Nuôi Chích Chòe Lửa Non / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Cách Nuôi Chích Chòe Than Non Mau Dạn, Mau Lên Lửa

Thời gian đăng: 10:29:30 AM 25/01/2021

Tổng quan về chim chích chòe than

Trước khi học cách nuôi chích chòe than chúng ta cần tìm hiểu qua về đặc điểm, nguồn gốc, quá trình sinh sản của loài chim này.

Chích chòe than có tên khoa học là COPSYCHUS SAULARIS, loài chim này có xuất xứ từ Nam Dương quần đảo, cho đến nay chúng đã có mặt tại khắp khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, chích chòe có ở hầu hết các tỉnh thành. Tuy nhiên, ở những vùng ấm áp vào mùa đông thì chúng bay về phương nam để trú đông.

Chim chích chòe than sở hữu những đặc điểm riêng biệt so với những loài chim khác như sau:

Thân hình nhỏ bé, hiền lành, hót hay, mau dạn, có thể nuôi thả trong nhà.

Chích chòe than có bộ lông đen trắng, hai màu sắc lông này tương phản nhau rõ nét, lông đen tuyền, lông trắng như bông bưởi. Hai mảng màu sắc này lại dàn trải nên trông con chim có nét đẹp rất dễ mến.

Chích chòe than sinh sản vào tháng mấy?

Cũng giống với các loài chim khác, sang xuân là mùa sinh sản của chim chích chòe than. Thông thường, qua tháng 3 – 4 âm lịch là vào mùa sinh sản của chúng. Lúc này, chim trống và chim mái sẽ rủ nhau tìm nơi im ắng để làm tổ rồi đẻ vài lứa.

Thời gian sinh sản của chúng kéo dài từ tháng 3 – 8 âm lịch. Sau đó con cái và con trống sẽ tản mác mỗi con một nơi. Mãi cho đến khi mùa đông trôi qua, vào dịp cuối năm âm lịch con trống và con mái sẽ tìm bạn tính mới để kết đôi.

Mỗi lứa, chích chòe than đẻ từ 3 – 5 trứng và tiến hành ấp trứng 16 ngày thì nở. Thời gian đầu, chim mẹ sẽ nằm trong ổ để ủ con, chim trống sẽ đi tìm kiếm thức ăn cho vợ con. Khi chim con đã được vài tuần tuổi, lông ống mọc ra thì chim mẹ sẽ bắt đầy đi tìm mồi cho con ăn. Sau khi chim con đã lớn, đã mọc đủ lông đủ cánh sẽ tự đi tìm thức ăn và tách bố mẹ.

Một năm, mỗi cặp chim sẽ sinh sản từ 2 – 4 lứa và thực hiện như vậy đến tháng 10 âm lịch chúng sẽ tách đàn và có cuộc sống riêng.

🐦🐦🐦 Chim chào mào vùng nào hay nhất? Chào mào Huế hay Sông Kôn?

Cách nuôi chích chòe than 1. Chọn chích chòe than

Trong cách nuôi chích chòe than thì đây là bước cực kỳ quan trọng, quyết định xem loại chim này có khỏe mạnh hay không. Để chọn được chim hót hay, nhanh nhẹn thì chúng ta cần phải quan tâm 3 điều cơ bản sau đây:

Giọng hót: Chọn những chú chim chăm hót, giọng hót hay và có sự luyến láy bắt tai. Những chú chim như vậy có khả năng nhại được nhiều giọng hót khác nhau.

Ngoại hình: Lựa chọn thân hình đẹp để có loại hình cân đối, thon dài và vừa phải, mỏ dài và mảnh. Bộ lông mượt mà, mỏng, dài và dày. Chim chim có đầy đủ móng, không bị dị tật, nên lựa chọn những chim non có màu lông đen hoặc trắng rõ ràng.

Điệu bộ: Khi hót thể hiện được sự tự tin dù đứng một chỗ.

2. Lồng chim chích chòe than

Lồng nuôi chim chích chòe than không cần quá lớn, chọn kích có đường kính 30 cm là vừa đủ cho chúng bay nhảy. Lựa chọn lồng tre hay lồng mây đều được. Trong lồng cần bố trí đầy đủ các khay ăn, khay uống và dựng cảnh cho chim bay nhảy.

Lưu ý, chọn vị trí đặt lồng chim phù hợp, chọn nơi thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.

3. Thức ăn cho chích chòe than

Thức ăn cho chích chòe than chủ yếu là kiến, sâu bọ, châu chấu, cào cào,… ngoài ra chúng còn ăn các loại hoa quả chín trong vườn. Có thể thấy, thức ăn của loài chim này khá đa dạng, chúng có thể ăn từ đồ tanh đến hoa quả chỉ cần đảm bảo thức ăn vẫn tốt và không bị ẩm mốc hay hôi hám gì là có thể ăn được.

