Nuôi Chào Mào Thi Đấu / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Kỹ Thuật Nuôi Chào Mào Thi Đấu

Chào mào là một loài chim phổ biến ở châu Á, thích sống nơi có nhiều vườn, cây cối. Với sở thích ăn trái cây chín và sâu bọ thì quả là một giống chim dễ nuôi. Thế nhưng làm sao để có kỹ thuật nuôi chim Chào mào hót hay, căng lửa không phải ai cũng biết cách.

Đầu vào – Chọn giống tốt

Khi chọn chim phải chọn con chim lanh lợi, điệu bộ lanh lẹ.

Cặp chân phải to, dài, thân hình cũng phải dài, vai nở nang, ngực ưỡn ra có lằn giữa ngực thì thường phổi to giọng chim vang (Chim Chào mào có miệng mỏng, ngắn mới siêng hót)

Chim tốt thì mào có gốc to, khi mào dựng lên thì cạnh mào thẳng từ đỉnh xuống cổ.

Yếm màu đen đậm cùng màu với mào càng dày càng tốt.

Má phồng đều nhau vệt ngăn hai bên má rõ ràng.

Hầu to phồng căng thì chim hót to và hay.

Lưng hơi gù lưng tôm, cặp cánh gọn, lông cánh không xù ép sát vào mình không đan chéo nhau.

Đùi to cẳng dài móng nhọn và cong đều.

Đuôi dài và xếp gọn thành 1 cọng.

Chế độ dinh dưỡng

Chim nuôi nhốt trong lồng với lượng thức ăn không phong phú như chim ngoài trời, đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc chào mào căng lửa chậm hơn so với chim rừng, chim trong lồng nuôi chủ yếu là ăn cám, hoa quả trái cây và cào cào. Cho nên về chế độ dinh dưỡng các bạn cần phải lưu ý. Chào mào là loài chim ăn hoa quả trái cây cho nên trong lồng nuôi khi nào cũng cần phải có hoa quả trái cây cho nó. Nên luân phiên thay đổi trái cây để tránh sự nhàm chán cho chim. Mình thì thường cho ăn 5 loại chính là: chuối – đu đủ – cà rốt hấp – dâu tây – xoài.

Chuối chứa các loại vitamin A, B, C … Giúp cho chim tiêu hóa tốt, diệt khuẩn đường ruột. Quả đủ đủ là chất tạo sắc tố đỏ cho chim, giúp chim thay lông nhanh, có bộ lông óng mượt và đặc biệt phần tách đỏ ở má và hậu môn được cải thiện rất nhiều

Táo có chứa hợp chất hydro cacbon, keo táo, và lượng canxi lớn giúp trung hòa muối dư trong cơ thể chim, chất xơ trong táo giúp trị tiêu chảy và chất keo giúp đào thải chất độc hại trong cơ thể chim. Táo giúp cho chim căng lửa nhanh.

Cam là loại quả có nhiều vitamain C giúp tăng cường khả năng miễn dịch, nó còn trị ho cho chào mào rất tốt. Cho Chào mào ăn cam giúp giải nhiệt, thay lông nhanh, giúp cho tỉ lệ nở của trứng cao hơn.

Ngoài ra thì cám các bạn cũng nên cho chim ăn những loại cám có đầy đủ khoáng chất và dinh dưỡng.

Hiện nay có 1 số người bảo là buổi sáng cho ăn trái cây chiều cho ăn mồi tanh và ngược lại. theo mình thấy thì không nhất thiết phải như vậy, có lúc nào cho ăn lúc đó, không cần thiết phải phân chia ra, cái quan trọng là mồi tanh phải đều đặn.

Để 1 con chào mào căng lửa và chơi ổn định thì phương pháp chăm sóc rất quan trọng. Điều đầu tiên anh em cần lưu ý đó chính là chế độ ngủ nghĩ của chim. Bằng cách nào đó anh em phải tập cho chim có 1 thói quen đi ngủ nhất định. Đối với mùa hè thì nên cho chim đi ngủ tầm 6h – 6h30. Còn mùa đồng thì khoảng tầm từ 5h – 5h30. Nơi ngủ của chim cũng quan trọng không kém, phải đảm bảo yên tỉnh, không có bóng đèn điện chiếu sáng hoặc mờ vào lồng, không ồn ào, không có chuột, gián, thằn lằn, và mèo. Tránh tình trạng cho chim đi ngủ quá trể vì như vậy sẻ ảnh hưởng đến vấn đề sức khoẻ của chim rất nhiều, làm cho con chim không ổn định.

