Nuôi Chào Mào Đẻ Tại Nhà / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Cách Nuôi Chào Mào Đẻ Chuẩn Kĩ Thuật Nhất

Thay vì mải mê tìm kiếm săn bắt những chú chào mào trong tự nhiên đang ngày càng khan hiếm sao anh em không dành chút thời gian nghiên cứu về cách nuôi chào mào đẻ để tự cung cho mình một nguồn chim ổn định và chất lượng cao nhỉ. Với bài viết này hi vọng sẽ giúp được anh em đang ấp ủ dự định này sẽ có thêm được những kinh nghiệm những trải nghiệm mới mẻ chúc anh em thành công.

1. Giai đoạn chuẩn bị

Đầu tiên bạn cần phải chuẩn bị từ việc chon chào mào trống mái và tách ly riêng chúng để cho cúng 1 chế độ chăm sóc đặc biệt nhất. Đối với những chú chim trông thì bạn có thể cho chúng ăn thêm một số loại đồ tươi để chúng có được một thể trạng tốt nhất trước khi ghép với chim mái. Còn những chú chim mái thì cầu kì hơn một chút ngoài những loại thức ăn thông thường thì nên mua thêm những loại cám được bán sẵn để bổ xung thêm một lượng khoáng chất thiết yếu nhất giúp chúng có thể nuôi dưỡng trứng một cách tốt nhất. Thức ăn giai đoạn này cũng phải đa dạng đừng cho chúng ăn quá nhiều lần 1 loại hoa quả nào.

2. Giao đoạn chào mào sinh sản

Đầu tiên bạn cần phải sắp xếp cho cúng 1 chiếc lồng đủ rộng để cho chúng có thể tự do bay nhảy, lồng không quá rộng cũng không quá hẹp và chuẩn bị cho chúng thêm 1 chiếc rổ để chúng có thể làm tổ. Trong ổ cũng nên bố trí cho chúng thêm các loại thức ăn để sau này những chú chim non ra đời có thể tập chuyển được một cách nhanh nhất.

Sau khi giai đoạn chuẩn bị lồng đã xong thì việc tiếp theo là bạn cho chào mào bắt cặp trống mái, sau khi đã thả con chim trống vào chuồng rồi tiếp theo bạn cho chú chim mái và quan sát nếu chúng ưng ghép cặp với nhau thì sẽ có biểu hiện ve cánh và cúi đầu còn chúng có biểu hiện chống trả thì bạn nên tách riêng chúng ra nếu không chúng sẽ đánh nhau đến chết nên bạn cần phải lưu ý đặc biệt.

Khi chúng đã chịu cặp đôi với nhau thì bạn chuẩn bị rơm, những vật liệu quan trọng để chúng có thể làm tổ, chúng sẽ làm nhưng chiếc ổ trong thời gian khá nhanh và bắt đầu đẻ trứng. Lúc này bạn cần cung cấp cho chi mái một lượng thức ăn để chúng tự tin trong việc sinh nở. Nếu những chú chim đã bắt đầu đẻ rồi thì bạn chỉ nên cung cấp cho chúng thức ăn chứ đừng đến gân quá nhiều làm chúng sợ. Những chú chim này có một đặc tính là nếu chúng nghĩ ở đây không có nguồn thức ăn đủ chúng sẽ bỏ tổ nên trong giai đoạn này cần thiết nhất là thức ăn cho chúng phải luôn được chuẩn bị kĩ càng nhất. Khi chim nở bạn chuẩn bi cho chúng côn trùng tươi nhiều để mẹ chúng bón cho con như vậy thì những chú chim con sẽ được khỏe mạnh nhất

Cám Chào Mào @Cadn Chất Lượng Tốt, Công Thức Làm Tại Nhà

Sau một thời gian chơi chim,đã đổi qua rất nhiều loại cám như cám Ba Vì , Vương Việt Anh, cám Công Minh, cám Tuấn Cóng, Thắng Mẹo Đà Nẵng…Nhưng bản thân mình thấy cám @CADN đối với mình là rất tốt. Chia sẻ anh em những cảm nhận của mình về cám @CADN để anh em mới có thêm sự lựa chọn cám cho chim chào mào.

Cám @CADN của anh Võ NGọc Sơn Đà Nẵng, người có niềm đam mê chơi chào mào và được anh đúc kết nhiều năm để được cám @CADN như ngày nay.

