Nuôi Chào Mào Có Lửa / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Có Nên Nuôi Chào Mào Mái Kích Trống Căng Lửa?

Lợi và hại khi nuôi chim chào mào mái kích trống

Trong thời kì đầu tiên thì khi nuôi chim anh em nghệ nhân thường dùng chào mào mái để kích trống cho chim chơi căng. Khi anh em dợt dãi chim thả chim mái ra thì mấy anh trống nháo nhào lên, thấy chim mái là thi nhau chơi, trổ hết nước, tài nghệ ra đấu đá nhau để dụ em mái. Cách này giúp cho anh em lúc đầu khá là hứng thú chơi chim vì chim chơi hết mình, hết nước và rất sung.

Lợi và hại khi nuôi chào mào mái kích trống

Cái này thì mỗi người một kinh nghiệm và mỗi người một ý kiến mà thôi.

Một số anh em trong nhà nuôi chim mái trong nhà thì nói rằng chim mái có rất nhiều điểm lợi.

Khi chào mào sung quá,căng lửa quá tự cắn xé bản thân thì thả chim mái vào sống chung, con chim trống đó từ từ trầm tính lại (giống như người mà có gầu rồi thì xẽ bình tĩnh hơn trẻ châu ấy mà). Kể cả với chim bổi thì khi có chim mái vào nó sẽ bình tĩnh hơn rất nhiều, không nhảy loạn xì ngậu lên.

Trong trường hợp anh em muốn kích chim lên lửa thì anh em chỉ cần kè con mái với con trống cần kích lửa. Sau đó treo một em chim trống ở xa xa ra thì đây là biện pháp kích lửa chào mào rất hiệu quả dựa vào chim mái.

Nuôi chào mào mái để sinh sản. Cái này thì thật sự là mình chưa làm được. Chỉ bác nào chuyên gây chim thì mới biết thôi.

Ngoài những ý kiến là nuôi chim mái thì cũng có nhiều anh em phản đối nuôi chim mái bởi vì những lý do sau.

Nuôi chào mào mái kích trống sẽ khiến cho trống trở nên thụ động. Ở nhà thì chơi rất sung, rất khỏe nhưng khi ra ngoài hoặc thiếu con mái thì nó sẽ ì, không chịu chơi hay nói cách khác là chim rất sung nhưng hay bị cuội.

Tốn kém là điều mà nhiều anh em phản đối nuôi chào mào mái. Tất nhiên rồi anh em nuôi thêm 1 con chào mào mái sẽ phải tốn nhiều thức ăn cám cho chào mào. Rồi còn chưa kể công sức mình bỏ ra để chăm sóc nó nữa chứ.

Vậy có nên nuôi chào mào mái kích trống?

Thế thì vậy có nên nuôi chào mào mái kích trống hay không? Theo kinh nghiệm nuôi chim chào mào của mình nếu có điều kiện thì nên nuôi, nhưng đừng lạm dụng chim mái quá nhiều. Anh em chỉ kích con trống trong giai đoạn đang lên lửa thôi là được. Chứ đừng có cho nó cặp kè với con mái suốt ngày nó sẽ trỗi dậy bản tính vốn có của nó là khi nào có con trống khác thì nó mới chơi còn không là im thin thít.

Làm Sao Để Chào Mào Có Lửa ? ⋆ Wiki Việt

Với những người mới bắt đầu thú chơi chim chào mào thường quan tâm đến các vấn đề như : phân biệt chào mào trống, làm sao để chào mào siêng hót và điều quan tâm hơn nữa là làm sao để chào mào có lửa?

Để chào mào có lửa thì chim cần có sức khỏe tốt, tinh thần phải sung mãn thì chim sẽ căng lửa và chơi bền. Để làm được như vậy thì cần chế độ thức ăn, tập dợt, tắm táp, tập lực…Kết hợp thêm 1 tí khéo tay nữa, vì có nhiều chú chim ở nhà này được chăm sóc rất tốt nhưng mãi không lên lửa, trong khi chú chim được bán cho người khác với chế độ chăm sóc tệ hơn nhưng chim lại lên lửa và chơi tốt.

Các bạn cứ so sánh chú chim như một ca sĩ đi biểu diễn vậy. Nếu ngày hôm đó người ta có tâm trạng tốt thì bài hát sẽ hay hơn, truyền cảm hơn. Rồi người đó có sức khỏe tốt thì người ta sẽ biểu diễn lâu hơn, thể hiện nhiều bài hát hơn. Chú chim cũng như vậy đó, để chim siêng hót, chơi bền thì cần kết hợp cách chăm sóc như sau.