Tập dợt

Chế độ dợt dãi là một yếu tố khá quan trọng để một con chim chào mào căng lửa hay không. Cho nên các anh em phải cẩn thận việc này. Có người sau khi đi dợt chim về thì bể chim, chim ít hót và có hiện tượng sợ chim. Cũng có người sau khi đi dợt về thì chim sung hơn, căng hơn, hót nhiều hơn, và lần sau đem chim đi dợt thì chim lại chơi hay hơn lần trước, vậy đâu là nguyên nhân?

Đem chào mào ra trường chơi thì điều đầu tiên các bạn cần phải xác định là hãy nuôi tốt con chim của mình ở nhà đã rồi hảy tính việc ra trường. Khi ra trường dãi dợt thì các bạn phải chọn những con phù hợp với chim của mình, tránh tình trạng kẹp gần những con quá dữ, quá hung chim mà làm chim mình thất kinh :). Thường trên giàn sẻ có 2 khu, 1 là khu chim cứng cựa và 1 là khu chim yếu, nếu chim chúng ta yếu thì nên kẹp chim yếu thôi.

Trong quá trình đem ra dợt dãi thì các bạn cũng nên chú ý rằng đừng để chim chúng ta chơi hết nước, mỗi lần đi chơi về phải tạo được nước ức cho con chim, chứ đừng để khi đem về nhà nó xụi lơ, ăn uống không nổi thì coi như xong. Có nghĩa là thế này, ví dụ như con chim của chúng ta chơi được khoảng tầm 2h thì chúng ta chỉ cho nó chơi khoảng 1h30 phút thôi rồi trùm về, khi về tới nhà nó còn nước ức và chào mào hót hét rầm beng hơn vì về tới lãnh địa của nó rồi mà. Nó sẻ hung hăng hơn nữa, thậm chí có nhiều con về tới nhà là la hét quát tháo ầm ĩ cả lên, doạ nạt những con ở nhà khiếp vía. Có như vậy lần sau ra trường nó sẻ chơi hay hơn chơi thuyết phục hơn lần trước.

Nguồn: DienDanChaoMao

Hội Thi Chim Chào Mào Hót Đấu

Sáng ngày 9/6/2019 tại Quảng trường thị xã Từ Sơn Bắc Ninh, Hiệp Hội Chim Chào mào miền Bắc và Hiệp Hội Chim Chào mào miền Nam tổ chức “Hội thi chim Chào Mào hót đấu – Siêu cúp Việt Nam năm 2023”

124 chú chim Chào mào xuất sắc của ba miền Bắc, Trung, Nam lọt vào cuộc thi chung kết Siêu cúp Việt Nam 2023 chuẩn bị bước vào vòng thi đấu

Đến dự có Ông Phạm Ngọc Tạo – UV Ban thường vụ, Chánh VP Hội SVC Hội SVC Việt Nam, Ông Nguyễn Mạnh Quỳnh, Ông Nguyễn Ngọc Nguyên – Phó văn phòng Hội SVC Việt Nam, Ông Trần Việt Dũng UV BCH Hội SVC Việt Nam, Ông Phong Nguyễn bảo trợ Hội thi, Ông Trần Hữu Thuận – chủ tịch Hiệp Hội Chào mào miền Bắc, CLB Osaka Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Quán SVC Hà Nội, phóng viên Tạp chí Việt Nam Hương sắc cùng chủ nhân của 124 Lồng chim Chào Mào đại diện cho ba miền Bắc, Trung, Nam đã đạt giải và lọt vào vòng chung kết Siêu cúp Việt Nam 2023, trong đó có 4 chú chim đạt giải cao nhất tại cuộc thi Chim Chào Mào hót đấu “Chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Hội SVC Việt Nam” tổ chức tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam – Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.

Các đại biểu và đại diện của các chủ lồng hồi hộp theo dõi cuộc thi qua các vòng đấu

Những chiếc cúp danh giá được Ban tổ chức chuẩn bị trao cho chủ nhân của chú chim xuất sắc nhất của Siêu cúp 2023. Chiếc cúp mang biểu tượng ba bàn tay phía dưới (thể hiện cho ba miền của Việt Nam) đang đỡ chú chim Chào Mào đang tung cánh phía trên.

Cuối cùng Ban tổ chức đã tìm ra chú chim đạt giải Vàng của cuộc thi mang mã số 032 chủ sở hữu là Ông Đỗ Mạnh Ngọc – CLB Chào mào Đoàn Kết – huyện Thạch Thất, Tp Hà Nội. Giải thưởng là chiếc cúp, giấy chứng nhận của BTC và chiếc xe máy nhãn hiệu Honda

Chú chim đạt giải Bạc mang mã số 086 chủ sở hữu là Ông Nguyễn Văn Thắng – CLB Chào Mào Đô Lương – tỉnh Nghệ An. Giải thưởng là chiếc cúp, giấy chứng nhận của BTC và chiếc xe máy nhãn hiệu Honda

2 chú chim cùng đạt giải Đồng mang mã số 035 chủ sở hữu là Ông Nguyễn Thế Cường – CLB Chào Mào Anh – Em, Tp Hà Nội, và 105 chủ sở hữu Phan Tuấn Hùng – Hội quán SVC Hà Nội, Tp Hà Nội. Giải thưởng là chiếc cúp, giấy chứng nhận của BTC và chiếc xe máy nhãn hiệu Honda.