Lúc mới tìm hiểu về cám này thấy anh em khen nhiều nên cho chim ăn thử. Và mình thấy kết quả rất tốt. Chim chơi rất bền và ổn định. Phân ra cục đẹp, đặc biệt chim ăn vào thay lông rất mượt, đẹp. Bộ lông lưng sẫm màu, màu đỏ ở hậu môn và tách chim được cải thiện rõ rệt. Cám này thấy chim ăn nhiều và luôn khỏe mạnh. Nếu anh em đang phân vân nên dùng cám nào thì @CADN là lựa chọn tốt.

Những lưu ý khi dùng cám @CADN

Chim trước đây nếu ăn cám ít hàm lượng đạm ( tôm, trứng). Khi ăn cám này thì khoảng 20 ngày là vào lửa. Nhiều chú chim khi ăn vào khoảng 1 tháng thì rớt 1/3 lông. Lông này là lông sót lại của đợt thay lông trước,nhưng chim vẫn đều lửa. Nếu chim trước đây đã dùng cám có nhiều đạm thì sẽ vào lửa nhanh hơn và việc rớt lông cũng hạn chế.

Đối với phân chim : Chim thuần tùy con mà phân có thể khác nhau. Thường mới ăn thì phân hơi ướt, nhưng khoảng 5-7 ngày thì phân sẽ khô và có màu trắng giống như vôi.

Đối với chim bổi : Do chim hơi nhát nên nhảy nhiều và uống nước nhiều nên đi phân hơi nát. Điều này là bình thường chứ không phải chim bị tiêu chảy.

Cám @CADN hiện tại được phân phối khắp nơi miền bắc, miền nam, miền trung, tây nguyên. Anh em có thể mua được dù ở bất cứ đâu tại Việt Nam.

Ngoài ra anh Sơn CADN còn cho công thức cám @CADN cho anh em có thời gian làm cám chào mào tại nhà, công thức cám được rất nhiều anh em cho ý kiến phản hồi rất tốt.

Thành phần : Được tính bằng lon sữa ông Thọ, ở quê hay dùng để đong gạo nha. Vì anh Sơn chuyên đi đong gạo? 1 lon tương đương 250 gram.

1,5 lon gạo trắng ( cũng có người dùng gạo lức nhưng do có màu đen chim ít ăn)

1,5 lon đậu xanh

1 lon đậu nành

1/2 lon đậu phộng

100 – 150 gram đường vàng ( đường này là đường cát vàng,hay dùng kho cá để có màu ).Đường vàng giúp chim lên lửa nhanh hơn.

20 lòng đỏ trứng gà + 4 lòng trắng đánh nhuyễn ( có trừng gà ta thì càng tốt).

300 gram tôm sú nước ngọt,chọn những con nhỏ bằng đầu ngón tay thôi,chứ tôm to nuôi có thuốc không tốt

Tất cả các loại trên (trừ lòng đỏ trứng gà và tôm) cho lên bếp vừa chín tới (tránh đề cháy làm mất chất). Sau đó trộn tất cả hỗn hợp trên rồi cho vào cối sinh tố để xay.

Riêng tôm thì hấp cách thủy cho vừa chín, sau đó cho vào cối sinh tố xay nhuyễn và trộn tất cả hỗn hợp + trứng + tôm lại với nhau để khoảng 30 phút hoặc phơi nắng 15 phút để nguyên liệu thấm vào nhau.

Cách làm : Nếu có máy đùn cám thì dùng máy đùn để tạo hạt, nếu không có thì để dạng bột cũng được (nhưng ăn bột hơi dơ).

Cách sấy thì có thể sấy trên bếp, dùng lò vi ba, phơi nắng. Hoặc hấp cách thủy (tức là cho cám vào 1 nồi nhỏ, nồi nhỏ đỏ lại bỏ trong nồi lớn đựng nước) và hấp cho đến chi cám khô là xong. Nên chú ý châm nước vào nồi lớn không là hết nước, và siêng đảo cám cho nhanh khô. Khi hoàn thành thì để cám cho nguội rồi cho vào hộp để dành cho chim ăn dần (chú ý cho cám khô tránh bị mốc khi bảo quản).

Hỗn hợp trên sẽ ra thành phần khoảng 2kg. Nếu chim nha ít thì chia lại tỉ lệ ít thôi. Và lưu ý quan trọng là không thêm bớt thành phần nào nữa. Cám này dùng đa số ở miền trung Đà Nẵng, nếu các vùng thời tiết lạnh có thể thêm trứng và tôm. Riêng bản thân mình thì mua cho chim ăn, làm thấy rắc rồi và nhiều khi không đều tay ảnh hưởng đến chim.

