ép đẻ ) trong thùng có dung tích từ 40 – 50 lít thì thả được 10 dế đực và 20 dế cá. Còn trong thùng 80 -80 thì nuôi được 30 dế cái và 15 dế đực.

Rế tre, máng đẻ hay máng thức ăn, nước uống cho dế cần đơn giản. bạn có thể dùng vỏ nghê cũng được hoặc làm bằng xi măng, đồ sành sứ. Kích thước các thiết bị không cần quá lớn để phòng tránh dế con bị ngã chết. (đường kính vào khoảng 10 tới 15cm, dày chừng 1,5 đến 2cm và sâu chừng 0,5 đến 1cm là được.)

Trong chuồng nuôi bạn đặt rế tre có đường kính từ 15 đến 20cm (loại rế đựng xoong nồi). Rế phải là loại có lỗ nhỏ và dày nuôi dế con mới nở đến 25 ngày tuổi. Còn loại thưa dùng để nuôi đến khi trưởng thành, thu hoạch. Xô 45l thì xếp được 10 rế, 40l là 15 rế.

Các rế xếp chồng lên nhau đủ tạo khoảng trống đặt máng đẻ, máng thức ăn hay nước uống cho dế. Đất đặt trong máng đẻ phải là đất sạch, tơi xốp và có độ ẩm vừa phải. Độ dày lý tưởng là từ 3 tới 4 cm. Đất bạn có thể trộn với xơ dừa xay. Bạn tuyệt đối không được dùng đất có kiến, đất bị nhiễm hóa chất. Trên cùng ban phủ thêm 1 lớp cỏ cho dế ăn ở, sinh trưởng, sinh sản là được.

Chọn những con dế to khỏe,đủ râu, cánh và chân. Bạn ghép chúng theo tỷ lệ 1 đực và 2 cái.

Tùy vào hình thức nuôi mà bạn quyết định số lượng dế giống. Trong chậu bạn nên đặt 1 khay nước, 1 khay đất (cho dế đẻ), 2 khay thức ăn và 3 cái rế cho dế đậu và trèo.

Dế đực sẽ có cánh màu nâu pha đen, không bóng mượt.

Dế cái cánh màu đen, bóng mượt (nhìn trơn láng)

Dế đực bụng nhỏ hơn.

Dế cái bụng to hơn vì có trứng

Dế đực không có máng đẻ trứng.

Dế cái có máng đẻ trứng ở phần đuôi. Máng giống cái kim khâu quần áo để dế có thể cắm xuống đất và đẻ trứng.

Dế đực kêu được (để ve vãn con cái)

Dế cái không kêu được.

Bạn có thể tận dụng nhiều loại thực vật như các loại cỏ, lá rau thừa, rau lang, rau sắn, lá đu đủ, cùi dưa hấu, dưa leo,… Chỉ miễn sao các loại thức ăn ấy được rửa sạch và không có thuốc bảo vệ thực vật là được. Cỏ cũng phải là có sạch và không nhiễm hóa chất.

Ngoài ra bạn có thể bổ sung cho dế các loại cám đã nghiền mịn đồng thời phải đảm bảo dế luôn có nước sạch để uống. Bạn nên dùn bình xịt nước tưới hoa để xịt để đảm bảo đủ ẩm và đặt một khay nước nhỏ để tránh dế trượt chân ngã chết trên trong. Nếu nuôi quy mô lớn thì bạn dùng bình có dung tích lớn, ngày phun 2, 3 lần tùy vào thời tiết là được.

2. Cách nuôi dế sinh sản hiệu quả

Thả giống: Áp dụng tỷ lệ 1 đực 2 cái. Xô nhỏ thả 15 đực, 30 cái vừa mới trưởng thành. Xô lớn (80l) thì thả được 25 đực và 50 cái.

