Nuôi Chim Cảnh Có Tội Không / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Nuôi Cá Kiểng Trong Nhà Có Mang Tội Hay Không?

Thay vì, không nuôi cá, thì các em lại nuôi những con vật khác, như chó, mèo, chim chóc v.v… Như vậy, chả lẽ nuôi mấy con vật đó đều mang tội hết hay sao? Nếu như mang tội, thì tại sao ở trong chùa lại có những chùa nuôi những con vật này?

Kính bạch thầy, con gái của con có nuôi cá kiểng ở trong nhà để giải trí, mỗi khi đầu óc của cháu bị căng thẳng vì học thi. Nuôi như vậy con không biết cháu có bị mang tội hay không? Khi xưa, con chưa hiểu đạo thì không nói chi, bây giờ hiểu rồi con rất sợ tội. Kính mong thầy hoan hỷ cho con lời khuyên giải.

Tội phát xuất từ nơi tâm. Tùy chỗ dụng tâm mà có ra thành tội hay không thành tội. Nếu dụng tâm ác rồi thúc đẩy thân hành động ác, miệng nói lời thô ác, thì đó là mang trọng tội. Ngược lại, nếu dụng tâm lành, thân làm điều lành, miệng nói điều lành, kết quả, tất nhiên sẽ hưởng quả báo lành. Do đó, luận về tội hay không tội, là gốc ở nơi tâm. Một hành động, được kết hợp chặt chẽ bởi ba nghiệp: thân, khẩu, ý, thì mới kết thành tội được.

Dựa theo luận cứ căn bản này, thì việc con gái của Phật tử nuôi cá kiểng chưa hẳn đánh giá kết luận là tội được. Tại sao? Bởi vì chỗ dụng tâm của em không mang tính độc ác. Vì em chỉ nghĩ đến việc nuôi cá như là một niềm vui giải trí, khi cho cá ăn hoặc khi nhìn thấy sự bơi lội đùa giỡn tung tăng của cá. Hơn thế nữa, mục đích là để cho đầu óc của em được thư giãn thoải mái thanh thản, khi bị căng thẳng, vì việc học hành thi cử. Thay vì, không nuôi cá, thì các em lại nuôi những con vật khác, như chó, mèo, chim chóc v.v… Như vậy, chả lẽ nuôi mấy con vật đó đều mang tội hết hay sao? Nếu như mang tội, thì tại sao ở trong chùa lại có những chùa nuôi những con vật này? Có nhiều chùa vẫn có xây hồ để nuôi cá, hoặc là nuôi chó, mèo v.v…

Theo tôi, có tội hay không là khi chúng ta nuôi mà bỏ bê chúng nó. Chúng ta không chăm sóc chúng nó kỹ lưỡng và thường bỏ đói chúng nó. Nếu nuôi như thế, thì mới là có tội. Tội là vì bỏ đói chúng nó. Thay vì, nếu chúng ta không nuôi chúng nó, thì chúng nó cũng vẫn biết tự đi tìm kiếm thức ăn. Ðằng này, nuôi mà bỏ đói chúng nó, hoặc cho chúng nó ăn thất thường bữa đói bữa no, như thế thì thật là có tội.

Tóm lại, Phật tử yên tâm đừng có lo lắng và đứa con gái của Phật tử cũng không có tội tình gì. Vì mục đích là tốt chứ không phải là xấu. Ðiều quan trọng là nên chăm sóc nó cẩn thận, đừng bỏ đói chúng nó là được. Tuổi trẻ ở xứ này, đa số phải thành thật mà nói, chúng nó rất quý mến thương yêu các loài sinh vật. Sự thương yêu nuông chiều loài vật của các em, thật không thua gì thương yêu loài người. Thậm chí có khi còn hơn thế nữa. Ðó là một sự thật, không ai có thể phủ nhận được.

Thích Phước Thái

Thích Phước Thái

Nuôi Chim Cảnh Làm Giàu Được Không

Nuôi chim cảnh làm giàu có thể là một ý tưởng mạo hiểm mà không phải ai cũng dám nghĩ đến. Nhưng trên thực tế, đã có không ít người thành công nhờ phương pháp này.