Điểm đặc biệt bạn cần lưu ý trong cách nuôi chích chòe than đó là loài chim này ăn rất nhiều, một con có thể ăn từ 50 – 60 con cào cào, thậm chí có nhiều trường hợp ăn tới 70 – 80 con cào cào.

Những loại thức ăn tươi cung cấp rất nhiều dinh dưỡng cho chim chích chòe than. Bên cạnh đó bạn có thể tự làm cám cho chúng bằng cách mua sâu rang khô sau đó về trộn với trứng và đậu phộng theo tỷ lệ 30 – 50%.

🦃🦃🦃 Chim Phượng Hoàng Đất ăn gì, giá bao nhiêu?

4. Tắm cho chích chòe than

Mốn chim phát triển tốt thì việc tắm nắng và tắm nước bạn cần cực kỳ quan tâm và điều chỉnh sao cho hợp lý.

Tắm nắng hiệu quả từ 8h – 10h sáng trong vòng 30 phút giúp chim hấp thụ được Vitamin A đồng thời diệt bọ trên lông chim.

Chích chòe than ăn gì để hót nhiều?

Để giúp chích chòe than hót nhiều, căng lửa thì bạn cần cho chúng ăn cám và vổ sung sâu khô vào khẩu phần ăn. Với việc ăn nhiều sâu khô sẽ giúp chúng căng lửa và có xu hướng chiến đấu mãnh liệt.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên cho chim ăn thêm những loại hoa quả và thực hiện chế độ tắm táp như trên giúp chim có đầy đủ dưỡng chất và vitamin.

🐡🐡🐡 Chim Két (Vẹt) ăn gì? Cách nuôi Két mỏ đen, mỏ đỏ biết nói

Hướng Dẫn Nuôi Chích Chòe Lửa.

Cách nuôi chim Chích Chòa Lửa bổi

– Chim bổi bẫy về thì rất nhút nhát, khó thuần hóa, phải nhốt chim trong lồng tre hoặc mây lớn , cao, bên trong có cóng nước, cóng cào cào (nhớ cắt chân kẻo cào cào nhảy mất), cóng đựng đậu phộng trộn lòng đỏ trứng, một cóng sâu tươi hay trứng kiến. Sau đó ta theo dõi tình hình sức khỏe của chim, xem chim hợp với thưc ăn nào thì cho ăn tiếp. Ngoài lồng phủ áo kín rồi treo nơi yên tĩnh vài ngày. Đợi đến khi nào chim bớt nhát thì ta có thể hé áo lồng và treo chim nơi có người qua lại để chim quen dần và tạp cho chim ăn bột đậu phộng.Thức ăn cho chích chòe lửa – Nuôi chim chích chòe lửa không tốn kém thức ăn bằng chích chòe than, nhưng khẩu phần ăn thì cũng đa dạng y như chích chòe than vậy chỉ có điều ăn ít hơn. Có một số con chim chích chòe lửa không biết ăn bột đậu phộng. Ta cần tập cho chúng bằng cách mỗi ngày lấy một ít bột đổ vào cóng rồi trộn với một ít sâu tươi hay sâu khô. Chim ăn có lẫn bột nên quen dần, lần sau ta tăng thêm lượng bột dần dần và thề là chim biết cách ăn bột.Lồng chim và cách chăm sóc chích chỏe lửa – Lồng chích chòe lửa phải dùng loại lồng đặc biệt, có 72 nan, đường kính đáy lồng khoảng 35 phân trở lên, chiều cao lồng tối thểu 60 phân. Sở dĩ phải nuôi trong lồng lớn như vậy là vì đuôi nó quá dài – Thông thường từ tháng mười âm lịch là chim thay lông và hoàn tất vào tháng 3 âm lịch. Tùy sức khỏe chim mà chim thay lông sớm hay muộn. Có con chỉ trong 1 tuần là rụng lông ào ào, nhìn thảm thương nhưng như vậy thì lông mới sẽ mau ra. Lại có con chỉ rụng lác đác vài cọng nên thời gian thay lông kéo dài 4 – 5 tháng. Và cũng có con suy lông ,một năm thay đi thay lại đến mấy lần. với chim này thì ta nên cho ăn thức ăn bổ dưỡng và không nên thay thức ăn trong suốt năm. – Bất kể chim nào cũng vậy, việc thay đổi thức ăn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng. Mỗi lần thay thức ăn là mỗi lần thay lông vì vậy khi mua chim cần tìm hiểu kĩ thức ăn mà người bán cho chim ăn để tránh làm ảnh hưởng đến chim quý. – Trong thời gian thay lông, ta nên treo chim ở chỗ tĩnh mịch, đậy áo kín cả ngày lẫn đêm, tiếp đồ ăn, nước uống đầy đủ và đặc biệt là tắm bình thườg. trong thời gian này, không cần cho chim ăn sâu để đỡ tốn kém nhưng tuỵêt đối không bỏ cào cào. Khi chim thay lông xong thì cho ăn sâu lại như bình thườngTập cho chim chích chỏe lửa hót