Đẻ trứng: Sau 2, 3 ngày đẻ dế bắt đầu đẻ trứng vào máng đẻ

Dấu hiệu dế sắp đẻ: Bạn sẽ thấy dễ mái thường thụt lùi và thường xuyên chọn cây kim ở đuôi xuống đáy xô. Lúc này chỉ cần đặt máng đẻ vào là dế sẽ đẻ ngay. Và đương nhiên trong máng phải có sẵn đất sạch và đủ ẩm. Khi thấy dế có dấu hiệu sắp đẻ thì đặt máng đẻ vào đẻ hàng đêm dế đẻ.

Cứ sau mỗi đêm thì bạn lại mang máng đẻ đi ấp và tối lai mang máng mới vào xô nuôi cho đẻ tiếp. Cứ 30 con mái thì mỗi đêm sẽ đẻ hàng nghìn trứng vào máng đẻ. Dế đẻ trong vòng 2 tháng thì bị thải.

Do bản tính dễ rất nhát nên bạn nên để máng đẻ vào buổi tối. Mỗi tối đặt vào một máng đẻ và sáng hôm sau lấy máng đó để vào xô ấp trứng ở khu vực khác.

Xô ấp trứng được thiết kế như sau:

Đáy xô bạn xếp 1 lớp đất xốp dày chừng 1cm, rộng 3cm. Tiếp tục đặt 3 cái máng trứng vào giữa xô và phủ lên đó 1 lớp cỏ mỏng. Mỗi ngày bạn phun nước 1 tới 2 lần để giữ độ ẩm hoặc trước khi cho máng trứng vào ô ấp trứng.

Bạn chuẩn bị 2 khăn lau mặt vuông (loại khăn chuyên dùng cho nhà hàng). Nhúng ướt rồi đặt dưới đáy thùng ấp rồi mới đặt máng trứng lên. Tiếp tục nhúng khăn thức 2 và đậy lên máng để giữ độ ẩm.

Xong việc thì đậy nắp thùng lại. 3, 4 ngày thay khăn 1 lần để giữ độ ẩm. Trứng nở cần nhiệt độ từ 25 đến 30 độ C. Sau 8 đến 12 ngày thì dế nở. Khi thấy dế đã nở hết thì lấy khay trứng ra và chuyển dế con vào xô ương để nuôi riêng.

– Chuồng nuôi và thiết bị nuôi cần được vệ sinh sạch sẽ và khô ráo. Máng thức ăn thì phải che đậy, tránh nước làm ẩm mốc,…. Để máng đẻ vào đáy xô lệch sang 1 bên còn bên kia thì để máng thức ăn, máng nước, và úp chồng rế lên. Cuối cùng phủ lên rế ít cỏ tươi. Phun nước lên cỏ tươi mỗi ngày từ 1 đến 2 lần. Chú ý là phun sương thôi.

– Khi dế đẻ 1 ngày, chuyển máng trứng sang thùng ấp và đặt máng đẻ khác vào xô. Bạn có thể dùng thùng các tông loại dày hoặc khay nhựa có kích thước 60 x 40 x 20 cm để ấp trứng. Mỗi thùng chỉ nên để 8 đến 10 máng trứng thôi. Thùng áp phải kín, có nắp đậy (dùng lưới muỗi làm nắp đậy cũng được), theo dõi hằng ngày để tránh kiến gây hại….

– Từ 2 khay trứng thì dê nở được khoảng 2000 con.

– Bạn nên xếp 1 tới 2 cái rế đặt xoong trong thùng để dế có chỗ đậu, leo trèo, trú ẩn.

– Trong chậu đặt 2 tới 3 khay thức ăn loại nhỏ.

– Do lúc này dế còn nhỏ nên các bạn không được đặt khay nước vào mà chỉ cho dế uống nước bằng cách phun nước vào búi cỏ hoặc lá rau để dế ăn. Hoặc cũng có thể dùng miếng vải tẩm nước cho dế hút nước.

– Lúc này bạn có thể đặt khay nước vào cho dế uống vì dế đã lớn, không lo chết đuối. Thường thì nên đặt 1 khay nước và 2 khay thức ăn cho dế. Và nhớ cho thêm rế để dế đậu.

– Nếu nhiều dế quá thì bạn tách sang chậu nuôi khác để đảm bảo 1000 con 1 chậu.