Ngành nghề làm giàu trong cuộc sống có hàng trăm nghìn nghề. Thế nhưng không phải ai trong số chúng ta cũng có được những ngành nghề ổn định và phổ biến trong cuộc sống. Có thể vì rất nhiều nguyên nhân mà ta không thể làm giàu bằng những nghề phổ biến trong xã hội ấy. Ví dụ như việc không có bằng cấp đại học ngăn cản ta cống hiến cho đất nước bằng những công việc nghiên cứu, thiết kế này nọ…

Nhưng nhiều khi, cũng chính vì áp lực dở hơi đó mà ta có thể trưởng thành hơn trong những lĩnh vực khác, ví như nuôi chim cảnh làm giàu chẳng hạn.

Trong thực tế cuộc sống, tôi đã chứng kiến nhiều người có thể làm giàu từ nghề nuôi chim cảnh. Có những người lãi lên đến hàng chục hàng trăm triệu mỗi tháng. Đó hoàn toàn là sự thật: là câu chuyện của anh Tường ở Vũ Thư, Thái Bình (lãi đến hơn 500 triệu/mỗi sau khi đã tính toán trừ đi tất cả các loại chi phí này nọ và chỉ nuôi vì niềm vui); đó cũng là câu chuyện của Phúc, chàng trai từ bỏ tất cả những bằng cấp cao sang khi đi du học Nga về mà đu mình theo thú vui nuôi chim cảnh, làm giàu thu nhập đến 200 triệu mỗi tháng nhờ nuôi chim cảnh kinh doanh quy mô lớn… Rồi còn cả hàng loạt người dân ở Quảng Nam, Đà Nẵng… chơi chim rồi nuôi chim kết hợp làm giàu. Thu nhập mỗi hộ gia đình ở đây cũng được đến 20 triệu/tháng.

Những người nuôi chim cảnh làm giàu trước hết phải là những người thực sự đam mê và có thú chơi chim. Làm cái gì cũng thế, bạn cần phải có tâm huyết, hết sức yêu thích công việc của mình thì mọi chuyện mới dễ dàng thành công cho được. Những người thành công như trên đều xuất phát nguồn là người yêu thích và say mê tiếng hót của chim mà chọn thú nuôi chim.

Rồi điều kiện thứ 2 là kinh nghiệm. Không phải ai mê chim cũng có thể nuôi chim cảnh làm giàu ngay cho được. Phải trải qua các loại thăng trầm này nọ, phải có kinh nghiệm nuôi chim lâu dài rồi thì mới dễ dàng hiểu được các bệnh chim gặp, các thói quen hàng ngày của chim nhà để chăm sóc và phục vụ chúng đúng mực nhất có thể. Chứ không phải chỉ dăm ba bữa ăn mỗi ngày là có thể nuôi chim. Nuôi chim như thế chỉ chơi chơi chứ không làm giàu được.

Có Nên Nuôi Chim Chào Mào Mái Kích Trống Không?

1. Cách nhận biết chào mào mái

Để phân biệt được chào mào trống mái chủ yếu dựa vào ngoại hình. Đặc điểm nổi bật nhất là đầu của con chào mào mái sẽ nhỏ hơn chào mào trống. Chào mào trống sẽ có mào nhọn đỉnh uy nghiêm, còn chào mào cái sẽ thấp.

Bàn chân của chào mào mái nhỏ, nhìn mỏng manh, còn con trống thì ngược lại. Lông của chào mào mái khá mềm, mịn hơn con chào mào trống.

Chào mái có nhiều điểm khác biệt so với chào mào trống 2. Nuôi chào mào kích trống mang tới lợi ích gì?

Một điều được các cao thủ chia sẻ lại là nếu có sự xuất hiện của chào mào mái, những con chào mào trống sẽ rất sung và căng lửa. Nó sẽ trổ hết tài nghệ của mình để dụ dỗ con chào mào mái. Đây cũng chính là lý do mà nhiều người lựa chọn chào mào mái để kích trống.