Hành vi tán tỉnh của chúng: các con trống theo đuôi các con mái với nhiều giọng hót, giọng thầm thì., những cuộc bay , đuổi, rơi tự do theo tần suất ngày càng cao hơn, giọng hót ngày càng dày đặc hơn. Nếu con mái nào “đồng ý” sẽ gãi đuôi và cánh. Còn nếu không, con mái sẽ cắn, dọa nạt con trống hầu bay ra khỏi khỏi lãnh địa của con mái. Tổ được xây dựng do một mình con mái trong khi con trống đứng ngoài bảo vệ. Các tổ chủ yếu được làm bằng rễ, lá, dương xỉ. Thời gian ấp trứng và kéo dài từ 12 đến 15 ngày. Trung bình là 12,4 ngày. Cả hai bố mẹ đều trực tiếp mớm thức ăn cho con, hoặc chỉ có con mái có trách nhiệm ấp ủ và lấy thức ăn từ con trống để mớm lại cho con. Trứng màu trắng, với sắc thái biến của những đốm nâu, và có chiều dài khoảng 0,7 đến 0,9 inch.Nguồn gốc xuất xứ của chích chòe lửa: Chích chòe lửa Việt Nam, có xuất xứ từ Trảng Bom, Trảng Bàng, Long Khánh, Bến Cát, Bình Long… Chúng có mặt ở hầu hết các tỉnh miền Tây Nam Bộ và một số tỉnh phía Nam của miền Trung. Hầu như ở các nước Châu Á đều có mặt chúng. – Ở rừng, chúng có mặt ở khắp nơi, đặc biệt là ven đuờng xe ben, xe trâu. Mỗi sáng, Chích chòe lửa cất tiếng hót sớm nhất, sau đó là các loại chim khác. Tiếng hót của Chích chòe lửa tuy ko bài bản như của Chích chòe lthan nhưng giàu âm điệu và có thể giả tiếng suối reo, thác đổ, tiếng rừng cây vi vu…. Đôi khi giọng của chúng còn bị lẫn lộn với họa mi và các loại chim khác. Vì giọng hót có nhiều âm điệu và bộ mã đẹp nên chúng được nhiều nghệ nhân ưa thích và có giá khá cao so với các lọai chim khác. – Hình dáng Chích chòe lửa nhỏ hơn, thanh mảnh hơn Chích chòe than. Chim trống có bộ lông tươi hơn và đuôi dài hơn chim mái. Đo từ mỏ đến đuôi có thể dài 25 phân mà trong khi đuôi chim trống đã dài hơn thân mình. Chích chòe lửa đẹp nhất ở cái đuôi, khi chim múa rất duyên dáng.