– Bạn có thể thêm lá rau hoặc cỏ sạch cho dế ăn

– 1 ngày thay khay nước cho rế 1 lần và 2 ngày thì thay khay thức ăn. Nếu còn cám thì các bạn bỏ đi và thay cám mới. Tùy theo tốc độ dế ăn mà bạn bỏ thức ăn vào cho phù hợp.

– Cứ 5 tới 7 ngày thì vệ sinh chậu nuôi 1 lần.

Chú ý: Khi dế trường thành thì đến đêm thường bay đi kiếm thức ăn và hoạt động tình dục. Do đó chiều tối bạn nên đóng nắp xô lại và đến sáng mở ra cho thoáng mát.

3. Phòng trị bệnh và thu hoạch dế

Bạn cần thực hiện theo phương châm 3 sạch: ở sạch, ăn sạch, uống sạch nhất là khi thay đổi môi trường sống hay thời tiết thì càng cần phải chú ý vệ sinh và chăm nuôi cho tốt để tăng cường sức đề kháng và chống căng thảng cho dế.

Dế nuôi thường hay bị một số bệnh nhất là bệnh đường ruột.

Bệnh đường ruột

Nguyên nhân: Có thể do mật độ nhiều, chuồng nuôi nóng ẩm hoặc nước uống có lẫn phân, thức ăn. Những điều này gây ô nhiễm môi trường hoặc thức ăn bị ôi mốc, nước uống mất vệ sinh.

Triệu chứng: Dế đang ăn uống, khỏe mạnh bình thường nhưng đột ngột bỏ ăn uống rồi yếu dần. Râu thì bị gãy ngang, đi phân nước, trắng đục và 7 tới 10 ngày sau thì chết! Bệnh này rất dễ lây lan nhưng lại rất khó trị.

Phòng và trị bệnh: Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Phòng bệnh là khi bạn phát hiện ra triệu chứng thì đã muộn mất rồi. Tốt nhất bạn nên giữ vệ sinh môi trừng sống của chúng cũng như đồ ăn thức uống phải thay rửa hàng ngày.

Bạn dùng vợt nilon để thu hoạch, sau đó cho vào thùng giấy cùng với rế tre, cỏ tươi để khi di chuyển không bị chết. Hoặc bạn có thể đông lạnh sau khi rửa dế bằng nước sạch hoặc nước muối 2% và cho vào khay đông lạnh.

Chăm sóc và nuôi dưỡng dế khá đơn giản, ít vỗn cũng ít bệnh tật mà lại dẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao và ai cũng có thể nuôi được.

4. Dế mèn và những điều bạn đã biết?!

Dế mèn (tên khoa học Gryllidae) là một loại côn trùng và có chút liên hệ với châu chấu. Thân dế dẹt và có râu dài. Mỗi lần đẻ dế đẻ rất nhiều trứng và sau khi đẻ thì chết dần. Tuổi thọ trung bình của dế từ 2 đến 3 tháng tùy từng laoji. Kích thước trung bình của cơ thể với chiều dài cơ thể là khoảng 2cm.

Nếu để nuôi kinh tế thì nên chọn 2 loại là dế đen và dế trắng vàng. 2 loại này hiêu suất sinh trưởng tốt, sống tập trung. Hơn nữa có thời gian thu hoạch ngắn và đầu ra tốt. Thịt dế thơm ngon được nhiều người ưa chuộng. Hơn nữa loại dế này có kích thước vừa phải lại không quá cứng nên vật nuôi có thể ăn được.

Trong tự nhiên thì dế sinh trưởng và phát triển quanh năm. Dù có bản tính hung hãn nhưng chúng lại thích sống bầy đàn. Môi trường sống cũng không quá phức tạp, có thể ở hang hay trong nhưng đám cỏ khô thì đều có thể chăn nuôi tập trung được. Chỉ cần bạn chú ý môi trường sống giống như tự nhiên là được.

