Nuôi Chim Cảnh Sinh Sản / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Nuôi Chim Cảnh Sinh Sản

Một số loài chim cảnh như: cu gáy, chích chòe than, khướu, họa mi, nhồng, sáo, yến, vẹt (yến phụng) có khả năng sinh sản trong lồng và sinh sản ngoài vườn mở ra một hướng đi mới cho chim cảnh

Trong tự nhiên, trước đây các loài chim nhiều vô kể. Từ đồng bằng đến rừng núi, ta đi đến đâu mà chả thấy từng đàn chim bay đi kiếm ăn. Nếu ai đó cần tìm vài ba con chim hay chim đẹp thì đâu phải khó. Nhưng bây giờ thì ngược lại, đàn chim mỗi ngày một thưa dần, có loài gần như vắng bóng, bạn muốn tìm vài ba con chim bình thường cũng đã khó, chứ tìm những con chim quý, chim hay thì lại càng khó hơn. Sở dĩ đàn chim giảm đi là do các nguyên nhân sau đây:

1.Diện tích rừng mỗi ngày một thu hẹp, cây rừng bị đốn hạ ngày càng nhiều. Lũy tre làng ở nông thôn gần như đã hết. Vì thế nó đã làm thay đổi môi trường sinh sống của các loài chim.

2.Người săn bắt chim ngày càng nhiều, phương tiện bắt chim ngày càng tinh xảo. Họ bắt chim về làm thực phẩm, làm chim cảnh. Họ bắt chim bố mẹ, họ bắt chim con và cả ổ trứng, vậy còn đâu mà chim sinh sản.

3.Việc dùng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, có nhiều loại thuốc quá độc hại. Môi trường sống của chim bị hủy hoại. Thức ăn, nguồn nước bị nhiễm độc, chim ăn, uống phải sẽ chết hàng loạt. Con nào còn sống cũng bay đi nơi khác.

Vẹt Hồng Kông (yến phụng) là một trong những loài có khả năng

sinh sản tốt trong môi trường nuôi nhốt

Để chủ động nguồn chim, có giống tốt, giống đẹp, ta phải chủ động tự cung cấp lấy nguồn chim giống bằng cách cho chim sinh sản ngay trong gia đình, sinh sản trong lồng hoặc sinh sản ngoài vườn. Nhiều năm tôi đã nghiên cứu một số loài chim cảnh như: cu gáy, chích chòe than, khướu, họa mi, nhồng, sáo, yến, vẹt (yến phụng) sinh sản trong lồng và sinh sản ngoài vườn đã đạt những kết quả rất khả quan. Báo VNHS cũng đã đăng tải bài của một số tác giả nhưng với những gì tôi đã rút ra được, tôi thấy có nhiều điểm tương đồng cùng các tác giả, nhưng cũng có những điều không đồng nhất với những điều mà tôi đúc rút được. Để bạn đọc tham khảo, xin lần lượt giới thiệu từng loài chim.

1. Chim khướu, chích chòe than

Khướu và chích chòe than là hai loài chim khác nhau. Nó cư trú ở môi trường địa lý hoàn toàn khác nhau: một loài quê hương là rừng núi, một loài quê hương là đồng bằng phì nhiêu thẳng cánh cò bay.

Chim chích chòe than có tên khoa học là Copsy chossaularis, nó có mặt ở vùng đồng bằng khắp nước ta, các nước Đông Nam Á, quàn đảo Nam Dương…

Chim khướu có tên khoa học là Garrulaxchinen-sislugens. Nó có mặt ở cá khu rừng từ bắc vào nam nước ta và các nước Đông Nam Á.

Hai loài chim này khác loài nhưng có họ hàng thân thích với nhau, vì vậy tập tính sinh hoạt, sinh sản, thức ăn gần như giống nhau. Cả hai là loài chim hoạt động ở tầng thấp, kiếm ăn ở mặt đất là chính. Thức ăn của chúng là những côn trùng loại nhỏ như: cào cào, châu chấu, sâu bọ, giun dế, chuồn chuồn, tôm tép nhỏ… Chim khướu còn ăn một số hoa quả chín, búp cây non. Nó còn có thể dùng mỏ bới đất để kiếm thức ăn như giun dế, kiến, còn chích chòe than trong tự nhiên chỉ ăn động vật và chỉ kiếm được thức ăn trên mặt đất, cành cây.

Hai loại chim này đều sinh sản vào mùa nóng (mùa có nhiều thức ăn). Nó động dục vào cuối mùa xuân và sinh sản trong mùa hè. Sang thu thì ngừng sinh sản. Mùa sinh sản, chúng tách đàn chỉ đi từng cặp, có lãnh địa riêng. Hết mùa sinh sản, chúng lại nhập đàn. Một mùa sinh sản, chúng đẻ từ 2-3 trứng (có khi 4 trứng). Thời gian ấp trứng chừng khoảng 14-15 ngày. Chim non nở ra đến lúc biết bay khoảng 15-16 ngày, tự kiếm ăn được trên 20 ngày. Chim khướu tự tha rác làm tổ ở chạc cây. Nó kết tổ hình phễu rất đẹp. Còn chích chòe thường lợi dụng những khe tường nứt, những lỗ trên tường, trên thân cây hoặc nách tán là như dừa, cau, chuối… Chùng tha vài chiếc lông vũ hay mấy lá nhỏ vào làm tổ. Chim khướu dù non hay già bắt được nuôi nhốt trong lồng ít chốt; nuôi lâu chúng sẽ dạn dĩ. Còn chim già hay chim đã biết bay đem nuôi trong lồng tỉ lệ sống rất thấp. Nếu con nào còn sống sót cũng sẽ rất nhát. Căn cứ vào những đặc điểm nêu trên ta sẽ tận dụng vào việc nuôi sinh sản có những điểm khác nhau:

a/ Nuôi chim sinh sản trong lồng

– Thiết kế lồng: trước tiên là ta tìm nơi để lồng, phải là nơi yên tĩnh, thoáng mát. Công thức làm lồng (kích cỡ tối thiểu): dài 1.5m, rộng 1.2m, cao 1.5m. Nên thiết kế 2 mái chảy như mái nhà truyền thống. Nếu có điều kiện thì làm rộng hơn càng tốt. Khung lồng có thể bằng sắt, tre, gỗ hoặc xây gạch 3 mặt. Mặt đằng trước làm khung lưới sắt. Nếu chuộng lợp mái thì lưới vuông xung quanh phải là loại lưới mắt dày, bằng kim loại không han gỉ vừa để chống chuột, vừa lâu bền. Mái chuồng có thể lợp ngói máng. Dưới chân chuồng xây gạch cao 3-3.5cm để giữ cho khung lồng đứng vững, chống chuột đào lỗ chui vào lồng. Cửa lồng rộng thích hợp thuận tiện vừa với người chui vào khi cần thiết. Nếu làm to quá khi mở cửa hay bị xổng chim. Trong lồng trồng một bụi cây không có gai, có nhiều cành lá để cho chim ẩn ban đêm (đừng trồng cây quá to chiếm hết diện tích lồng, chim không hoạt động được). Trong lồng cần treo cóng nước, cóng thức ăn, khay để thức ăn tươi như thịt, cá, tôm tép, côn trùng và một chậu nước cho chim tắm. Đáy chuồng không được làm phên để chim trực tiếp tiếp đất. Nếu nuôi khướu đẻ thì nền chuồng để một lớp đất hột có trộn mùn để tạo môi trường nuôi giun làm thức ăn sống cho chim sau này. Khi đã thả chim vào lồng, ta đưa vào lồng một ít giun quế, giun đất, dế dũi rồi rắc ít cám gạo, cám ngô và thường xuyên tưới nước gạo mới vo làm cho đất ẩm để giun dế sinh sản mạnh. Nó sẽ cung cấp mồi cho chim. Chim khướu sẽ tự lấy mỏ đào bới đất để bắt mồi.

– Ngoài trời, chịm khướu tự làm tổ nhưng nuôi trong lồng ta phải làm tổ cho nó. Khi làm tổ ta dùng lưới nilon, miếng xốp dai, xơ dừa, xơ mướp khâu thành một cái tổ hình phễu miệng rộng 8-10cm, cao cũng từng ấy rồi đính vào chậu cây trong lồng, chỗ thích hợp nhất (tránh chỗ trống quá khi chim ấp hay bị dột sẽ bỏ trứng). Đối với chích chòe than, ta dùng 1 ống bương dài 30cm, đường kính trên 10cm (vừa đút lọt nắm tay) dùng nắp vít kín 1 đầu ống, khi kiểm tra chim con ta chỉ cần mở nắp ống rất thuận tiện. Ống để chim đẻ gắn sát mái hoặc trong lùm cây. Đặt ống xong ta cho một ít lông vũ, rác nhỏ vào bên trong để làm tổ cho chim. Đối với chích chòe thì ta phải cung cấp thức ăn tươi sống trực tiếp.

(Theo sinhvatcanh)

Kỹ Thuật Nuôi Cá Cảnh Sinh Sản

Đa số người nuôi cá cảnh sinh sản thường thích việc “ép cá”, tức là làm cá đẻ theo cách họ muốn, có thể tự nhiên hoặc không tự nhiên. Cá đẻ tự nhiên thì dễ nhưng chăm sóc cá con đôi lúc không dễ, ép cá đẻ không tự nhiên cũng không khó nhưng cần phải biết cách để đảm bảo “mẹ tròn con vuông”.

Một nét quyến rũ của việc nuôi cá cảnh là có nhiều loài cá có thể nhân giống khi nuôi. Nhân giống cá cảnh gần như là bí quyết của mỗi người kinh doanh cá cảnh. Qua hàng chục năm kinh nghiệm, nhiều nghệ nhân chơi cá cảnh đã đúc kết một số kinh nghiệm, mà chắc chắn, các “ngón nghề” công phu họ vẫn giữ cho riêng mình.

Người ta có thể chia sự sinh sản của cá thành hai giai đoạn: các sự kiện dẫn đến sự thu tinh và sự chăm sóc cá bột. Người nuôi cá, ở hai giai đoạn dó, cần tác động đến sự chọn lựa và đặt điều kiện cho cá trưởng thành; chuẩn bị bể nuôi cá sinh sản, trông nom sự thụ tinh và việc nuôi cá bột.

Muốn nuôi cá cảnh cho sinh sản, bạn cần phải nắm vững những điều cần biết sau đây:

1. Phải biết phân biệt giới tính

Cá cũng như chim, cách phân biệt trống mái cũng giống với loài thú. Loài thú dù to như con voi hay nhỏ như con chuột nhắt, đực cái khác nhau ở bộ phận sinh dục của nó.