Vùng phân bố Chích chòe lửa (Copsychus malabaricus) được tìm thấy từ Ấn Độ đến Borneo với nhiều loài khác nhau. Chích chòe lửa Ấn Độ có đuôi ngắn và giọng hót hay. Hiện nay, lòai này không nhập vào Singapore nữa. Về phía Nam qua Miến Điện, Campuchia, Lào và miền trung Thái Lan, chích chòe lửa nhỏ con hơn, dáng thanh mảnh hơn và có đuôi dài hơn giống Ấn Độ. Các loài chim này không được ưa chuộng nhiều ở Singapore vì giọng hót và cách chơi của nó ít được quan tâm. Các nghệ nhân ở Malaysia và Singapore tin rằng: những con chim hay nhất đến dọc theo biên giới Thái Lan và Malaysia. Đảo Penang ở Malaysia cùng vậy, đã có một thời gian người ta ghi nhận chòe lửa ở Penang đẹp, hót hay và biểu diễn tốt. Ngày nay, hầu như không còn chòe lửa hoang dã ở Penang nữa vì nạn săn bắt, mua bán bừa bãi. Hiện nay, những con chim được cho là hay nhất đến từ đảo Langkawi và xung quanh các đảo thuộc Malaysia và Thái Lan. Chích chòe lửa đến từ các vùng đất thấp của Malaysia có đuôi ngắn # 6 -7 inch. Chúng cũng thường được nuôi ở Malaysia và Singapore. Tuy nhiên, Cục Lâm nghiệp Malaysia gần đây đã cấm việc xuất khẩu chòe lửa và những con lửa đã không còn được nhập khẩu vào Singapore từ Malaysia. Tỉnh Acheh của Indonesia là nơi nổi tiếng với lửa đuôi dài, tuy nhiên do chiến tranh và xung đột trong khu vực nên ít có được chim từ khu vực này. Chích chòe lửa từ các vùng khác của Indonesia, và đặc biệt là tỉnh Medan, thường xuyên được nhập khẩu vào Singapore. Chích chòe lửa Indonesia to xác hơn chòe lửa của Malaysia. Giọng hót lớn hơn nhưng cách biểu diển không bắt mắt. Vì thề giọng hót của chích chòe lửa Indonesia được đánh giá cao hơn phong cách chơi của chúng Có một phân loài chòe lửa ở Indonesia với tất cả các đuôi màu đen (chòe lửa đuôi đen) thay vì 8 đuôi trắng và 4 đuôi đen. Theo thời gian, chúng được nhập vào Singapore. Các loài chim này có đuôi ngắn khoảng 4 inch và được bán với giá khoảng US $ 200,00 mỗi con. Chúng hót rất hay và được nuôi phổ biến như là vật nuôi trong nhà. Cũng thấy 3 lòai lửa đuôi đen với đuôi chính của 10 – 11 inch. Các loài chim này có thể là một phụ loài khác cùa lòai có đuôi 4 inch. Chúng hót không hay. Một tính năng của tất cả các lòai lửa đuôi đen là không năng động và can đảm như các lòai chòe lửa khác. Do đó chúng không thích hợp cho các cuộc thi chim hót tại Singapore và Malaysia vì chúng ít hót và dể bị hỏang, không biểu diễn tốt trong môi trường có nhiều lửa dử xung quanh. Quần đảo Borneo cũng nổi tiếng với một lọai chòe lửa đặc biệt có đuôi ngắn và mảng lổng trắng ở trên đầu như mang vương miện vậy, gọi là White Crown Shama. Giọng hót của nó cũng rất giống với lửa thông thường.Giọng hót của chích chòe lửa Chích chòe lửa là một trong số những lòai chim hót hay nhất trên thế giới. Tuy nhiên, không phải tất cả chích chòe lửa đều hót hay như vậy Một số loài có sự hạn chế về giọng hót. Một số hót một ‘tông” kéo dài liên tục cũng rất thu hút sự chú ý của mọi người. Số khác lại hót đảo giọng, nhiều tông và chúng kết lại với nhau thành chuỗi làm người nghe thật sự hài lòng. Đó là những con chim hay, chúng biết pha trộn sự đa dạng của giọng hót cùng với âm điệu và phong cách chơi. Một con chim hót hay là chúng có khả năng pha trộn hài hòa các âm điệu học được với chính giọng hót của nó tạo thành một giai điệu hay “tông” và tông này phải thay đổi thích hợp cùng nhịp điệu và phong cách chơi. Chích chòe lửa hót hay được ví như ca sĩ hát Opera. Nghe một con chích chòe lửa hót hay chẳng khác nào thưởng thức một chai rượu ngon, bạn sẽ không muốn nghe giọng của những con chim hót tầm thường nữa. Có 3 loại giọng mà chúng sẽ hót theo tâm trạng của mình. Thứ nhất, đó là giọng đi chuyện, Đây là giọng mềm, nhỏ nhẹ, dường như chỉ là lời thỏ thẻ với chính mình, vừa đủ cho chim và chủ chim nghe, thường vào buổi chiều, khi nó ngồi thoải mái và yên tĩnh. Kế tiếp, là giọng lớn hơn nhưng không hót liên tục. Cuối cùng, là hót sổng nhiều, có khi đinh tai nhức óc. Điều này chỉ bắt gặp khi chích chòe lửa hót tại lãnh địa của nó (ngay cội) hoặc khi nó được kích thích bởi con khác. Tôi tin rằng khả năng hót của chòe lửa là do di truyền nhưng đối với chim hót, để phát triển một giọng hót hay, đầy đủ, cần phải có một chim thầy, đặc biệt là trong giai đoạn chim tơ đang tập hót. Tuy nhiên, khả năng học hỏi chim thầy lại tùy ở mỗi con. Chích chòe lửa có một khả năng tuyệt vời để bắt chước các giọng hót của các loài chim khác và các âm thanh mà nó nghe được vào giọng hót của riêng mình. Có thể treo lồng ở nơi có nước chảy chúng sẽ kết hợp những âm thanh của nước rơi vào giọng hót của riêng mình. Thường thì chúng bắt chước chuông của điện thoại . Thỉnh thoảng, các âm thanh chúng học có thể khó chịu, đang hót giọng rất hay lại xen vào đó âm mèo kêu. Chích chòe lửa có thể hót lúc 14 ngày tuổi. Nó ngồi lặng lẽ trên cành và đi chuyện nho nhỏ. Giọng trẻ con này sẽ tiếp tục cho đến sau đợt thay lông đầu tiên hoặc thậm chí trong một thời gian dài sau đó. Giọng hót thời trẻ con này giống như giọng con mái chỉ một vài nốt đơn điệu. Tiềm năng về giọng hót của chòe lửa sẽ sớm bộc lộ trong giai đọan tiếp theo. Những con chim chuyền nào siêng hót và hót nhiều giọng sẽ trở thành một chú chim hay trong tương lai. Ngược lại, một chú chim tơ kém năng động và hót ít giọng sẽ ít có cơ hội trở thành một chàng ca sĩ giỏi được. Nên biết rằng, ngay cả một con chim trưởng thành cũng cần phải “tút” lại giọng của nó (cải thiện dây thanh âm) sau một đợt thay lông. Trong quá trình thay lông, chòe lửa sẽ ít hót hơn, thậm chí có thể ngưng hót hoàn toàn. Khi quá trình thay lông dần hòan tất, Chúng sẽ hót trở lại. Ban đầu, giọng hót sẽ ngắn và âm điệu giống như chim tơ. Giọng hót sớm củng cố và sau một tháng đến 1 tháng rưỡi sau khi kết thúc việc thay lông, con chim sẽ có lửa lại và hót to hơn trong điều kiện nuôi tốt.Cách chọn chim chích chòe lửa mộc