Trong Đông y, đế có vị mạn cay và tính bình. Có tác dụng lợi tiểu và chữa bí đái. Tho y Tuệ Tĩnh thì dế mèn (5 con) sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, uống với nước bìm bịp sắc lên, uống vào lúc đói có thể chữa bệnh cổ trướng, thở dốc . Còn theo các tài liệu nước ngoài thì dé mèn là loại giàu protit, ít chất béo sẽ làm giảm colestoron trong máu. Thịt dế mèn còn được dùng trong việc chữa nhiễm độc nước tiểu, sỏi thận.

Không những vậy dế mèn có có đầy đủ protit, lipit, glucid, nhiều khoáng chất như calci, phospho, kali, mangan, natri, sắt, và các vitamin khác. Những chất này rất cần cho sự phát triển cơ thể và não bộ của cả trẻ em và người lớn.

Như vậy là chúng mình đã hướng dẫn xong các bạn chăn nuôi dế mèn sau cho hiệu quả và đạt kinh tế cao rồi đấy! Chỉ cần các bạn chú ý những hướng dẫn của chúng mình là sẽ thành công thôi!

Hi vọng các bạn sẽ sớm thành công với cách chăm nuôi dế mèn này!

Cập nhật 14/06/2020

Cách Nuôi Chim Bồ Câu Pháp Tại Nhà Cho Thu Nhập Cao

Hướng dẫn cách nuôi chim bồ câu Pháp hiệu quả nhất

1. Chọn giống

Chọn giống là một khâu rất quan trọng trong việc nuôi chim bồ câu, giống tốt sẽ quyết năng suất và chất lượng thịt cao. Chim bồ câu giống cần chọn những con khỏe mạnh, không bị bệnh tật, lanh lợi và có bộ lông mượt.

Chim bồ câu là loài đơn phối nên khi nuôi bạn nên chọn chim bồ câu từ 4-5 tháng tuổi.

Có thể dựa vào ngoại hình để phân biệt chim trống, chim mái cụ thể là: chim trống to hơn chim mái, đầu thô, khoảng cách giữa hai xương chậu hẹp và có khi trưởng thành sẽ có phản xạ gù mái, khác với chim trống thì chim mái nhỏ hơn, có đầu thanh gọn, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng.

2. Chuồng nuôi

Chuồng nuôi chim bồ câu cần được khô ráo thoáng mát, sạch sẽ, có ánh sáng mặt trời, tránh được mưa gió, chuồng có độ cao vừa phải. Bên cạnh đó thì chuồng cần được làm ở nơi có không gian yên tĩnh, nhất là đối với chuồng nuôi chim ấp trứng và chim sữa.

Có 3 loại chuồng nuôi bồ câu, đó là chuồng nuôi cá thể, chuồng nuôi quần thể, chuồng nuôi chim thịt.

– Chuồng nuôi cá thể: Loại chuồng này dùng để nuôi chim sinh sản từ 6 tháng tuổi trở lên. Cứ mỗi cặp chim sinh sản thì cần có một ô chuồng riêng. Ô chuồng có thể làm bằng tre, lưới sắt hay gỗ,..trong ô chuồng được đặt các ổ đẻ, máng đựng thức ăn, máng uống, kích thước của ô chuồng cần rộng 50cm, cao 50 cm và sâu 60cm.

– Chuồng nuôi quần thể: Loại chuồng này để nuôi chim hậu bị sinh sản từ 2-6 tháng tuổi. Các dụng cụ như máng đựng thức ăn, máng uống, ổ đẻ được thiết kế riêng. Chuồng có kích thước rộng 3,5 mét, cao 5,5 mét và dài 6 mét.

– Chuồng nuôi chim thịt: Loại chuồng này dành cho chim từ 21-30 ngày tuổi.

Ổ đẻ dành cho chim đẻ ấp trứng và nuôi con. Trong giai đoạn nuôi con, chim mái sẽ đẻ lại vì vậy mà một nuôi chim đẻ trứng cần có 2 ổ đẻ, 1 ổ đặt ở trên để đẻ và ấp trứng, 1 ổ đặt ở dưới để nuôi con. Kích thước ổ đẻ cần cao 7-8 cm và đường kính từ 25-30cm. Không gian trong ổ cần sạch sẽ, khô ráo, có thiết kế tiện lợi để dễ dàng hơn cho việc vệ sinh ổ đẻ.