Khi những con chào mào trống có dấu hiệu cắn xé bản thân, nhảy loạn xạ, thì chứng tỏ chú chào mào trống này đã quá căng lửa. Khi thả chú chào mào mái vào thì chú chào mào trống sẽ trầm tĩnh hơn.

Với những con chào mào trống nhất quyết không chịu lên lửa thì bạn sẽ kè con mái lại gần, như vậy sẽ rất dễ dụ được chào mào trống.

Ngoài tác dụng giúp chào mào trống căng lửa, chào mào mái còn mang tới lợi ích sinh sản. Chào mào mái sẽ đẻ trứng, ấp và cho ra đời những chú chào mào non trống hoặc non mái.

Chào mào mái kích trống mang tới rất nhiều lợi ích, giúp con trống dễ căng lửa, hót sung 3. Những lưu ý khi nuôi chào mào mái để kích trống

Lợi ích thì chúng ta đã thấy rõ rồi. Tuy nhiên khi nuôi thêm một con chào mào mái, con chào mào trống sẽ bị thụ động trong cách chơi. Chỉ khi nào có con mái thì chúng mới sung và hót căng lửa, khi đi thi đấu sẽ không chịu thể hiện.

Với những con chào mào non trống, khi cho tiếp xúc với con chào mào mái sẽ khiến giọng hót của chúng bị nhại lại con mái. Điều này khiến giọng hót của chào mào mái bớt sung và căng lửa. Chỉ khi nào con chào mào trống của bạn đã thực sự trưởng thành thì bạn mới nên cho con mái lại gần.

Khi nuôi thêm một con chào mào, đồng nghĩa với việc bạn sẽ tốn thêm công chăm sóc. Đặc biệt là chào mào mái vào thời kỳ sinh sản, chế độ dinh dưỡng và chăm sóc cần phải đặc biệt quan tâm.

Để nuôi chào mào kích trống cũng cần phải có những lưu ý nhất định 4. Có thực sự nên nuôi chào mào mái không?

Câu trả lời này sẽ tùy vào mỗi người. Bởi lẽ, có người thích chào mào mái, còn nhiều người lại không. Nếu bạn thấy việc kích chào mào trống căng lửa là thực sự cần thiết thì bạn sẽ nuôi thêm con mái.

Khi chào mào đang lên lửa, sự xuất hiện của con mái sẽ giúp chúng sung hơn. Hay với những con mãi không lên lửa thì kèm thêm chú chào mào mái cũng sẽ có kết quả khả quan.

Nuôi chào mào mái sẽ giúp cho những chú chào mào non. Thường thì những chú chim nhốt ở lồng sẽ khó sinh sản hơn rất nhiều so với ở ngoài tự nhiên. Nuôi chào mào con khá khó, nếu bạn có thời gian và điều kiện thì mới nên quyết định là có hay không.

Việc chăm sóc chào mào không phải chuyện đơn giản, đặc biệt là thêm một chú chào mào mái nữa. Do vậy bạn cần phải cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định.

Chim Bói Cá Ăn Những Gì? Sống Ở Đâu? Có Nên Nuôi Không?

Chim bói cá loài chim thuộc bộ Sả, nguồn gốc đến từ khu vực châu Mỹ. Chúng thuộc phân họ Alcedinidae.

Hiện nay, chim được chia làm 3 họ chính: họ bồng chanh – Alcedines, họ sả – Halcyonidae và họ bói cá – Cerylidae.

Chim bói cá là loài có kích thước nhỏ. Khi đến độ tuổi trưởng thành, chiều dài cơ thể dao động khoảng 10 – 45cm, cân nặng từ 10.5 – 355 gam (tùy thuộc vào từng dòng và phân họ chim).

Chim cái thường có chiều dài và cân nặng thấp hơn so với chim đực.

Chim bói cá có tỷ lệ thân hình khá cân đối.

Phần đầu của chúng tròn và rất cứng.

Nổi bật nhất trên khuôn mặt của chúng chính là chiếc mỏ.