Làm sao để chào mào có lửa ? Thức ăn để chào mào căng lửa

Đây là điều quan trọng nhất,thức ăn cung cấp năng lượng cho chim hoạt động hàng ngày. Nếu lượng dinh dưỡng trong thức ăn chỉ vừa đủ cho chim bay nhảy thì rất khó để chim lên lửa. Do đó phải cần bổ sung chất cho chim nhanh lên lửa theo các yếu tố.

Cám nên dùng cám chất lượng hoặc tự làm, nên mua các loại cám tốt giá từ 40k trở lên. Những loại cám này hầu như cung cấp đầy đủ chất tinh bột, đạm, vitamin các loại…

Mồi tươi đa số cho chim là cào cào, nên cho chim ăn 1 tuần 3 lần và chọn những chú cào cào non, lâu lâu có thể đổi sang trứng kiến, dế. Nhưng cào cào vẫn quan trọng nhất.

Trái cây thì không thể thiếu đối với chào mào vì bản chất của chào mào là ăn trái cây. Cho chào mào ăn trái cây vào những ngày không ăn cào cào. Hôm nay ăn trái cây thì mai ăn cào cào và ngược lại. Những loại trái cây cho chào mào gồm chuối, hồng xiêm, đu đủ, cam, mướp khía…Nhưng chuối vẫn là quan trọng nhất, những ngày nắng nóng thì cho chim ăn cam để giải nhiệt.

Chế độ tắm táp để chào mào lên lửa

Việc tắm nắng và tắm nước ngoài việc giúp cho chim sạch sẽ, bộ lông óng mượt, diệt các ký sinh trùng sống trên người, hấp thụ vitamin D. Nó còn giúp cho chim nhanh dạn người và nhanh lên lửa.

Tắm nắng thì nên tắm vào khoảng thời gian từ 7h – 10h sáng, thời gian tắm khoảng 1h. Hạn chế phơi nắng vào lúc nắng gắt, và để ánh nắng chiếu trực tiếp vào chim. Nếu không có thời gian có thể phơi nắng vào buổi chiều thời gian 16h-17h. Việc tắm nắng thì ngày nào cũng tắm, và không nên cho chim thấy mặt nhau sẽ giúp chim lên lửa nhanh.

Chế độ ngủ nghỉ để chim nhanh lên lửa

Khoảng 17h chiều trùm áo lồng lại và treo nơi yên tĩnh cho chim ngủ, nếu có điều kiện thì treo mỗi con mỗi góc là tốt nhất. Treo chim chú ý mèo, chuột làm thịt em đó, lúc chim nghỉ ngơi không nên đụng lồng, kéo áo lồng làm chim giật mình. Khoảng 7h sáng thì mang chim ra treo ở cái cây, cái sào để chim đón ánh ban mai và xổ bọng.

Chế độ dợt dãi chào mào để chim căng lửa

Khi chim có môi trường sống tốt, ăn uống đầy đủ thì bây giờ các bạn nên mang chim ra các quán cafe chim, địa điểm dợt dãi để chim quen với địa điểm và học hỏi kinh nghiệm đấu đá từ các chú chim khác.

Đối với chim lần đầu tiên đi cội thì 2 tuần đầu tiên chỉ treo chim ở xa và trùm áo lồng lại cho chim nghe các con khác hót. Sau 2 tuần thì mở áo lồng ra nhưng vẫn treo ở xa, lúc này chim đã dần quen cội và đã hót lại các con khác. Qua 1 tháng thì có thể kè chim gần lại các con khác để chơi. Những lần đầu tiên nên mang đi dợt 2 lần 1 tuần và tăng dần lên.

Đối với chim thuộc, chim đã có giải 2 tuần đâu tiên cũng treo ở xa nhưng mở áo lồng ra, đến tuần thứ 3 thì có thể treo gần để em nó chơi.

Chim sau mỗi lần đi dợt về sẽ sung hẳn lên, siêng hót hơn. Cần chú ý không treo chim quá gần nhau làm chim bu lồng, không treo gần các chú chim già mùa và căng lửa, nó sẽ làm cho chim mình sợ và khó lên lửa.