Chim Chích Chòe Lửa Ăn Gì? Cách Nuôi Chích Chòe Lửa Hót Hay Nhất

Cách chọn chim chích chòe lửa

Đầu chim chích chòe thì chọn đầu xà. Chim đầu xà thì lì chim và chơi hay, không nên chọn đầu gồ. Anh em bắt chim ra khỏi lồng để kiểm tra bằng cách vuốt nhẹ theo hướng từ đầu đến mỏ chim. Nếu nó bằng phẳng một đường thì anh em đã chọn được con chim có đầu xà.

Mỏ chim cần chọn em mỏ thẳng dài, không có dị tật ở mỏ. Anh em nhìn con nào có mỏ dưới càng mỏng càng tốt.

Họng chim cần phải có màu đen. Nếu em nào có màu trắng nhạt thì đây là những em bị mất lửa rừng hoặc đang yếu, đem về vực rất khó.

Chọn chim chích chòe có mắt méo dài, lõm sâu vào trong. Nếu con nào mà mắt lồi ra thì anh em không nên chọn.

Chim chọn những con ngực to, như thế mới khí thế. Khi hót, chơi mới có thể phát huy mạnh mẽ, có lực.

Về chân chim thì anh em bắt con chim bật ngửa ra. Kiểm tra xem chim có bị dị tật gì không. Nhiều con hay bị dị tật ẩn ở chân, khi đi thì nó bóp chân lại. Ngoài ra thì khi làm thế này anh em có thể kiểm tra được chân chim có khỏe hay không, phản ứng của chim có nhanh nhạy. Con nào mà khỏe, bấu víu mạnh thì chọn. Ngoài ra thì theo một số anh em nghệ nhân thì nên chọn chim có màu trắng, không nên chọn chim có chân màu đen.

Thức ăn cho chích chòe lửa

Thức ăn cho chim chích chòe lửa thì chúng ta vẫn cho chúng ăn thức ăn giống với chim chích chòe đất và chim chích chòe than. Ngoài thức ăn thuần là cám đậu phộng thì chúng ta vẫn bổ xung thường xuyên mồi tươi cho chúng.

Cám thì anh em một số cũng chưa biết rõ lắm nên mình hướng dẫn luôn. Anh em lấy sâu khô trộn với bột đậu phộng trộn trứng với tỉ lệ 30 đến 50%. Đây chính là cách làm cám chích chòe đơn giản nhưng chứa rất nhiều dinh dưỡng cho chích chòe lửa.

Về mồi tươi thì anh em vẫn duy trì các mồi tươi mà chim chích chòe lửa thường ăn:

Dế: Đây là thức ăn có tính mát nên anh em cho chích chòe ăn vào thời kì thay lông. Khi chim căng lửa quá cho ăn dế để điều chỉnh độ căng lửa của chim. Mỗi lần cho chích chòe ăn 5~10 con.

Giun đất: Nguồn thức ăn dinh dưỡng cho chim chích chòe lửa. Ăn trong thời kỳ chim thay lông hoặc thi thoảng cho ăn 1 2 con để bổ xung dinh dưỡng. Giun lấy sạch đất bên ngoài là có thể cho chim ăn không cần rửa sạch.

Sâu quy: Hay còn gọi là sâu gạo, đây là nguồn thức ăn rất dồi dào và anh em hoàn toàn có thể tự nuôi được. Đây là thức ăn giúp chim lên lửa và giữ lửa tốt, không cho ăn khi chim đang thay lông. 1,2 ngày 1 cóng nhỏ.

Cào cào, châu chấu: Đây là thức ăn rất thông dụng cho chim chích chòe lửa và các loài chim khác. Các bạn có thể cho chim ăn ở bất kì thời điểm nào và không lo chim bị tác dụng phụ. Cào cào non chưa mọc cánh là cào cào tốt nhất, rất bổ cho chim.

