Nuôi Chim Cảnh Rước Bệnh Vào Người / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Người Gọi Chim Yến Vào Nhà

Mới 24 tuổi nhưng giám đốc Lê Danh Hoàng lại được nhiều người biết đến vì có biệt tài “gọi” yến vào nhà. Để xây dựng và chuyển giao công nghệ cho hơn 30 “ngôi nhà yến” ở gần chục tỉnh thành trải dài từ miền Trung trở vào, Hoàng đã vượt đại dương bôn ba đến nhiều nước học hỏi, từ chuyện phân biệt chim yến, “dụ” yến vào nhà, đến kỹ thuật giữ yến và phát triển bầy đàn. Nhưng Hoàng đến với nghề này một cách tình cờ. Khi học năm thứ 2 Trường ĐH Ngoại thương, Hoàng làm thêm nghề hướng dẫn viên du lịch. Có một lần Hoàng được giao phụ trách đoàn doanh nhân Indonesia tham dự hội chợ VN Expo, được tiếp cận với nghề nuôi “yến nhà” của một chuyên gia trong đoàn. Tuy nhiên, số lượng người ghé tham quan gian hàng này chỉ đếm được trên đầu ngón tay, bởi ai cũng nghĩ tổ yến (hay còn gọi là “yến sào”) được lấy từ những vách đá cheo leo ngoài biển khơi, chứ làm gì có chuyện gây nuôi trong nhà?

Lê Danh Hoàng đang khai thác tổ yến ở Phan Rang

Những ngày giúp việc ngắn ngủi cho vị chuyên gia về yến đã giúp Hoàng tìm hiểu và khám phá nguồn lợi to lớn từ “của trời cho”. Kết thúc hội chợ, Hoàng đã đổi phong bì tiền “boa” để lấy những tập tài liệu, sách, đĩa về nghề nuôi chim yến. Hoàng sang Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Hồng Kông và lang thang qua 20 bang của Hoa Kỳ để học công nghệ gây nuôi yến; đồng thời tìm “đầu ra” cho sản phẩm một cách bài bản. Trở về VN, Hoàng lại vác ba lô đi khắp các tỉnh thành “ngửa mặt lên trời” tìm chim yến. Hết khảo sát lại cặm cụi ghi ghi chép chép, thống kê. Đến đầu năm 2005, Lê Danh Hoàng cùng anh là Lê Danh Hiển, một chuyên gia thiết kế “nhà yến” đứng ra thành lập Công ty Chấn Hưng (Eka Vietnam) để phổ biến kỹ thuật và cung cấp thiết bị nuôi chim yến nhà.

Ước mơ về “thành phố yến”

Không phải loài yến nào cũng có thể nuôi trong nhà. Hiện trên thế giới có chừng 100 loài chim yến. Riêng chim yến cho tổ yến ăn được có 4 loài. Để nuôi và khai thác tổ yến trong nhà thì chỉ có loài Aerodramus Fucifagus (chim yến tổ trắng) và Aerodramus Germanicus (yến hàng). Yến tổ trắng có giá từ 1.500 – 1.800 USD/kg trong khi tổ yến hàng (phần lớn thu hoạch từ các hang yến tự nhiên) có giá cao hơn, khoảng 3.000 USD/kg (một kg có chừng 100 đến 130 tổ). Để có thể “dụ” yến vào nhà, trước hết phải tìm nơi có tổ yến tự nhiên chính. Tìm hướng bay của chim yến và đặt những căn nhà có cửa vào đúng hướng chim bay. Ngoài ra, còn phải lắp đặt thêm những loa nhỏ phát ra tiếng chim kêu để gọi yến vào. Rồi dùng thêm các kỹ thuật như “phun mưa”, tạo mùi bầy đàn, lắp những tổ yến giả vào những thanh gỗ (chuyên dùng cho yến làm tổ) áp sát mái để yến có cảm giác gần gũi, vào nhà rồi ở lại làm tổ.

Chi phí đầu tư cho một “nhà yến” tốn chừng 60 – 80 triệu đồng. Nhưng bù lại, không cần chăm sóc, không cần tốn thức ăn vì yến tự kiếm mồi là các loài côn trùng có trong tự nhiên. Phân yến cũng không cho mùi khó chịu nên mọi người thường đùa “xây khách sạn cho yến ở trên còn gia chủ ở dưới”. Tiến sĩ sinh vật học Elisa Nugroho – Chủ tịch Hiệp hội những người nuôi yến Indonesia từng quả quyết rằng: “Nếu đặt nhà đúng vị trí và áp dụng đúng kỹ thuật thì tỷ lệ thành công đến 95%”.