Mỏ của chim bói cá rất dài, cứng, to và có màu đen nhánh.

Nhờ có chiếc mỏ dài, giúp cho chim có thể dễ dàng bắt cá ở bên trong làn nước.

Cổ của chim khá ngắn, ngực nở, bụng to và lưng hơi cong.

Nhìn chung, phần thân của chim khá tròn.

Đôi chân nhỏ nhưng móng vuốt lại vô cùng chắc và sắc nhọn.

Đuôi của chim khá to và cân đối so với thân hình.

Bao phủ lên toàn bộ cơ thể của chúng là 2 lớp lông. Lớp lông đầu, ngực, cổ và lớp bên trong trên lưng được cấu tạo bởi lớp lông vũ mềm.

Lông lưng, đuôi, cánh cứng và rất bóng. Chim bói cá có rất nhiều màu sắc, bộ lông của chúng là sự kết hợp giữa các mảng màu.

Một số màu đặc trưng: xanh ngọc – nâu đất, đỏ – trắng, xanh nước biển – trắng – cam nâu, đen – trắng, vàng – đen – đỏ….

Chim bói cá không thể hót, nhưng khi chúng bay lại phát ra âm thanh. Đây là đặc điểm giúp chúng nhận biết loài.

Chim bói cá săn mồi như thế nào? Những chú chim bói cá thường đậu ở trên cây cao và quan sát con mồi dưới nước.

Khi đã nhắm trúng con mồi, chúng sẽ phi ngay xuống dưới nước để bắt trọn con mồi.

Tìm hiểu thêm: Chim vành khuyên

Chỉ cần nghe thấy tên gọi, các bạn cũng có thể hình dung ra thức ăn của chúng. Loài chim này chủ yếu ăn các loài cá nhỏ sống ở sông và khu vực ven biển.

Ở một số loài có thể ăn côn trùng và các loài sâu bọ.

Chim bói cá sinh sản bằng hình thức ghép đôi. Một năm chúng thường sinh sản vào dịp mùa xuân và mùa hè.

Khi đến mùa sinh sản, chim đực và chim cái sẽ cùng nhau xây dựng tổ. Tổ của chúng được làm trong các hang đất, hốc cây. Những chiếc tổ được làm nên bởi rễ và lá cây khô.

Sau khoảng 12 – 17 ngày ấp, trứng sẽ nở và chim bố – chim mẹ sẽ cùng nhau chăm sóc chim non.

Chim bói cá thường sinh sống ở những vùng ven biển và các con sông – những nơi có thể dễ dàng tìm kiếm thức ăn.

Hiện nay, có khoảng 12 loài chim bói cá đang sinh sống tại Việt Nam. Ngay đây chúng tôi sẽ giới thiệu 1 vài dòng bói cá thường gặp nhất tại nước ta.

Dòng chim này có tên khoa học Halcyon capensis. Dòng chim này có chiếc mỏ rất lớn, to hơn rất nhiều lần so với tỷ lệ cơ thể.

Loài này chuyên sinh sống ở các vùng sông, suối thuộc khu vực Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng…

Bồng chanh đỏ có tên khoa học Ceyx erithacus. Giống chim này có điểm đặc biệt là chỉ ăn côn trùng.

Nơi sống của chúng thường là các khu rừng thuộc biên giới của Việt Nam và Campuchia.

Giống chim này có màu sắc rất đẹp, đầu của chúng có sự pha màu giữa cam – hồng – xanh dương. Má, ngực và bụng lông vũ màu vàng chanh.

Lông cổ màu trắng tinh. Lông lưng là sự kết hợp giữa hồng – xanh dương – trắng – vàng cam. Đôi cánh chắc khỏe màu đen và đốm xanh dương.

Màu lông chủ đạo của chúng là màu đen và trắng. Loài này chuyên sống ở các bờ sông và hang đá. Chúng được tìm thấy nhiều nhất ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta.

Có nên nuôi một chú chim bói cá không? Đây là câu hỏi của rất nhiều người, theo như kinh nghiệm thì các bạn không nên nuôi.