Thuần hóa và chăm sóc chim chích chòe lửa

Thuần hóa chim chích chòe lửa bổi cũng khá giống với các cách thuần hóa chim chích chòe khác. Chích chòe bổi khi mới đem về sẽ lạ nước lạ cái, không quen với môi trường nuôi nhốt và thức ăn. Chính vì thế anh em cần phải cho chúng học cách cho chúng quen với môi trường và vào cám cho chúng.

Vào cám cho chim chích chè lửa

Để vào cám cho chim chích chòe lửa bổi thì anh em cho vào cóng sâu quy, cào cào một ít cám. Nhớ là cho vào một ít và tăng từ từ dần dần lên sau này. Mục đích là để chích chòe ăn sâu sẽ dính cám và dần dần quen với cám. Dần dần chúng sẽ quen với cám và có thể ăn cám thường xuyên. Mục đích cho chòe lửa bổi ăn cám là vì không thể lúc nào cũng có mồi tươi cho chúng ăn còn cám thì sẵn có. Đặc biệt là khi chích chòe than thay lông thì không thể ăn những thức ăn nóng, mồi tươi như sâu quy, cào cào được.

Làm quen với môi trường nuôi nhốt

Khi chim chích chòe lửa bổi mới bẫy về hoặc mua về thì chúng sẽ lạ và không quen môi trường xung quanh. Đặc biệt những con chích chòe lửa bổi sẽ không quen với môi trường nuôi nhốt và thường sợ hãi, nhảy lung tung. Chính vì thế cho chúng làm quen với môi trường xung quanh là điều rất cần thiết và quan trọng.

Được 2~3 ngày thì anh em mở 1/4 áo lồng ra cho chim quen dần dần với xung quanh. Đến ngày thứ 6~7 thì anh em mở hết áo lồng ra. Sau đó cho chúng vắng người rồi dần dần đến chỗ đông người cho chim quen với môi trường.

Nếu anh em có một em mái dạn dĩ mà cho cặp với em bổi này thì càng tuyệt. Khi chim chích chòe lửa bổi có lửa cặp với chim mái kè thêm một em trống thuộc khác ra đấu thì nó sẽ quên hết mọi thứ xung quanh luôn.

Chế độ tắm táp

Về chế độ tắm táp thì anh em để chim ở nơi ít người qua lại và cho cửa lồng tắm vào cửa lồng nuôi. Bên lồng tắm lúc đầu anh em chưa đổ nước vào mà cho mấy con sâu vào để chim thấy sẽ bay sang ăn. Dần dần thì anh em cho nước vào, chim sẽ tắm sau một vài ngày.

Tập cho chim chòe lửa hót hay

Để luyện giọng cho chòe lửa thì anh em tìm cho nó một thằng thầy thật tốt. Cho nó học theo giọng thằng thầy nó. Ưu điểm là chim học rất nhanh và giọng duy nhất theo thầy. Nhưng nhược điểm là phải kiếm được thằng thầy tốt.

Đem chim đến khu dợt chim, cách này khiến cho chòe lửa có thể học được nhiều dọng. Có thể cọ sát luôn với những con chòe lửa khác.

Có thể xem giọng hót chim chích chòe lửa trên youtube để chòe lửa có thể học giọng theo. Đây là cách mà nhiều anh em hiện nay áp dụng với cách làm đơn giản và chi phí gần như không có.

Trong vòng 1 năm đầu tiên thì rất khó để tìm được một em chích chòe lửa có giọng hót tốt. Thường thì giọng hót của chích chòe sẽ được hoàn thiện khi chúng 2~4 tuổi. Khi đi thi đấu thì những con giọng hót hay sẽ khó nổi bật trong một môi trường ồn ào. Những con có giọng hót có thể bắt chước giọng của loài khác hay có giọng lớn tông cao hót tự do trong môi trường ồn ào, không sợ đám đông sẽ được đánh giá cao hơn rất nhiều.

<!-

Cách Nuôi Chích Chòe Lửa Suy

Sự bực mình lớn nhài đối với các nghệ nhân nuôi chim là phái mất nhiều thì giờ và tốn công chăm sóc cho con chim bị suy yếu về sức lực. Còn đối với người mới vào nghề, thiếu kinh nghiệm thì đây lại là nỗi lo lắng to lỏn thực sự, đến nỗi phải chạy đôn chạy đáo hỏi han người nọ người kia về cách thức dưỡng nuôi, mong sao con chim suy khỏi bị chết…

Sự lo lắng của họ không phải là chuyện hão huyền. Con chim khi đà suy thì rất khó nuôi, không có kinh nghiệm nuôi dưỡng đúng phương pháp thì chim chết cùng là chuyện khó tránh khỏi. Vì con chim khi đã suy thì chẳng khác nào người bệnh, lạt mồm lạt miệng không chịu ăn uống nên thân xác gây mòn dần, và chim xuống sức rất nhanh…

Khổ nỗi giống chim rừng lại có nhiều lý do để suy, trừ những chim đã thuộc, đã nuôi trong lồng bốn năm mùa trở lên thì mới dễ nuôi. Chim rừng đã nuôi lâu năm cũng chẳng khác gì gia súc trong nhà. Chúng vừa hợp phong thổ vừa quen dần với mọi loại thức ăn mà người nuôi cung cấp, cho nên có sức chịu đựng để lướt qua những tình huống bất thường, mà con chim rừng mới nuôi không chấp nhận được.