Tổ yến là một loại thực phẩm chứa trên 10 loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho việc tạo máu, ổn định thần kinh, kích thích sản sinh tinh trùng và trứng. Ngoài ra, tổ yến cũng chứa 10% acid sialic, một yếu tố tạo mới tế bào. Dùng tổ yến thường xuyên sẽ giúp làm đẹp da, chống lão hóa và ngăn ngừa các khối u. Chính vì vậy, loại thực phẩm thượng hạng này rất đắt giá. Trung bình một căn nhà yến thành công rộng 100m2 có thể thu hoạch 10 kg tổ yến/năm, đem lại 15.000 USD. Tại Indonesia, có những căn nhà thu lợi 70.000 USD/năm từ tổ yến. Riêng ở Gò Công đã có những thông tin một căn nhà yến ở Long Bình đem về hàng chục ngàn USD cho gia chủ mỗi năm.

Theo các nhà nghiên cứu, chim yến là loại có “tính chung thủy rất cao”. Khi đã “cặp bồ” với nhau chúng sẽ không bao giờ “chung chạ” với con khác. Đến mùa, chúng cùng nhau làm tổ đẻ trứng bằng những sợi nước bọt trắng và phớt hồng gọi là tổ yến. Yến nuôi trong nhà cho tổ dày, mỗi năm có thể cho đến 4 đợt (yến đảo chỉ cho 1-2 đợt tổ/năm). Đặc biệt, chúng cũng không bao giờ lạc tổ, lạc nhà. Chính vì lẽ đó, người ta chỉ “dụ” được những con chim con vừa chập chững bay. Và để gây dựng đàn thì phải mất từ 1 đến 2 năm.

Trở lại với sự nghiệp của anh em ông chủ trẻ Lê Danh Hoàng, sau “nhà yến” đầu tiên thành công ở Phan Rang, đến nay Eka đã xây dựng và chuyển giao công nghệ cho hơn 30 nhà yến ở một số tỉnh thành. Gần đây, Eka tập trung phát triển ở Gò Công (Tiền Giang). Đến chân cầu Long Chiến đối diện chợ Gò Công (mới) là có thể nghe tiếng chim yến kêu ríu rít. Dạo một vòng quanh thị xã Gò Công, chúng tôi phát hiện rất nhiều căn nhà cũ và mới đang xập xình nâng tầng để nuôi chim yến. Cá biệt có nhiều nhà đã có yến tự nhiên đến trú ngụ trên 20 năm và thu lợi từ nhiều năm qua. Riêng Eka đã có trên 10 căn nhà yến, một phần trong số đó là chuyển giao công nghệ, xây dựng nhà yến cho người dân địa phương. Lê Danh Hoàng cho biết: “Gò Công có điều kiện sinh thái lý tưởng với 30% rừng cây, 20% mặt nước, 50% đồng lúa và bụi cây thấp, cộng thêm khí hậu nóng ẩm rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi chim yến. Đàn yến tự nhiên ở đây cũng có trên 3.000 con”.

Không bằng lòng với những gì đã có, Hoàng đang ấp ủ dự án về một “thành phố yến” tại xã Long Bình – Gò Công Tây (Tiền Giang). Để thực hiện ước mơ này, Hoàng cùng Hiển đã mua đất, lập dự án xây dựng làng yến với 100 “căn hộ”. Hoàng nói đầy tự tin: “Chỉ vài ba năm sau thôi, số lượng chim yến ở đây sẽ nhiều gấp 10 lần. Không lâu nữa VN cũng sẽ có một thành phố yến hoành tráng như Indonesia, thu hút khách thập phương về tham quan, du lịch và người dân ở đây sẽ hưởng được lợi nhuận rất lớn từ yến”.

Suốt hành trình đi cùng chúng tôi, Hoàng say sưa kể những dự án trong tương lai về việc ấp, nuôi yến công nghiệp, tạo thức ăn cho chim non, chế tạo máy bắn thức ăn với niềm say mê dường như bất tận… Trời sầm sập tối, từng đàn chim yến lũ lượt kéo nhau bay vào những “khách sạn” dành riêng cho chúng trú ngụ, bôi đen cả một góc trời của xã Long Bình. Dõi theo cánh chim là ánh mắt sáng niềm hy vọng của người dân nơi đây.

