Nuôi Chim Cảnh Đẹp / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Chim Cảnh Đẹp Đà Nẵng

Chào anh em

Chơi chim chào mào thì có nhiều kiểu chơi.Có người thì nghe giọng hót,có người thì chơi tướng,chọn những chú chim tướng to,mào lân,họng bò,yếm khít…Nhưng kiểu chơi chim đi thi thường chiếm đa số hơn. Chọn chào mào đi thi cần các yếu tố như : chơi bền,chơi tỉnh chim,giọng hót to v

+Về tướng chim : Nên chọn những chú chim tướng nhỏ,dài đòn,mặt dữ.Thường những chú chim này chơi rất lâu.Chim tướng nhỏ con khi nhảy,chuyền cầu nhiều hơn những chú chim to con.Vì chim to con di chuyển chậm và nhanh đuối sức.Thường những chú chim thi đoạt giải đa số là chim nhỏ.Lúc mình mới chơi chim cũng hay chọn những chim to và thấy nó di chuyển khó khăn và chơi không bền.Ở miền Bắc đa số chim tướng to con,anh em xem chọn con nhỏ hơn những con đó,tướng dài,lông ôm gọn.

+Về cách chơi : Chọn những con tính lăng xăng,siêng chuyền cầu,nhảy cầu.Những con này thường không chơi cũng nhảy cầu,chuyền cầu.Cái này cũng tránh trường hợp khi đi thi bị đánh rớt do chim đứng 1 chỗ không chơi.Chọn chim chớp cánh nhẹ chứ đừng bung hết cánh,chim bung cánh chơi thời gian dài sẽ nhanh mệt và dừng chơi.

+Tính cách con chim : Chọn những con chơi bình tĩnh,chơi từ từ.Những chú chim chơi vậy thường chơi nước hậu.Ví dụ như chim người ta ché,nạt nộ,bu lồng.Chim mình vẫn cứ chơi bình thường,chuyền cầu,xổ bọng chứ không phải bu lồng theo.Nếu không tin bạn thử mang chim đi thi,để ý những chú chim mới treo lên giàn,hoặc mới mang vào cội ché ầm ầm,nạt nộ,bu lông.Rất chi là láo,nhưng mấy em này thì vào được tới vòng 4 , 5 là hết chơi và bị loại rồi.

+Tật lỗi : Cái này hay mắc phải,nhớ xem kỹ chim có lộn mèo,ngoái cổ,bu lồng không.Chim lộn mèo thường chơi sẽ bị mất sức và bị loại sớm.Những con thường chơi khoảng 30 phút,khi không chơi lại thường lộn mèo,bám nóc lồng,bu lông ( bu lồng có trường hợp do chim chưa căng lửa).Nên cần chú ý vấn đề này,cứ cho chim chơi 30 phút xem sao.

+Giọng hót và ché : giọng hót thì chọn con nào xổ bọng to,rát.Giọng ché thì dài và to.Những giọng vậy sẽ đè được những chú chim khác.

+Gốc chú chim : Nên chọn chim gốc bổi hoặc bổi già.Những con này do thời gian sống ngoài rừng lâu,và phải đấu tranh với những con khác nên tính rất lì và không biết sợ con nào đồng thời chúng có giọng hót rất hay và gắt.Ngược lại chim má trắng hay má lở tuy nuôi nhanh thuần và nhanh chơi nhưng lại hay sợ chim khác và chơi thất thường,thích thì chơi,không thích thì thôi.Tuy nhiên có những chú chim má trắng được huấn luyện tốt,và thường xuyên đi cội thì cũng không thua gì chim bổi già.Mình có viết bài cách chọn chim bổi già anh em vào đây tham khảo : Chào mào bổi già .

Đây là video chú chim chào mào chơi cội trên 3h tính rất lăng xăng và chơi nhanh như điện.