4. Máng đựng thức ăn, nước uống

Máng ăn cần có kích thước rộng 5cm, dài 15cm và sâu 7-10cm. Máng ăn cần đặt ở những vị trí chim dễ nhìn thấy, tránh để ở nơi dễ ẩm ướt và hạn chế thức ăn rơi vãi ra ngoài.

Máng uống cần hợp vệ sinh và tiện lợi cho chim uống nước. Kích thước máng phù hợp có đường kính từ 5-6cm và cao từ 8-10cm.

Bên cạnh đó thì chim bồ câu còn được nuôi theo phương pháp công nghiệp vì vậy mà chim rất cần các chất muối khoáng. Nên dùng máng được làm bằng vật liệu dẻo, gỗ, không nên làm bằng kim loại.

5. Mật độ nuôi chim

– Nếu nuôi chim sinh sản thì mỗi ô là 1 đôi chim sinh sản.

– Nếu nuôi thả chim trong chuồng thì mật độ từ 6-8 con/m2 chuồng.

– Khi chim con được 28 ngày tuổi tách mẹ, thì giai đoạn sau đó chim con được gọi là chim dò. Lúc này chuồng nuôi chim dò cần có mật độ 10-14 con/ m2.

6. Chế độ chiếu sáng

Chuồng nuôi chim cần thiết kế cung cấp đầy đủ ánh sáng phù hợp vì chim bồ câu rất nhạy cảm với ánh sáng, nhất là trong thời kỳ ấp trứng. Thời gian chiếu sáng mỗi ngày để thuận lợi cho chim ấp trứng là 13 tiếng. Ở miền Bắc thì ban ngày mùa đông ánh sáng ngắn thì có thể lắp bóng đèn 40w chiếu sáng thêm vào ban đêm (nếu nuôi theo quy mô lớn) với cường độ 4-5w/m2 nền chuồng với thời gian 3- 4 tiếng/ ngày.

7. Nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho chim

Tùy theo từng giai đoạn phát triển của chim mà cần cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp. Chim bồ câu nuôi nhốt rất cần khoáng chất nên cần thường xuyên bổ sung vào các máng ăn riêng cho chim ăn tự do theo nhu cầu.

Các loại hạt cho chim ăn cần đảm bảo chất lượng, không sâu mọt, ẩm mốc. Chim bồ câu thường ăn các loại hạt như : đỗ, ngô, thóc, gạo…mà không cần qua chế biến, riêng đỗ tương thì cần rang trước khi cho chim ăn.

Dạ dày của chim bồ câu cần có một lượng sỏi nhất định để giúp cho chim tiêu hóa tốt hơn. Chính vì vậy mà bạn nên đưa thêm sỏi vào máng dành riêng đựng thức ăn bổ sung cho chim. Kích cỡ của các hạt sỏi dài 0,5-0,8mm, đường kính 0,3-0,4mm. Bạn có thể trộn 10% sỏi + 5% muối ăn+ 85% khoáng premix cho vào máng ăn riêng.

Tuy nhiên hỗn hợp được trộn nên dùng với một lượng vừa phải chỉ trong 1-2 ngày. Không để thức ăn bổ sung số lượng nhiều trong thời gian dài gây biến chất các thành phần có trong hỗn hợp.

Trộn càng nhiều thành phần dinh dưỡng càng tốt, tùy vào thành phần nguyên liệu mà trộn cho phù hợp tỉ lệ.

Nước uống của chim bồ câu cần được thay thường xuyên để đảm bảo sạch sẽ. Bên cạnh đó có thể bổ sung thêm Vitamin và kháng sinh vào trong nước để phòng bệnh khi cần thiết. Mỗi chim bồ câu cần trung bình 50 – 90 ml nước/ngày.