Bệnh Của Chào Mào Vào Mùa Đông

Mùa đông cũng đã đến, đây là thời điểm chú chim rất yếu. Phải chống chọi với nhiệt độ trong khoảng 10 – 25°C, tùy theo vùng miền mà nhiệt độ cao hay thấp. Đây cũng là nhiệt độ lý tưởng để các loại rận mạt, virus sống ký sinh trên chào mào. Nên ngoài việc giữ ấm cho chim, còn phải vệ sinh lồng cóng đồng thời bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho chú chim. Những bệnh của chào mào vào mùa đông thường gặp nhất.

1. Chim bị xù lông, ủ rủ

Bệnh này có rất nhiều nguyên nhân, có thể chim mới thay lông xong, do thiếu chất. Thông thường chào mào bị xù lông do thời tiết lạnh kéo dài, chim thiếu nắng.

Để trị chim xù lông thì phơi nắng thường xuyên, vào những ngày có nắng thì nên phơi cho chim khoảng 4 – 5 tiếng ( nắng vào mùa đông khỏi sợ chim bị nóng quá). Vào ban đêm thì tìm nơi nào ấm nhất để treo chim và trùm kín áo lồng lại, vào những ngày giá rét nên gắn thêm bóng đèn tròn công suất khoảng 60 – 75w gắn phía trên chỗ treo chim để sưởi ấm cho cả giàn chim.

2. Chào mào bị trúng gió

Khi chim bị trúng gió độc, treo chim nơi hướng gió lùa hoặc nhiệt độ giảm xuống đột ngột làm cho chim ủ rủ, đứng một chỗ, thậm chí không đậu được mà đứng dưới đáy lồng.

Khi gặp trường hợp này thì dùng dầu gió bôi vào dưới nách ( dưới 2 cánh chim ) và bôi dưới chân chim. Đồng thời tháo luôn cầu chính, cho thức ăn và nước xuống dưới cho chim. Nếu chim không ăn được thì phải đút cho chim ăn.

3. Chim bị ngứa ngáy, rỉa lông

Khi thấy chim có dấu hiệu rỉa lông liên tục, tự cắn vào lông mình, lông cánh, lông mới mọc ra bị sâu, chim trở nên còi cọc, ít linh hoạt hơn là dấu hiệu các loại ký sinh trùng đang sống trên chim.

Cho chim tắm bằng nước muối pha loãng, dung dịch vệ sinh phụ nữ hoặc nhỏ 2 giọt dầu gió vào cho chim tắm để diệt các loại rận mạt sống trên chim

Như mình nói ở trên nhiệt độ 10 – 25°C rất lý tưởng cho ký sinh trùng phát triển nên cần thường xuyên vệ sinh lồng, bố lồng. Dùng chai xịt côn trùng xịt vào đáy lồng, cho dầu gió xuống dưới đáy lồng để xua đuổi các ký sinh trùng. Ngoài ra có thể thay cầu đang xài bằng cầu gỗ xoan cũng là cách phòng rận mạt rất hiệu quả.

4. Chào mào bị ho, ỉa chảy

Đây cũng gặp phải nhưng rất ít khi gặp vào mùa đông, bệnh này thì gặp quanh năm, nên có thể tham khảo các bài trước đây mình đã đề cập đến.

Phòng Trị Một Số Bệnh Thường Gặp Khi Nuôi Chim Cảnh Họa Mi

Đặc điểm chim Họa mi

Họa mi tên khoa học là Garrulux Canorus. Sống nhiều ở trên các tỉnh miền núi phía bắc như Lạng Sơn, Lai Châu, Sơn La,…Chúng sinh sống ở bụi cây, rừng mở. Chủ yếu là vùng rừng rậm núi cao, khí hậu mát, lạnh, rừng thứ sinh, vườn và công viên. Chim thường có màu nâu hạt dẻ hoặc nâu vàng tùy từng loài chim. Lông vùng quanh mắt màu trắng làm nổi bật đôi mắt của chim.

Chọn giống Họa mi chuẩn

Muốn sở hữu một con Họa mi hót nhiều, hót hay thì khi chọn mua phải chọn được con tốt. Cần chú ý hình dạng, nên chọn loại đầu rắn, tức là nhìn ngang thấy mỏ trên với trán. Đỉnh đầu tạo thành một đường thẳng.

Chọn lông tơi, xốp, mềm. Lông đầu mỏng, ôm sát da đầu, lông cánh mềm. Chọn cẳng chân to, các vảy chân có viền thẫm, ngón ngắn, móng mèo. Mắt chim Họa mi không có giác mạc, cụ thể là lồng đen mà có nhiều màu. Phải chọn con có chấm đen ở đồng tử nhỏ hơn những con khác. Từ đồng tử lóe ra bốn tia mắt, nên chọn tia càng to, càng rõ, càng dày càng tốt. Đại đa số, chim Họa mi mắc phải những bệnh phổ biến ở mục sau.