Với chim chóc, đa số giống, trống mái khác nhau ở sắc lông và vóc dáng. Về thân mình, con trống lớn hơn con mái. Về màu sắc, chim trống đẹp hơn chim mái. Giới tính của cá thì khó phân biệt hơn, hầu hết trông con nào cũng giống con nào. Muốn nuôi cá để sinh sản thì điều trước tiên đòi hỏi phải biết phân biệt giới tính của từng giống cá mà bạn đang nuôi. Nhưng điều này không hề dễ. Chỉ những ai nuôi cá lâu năm, nhiều kinh nghiệm trong nghề mới biết được.

Một sự phân biệt dễ nhận thấy nhất là cá trống thường có thân mình thon dài, trong khi mình cá mái lại bầu bĩnh hơn. Tuy vậy, với chi tiết này không thôi, không ai dám đoán chắc một trăm phần trăm là đúng! Để đạt sự chuẩn xác, ta còn phải quan sát kỹ các bộ phận khác của cá như vi, bụng, hậu môn (nơi đây cũng là bộ phận sinh dục của cá), đồng thời còn quan sát cả cách bơi lội của chúng mới dám đi đến kết luận cuối cùng.

Về cách phân biệt giới tính, có một số giống cá do có những đặc điểm riêng biệt nên giúp ta dễ phân biệt hơn, ví dụ như cá lia thia, cá hồng kim…

Với cá lia thia, cá trống bình thường cũng có màu sắc như cá mái, nhưng khi sung lên, toàn thân nó đỏ ửng màu tím hồng đặc trưng rực rỡ, trong khi cá mái lúc nào thân mình cũng lợt lạt, nếu sợ hãi còn nổi sọc dưa dọc theo thân mình. Còn hồng kim trống có thuỳ dưới ở đuôi mọc dài ra như lưỡi kiếm rất dễ nhận. Chính vì có đặc điểm dễ nhận thấy này mà hồng kim được mang một tên khác là “cá kiếm”.

Với những giống cá cảnh khó phân biệt được giới tính rõ ràng, từ trước đến nay chủ nuôi chỉ còn cách là để tâm theo dõi qua nhiều cách sau đây:

Cách dễ nhất là thấy cá mái trong mùa sinh sản bụng căng to, vì bên trong chứa nhiều trứng, nếu bụng màu trắng thì trứng còn non, mái mới cấn chửa, nếu bụng trứng đỏ trở nên màu vàng, bụng to hơn, cá lội chậm chạp là lúc bên trong chứa nhiều trứng đã già. Lúc này có con nào lẽo đẽo cặp kè theo cá mái chính đó là cá trống.

Bình thường trong hồ cá, dù cùng một giống, mỗi con vẫn lo kiếm ăn mỗi hướng, không con nào quan tâm đến con nào. Nhưng, vào mùa sinh sản thì cá trống rượt đuổi theo cá mái để bắt cặp với nhau. Từ đó, lúc nào chúng cũng như bóng với hình, kề cận bên nhau.

Khi nhận đúng cặp trống mái thì ta dùng vợt vớt chúng ra nuôi riêng cho sinh sản. Và từ đó trở về sau, với cặp cá đó bạn chắc chắn không còn lẫn lộn giới tính của chúng nữa. Cặp trống mái đó vẫn cho bắt cặp với nhau vào lứa sau, không cần phải thay đổi, nếu thấy chúng vẫn sinh đẻ tốt.

2. Phải nắm vững cách sinh sản của từng giống cá

Trong đời sống hoang dã, giống cá cảnh nào cũng sinh sản tốt. Thế nhưng, khi bắt nuôi trong hồ thì nhiều giống bỏ tập tính tự nhiên này, hoặc có đẻ nhưng lại nuôi con kém. Mặt khác, gần như mỗi giống cá lại có cách sinh sản khác nhau, nên bạn cần phải biết rõ để tuỳ từng trường hợp mà xử lý cho đúng cách, có như vậy mới thu được nhiều lợi.

Thực tế cho thấy có giống cá cảnh làm tổ bằng bọt nước rồi gắn trứng lên đó để chờ ngày nở. Có giống đẻ trứng vào cọng rong, vào rễ lục bình. Có giống lại để trứng lên những tấm đã phẳng … Nhờ nắm vững được điều đó, nên khi các sắp đẻ, ta có thể “lót ổ” cho nó tạo điều kiện thuận lợi cho cá sinh sản.

Đó là trường hợp đẻ trứng, còn việc nuôi con thì gần như mỗi giống cũng có cách riêng:

Có giống cá trống không cho cá mái nuôi con, và giành lấy phần việc khó khăn này cho riêng mình.

Có giống khi con nở ra là cá mẹ ăn con không thương tiếc, khiến cá con nở nhiều mà không sống được bao nhiêu (nhờ biết vậy mà ta tìm cách ngăn ngừa)

Có giống cá cảnh không đẻ trứng mà đẻ thẳng ra cá con, và con tự sống, không cần đến sự nuôi dưỡng cũng như bảo vệ của cá cha mẹ.

Có giống tới giờ đẻ trứng phải cần nhiều trống “ép” một mái thì việc đẻ trứng mới suôn sẻ được.

Có giống cá cảnh có thói quen chỉ đẻ ban ngày, như cá Dĩa. Có giống chỉ đẻ ban đêm, như cá Tàu, và nhiều giống cá lại đẻ bất kỳ giờ giấc nào trong ngày.

Kể ra biết được những điều này rất thú vị và có lợi.