Chim suy vì những lý do chính sau đây:

– Do thay đổi thức ăn: Thức ăn của chim không nên thay đổi đột ngột. Nếu cần phải thay đổi thì nên thay đổi từ từ mỗi tuần thêm hay bớt một ít thì bộ tiêu hóa của chim mới chấp nhận được. Vì vậy, khi mua lại một con chim của ai để nuôi ta nên hỏi cặn kẽ thức ăn mà họ pha chế cho chim như thế nào để về nhà tiếp tục cho nó ăn đúng như vậy, chim mới chịu ăn và tránh bị suy.

– Do thiếu ăn: Nuôi chim cảnh mà cho ăn bữa đói bữa no, bữa có bữa không, chim dễ bị suy. Chim chỉ nhịn đói một ngày là suy kiệt sức lực, và đói ăn vài ngày là chết. Đang cho ăn cào cào mà bỗng dưng không cho ăn cào cào nữa, chim cũng suy.

– Do thay đổi môi trường sống: Chim người ta nuôi trước hàng ba, nơi khoảng khoát, mình đem về nuôi trong phòng kín thì phản ứng đầu tiên của chim là ngưng hót, sau đó biếng ăn, và… suy! Hoặc trước đây chim được nuôi ở nơi yên tĩnh, nay về mình treo nơi hàng quán, đông người qua lại, chim cũng hoảng sự, cả ngày cứ nhảy lồng… Rõ rệt nhất là chim đang thích nghi với vùng khí hậu ấm áp, nay lại đem nuôi vùng có khí hậu lạnh thì làm sao nó thích nghi với cuộc sống mới được? Thế là suy.

– Do thiếu chăm sóc: Giống chim rừng rất thích “ăn no tắm mát”, thế mà cả tháng mới cho tắm nước một lần thì bảo sao nó không bị suy! Mỗi ngày nên cho tắm nắng sáng (trước 8 giờ mđi tốt) độ 45 phút là vừa. Nhưng, nếu lâu ngày mới phơi chim ra nắng một lẫn, hoặc siêng tắm nắng, nhưng lại tắm quá lâu đến nồi chìm phải há mỏ ra thớ hồng hộc thì làm sao không suy được?

– Do kiệt sức: Có nhiều lý do để chim kiệt sức, như cho đấu hót quá mức bình thường. Chích Chòe Lửa đang thời kỳ cảng lừa mà cặp được chim “kỳ phùng địch thủ” với nó thì nó chỉ biết hăng say đứng hót quên cả mệt nhọc! Có khi chúng hót với nhau liên tục một hai giờ. Sự lao động quá độ đó sẽ làm cho chim mau kiệt sức. Vì vậy, dượt chim hót với nhau chỉ nên dượt nửa giờ. rồi treo lồng qua chỗ vắng để chim được yên tĩnh nghỉ ngơi. Sau đó, một vài giờ, nếu xét cần thiết, ta sẽ cho chúng đấu hót thêm một “hiệp” nữa… Chim phải di chuyển đường xa, do thiêu ăn uống, thiếu tĩnh dưỡng nó cùng dễ suy.

Tất nhiên là còn nhiều lý do khác nữa.

Khi biết con chim bị suy thì ta phải tìm cách chữa trị ngay từ đầu, để tránh tình trạng sức khỏe của chim suy yếu nhiều thêm, để dẫn đến việc thay lông bất thường còn nguy khốn hơn nửa.

Trước hết, phải trùm áo lồng lại và treo lồng vào nơi thật yên tĩnh để chim được nghỉ ngơi tĩnh dưỡng… Sau đó, phải cố tìm hiểu xem nguyên nhân nào khiến con chim bị suy, có như vậy mới dễ dàng trong việc “tìm thầy chạy thuốc” được.

– Nếu suy do thay đổi thức ăn, thì phải kịp thời cho chim tiếp tạc ăn thức ăn cũ một thời gian dài, cho đến khi thực sự hồi sức.

Nếu suy do thiếu ăn thì nên cho chim ăn đều đặn hơn, đầy đủ hơn. Nuôi chim nghe hót mà không chịu khó cho chim ăn đủ bữa thì đó là điều nên… tự trách đến ngàn lần. Người minh có câu: “Chó gầy hổ mặt người nuôi”, ám chỉ những người nuôi gia súc mà không cho ăn no đủ để chúng phải ốm o xo bại. Có thể đây là do sự biếng lười của chủ nuôi, nhưng người ngoài họ lại nghĩ khác, cho là nhà chủ quá nghèo đến nỗi không có gì để cho thú ăn, đến nỗi phải ốm o suy kiệt sức lực!