Bệnh ỉa chảy

Có nhiều nguyên nhân để chim Họa mi mắc chứng ỉa chảy. Thông thường do cho ăn quá nhiều mồi tươi hoặc trong cám có nhiều chất đạm. Nên chúng không thể tiêu hóa hết. Thức ăn còn thừa lên men trong ruột chim, thải ra độc tố là chim Họa mi ỉa lỏng. Phân trắng như bột gạo kèm theo chất nhày của niêm mạc ruột của nó.

Việc đầu tiên nên làm là giảm hoặc ngừng hẳn việc cho chim ăn mồi tươi. Chỉ cho ăn cám cò nhạt nếu chim Họa mi bị nhẹ sẽ tự khỏi ngay. Nếu nặng hơn, hãy đến cửa hàng thuốc thú y mua viên thuốc điều trị tiêu chảy gia cầm. Hòa với nước cho uống trong ba đến bốn ngày thì chim sẽ khỏi. Nếu bị ngộ độc nặng có thể tiêm Atropin với liều lượng 0,001 đến 0,002 g/lần cho một con chim. Ngày tiêm 2 lần dưới da của nó.

Đồng thời làm vệ sinh chuồng trại, dùng phích nước nóng dội vào sàn lồng. Mỗi ngày một lần sau khi làm vệ sinh, để chim được khỏe mạnh.

Bệnh đau mắt

Thỉnh thoảng có con chim Họa mi bị đau mắt do nhiễm khuẩn. Vì ta cho chim ăn sâu quy thường xuyên nhưng chưa có con nào bó lông hay đau mắt. Rất đơn giản là ta nên mua lọ Cloramphenicol về nhỏ mỗi ngày bốn năm lần. Chỉ vài ngày con chim nào cũng khỏi cả. Bệnh khàn tiếng.

Chim Họa mi bị khan tiếng có hai nguyên nhân đó là viêm thanh quản và giãn thanh quản. Bạn dùng một viên than củi bằng quả trứng gà ngâm vào lửa bắt nước lã sau một đêm. Gạn lấy nước sau đó vắt thêm mười giọt nước chanh và bỏ vào vài hạt muối. Đổ vào cóng cho chim uống, khoảng một tuần sau tiếng hot của nó sẽ phục hồi dần.

Chết đột ngột, mất màu lông, bó lông.

Trong quá trình nuôi, bạn sẽ gặp một số chim Họa mi tự nhiên rơi xuống ngắc ngoải. Đó là hiện tượng thiếu khoáng chất nên bị đột quỵ. Nếu cấp cứu kịp thời vẫn sống bình thường. Lúc ấy ta nên hòa đường Glucoza bơm cho nó vài giọt. Mấy phút sau con chim đứng dậy bình thường, đặt vào lồng nó nhảy ngay lên cầu. Những con chim bị mất màu lông, hoặc bó lông chủ yếu cũng là thiếu nguyên tố vi lượng. Đặc biệt yến Kanari đỏ ko cho ăn khoáng rất mau bạc màu.

Viêm tuyến nhờn

Tuyến nhờn của chim bị thương, nhiễm trùng hay bị cảm nắng, cảm lạnh…Đều là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tuyến nhờn ở chim. Chim tỏ ra mệt mỏi, lông vũ tả tơi, biếng ăn, tuyến nhờn đỏ tấy, mưn mủ. Dùng cồn i ốt khử trùng tuyến nhờn. Dùng kim đã khử trùng đâm thủng tuyến nhờn. Bóp cho mủ ra hết, bôi cồn i ốt một lần nữa vào chỗ đau của chim.

Ký sinh trùng

Ký sinh trùng là một trong những bệnh thường gặp ở Họa mi khi nó còn nhỏ. Việc quan trọng nhất là ta phải thường xuyên giữ cho lồng chim được sạch sẽ, khô ráo. Nếu phát hiện chim có rận, ta nhúng lồng chim qua nước sôi già. Nếu chim bị ký sinh trùng, ta dùng nước pha với vài giọt dầu hỏa rắc vào lông chim. Đồng thời dùng bột băng phiến 20% rắc vào lông chim Họa mi. Làm như vậy ta có thể tiêu diệt ký sinh làm hại chim.