3. Các phương thức sinh sản

Loại cá đẻ thai trứng:

Thường là loại cá họ lành canh (coilia) hay cá mào gà, họ cá trổng (Engraulidae) bộ cá trích (Clupeiformes), có giá trị kinh tế… Trứng thụ tinh trong bụng con cái, con cái trực tiếp đẻ khi trứng trưởng thành, cá con biết hơi liền. Khi con cái có thai, bụng đã to, tách nuôi riêng. Cá gần sinh, để vào một cái lồng đặc chế trong bể sinh sản. Đáy lồng có nhiều mắc lưới để cá con chui ra thoải mái qua bể kính. Có thể treo nhiều lồng tùy loài cá sinh nhiều ít. Giản dị hơn, người ta đặt tấm lưới nilông ở đáy hồ để cá con chui xuống đó núp (áp dụng cho cá bảy màu, đuôi kiếm, cá ánh trăng, mã lệ…).

Khi nhiệt độ hơn 180C, thả vài trăm con cá giống ra hồ, thả rong che bớt ánh nắng cho chúng, tập chúng quen dần với môi trường mới. Thường thường, con cái đẻ mỗi tháng một lần, mỗi lần từ 50 – 200 con.

Cá đẻ trứng trên đá cuội hoặc trên rong (như cá hèm, cá bốn sọc, cá gần họ cá chép, ngựa vằn, tua vàng)

Đây là loại cá tự tìm bạn tình, thả cá giống chung vào, chúng tự hoàn thành công việc sinh sản. Thường thì tỉ lệ 1 đực – 1 cái, nhưng có loại 2 đực – 1 cái thì nên để 3 – 5 con cá giống vào hồ sinh sản. Hồ chỉ chừng 30 x 20 x 15 cm, trải dưới một tấm nilông có tính đàn hồi, bốn góc để vài bó rong vàng, đáy hồ thả đá cuội, cho thiết bị bổ sung oxy, giữ nhiệt độ 24 – 28 độ C trong hồ. Trứng thụ tinh bám vào rong hay đá cuội. Sau khi cá sanh, có thể bắt cá đực, cá cái trở lại hồ dưỡng, hồ cũ hay nuôi riêng hồ khác cũng được. Hai lần cho đẻ nên cách nhau 7 – 10 ngày. Cá sinh sản được khi đạt 6 – 7 tháng tuổi.

Loại cá đẻ trứng trong nước bọt

Họ cá đá đa số sinh sản trong nước bọt (cá đá Thái Lan, ngựa trân châu tam giác, cá hôn môi, cá lệ hồng, lệ ngũ sắc, rồng lượn xanh…) tự chọn bạn tình rồi đẻ trên bọt nước, trứng sinh ra con cũng trên bọt nước. Hồ sinh sản cỡ 50 x 50 x 35 cm, thả rong hay cải lá xanh trên mặt nước, cho một cặp cá giống vào. Con đực nâng cọng rong hoặc nhả bọt dưới rong, hai cá quấn quít nhau trên đám rong, lá đó. Con đực ngậm trứng cá cái đẻ ra, nuôi dưỡng con nhỏ… (thường từ chạng vạng tối đến sáng hôm sau). Xong việc sinh sản, lập tức tách cá đực – cái ra. Nếu không, con đực “tiếp tục” với con cái, có khi làm hư vây – đuôi con cái. Riêng với cá đực Thái Lan, một hồ chỉ thả một con để tránh chúng chọi nhau giành mái.

Loại cá đẻ trứng trên tấm bảng (cá ông tiên)

Để tấm nilông xanh hay đá ốp lát. Tấm nhựa nilông dày 0,05 mm cắt thành hình chữ nhật 6 x 12 cm để nghiêng góc 450, cố định trên đế cao 10 cm làm tổ cho cá ông tiên (đầu vàng, đốm đen, uyên ương…). Lúc đẻ, con cái ở phía trước đẻ trứng đều đặn lên tấm bảng, con đực theo sát phía sau, hoàn thành việc thụ tinh trên trứng, toàn bộ quá trình trật tự không lộn xộn. Xong, cả cá đực, cá cái dùng vây ngực quạt nước, chăm sóc trứng. Khoảng cách giữa hai lần sinh là 12 ngày.

Loại cá đẻ trứng trong chậu hoa (chủ yếu là loại cá từ điêu như phượng hoàng bảy màu, cá quýt…)

Cho chậu hoa vào trong đáy hồ. Hai cá đực cái dùng miệng làm sạch chậu hoa, sau khi cá sanh xong, lấy chậu hoa ra, đặt vào hồ có dưỡng khí để ấp. Nhiệt độ từ 27 – 28 độ C trong nước sinh sản là thích hợp. Riêng cá ông tiên bảy màu cũng dùng chậu hoa làm tổ nhưng chọn hoa màu tím để chúng đẻ bên vách ngoài chậu hoa…

Loại cá ấp trứng trong miệng (như cá rồng, cá trích châu Phi, cá miểng sành ngăn châu Phi…)

Loại cá này có sở thích làm tổ trong cát, con cái canh giữ ngoài tổ, con đực dụ con cái vào trong tổ và phóng tinh. Con cái vừa đẻ vừa dùng miệng ngậm trứng đã được thụ tinh vào miệng rồi ấp trứng trong miệng. Sau 7 – 8 ngày trứng nở thành con. Cá con bơi đi ăn nhưng có động, tụ tập lại tại miệng cá mẹ, cá mẹ ngậm vào họng bảo vệ con.