– Nếu do thay đổi môi trường sống, thì nuôi con chim thuộc cũng như cách nuôi con chim bổi. Nghĩa là cứ trùm ao long ky trong thời gian dầu để cho chim được sống yên tĩnh, và quen dần với âm thanh khác lạ xảy ra xung quanh. Sau đó, ta hé áo lồng từ từ (mỗi ngày một ít) để chim quen mắt dần với cảnh trí bên ngoài…

Xin được lưu ý ià giống chim từ vùng lạnh chuyển sang vùng ấm áp lại thích hợp với chúng. Ngược lại, đang sống ở vùng có khí hậu ấm áp mà chuyển sang nuôi ở xứ lạnh thì mười con suy sức cả mười. Trong trường hựp này phải trùm kín áo lồng và treo chim vào nơi khuất gió, tốt nhất là ở phòng âm. Sau đó, chúng sẽ quen dần với thời tiết và sống mạnh.

– Nếu thiếu chăm sóc thì phải liệu mà chăm sóc đúng mức hơn. Lỗi này là do ở người nuôi, thiết nghĩ nếu muốn sửa đổi cũng không khó. Đó là vấn đề thuộc phạm vi kỹ thuật, nhưng kỹ thuật nuôi chim thì đâu có gì quá khó, chỉ cần chủ chim dành thêm ít thời gian rảnh rỗi, và chịu khó lưu tâm đến việc nuôi dường ihì chim sẽ mau bình phục.

Nếu do kiệt sức mà suy thì lỗi đó lại hoàn toàn qui vào chủ nuôi. Nên nhớ là sức lực của con Chích Chòe Lửa (và các giống chim rừng khác) không đáng bao nhiêu cả. Chúng chỉ cần hoảng hốt nhảy lồng khi bị bắt bằng tay vài giây đồng hồ đã bắt đầu thở hồng hộc! Sức lực đó mà rán cổ lên hót một hai giờ liền thì bảo sao chim không nhược? Sức lực đó mà phải đứng ngoài nắng gắt cả giờ bảo sao chim không suy? Trong khi di chuyển đường xa mà thiếu nước độ nửa ngày thì chim đã chết khát!…

Do đó, việc vận dụng kiến thức khoa học vào việc nuôi chim là chuyện thiết cần.

Con chim suy rất cần được sống yên tĩnh, và rất cần được ăn uống bổ dưỡng.

Mỗi ngày nên nhỏ trức tiếp vào họng mỗi con chim suy một giọt mật ong rừng nguyên chất, sẽ giúp chim tăng cường sức lực. Có thể hòa mật vào nước cho chim giải khát cả ngày. Nếu nước còn thừa thì đổ đi, mai lai pha nước mới.

Chim suy phải cho thức ăn bổ dưỡng hơn: cho ăn nhiều (non), sâu tươi (tuyệt đối không cho chim suy ăn sâu khô). Ngay đậu phộng cũng không được rang quá vàng (chỉ cần đủ chín) trước khi cán hay đâm thành bột.

Trong trường hợp suy kiệt quá mức thì nên thay sữa thế nước lã cho chim uống cả ngày, hôm sau rửa cóng sạch rồi cho uống sữa tiếp…

Nuôi một con chim suy chẳng khác gi nuôi một người bệnh nặng: phải cữ gió, cử nắng, cử nước, phải cho ăn uống bổ dưỡng, và nếu cần phải thuốc thang thì mới hy vọng sống và mau bình phục. Nếu chim đã suy mà còn nuôi cẩu thả, nuôi theo cách “sống nuôi chết chôn” thì kết quả sau cùng ra sao thì chắc mọi người cũng đã đoán biết được rồi!

Tóm lại, Chích Chòe Lửa sức chịu đựng dở hơn Chích Chòe Than và nhiều giống chim rừng khác. Đời sống tự nhiên đổi thay thất thường một chút, con chim đã có vẻ “khó ở” trong mình rồi! Vì vậy, chúng ta nên bình tĩnh khi gặp tình huống xâu này. Sự hốt hoảng, sự lo nghĩ vẩn vư thái quá, sẽ làm cho ta cuống lên, mất bình tĩnh để chăm lo chăm sóc đúng mức, sẽ gây hại sức khỏe cho chú chim thêm! Những chi tiết nào có thể đề phòng được thì ta nên đề phòng chẳng hạn như hỏi cặn kẽ người bán, xem con chim mình định mua ăn uống thức ăn gì; việc tắm táp ra sao; thường treo lồng chỗ nào trong nhà; và treo gần lồng những chim gì? Tính tốt và tật xấu của nó đều có?…Xin đừng ngại đặt ra câu hỏi, vì người bán thường không ngại ngần gì khi phải trả lời cặn kẽ những câu hỏi thuộc dạng tìm hiểu chánh đáng đó câu!