Đó là 1 số kinh nghiệm của mình khi chọn chào mào đi thi.Nếu anh em mua chim mà ra cội test tận mắt cách chơi của chim thì khỏi phải nói rồi.Cứ chọn con nào chơi lăng xăng,chơi lâu,thường chơi khoảng 2 – 3 tiếng là lấy ngay.Đối với bản thân mình,khi mua con chim giá từ 4 – 5 triệu thì mình thường ra cội xem và ít nhất 3 lần mới tuyển em nó.Chứ nhiều em bữa nay chơi vậy,bữa sau không chơi.

Chúc anh em thành công và sớm có cờ.

nguồn: http://chimchaomao.org/chon-chao-mao-di-thi.html

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Kỹ Thuật Nuôi Chim Yến Phụng Làm Cảnh Tuyệt Đẹp Tại Nhà

Kỹ thuật nuôi chim Yến Phụng làm cảnh có thể nuôi theo cặp hoặc theo bầy đàn. Nhưng nuôi thế nào, cách chăm sóc và huấn luyện chim giống ra sao không phải ai cũng biết.

Loài chim Yến Phụng thuộc bộ vẹt, xuất xứ từ châu Úc, tên khoa học là Melopsittacus undulatus, nó được xếp vào nhóm vẹt nhỏ đuôi dài. Ngoài thiên nhiên chim Yến Phụng là loài chim nhỏ không có khả năng chiến đấu tự vệ. Cách để chúng tự bảo vệ mình chính là nhờ vào sự nhanh nhẹn, tốc độ bay và khả năng ngụy trang cực đỉnh của mình. Để làm được như vậy là do nhờ vào bộ lông màu xanh và viền nâu đen cho giống với môi trường xung quanh nó để dễ dàng lẩn vào các tán lá.

Ngoài ra, những cá thể có màu vàng đôi khi cũng xuất hiện ngoài thiên nhiên, là một sự đột biến gen sắc tố, nhưng nó nhanh chóng bị tiêu diệt vì bộ lông sặc sỡ quá lộ liễu so với đồng loại.

Nên lựa chọn lồng rộng rãi thoáng đãng để chim có thể tự do bay nhảy. Nếu nuôi theo cặp cần càng phải có chiếc lồng đủ rộng cho chúng tha hồ hoạt động. Kích thước phù hợp nhất cho lồng nuôi chim Yến Phụng là khoảng 80cm x 40cm x 40cm. Khi đem chim về nuôi nên nhẹ nhàng thả vào lồng tránh làm chim hốt hoảng. Để tạo không gian để chim có thể hòa nhập nhanh thì cần trang bị sẵn các trò chơi cho chim thư giản như: đánh đu, nhánh cây…Vị trí treo lồng không được quá nắng hay bị hắt mưa. Tránh tầm với của mèo, chuột.

Kỹ thuật nuôi chim Yến Phụng

Chim Yến Phụng hiện nay rất được ưa chuộng để nuôi bởi vẻ ngoài bắt mắt với màu sắc sặc sỡ của nó. Đặc biệt, kỹ thuật nuôi chim Yến Phụng không khó khăn như nhiều loài chim cảnh khác bởi chúng có thể sống theo bầy đàn.

Để nuôi được những con chim Yến Phụng tốt đó là quan tâm đến nơi ở của chúng. Chuồng trại của chim Yến Phụng được chia làm 2 nơi rõ ràng đó là phần ở riêng và phần sinh sản riêng. Riêng phần đẻ trứng và nuôi con cần làm tỉ mỉ, chu đáo. Cửa cần làm rộng, đủ để có thể cho thức ăn vào trong mùa chim Yến Phụng sinh sản. Vì chim sống theo đàn được nên khi làm chuồng có thể làm thật to, sau đó ngăn cách các tổ với nhau. Phần nhà được ngăn bằng các vách, sạch sẽ, có máng ăn, máng nước cho chim, khoảng cách các tổ nên đều nhau.