Ngoài ra, các loài cá heo, dứa vàng làm tổ ngay và đẻ trứng trên nham thạch láng.

Loại cá đẻ con:

Có những loài cá đẻ con ngay từ lúc mới sinh, các cá con đã bơi được tự do và vóc dáng như bố mẹ chúng thu nhỏ lại. Tất nhiên là trong bể nuôi có nhiều cây cỏ và cả một thảm cây nổi, có thể làm cho chúng thoát khỏi sự ăn thịt của cá bố mẹ.

Như vậy, công việc nhân giống cá không ít lý thú và khi biết các đặc tính của cá thì người kinh doanh dễ thành công hơn.

4. Chuẩn bị bể cho cá đẻ

Bể sinh sản không nên có mật độ cá quá dày. Trong bể, cần có dụng cụ lọc bằng bọt bể là tốt nhất vì không gây hại cho cá con.

Tuy nhiên do không gian bị giới hạn, thường ta khó tách chúng ra và tìm cho chúng một nơi sinh đẻ chắc chắn, do vậy mà trứng hay cá bột vừa lớn thường bị cá lớn ăn thịt. Có hể giải quyết vấn đề này bằng cách tạo những bể nuôi riêng biệt, trong đó chỉ để cá sắp sinh sản. Bể cách ly này sẽ đáp ứng được yêu cầu trên.

5. Yêu cầu về nước và nhiệt độ

Phẩm chất của nước và nhiệt độ của bể sinh sản và bể nuôi chính phải giống nhau. Nếu như cá sinh sản cần có những điều kiện tồn tại khác hẳn (ví dụ như để kích thích sự đẻ trứng), ta phải làm cho cá thích nghi với môi trường mới một thời gian; có như vậy mới có đủ điều kiện thay đổi phẩm chất của nước mà không gây choáng hay rối loạn ở cá. Bể sinh sản của cá đẻ con cũng chỉ dành cha cá cái có thai và chỉ cho chúng vào đó vào đầu thời kỳ có chửa.

Trước hết là chú ý môi trường nước. Người cẩn thận cho than hoạt tính vào túi nilông hoặc thùng sắt tròn có tráng men rồi cho nước máy chảy vào để lọc. Sau đó, đun chứa vào các hồ chứa sạch làm nước nuôi dưỡng cá hàng ngày, làm môi trường cho cá sinh sản.

Một phương pháp lọc nước khác mà người nuôi cá áp dụng là dùng chất hóa học cao phân tử. Chất này lọc các phân tử calci, ma-nhê, muối gốc acid trong nước để nước trở thành nước trung tính, thích hợp dùng làm môi trường sinh sản cho nhiều loại cá họ chép, từ điêu…

Người kỹ hơn thì chưng cất nước: dùng phương pháp điện giải và phân tích bằng điện cực âm – dương. Sau đó, hòa chung với nước sạch để có độ cứng và tích kiềm – acid không đồng đều, thỏa mãn yêu cầu nước dùng sinh sản cho các loại cá khác nhau.

Ở nông thôn người nuôi cá thường hứng nước mưa. Nước mưa có hàm lượng phân tư ãkim loại rất ít, thích hợp cho việc dùng sinh sản các loại cá chép. Người ta không hứng nước theo mái nhà mà hứng giữa trời. Đặc biệt, chọn các vùng chưa ô nhiễm khói, bụi trong không khí.

Muốn nhân cá giống, thường phải học hỏi kinh nghiệm, tự trang bị kiến thức và thận trọng thực hành.

Trước hết là tìm hiểu từng đặc điểm sinh sản để biết cách mà áp dụng.

6. Chọn cá đẻ

Do đặc điểm sinh lý của mỗi loài cá có sự khác nhau, cho nên kỹ thuật cho cá đẻ ở mỗiđối tượng đều có sự khác nhau. Dù là cá đẻ trứng hay đẻ con, điều quan trọng trước tiên là tìm cho đúng một cặp, một trống, một mái. Thường thì cá đực có vây hậu môn biến đổi khác với cá cái. Ở các cá đẻ trứng, ít có sự khác biệt rõ rệt, nhưng có một số đặc tính có thể giúp xác định cá đực hay cá cái. Thông thường cá đực mảnh hơn và có màu sắc sặc sỡ hơn, và các vây khá phát triển. Trong bể nuôi, các loài cá thuộc họ cá rô phi thường tự lựa chọn cá khác giống để ghép đôi.

Cá chọn để sinh sản phải là cá khỏe mạnh, không bị bệnh hoặc biến dạng. ta cần chọn cá có những điểm mạnh như là có màu sắc đẹp, vây phát triển tốt v.v… Điều đó có ý nghĩa khi ta muốn cá con sẽ có màu sắc mà ta thích hoặc có vây đẹp.

Trước khi cho cá ghép đôi, người ta thường nuôi tách riêng cá đực và cá cái. Suốt trong thời kỳ này, phải chăm sóc và có chế độ nuôi dưỡng đặc biệt. Cách làm này sẽ đảm bảo là cá cái có trứng tốt. Nếu cá cái chưa sẵn sàng chịu đực thì cá đực thường săn đuổi và cắn cá cái. Vì lẽ đó mà người ta thường thả cá cái vào bể sinh sản trước; bể này sẽ là lãnh địa của nó và nếu ta thả cá đực vào, nó sẽ ve vãn cá cái. Người ta cũng có thể cho đồng thời cả cặp cá vào bể sinh sản bằng cách dùng một vách ngăn bằng kính hay nhựa để phân tách ra. Đến khi cặp cá đã sẵn sàng, ta chỉ cần cất vách ngăn cho chúng tiếp xúc với nhau.