Kết thúc cuộc thi theo đánh giá chung của BTC, cuộc thi đã diễn ra sôi nổi, hồi hộp, tạo được sự đoàn kết giữa những người chơi chim trên cả nước, các chú chim được lựa chọn thực sự xứng đáng với danh hiệu. Đặc biệt cuộc thi đã thu hút rất đông người dân từ nhiều tỉnh thành về theo dõi và khích lệ được phong trào chơi chim trên các vùng miền của cả nước.

Bài và ảnh: Mạnh Tuấn – Khanh Nguyễn

Tiêu Chí Chấm Thi Đấu Chim Chào Mào

Hiện nay, phong trào chơi chim cảnh rất phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là chim chào mào. Chào mào là một dòng chim dễ nuôi, chúng chủ yếu chỉ ăn hoa quả. Tuy dễ nuôi là thế nhưng để được tham gia thi đấu thì chúng cũng cần rất nhiều điều kiện khó khăn. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin về tiêu chí thi đấu chim chào mào để các bạn có thể lựa chọn cách nuôi chào mào tốt nhất để thi đấu.

Những tiêu chí chấm thi đấu chim chào mào

Tiêu chí thứ 1: Hình dáng

Chim thi đấu cần có thân hình thon gọn, nhanh nhẹn, dáng phải đẹp và cân đối. Chim phải thay lông xong, lông không bì xù, cụt đuôi hay thiếu cánh và chim không bị tật. Toàn bộ hình thể chim phải nhìn bóng bẩy mượt thể hiện được sự sung mãn còn hình dáng cho thấy sự hùng hũng và nét thẩm mĩ cao.

Tiêu chí thứ 2: Đấu giọng

Bạn nên lựa chọn ra những chú chim mau mỏ ra giọng đều, hót đều đặn bền bỉ trong suốt quá trình thi đấu. Chim phải hót đổ nhiều giọng, đảo giọng và luyến láy âm tiết rõ ràng. Chim có giọng ché (chét) thị uy doạ nạt đối thủ (Chim ra giọng tối thiểu phải đủ 3 âm tiết trở lên; không có âm tiết trùng lắp; vd: quýt quýt… những âm tiết không phải giọng chim mái) cũng sẽ được cộng nhiều điểm hơn. Những người mới chơi chim nên lưu ý điều này trong cách nuôi chào mào của mình.

Một cuộc thi đấu chim chào mào

Ngoài ra khi đấu giọng, chú chim đổ giọng tạo thế, búng cánh, chơi cánh sục sạo trong lồng lấn lướt đối thủ sẽ được ưu tiên hơn.

Tiêu chí thứ 3: Dáng bộ và thái độ thi đấu

Chim thi đấu phải có thái độ linh hoạt, chuyền cầu, nhảy cầu và có dáng đứng vươn mình. Những chú có thấy độ thi đấu tốt sẽ rê cầu (sàn cầu), ra đuôi, ra cánh dọa nạt đối thủ. Không những vậy chim còn sục sạo tìm đánh ra giọng ché (chét) thị uy doạ nạt đối thủ.

Lưu ý chim không bỏ nước đấu trong suốt quá trình thi, trường hợp chim xỉa lông, phơi nắng, tắm cũng dẫn đến việc mất hình bỏ nước chơi, thì sẽ bị loại để tránh ảnh hưởng đến phong độ thi đấu của những chú chim khác.

Tiêu chí cuối cùng: Độ bền

Các cuộc thi thường diễn ra với thời gian khá dài thường 2-3 tiếng đồng hồ, thậm chí có nhiều cuộc thi còn kéo dài hơn nữa nên đòi hỏi 1 con chim đi thi phải bền bĩ. Độ bền của một con chim thi phụ thuộc vào sức khỏe cũng như nết chơi của con chim đó, có những con vừa móc lên thì nhìn rất hung dữ, bung cánh xòe đuôi éc ché các kiểu rầm trời nhưng càng về sau lại càng đuối sức, chơi không hay nữa. Để cho chú chim của mình được trải nghiệm thì các bạn nên đem nó ra chơi, con nào xuyên suốt trong quá trình chơi mà không bỏ đấu, cứ tà tà mà chơi từ 2h trở lên, ít xỉa lông, không bỏ đấu thì đó đích thị là 1 con chim bền bỉ.