Bệnh viêm phổi

Khi khí hậu thay đổi đột ngột hoặc sau khi tắm xong gặp phải gió mạnh. Chim nuôi trong chuồng rất dễ bị cảm, lông vũ tả tơi, thở khò khè, ăn yếu dần. Nước mũi chảy ra, có lúc toàn thân run lẩy bẩy. Đưa chim vào nơi kín gió, ấm áp, nhưng thoáng đãng để tĩnh dưỡng. Cho chim ăn thức ăn có nhiều dinh dưỡng. Dùng bông thấm với dầu thầu dầu lau nước mũi cho chim. Hòa nước đường trắng cho chim uống, mỗi ngày cho chim uống 2 lần 2 – 3g thuốc Têtraxilin.

Các bệnh thường gặp ở Họa mi trên cũng như những loài chim cảnh khác, người chơi chim cần chú ý để kịp thời chữa trị cho chim, nếu để lâu trường hợp xấu nhất là chim sẽ mất tiếng hót thậm chí có thể bị chết.

5 Điều Cần Chú Ý Cho Người Mới Nuôi Chim Cảnh Hót Hay

Thú nuôi chim cảnh hót hay đã có từ rất lâu ở Việt Nam, bất kỳ ai cũng có thể nuôi chim cảnh tuy nhiên nuôi chim cảnh như thế nào? Cần chuẩn bị những gì? Thì không phải ai cũng biết, để nuôi được một chú chim cảnh hót hay là việc rất khó, những người nuôi chim cảnh cần chú ý những điều sau.

Nuôi chim cảnh hót hay cần chú ý những gì

Chim cảnh được chia làm 3 loại chim bổi, chim chuyền và chim con:

Chim bổi: Là những con chim đã trưởng thành bắt được từ thiên nhiên nhược điểm của loại này là rất khó nuôi, khó thuần dưỡng, cơ hội sống sót của loài chim này không cao nhưng lại có giọng hót hay và giữ được giọng của chim rừng.

Chim chuyền: Là những con chim vừa mới trưởng thành loại này có ưu điểm dễ nuôi và dễ tập cho quen người tuy nhiên có nhược điểm là giọng rừng và phải siêng mang chim đi dợt thì chim mới hót hay.

Chim con: Được nuôi từ nhỏ tuy nhiên trong thời gian đầu nuôi rất vất vả nhưng chim rất khôn và dạn dĩ giống chim chuyền.

Hãy xác định bạn nuôi chim cảnh hót hay là để nghe chim hót, nhiều người mua chọn chim cảnh hót thường chọn những loại màu sắc sặc sỡ sau một thời gian sẽ chán vì đó là những loại chim chỉ để nuôi làm cảnh. Chim chỉ hót được khi được nuôi riêng một lồng và thông thường chỉ có chim trống mới hót hay chính vì thế bạn nên chọn lựa cho kỹ và xác định mình nuôi chim với tiêu chí gì.

Việc chọn lồng cho chim cảnh hót hay cũng rất quan trọng bởi tùy từng loại chim mà ta chọn kích cỡ lồng khác nhau. Nếu lồng rộng quá chim sẽ nhát và khó thuần, ngược lại nếu lồng chật quá sẽ làm hư lồng và chim không được thoải mái. Theo những người có kinh nghiệm nuôi chim lâu năm thì chim mới mua về nên có áo lồng để chim không bị nhát và áo lồng sẽ được mở từ từ cho tới khi chim thật sự dạn.

Nuôi và thuần dưỡng chim cảnh hót:

Khi nuôi chim cảnh hót cần chăm sóc kỹ lưỡng như cần cho chim được ăn, tắm, tắm nắng thì mới khỏe và hót hay:

Không nên huýt sáo để tập cho chim hót theo bởi thường những người mới nuôi chim hay huýt sáo để chim hót theo.

Không nên phơi nắng cho chim ở hướng mặt trời chiếu thẳng vào, hạn chế phơi nắng ở thời gian 12 giờ trưa và phơi chim quá lâu.

Không nên cho chim cảnh tắm trong lồng hoặc cho nước vào lồng để chim tắm mà hãy cho chim ra lồng tắm để tắm, điều này giúp cho chim biết được nơi nào là nơi tắm nào nơi nào là nước uống. Thời gian để thích hợp cho chim tắm khoảng tời 12 tới 13h chiều. Cũng có nhiều trường hợp khi cho chim qua lồng tắm và quên không đóng cửa lồng vì thế có chỗ hở để chim bay về thiên nhiên bạn nên chú ý điều này.

Chế biến thức ăn cho chim cảnh:

Mỗi loài chim cảnh hót hay thích hợp với loại thức ăn khác nhau. Vì vậy cần tìm hiểu kỹ trước khi cho ăn. Khi chim ăn no đủ sẽ có đủ “sức” để hót nhiều và hay.