7. Chăm sóc cá đẻ

Lúc cá sinh đẻ và giai đoạn kế tiếp, cần đặc biệt quan tâm đến cá. Một số cá đực ve vãn cá cái nồng nhiệt và tiếp tục quấy rầy con mái ngay cả sau sự thụ tinh; một số khác ngược lại, lại xua đuổi cá cái mà không chấp nhận ghép bắt cặp ngay từ đầu.

Có những loài cá không quan tâm đến trứng đẻ ra, có khi cá cái ăn trứng. Trong trường hợp này, người nuôi phải đưa cá cái sau khi đẻ ra khỏi bể nuôi, chỉ để cho cá đực chăm sóc con, hoặc có thể đưa cả cặp trống mái ra và ấp trứng một cách nhân tạo bằng cách đặt một miếng đá bọt gần trứng và để cho dòng nước chảy thay thế chuyển động quạt vây của cá bố mẹ. Làm như vậy, cá vẫn đủ ôxy để sinh trưởng.

Trứng cá họ Cá chép răng thường được đẻ ra trong các bụi cây tự nhiên, trên lớp than bùnở đáy bể. Tùy theo loài cá, ta phải thu nhặt trứng và cho nở ở nước ít sâu, có thể để chúng trong 1-2 tháng trong than bùn hầunhư khô trước khi nhúng lại vào nước để thúc đẩy sự nở trứng. Do cá đực thường khỏe hơn, trong thực tế, người ta thường xếp 1 cá đực cùng với hai cá cái. Trong trường hợp những loài cá làm tổ bọt, tốt nhất là mang cá cái ra khỏi bể sau khi trứng đã thụ tinh; cá đực sẽ bảo vệ tổ và trứng một cách nồng nhiệt.

Sau khi cá đã sinh đẻ, nên để cho cá đẻ con nghỉ vài hôm cho lại sức rồi mới cho chúng vào bể nuôi chính.

9. Nuôi cá con

Kể từ lúc bắt đầu bơi được, cá con đã cần đến thức ăn, nhưng chính trong giai đoạn chưa bơi thực sự này, cá có thể sống nhờ chất dự trữ ở túi noãn hoàng. Không cần cho ăn vội, vì lúc này cá cũng chưa biết ăn, do vậy thức ăn thừa sẽ làm ô nhiễm bể.

Thức ăn đầu tiên của cá phụ thuộc vào kích thước của cá, vì các loài cá nở ra hoặc được đẻ ra thường có kích thước khác nhau. Thường thì cá con của các loài làm tổ và đẻ trứng phân tán tỏ ra không ham ăn như cá con của họ Cá rô phi và cá đẻ con.

Ngày nay, người ta đã sản xuất ra đủ loại thức ăn riêng biệt thích hợp dưới dạng lỏng, bột, nhão, bột mịn và tổng hợp để cung cấp cho nhu cầu của cá đẻ trứng và cá đẻ con. Có loại nước màu lục có chứa trùng cỏ rất thích hợp cho cá bột còn nhỏ. Các loại giun nhỏ, rận nước … đều tốt đối với phần lớn cá nhỏ, những thức ăn lý tưởng cho cá bột đều ăn được là Artemia. Cá con lớn nhanh sẽ tìm ăn giun, bột ngũ cốc, và các loại thức ăn tổng hợp.

Ở các loài cá họ Cá sặc, như cá chọi Betta splendens và cá tai tượng … rất kỵ luồng gió lạnh có thể xâm nhập qua nắp bể, do đó khi nuôi phải chú ý che chắn chỗ có gió lùa.

Cá con cần cho ăn liên tục. Khi cá đã lớn, cần phải định kỳ thay một phần nước cũ, tăng lưu lượng thông khí và tăng hệ thống lọc. Sự tăng vận chuyển của nước và thay nước mới sẽ làm tăng sự sinh trưởng điều hòa của cá. Khi cá đã lớn, có hình dạng và màu sắc riêng biệt của cá bố mẹ, cần loại hết các cá ốm yếu, chậm chạp. các cá con không có màu và vây phát triển bình thường cũng nên loại bỏ. Lựa chọn cá đẹp đẻ nuôi, để tạo giống là cần thiết.

Như các bạn đã biết, đa số các giống cá cảnh đều có khả năng chu toàn thiên chức làm cha mẹ của mình đối với ổ cá con của chúng. Thế nhưng, cũng có nhiều giống chỉ có cá cha hay cá mẹ mới làm tròn thiên chức cao quý này thôi. Con còn lại một là chểnh mảng trong việc nuôi con, hai là có tật ăn trứng, ăn con, khiến trứng đẻ thì nhiều, con nở cũng lắm, nhưng cuối cùng sống sót không được bao nhiêu.

Để cứu vãn tình hình quá xấu này, tuỳ từng trường hợp mà ta nên có cách xử lý kịp thời để cứu nguy cho ổ cá, đồng thời để đảm bảo cho nguồn lợi của mình:

Trường hợp cá cha hay cá mẹ ăn trứng hoặc ăn cá con: Phải biết chắc chắn cá nào có tật đó thì vớt ra ngoài sau khi nó đẻ trứng xong. Thông thường giống cá cảnh nào mà một trong hai con cha, mẹ sau khi để lại quay sang ăn trứng thì con còn lại nuôi con rất giỏi. Ta nên đặt hết niềm tin vào con cá đó mà cứ để cho nó tự nuôi con.