Chúng thích ăn rau quả như xà lách, rau cải, rau muống, bắp cải, táo ngọt, thậm chí cả một lát cam vàng cũng đủ cho chúng vui tươi. Ngoài ra chim Yến Phụng thích ăn thóc kết hợp với kê theo tỉ lệ 1:1. Trong thời kì sinh sản thì tỉ lệ thay đổi thóc 1: kê 1,5. Thỉnh thoảng cho ăn ngô và các loại rau như xà lách, rau muống…để cung cấp canxi khi chim non sắp chào đời được cứng cáp.

Chim Yến Phụng rất thích tắm nên hãy chăm chỉ tắm cho chúng hàng ngày. Khi tắm cũng là thời gian để bạn tiếp xúc với chim nhiều hơn. Khi tắm xong, Yến Phụng thường chọn nơi có ánh nắng chan hòa mà sưỏi ấm.

Các bệnh thường gặp trên chim Yến Phụng

Nuôi chim Yến Phụng phải để ý vì chúng thường bị tiêu chảy khi ăn phải thức ăn nhiễm bẩn, do đó nên cẩn trọng trong khâu lựa chọn thức ăn an toàn cho chim. Trường hợp bị nhẹ chim sẽ tự khỏi, nếu không bạn có thể ra ngoài mua thuốc tiêu chảy cho chim. Các chuồng nên thiết kế có máng phân để dễ dàng vệ sinh và hạn chế chim bị mạt cắn. Các chuồng gà, bồ câu cũng có thể lây lan bệnh cho chim Yến Phụng, tốt nhất nên để các lồng xa nhau.

Trước tiên cần ghép các cặp chim Yến Phụng trống mái với nhau. Sau vài lần tự làm quen trong đàn chúng sẽ tự ghép đôi và làm tổ sinh sản. Khi sinh sản, cả Yến Phụng trống mái đều cùng nhau chăm sóc trứng tới khi nở và cùng nhau chăm sóc con sau khi nở. Sau khi Yến Phụng con cứng cáp, người nuôi có thể hoàn toàn tách khỏi cặp bố mẹ. Sau một thời gian trưởng thành, chim Yến Phụng con sẽ bắt đầu bước vào thời kì sinh sản đầu tiên. Cứ như thế, những cặp Yến Phụng mới lại được tạo ra và nhanh chóng bạn có được cả đàn Yến Phụng tuyệt đẹp.

Kinh Nghiệm Nuôi Chim Cảnh

I. Chọn mua chim cảnh

Trước tiên bạn phải chọn mua các chú chim khỏe mạnh.Bạn quan sát nếu chú chim mang vẻ ủ rũ, xù lông, mệt mỏi hay rúc đầu xuống dưới cánh, đây không phải là chú chim bạn nên chọn. Nếu chú chim hắt hơi, chảy mũi, ngồi ở đáy lồng, chảy mũ ở phía trên lỗ mũi hay phân dính ở lông đuôi, có thể đó là vấn đề nghiêm trọng. Nếu khi chú chim thở mà gây ra tiếng lách cách hay đuôi của nó vẫy nhẹ, chú chim có thể bị bệnh nghiêm trọng về đường hô hấp và bạn nên chọn một chú chim khác. Dấu hiệu của một chú chim khỏe mạnh bao gồm mắt sáng, lông sạch sẽ, sáng sủa, ăn ngon miệng và có hoạt động mạnh. Những chú chim khỏe mạnh ăn uống thường xuyên và rất năng động. Để bảo đảm mua được một chú chim khỏe mạnh, bạn nên mua chim ở một cửa hàng hay một người nuôi chim đáng tin cậy.

II. Vị trí đặt lồng chim:

Nguyên tắc chung khi xác định vị trí đặt lồng chim: nơi thoáng mát, tránh gió lùa, tránh mưa hắt, tránh ánh nắng mặt trời gay gắt chiếu thẳng. Nên đặt lồng chim cạnh tường, cao quá đầu người, để tạo cho chim cảm giác an toàn hơn. Với các loại chim rừng, hoặc chim treo ngoài trời, ngoài hiên nhà, nên có áo lồng hoặc lợp mái che chắn cho chim.