Qua bài viết trên hy vọng những người mới tham gia phong trào yêu chim cảnh sẽ có cách nuôi chào mào hợp lí và tốt nhất. Chúc chú chim chào mào của bạn luôn khỏe mạnh, xinh đẹp và có giọng hót tuyệt vời. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết cùng Chú Gióng.

Chào Mào Không Chịu Thi Đấu Ở Cội Lạ

Chào các bạn đam mê chim chào mào, chia sẻ đôi nét về chim chào mào thi đấu giúp hiểu rõ hơn và biết được tại sao chim mình không thi đấu, đấu không bền. Giúp trả lời câu hỏi tại sao chim chào mào không chơi ở cội lạ hay chim ở nhà chơi rất sung nhưng ra trường lại không chơi.

Chim chào mào là loài chim đấu đá đấu hót dựa trên bản năng sinh tồn và tranh giành lãnh thổ… Ở thiên nhiên chim chào mào đấu đá hay đấu hót trong thời gian ngắn thì đối thủ sẽ chạy nhưng khi chúng ta nuôi dưỡng trong lồng và huấn luyện rèn luyện khiến chúng trở nên đấu hót thời gian dài hơn ( khoảng 2 – 3 giờ ) với những chú chim hay bản lĩnh kèm kiến thức nuôi chăm sóc dợt dãi sâu rộng của người nuôi chim.

Chúng ta chơi sinh hoạt 1 câu lạc bộ. Hằng ngày chúng ta hay mang chim đến CLB dợt dãi quen thuộc. Các chú chim của chúng ta đã quen 1 khung cảnh và các bạn của nó gặp mặt đấu quen thuộc ( chim của anh em bạn bè ) và số chim đấu ở 1 CLB sẽ vài chục lồng nên áp lực đấu sẽ rất ít.

Một khung cảnh không lộn xộn không quá nhiều người đi lại. Một thời gian dài các chú chim của chúng ta sẽ xem điểm dãi CLB ấy là lãnh thổ quen thuộc của chúng và đấu rất tốt kiểu như ở nhà. Và gặp các chú chim quen thuộc càng đấu tốt hơn nữa. Điều này làm chúng ta cảm thấy chú chim của mình đã đạt lửa và sẽ thi đấu tốt. Nhưng khi mang các chú chim ấy đến điểm thi nằm ở vị trí khác, khung cảnh khác với số lồng thi đấu hàng trăm lồng hàng trăm các chú chim hay lên dàn thi 1 lần lúc này áp lực thi đấu rất lớn với các chú chim ấy.

Những chú chim bản lĩnh và độ lửa thật căng chúng sẽ hòa mình vào đấu ngay và quên đi chuyện lạ lẫm chuyện lạ lẫm ở đây bao gồm không gian, người qua lại, chim lạ… Những chú chim này rất ít và hầu như ai cũng muốn chim của chúng ta như vậy.

Những chú chim không có bản lĩnh hoặc có bản lĩnh nhưng lửa không căng lắm và bị đấu chăm 1 chỗ vừa treo lên dàn thì ngơ ngơ ngáo ngáo nhìn quanh 1 nơi quá lạ ” sao ông chủ đưa mình đi đấu chỗ nào vậy lạ quá lại không có chim quen bạn bè mình đâu hết rồi ? Sao toàn là các đại ca gấu mèo trường mẫu giáo thế này ? Chim cảm thấy sợ và bỏ đấu ” chim bắt đầu xù lông, rỉa lông lãng tránh không đấu hoặc đấu nhưng đấu gượng rồi ông trọng tài đã thấy và xuống về thôi ( có gói cám mới ăn nữa, nhiều người thấy chim không chơi lại về đổi cám) áp lực thi đấu quá lớn khác hoàn toàn so với đấu ở nhà và câu lạc bộ.

Chim cò nên dợt dãi nhiều địa điểm khác nhau và số lượng chim nhiều để giúp chim chúng ta đấu ở những nơi lạ lẫm và áp lực thi đấu lớn giúp chú chim của chúng ta quen thuộc với chuyện phải thi đấu nơi lạ lẫm số lượng chim đấu nhiều. Chuyện này mình đã từng trải qua nên mình chia sẻ cho mọi người biết thôi. Đối với các bạn chơi chim thi đấu chuyên sâu thì bài đọc viết này này có vẻ dư thừa nhưng với các người mới chơi chim, đang chăm sóc chào mào đi thi và sắp mang chim thi thi đấu thì bài viết này biết đâu có ích.