Trường hợp một trong hai cá cha hoặc mẹ bị chết: Gặp trường hợp này ta phải nuôi “bộ” ổ trứng đó, nếu biết chắc con cá còn lại không đủ khả năng nuôi sống đàn con sau này.

Trường hợp ổ cá con quý hiếm: Dù cá cha mẹ đầy đủ, nhưng biết chắc một trong hai con đó nuôi con không giỏi, mà bầy con lại rất hiếm quý, bán được giá cao thì ngay từ đầu ta nên khéo léo cách ly cá cha mẹ ra khỏi ổ trứng mà nuôi “bộ”, như vậy mởi bảo toàn được ổ cá con

Vậy thế nào là nuôi “bộ”?

Nuôi bộ là cách nuôi không cần đến cá cảnh cha mẹ. Sau khi cá cha mẹ đẻ trứng vào cọng rong, vào rễ cây lục bình hoặc trên viên ngói (tuỳ theo thói quen của từng giống) ta làm liền một trong hai cách sau đây:

Vớt hết cá cha mẹ ra ngoài nuôi riêng. Coi như việc đẻ trứng của chúng lứa này đã hoàn thành. Ổ trứng để lại tại hồ để ta có cách nuôi riêng.

Nhẹ tay cẩn thận dời ổ trứng ra ngoài, đặt trong một hồ khác đã chuẩn bị sẵn để chờ ngày cá nở. Trong trường hợp này thì cá cha mẹ vẫn còn ở lại hồ cũ.

Hồ nuôi bộ ổ cá cần phải chuẩn bị kỹ với những dụng cụ như sau:

Máy cung cấp dưỡng khí: nên cung cấp dưỡng khí liên tục suốt ngày đêm vào nước hồ từ ngày đầu ấp trứng.

Nước hồ phải sạch và hồ phải đặt vào nơi thoáng mát, yên tĩnh mới tốt. Chỉ sử dụng máy lọc nước khi cá con đã được vài tuần tuổi.

10. Thức ăn cho cá con

Cá cảnh con nở trong ba bốn ngày đầu không cần phải cho ăn, mà có cho ăn chúng cũng không biết ăn. Trong thời gian này cơ quan tiêu hoá của cá chưa phát triển đầy đủ nên chưa hấp thu được thức ăn, nhưng cá con vẫn không đói vì còn những chất dinh dưỡng dự trữ trong thân cá.

Thức ăn ban đầu của cá con là những sinh vật cực nhỏ như bo bo chẳng hạn. Có thể cho cá con ăn lòng trắng trứng. Cá một tuần trở đi, có thể biết ăn lăng quăng, biscotte. Vài tháng tuổi trở về sau, cho ăn trùn chỉ, thức ăn hỗn hợp ….

11. Cách làm biscotte cho cá cảnh ăn

Dùng bột mì hay bánh mì khô hay gạo rang cho vào cối giã nhuyễn thành bột mịn. Cứ một lon bột ta trộn chung độ 5 cái lòng đỏ hột gà (hay hột vịt) rồi đem phơi nắng thật khô. Sau đó bóp nhuyễn rồi rây lại để lấy bột mịn dành cho cá ăn từ từ.

Mỗi lần cho cá ăn, ta rắc bột biscotte lên mặt nước hồ để cá con trồi lên ăn. Đây là thức ăn bổ dưỡng cá cảnh con rất thích ăn.

Nuôi bộ mà nuôi khéo, tỷ lệ hao hụt cá con không nhiều. Những nghệ nhân nuôi cá cảnh nhiều kinh nghiệm thường áp dụng cách nuôi bộ này và cũng nhờ đó mà thúc đẩy cá mẹ mau để lứa sau.

Cách Nuôi Chim Khướu Sinh Sản

Ngoài đặc điểm khỏe mạnh thì nên chọn cả 2 em trống và mái đều có tố chất như: giọng hót, dáng đẹp,…Tiếp đến là làm chuồng nuôi.

Các bác làm chuồng có kích thước cao x rộng x dài đều khoảng 2 mét. Phân ra chỗ nghỉ và sân chơi cho chúng.Trong lồng ra nên trồng cây trúc, ngũ gia bì, có mái che nắng che mưa.Làm bằng lưới inox hay mắt cáo gì cũng được, nhưng các bác nên dùng lưới inox để sài lâu.

Nuôi khướu sinh sản khi mới mua chim trống mái về chúng sẽ lạ nhau và nếu nhốt chung ngay nó rất dễ cắn nhau. Vì vậy nên thả con trống vào trước và con mái nhốt riêng ở ngoài áp sát chuồng.

Sau khoảng 1 tuần lễ tách thì 2 chú sẽ quen và có thể kết hợp với nhau. Khi chúng nó quyến luyến với nhau sẽ có biểu hiện: Con trống cứ hót múa, như muốn đến với con mái.

Khi đó các bác thả em mái vào, qua vài ngày sau nếu chúng đã hợp nhau thì con trống sẽ đạp mái. Chim đã đạp mái các bác tiến hành lót ổ cho nó đẻ, có thể lấy gáo dừa hoặc rổ nhỏ rồi lót rơm, cây khô mềm vào,…

Cách nuôi khướu sinh sản phải đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng. Bởi trong thời kỳ sinh sản sức khỏe chim sẽ không được ổn định, cần có nhiều sức khỏe để nuôi cả chim non nữa.