III. Mua lồng chim

Bây giờ bạn chọn căn nhà cho chú chim của bạn như thế nào? Nó phải an toàn và thoải mái. Hãy mua cái lồng lớn nhất bạn có thể để được trong nhà. Phải để ý chú chim không thể ló đầu qua khe giữa 2 thanh chắn của lồng. Cái lồng phải tiện lợi, sạch sẽ và chim dễ tiếp cận thức ăn và nước uống. Thanh gỗ cho chim đậu phải có kích cỡ phù hợp, nên là gỗ thiên nhiên. Những thanh gỗ này có thể dễ dàng mua được ở các cửa hàng bán thú nuôi hay bạn có thể dễ dàng nhặt được. Các loại gỗ an toàn cho chim là gỗ mazanita, gỗ madrona, gỗ bạch đàn (do chim rất hay mổ vào các thanh gỗ trong lồng nên ta cần phải tìm các loại gỗ an toàn cho chim mổ). Làm sạch các thanh gỗ trước khi cho vào lồng. Nếu bạn có chú chim khác, nên để chú chim mới trong 1 căn phòng biệt lập vì nhiều loài chim ngoại quốc có thể mang theo những vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm có thể lây qua đường tiếp xúc. Điều này rất quan trọng đối với tất cả những thú nuôi có lông vũ của bạn. Bác sĩ thú y có thể khuyên bạn cách an toàn để cho 2 chú chim làm quen nhau, khi bạn đi kiểm tra sức khỏe cho chú chim.Tránh dùng lớp lót sàn của lồng bằng gỗ của cây óc chó. Việc này thường mang đến sự truyền nhiễm nấm cúc (aspergillus). Lót đáy lồng bằng khăn giấy hay lõi ngô đều được. Làm sạch hay thay lớp lót mỗi ngày.

IV. Các phụ kiện nuôi chim:

* Thức ăn, nước uống

: Hãy cố gắng chọn mua các loại cóng tự động, bạn sẽ đỡ mất thời gian thay thức ăn, nước uống hàng ngày cho chim. Mặt khác, cóng tự động sẽ giảm bớt tình trạng chim làm vấy bẩn vào thức ăn, nước uống. Nếu không có cóng tự động, bạn nên chùi rửa cóng hàng ngày, để đảm bảo vệ sinh cho chim. Tránh tình trạng thức ăn thừa lên men, nước uống bẩn rất dễ gây ra các bệnh đường ruột.

* Cần đậu

: Cần đậu cho chim thường làm bằng tre, hoặc gỗ. Hãy chọn các loại cây không có nhựa độc! Cần đậu làm từ cành các loại cây ăn quả rất thích hợp, vì thớ gỗ của chúng tương đối mềm, móng chim dễ bám. Theo kinh nghiệm nuôi chim, tôi nhận thấy chim rất thích các loại cần đậu bằng cành ổi, cành hồng xiêm, cành táo, cành me… Chặt cành, để nguyên vỏ cây, cọ rửa sạch, ngâm nước muối hay thuốc tím pha loãng, phơi khô: vậy là bạn đã có một chiếc cần đậu rất tốt! Và bạn sẽ thấy chim thích thú với cần đậu này hơn hẳn các loại cần đậu bán sẵn ngoài chợ! Nên có ít nhất 2 cần đậu, để cách xa nhau và chênh lệnh về độ cao, giúp chim có điều kiện bay, chuyền quãng ngắn – một bài tập thể dục rất cần thiết với chim nuôi nhà. Dĩ nhiên, với các loại lồng tre, lồng gỗ tròn… chật chội, khả năng này là không thể!

* Khay hứng phân

: Có thể sử dụng khay nhựa, khay tôn, hoặc bố lồng bằng simili, vải dày… Quan trọng là phải được chùi rửa, tẩy trùng sạch sẽ thường xuyên. Bạn có thể lót một lớp cát mỏng, hoặc giấy báo, giấy thấm… để thấm hút phân chim nhanh hơn.