Cách Nuôi Chim Yến Tại Nhà Hiệu Quả Cao

Ở nước ta nuôi chim yến là mô hình làm giàu của nhiều gia đình những kỹ thuật nuôi chim yến không hề đơn giản. Đây là loài chim có giá trị kinh tế cao và mang lại thu nhập lớn vì vậy mà cần sự đầu tư lớn. Người nuôi cần nắm chắc môi trường sống, tập tính đó là một quá trình tìm hiểu trước khi bắt đầu nuôi chim yến tại nhà. Cách nuôi chim yến tại nhà mời các bạn cùng theo dõi ngay sau đây.

Cách nuôi chim yến tại nhà

1. Làm chuồng cho chim yến

Chim Yến trong môi trường tự nhiên thường sống trong các hang động, hốc đá. Nếu người nuôi muốn nuôi chim yến tại nhà cần tìm hiểu kĩ môi trường sống và thiết kế sao cho phù hợp nhất hệt như ngoài thiên nhiên để chúng cảm thấy an toàn. Nuôi chim yến không tồn nhiều không gian.

Độ cao mỗi tầng nhà chim 2m, mỗi tầng phải có khoảng thông tầng. Nhà yến 1 tầng thường không dùng nhiều bởi quá thấp, không tiện cho đường bay của chim, nhiệt độ, độ ẩm không phù hợp để chim yến phát triển. Vì vậy nên thiết kế tối thiểu là 2 tầng trở lên cho chim.

2. Chim yến ăn gì

Chim yến không dùng các thức ăn tổng hợp mà chỉ ăn côn trùng có kích thước nhỏ như: ong, mối, chuồn chuồn kim, ruồi muỗi, bọ rầy, bọ rùa, cánh tơ, cào cào.

Chim yến thường săn mồi ở độ cao từ 0-50m. Chim yến thức dậy sớm đi bắt côn trùng bay trong không khí. Chim yến kiếm ăn từ 5 giờ sáng và đến 20 giờ mới về. Chúng kiếm ăn rất xa và đi quãng đường lớn để kiếm con mồi.

3. Nuôi chim yến sinh sản

Chim Yến có đặc tính là sinh sản theo mùa, thời gian từ tháng 01 chim xây tổ, đến cuối tháng 3 đẻ trứng. Chim Yến đực và cái làm tổ, ấp và nuôi chim con.

Chim Yến đạt khoảng 8 – 10 tháng tuổi sẽ đẻ trứng khi ấp và trứng nở chim non trụi lông, màu hồng, da nhăn nheo. Sau khoảng 1 tuần chim bắt đầu ra lông tơ, lông mọc chậm và khoảng 1 tháng mới đầy đủ bộ lông, đến khoảng 1 tháng rưỡi sẽ bay được.

Chim yếu bố mẹ cũng đi săn mồi nuôi con. Chim yến mớm mồi và nuôi dưỡng con hàng ngày, khi mớm mồi thì nước rãi của chim yến cung cấp thêm dinh dưỡng và các kháng thể cho chim con phát triển.

4. Phòng bệnh cho chim yến

Chú ý hơn đến vấn đề chim chân bị đỏ, khi nuôi nhốt thì chim ít vận động hoặc vi trùng sẽ khiến chim bị suy dinh dưỡng. Nếu thấy chim khi đứng hay co một chân lên đó là dấu hiệu bạn nên biết chúng đã mắc bệnh, nếu có vết trầy xước nên sát khuẩn thuốc sát khuẩn cồn, oxy già….ngay để giảm bệnh.

Chim yến là loài có giá trị kinh tế cao, vòng đời của chim yến trong vòng 1 năm sẽ mang lại thu nhập ổn định cho người nuôi.

Top 5 Loài Chim Cảnh Dễ Nuôi Nhất Tại Nhà

Không chỉ là một loài chim thông minh, chim sáo còn được người nuôi đánh giá là một trong những loại chim cảnh dễ nuôi nhất hiện nay ở nước ta. Chim sáo có những đặc điểm vô cùng thú vị, nhất là những biểu hiện vô cùng khác lạ của chúng khi tiếp xúc với con người, đây cũng là một điểm tạo sự thu hút của chim sáo đối với người nuôi so với các loài chim khác.

Loại chim này có hình thức ăn uống khá dễ, thức ăn chính của chúng là những con châu chấu, trứng kiến cào cào, các loại này bạn có thể tự ra đồng bắt hoặc tìm mua ở nhiều nơi trên các chợ. Và các loại đồ tươi, chim này rất thích, bao gồm tất cả các loại trái cây. Nếu bạn không có thời gian để mua các loại thức ăn trên thì bạn có thể mua các loại cám cho chim ăn dần cũng được. Việc nuôi chim này bạn sẽ không cần phải nghĩ thực đơn cho chúng ăn hôm nay sẽ là món gì.