Khi trứng bắt đầu nở, thì các bác phải cung cấp mồi sống nhiều hơn bình thường để chim mẹ nuôi con. Thức ăn chính chủ yếu là dế, phụ là liu điu cắt ra từng miếng, trộn với cào cào nữa. Ngày nào cũng cho chúng ăn thế.

Nhưng khi mẹ đang ấp thì ta không nên bỏ lồng tắm vào đó. Trong thời gian này chim mẹ cần một lượng lớn mồi tươi để hồi sức, các bác cho ăn ít cám lại, thay vào đó là mồi tươi thật nhiều.

Thường xuyên vệ sinh chuồng, máng ăn và máng uống. Trách để xuất hiện mầm bệnh sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe con non bởi sức đề kháng của nó còn yếu.

Hoàng Quân ART

Kỹ Thuật Nuôi Chim Bồ Câu Sinh Sản. Mô Hình Nuôi Bồ Câu Sinh Sản

Những năm gần đây, nuôi chim bồ câu đang dần trở thành hướng đi mới hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Được đánh giá là loài chim dễ nuôi, ít bệnh tật, chim bồ câu đang dần đưa nhiều hộ dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Bên cạnh nuôi bồ câu thịt đang rất phổ biến ở nhiều vùng quê, mô hình nuôi bồ câu sinh sản cũng là một hướng đi bền vững. Bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu những kỹ thuật nuôi chim bồ câu sinh sản để đạt năng suất và lợi nhuận cao nhất cho bà con.

1. Chọn chim giống sinh sản tốt

Khi chọn chim giống bà con cần lưu ý các yếu tố như: chim có sức khỏe tốt, không bệnh tật hay dị tật, lông mượt mỏ xẻ, đuôi nhọn và linh hoạt. Việc ghép đôi chim bồ câu trống và bồ câu mái thành từng cặp theo ổ cũng kích thích chúng sinh sản nhiều hơn. Để chim giống có chất lượng tốt bà con nên chọn mua ở các cơ sở uy tín hoặc liên hệ với trung tâm khuyến nông để được tư vấn.

Chọn chim trống: Chim bồ câu trống nên chọn loại có đầu thô, to con, có phản xạ gù mái (lúc thành thục), khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp.

Chọn chim mái: Chim bồ câu mái thường có khối lượng nhỏ hơn so với chim trống, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng (đẻ nhiều), đầu nhỏ và thanh.

Chim bồ câu mái có thể đẻ quanh năm, mỗi lứa cách nhau khoảng 40 ngày. Trong điều kiện nuôi thả hợp lý mỗi năm 1 cặp chim bồ câu giống có thể sinh sản từ 10 – 14 lứa chim bồ câu non.

2. Xây dựng chuồng trại

Nếu như chim bồ câu thịt được nuôi trong môi trường tập trung, không máng ăn, không ổ đẻ, thiếu ánh sáng và với mật độ dày để giúp chim mau lớn, tăng trọng lượng thịt nhanh. Chim bồ câu sinh sản được nuôi theo cặp, mỗi ô chuồng là một cặp chim. Trên mỗi ô chuồng đều được trang bị sẵn máng ăn, ổ đẻ, được vệ sinh sạch sẽ và có ánh nắng mặt trời, tránh ồn ào hay gió lùa. Vào ban đêm có thể thắp thêm bóng đèn 40W để kích thích chim bồ câu sinh sản tốt hơn.

Ổ đẻ: trong từng ô chuồng người ta phân ra một ổ đẻ, một ổ ấp và một ổ nuôi để thuận tiện trong việc theo dõi và chăm sóc. Ổ đẻ của chim bồ câu sinh sản có đường kính khoảng 20 – 25cm, chiều cao khoảng 6 – 8cm, khô ráo, sạch sẽ và phải được vệ sinh thường xuyên.

Kích thước máng ăn cho một cặp chim bồ câu sinh sản có diện tích khoảng 75cm và có độ sâu từ 7 – 10cm.

Máng uống được làm từ vỏ chai nhựa, cốc nhựa có chiều cao khoảng 8- 10cm và đường kính tối đa khoảng 6cm cho 1 cặp chim.

Trong trường hợp bà con nuôi chim bồ câu sinh sản bằng hình thức thả rong thì cần chú ý đến các vấn đề vệ sinh chuồng trại và sắp xếp các ổ đẻ hợp lý. Bên cạnh đó chú ý đến mật độ nuôi trong chuồng khoảng từ 6 -8 con/m 2 để đảm bảo cho chim phát triển và sinh sản hiệu quả nhất.

3. Thức ăn cho chim bồ câu sinh sản

Giai đoạn sinh sản là giai đoạn chim bồ câu cần nhiều dinh dưỡng nhất. Vì vậy, bà con cần đáp ứng đủ nguồn thức ăn cần thiết cho chim. Thức ăn chủ yếu của chim bồ câu là thóc, ngô, đậu xanh… được xay vỡ.

4. Phòng và trị bệnh

Mặc dù chim bồ câu là loài có sức đề kháng mạnh nhưng khi nuôi sinh sản, bà con cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc, phòng bệnh và chữa bệnh.

Theo chúng tôi