* Ổ chim

: Với các loại chim nuôi đẻ, cần phải có chiếc ổ thích hợp. Ngoài ra bạn cẫn chuẩn bị sẵn xơ dừa, rơm, cỏ khô… đã được phơi sạch để làm vật liệu lót ổ cho chim.

* Thùng, lọ, khạp

..

. đựng thức ăn cho chim: Luôn kiểm tra, lau chùi để tránh tình trạng thức ăn bị khô, mốc, mọt…

* Thức ăn tổng hợp dành cho các loại chim cảnh

Cám dạng viên gồm các thành phần: Ngô, Gạo, Khô đậu lạc , thịt bò, tôm, lòng đỏ trứng gà , vitamin, khoáng chất …..

* Bạn có thể tự tạo cám viên cho chim cảnh bằng

máy ép cám chim

quay tay

Hoặc bạn dùng máy ép cám viên bằng điện

Chó Cảnh Giá Rẻ. Những Giống Chó Cảnh Đẹp, Giá Rẻ Ở Việt Nam

Nuôi chó cảnh hiện đang trở thành một trào lưu của giới trẻ tại các thành phố lớn. Một chú chó không phải chỉ là “vật trang trí” cho sành điệu, mà còn là một người bạn trung thành luôn vui mừng khi bạn về, ở bên khi bạn buồn, lắng nghe bạn tâm sự mà không bao giờ kêu lên “Ôi sao anh ngốc quá sao còn yêu cô ta”,… Một em cún nhỏ đôi khi còn đem lại niềm an ủi lớn hơn cả gấu. Tuy nhiên đa số các giống chó cảnh hiện nay quá đắt đỏ, nằm ngoài khả năng của nhiều người. Nhưng đừng lo lắng, bài viết này chia sẻ cho bạn những giống chó cảnh giá rẻ nhất ở Việt Nam hiện nay, nằm trong khả năng tài chính của tất cả mọi người.

1. Chó Bắc Kinh lai Nhật và Bắc Kinh

Hầu hết người nuôi chó cảnh đều không thích chó lai, tuy nhiên Bắc Kinh lai Nhật (lai giữa chó Bắc Kinh thuần chủng và Nhật lông xù) là một ngoại lệ. Đây là giống chó lai được ưa chuộng nhất ở Việt Nam và cũng là giống chó cảnh giá rẻ nhất hiện nay, với giá bán chỉ từ 800k – 1.5 triệu / em. Bắc Kinh lai Nhật có kích thước khá nhỏ, chỉ cao từ 20 – 25cm, nặng từ 2 – 5kg lại không đòi hỏi được tập thể dục hay đi dạo thường xuyên nên rất thích hợp nuôi trong các phòng hoặc căn hộ nhỏ.

Shih Tzu, một giống chó khác có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là giống chó cổ xưa nhất còn tồn tại trên trái đất, xuất hiện cách đây ít nhất 10.000 năm, còn cổ hơn cả chó Ngao Tây Tạng và Great Dane. Shih Tzu có bộ lông dài, dày và mượt rất quý tộc, tuy nhiên cũng giống như cocker, lông của chó Shih Tzu phải mất gần 1 năm để phát triển đầy đủ. Hiện Shih Tzu ở Việt Nam có giá phổ biến từ 4 – 6 triệu / em.

Chó Lạp Xưởng ( hay Dachshund) là dòng chó săn nổi tiếng của Đức. Lạp Xưởng tuy “nhỏ nhưng có võ”, chúng khá hung dữ, có bản năng săn mồi và bảo vệ lãnh thổ cao nên khó nuôi cùng các loại thú cưng nhỏ khác. Lạp xưởng khá nhỏ, thân dài, 4 chân rất ngắn, cơ bắp phát triển, có nhu cầu vận động cao và đặc biệt rất thích đào đất. Hiện lạp xưởng được bán khá nhiều và một trong những giống chó cảnh giá rẻ nhất ở Việt Nam, với giá phổ biến chỉ từ 3 – 4 triệu / em.