Chắc hẳn mọi người trong chúng ta ai cũng từng một lần nhìn thấy loài vẹt cảnh, kể cả bạn không cần là một người nuôi chim. Với vẻ ngoài vô cùng bắt mắt cùng khả năng nhái giọng con người, vẹt cảnh luôn luôn có mặt trong top những loài chim được nhiều người nuôi nhất tại nhà. Chính với những khả năng đặc biệt của mình, vẹt giống như một người bạn của con người bên cạnh loài chó và loài mèo.

Mặc dù được nuôi làm cảnh, tuy nhiên chim vẹt vẫn mang khá nhiều bản chất hoang dã nên đôi khi trong nhiều trường hợp, chúng sẽ không nghe theo yêu cầu mà chúng ta đưa ra. Bên cạnh đó, loài chim này khá hiếu động và thường xuyên di chuyển trong môi trường của mình, vì thế nên nếu nuôi vẹt thì có lẽ chúng ta sẽ mất khá nhiều thời gian để dọn dẹp. Tuy nhiên nhìn chung thì đây vẫn sẽ là một loài chim dễ nuôi và mang tới nhiều sự thú vị cho chúng ta.

Dễ nuôi, giá tiền rẻ, dễ kiếm, tiếng hót đặc biệt… là những gì mà ta nghĩ đến đầu tiên khi nhắc đến cái tên chim sâu. Mặc dù không có vẻ ngoài bắt mắt như nhiều giống chim khác, nhưng đối với những ưu điểm kể trên, chim sâu cũng là một sự lựa chọn hoàn hảo cho những người mới bắt đầu nuôi chim cảnh.

Thêm vào đó, vấn đề ăn uống của loài chim này vô cùng đơn giản. Nghe đến tên của loài chim này, chắc chắn bạn cũng đã hình dung ra thức ăn của chúng chủ yếu là loài sâu. Loài sâu yêu thích nhất của chúng là sâu rau xanh, sâu quy và sâu gạo. Bên cạnh đó, người nuôi có thể kết hợp cho chúng ăn thêm cào cào, châu chấu và trứng kiến. Để bổ sung thêm dưỡng chất cho chim, các bạn cho chim ăn kèm thêm cám, các loại hạt như hạt kê, ngũ cốc xay, đậu phộng xay nhỏ…

Nhắc đến chim sơn ca là người ta nhắc đến một giọng hót tuyệt vời, liên thanh không dứt đoạm. Vũ điệu của chim sơn ca cũng không kém phần hấp dẫn, tung mình thẳng cao mất hút trên mặt đất rì rào êm dịu. Chính nhờ những đặc điểm trên mà hiện nay nuôi chim sơn ca làm cảnh đã trở thành một thú chơi tao nhã được mọi người ưa chuộng.

Chim sơn ca cũng là một loài chim không kén ăn.Khi nuôi nhốt trong lồng ,ta nên làm thức ăn cho chúng bằng các loại hạt như cám cò, cám gà, cám trứng… Để chim sơn ca khỏe mạnh thì bạn nên chọn một loại cám ổn định, đầy đủ. Có một điểm đặc biệt ở loài chim này là chúng không tắm bằng nước mà tắm bằng cát cho nên chúng ta cần thay cát mỗi tuần một lần cho chúng. Thêm vào đó, chim sơn ca cũng rất sợ bóng tối, do đó mỗi buổi sáng ta nên cho chúng tắm nắng từ 2 đến 3 giờ rồi mang vào treo chỗ mát có nhiều ánh sáng.

Yến Phụng là loài chim rất thú vị và tuyệt vời để nuôi làm thú cưng. Thực tế chúng đứng thứ 3 trong số các loài thú cưng được nuôi nhiều nhất, chỉ sau chó và mèo. Chim Yến Phụng có dáng khoằm, sắc nhọn, mắt tròn, to, bộ lông có đủ dạng màu sắc xanh, tím, vàng, trắng. Loài chim có xuất xứ từ Úc này không đòi hỏi chi phí cao, có thể sống vui vẻ trong môi trường nhà, thậm chí dần dần chúng còn bắt chước được tiếng nói của người.

Thức ăn ưa thích của chim Yến Phụng là rau quả như xà lách, rau cải, rau muống, bắp cải, táo ngọt thậm chí là một lát cam vàng cũng đủ cho chúng vui tươi. Ngoài ra chim Yến Phụng thích ăn thóc kết hợp với kê theo tỉ lệ 1:1. Khi nuôi loại chim này, bạn nên lựa chọn một chiếc lồng rộng rãi, thoáng đãng để chim có thể tự do bay nhảy, hạn chế sự stress không đáng có đến từ chim.