Tập lực để chào mào có lửa

Với cách chăm sóc như trên thì chim sẽ căng lửa nhanh nhưng chơi không được bền. Để chào mào chơi bền thì cần tập lực cho chào mào, dùng lồng đứng hoặc lồng ngang khoảng 1m2 đến 1m6 cho chim vào trong đó, bố trí 2 cầu 1 bên để nước 1 bên để thức ăn bắt buộc chim phải nhảy qua lại. 1 tuần cho chim tập 3 lần, mỗi lần khoảng 2h.

Chăm sóc đều tay như trên thì chim sẽ lên lửa nhanh thôi, chăm sóc tốt nó sẽ không phụ lòng mình đâu. Bạn nào muốn cho chào mào lên lửa nhanh thì tham khảo bài này : kích lửa chào mào .

Cách Nuôi Chào Mào Bổi Căng Lửa, Chăm Sóc Giữ Lửa Chào Mào Rừng

Cách vào cám chào mào bổi

Nếu anh em chỉ có một chú chào mào thì lúc đầu anh em cho vào cóng 1 ít chuối. Dần dần anh em dùng cám rắc lên chuối để chim ăn dần cho quen. Còn nước thì kệ nó thôi, bản năng sẽ khiến nó tự tìm uống rất nhanh.

Nếu anh em có một chú chào mào bổi khác mà đã vào cám được thì nhốt chung chúng với nhau. Như thế nó sẽ tự học và vào cám khá nhanh. Lưu ý không nên nhốt chung chào mào bổi với chào mào thuần. Hoặc đơn giản là có thể đặt chúng cạnh nhau sao cho chúng nhìn thấy nhau để có thể học được cách ăn cám.

Tắm cho chào mào bổi

Tắm cho chào mào khi mới về là việc không quá khó khăn. Thế nhưng nhiều bạn tắm cho chim không đúng khiến cho chim bị rát người. Chính vì thế sẽ dẫn đến hiện tượng mất lửa cho chào mào mà nhiều khi anh em không hiểu sao. Nguyên nhân chính là do tắm cho chào mào không đúng cách.

Nếu có chim chào mào đã biết tắm thì đặt chúng gần nhau là chúng sẽ tự học được cách tắm rất nhanh.

Chim không chịu qua lồng tắm thì sao? Vấn đề này thì bạn hãy bỏ cóng nước trong lồng nuôi ra ngoài. Chim khát nước thì sẽ tự mò sang lồng tắm uống nước và dần dần sẽ tắm mà thôi. Chim mà chỉ tắm khoát không chịu nhảy xuống hồ tắm thì có thể do chim sợ mực nước quá sâu. Lúc đầu anh em hãy cho nhiều nước một tý để chim tắm khoát, sau đó đổ ít nước lại để chim không tắm khoát được mà nhảy xuống để tắm.

Chăm sóc chim giữ lửa rừng

Nói đến việc chăm sóc chào mào bổi thì chúng ta có 2 phương án. Đó là nuôi dạn trước hay giữ lửa chim từ khi cho chào mào vào lồng. Về việc nuôi dạn trước thì bạn xem cách thuần chào mào bổi sau đó khi chào mào đã thuần thì xem cách nuôi chào mào hót hay để tăng lửa và giữ lửa cho chim. Còn ở đây mình sẽ nói đến cách nuôi và giữ lửa cho chim ngay khi cho chào mào bổi vào lồng.

Điều quan trọng nhất để giữ lửa cho chào mào mới vào lồng thì quan trọng nhất là dinh dưỡng cho chào mào. Do đó anh em cần phải chú ý đến chất lượng cám cho chào mào. Tốt nhất là anh em hãy tự làm cám chào mào để chủ động nhất về dinh dưỡng cho chào mào. Nhìn chung là chào mào mồi ăn gì thì chào mào bổi bạn cứ cho ăn như vậy là được.

Về việc trùm áo lồng cho chim thì khoảng 1 tháng anh em có thể trùm áo lồng rồi. Nếu chào mào nhát quá thì anh em mới chùm áo lồng còn nếu không thì không cần thiết lắm. Chim chào mào sẽ chỉ hót và đấu khi có ánh sáng nên nếu trùm thì anh em nên trùm nửa áo lồng là được.

Sau khi chào mào đã có tình trạng ổn, đổ giọng thì bạn cho chim ra chỗ mới yên tĩnh. Nếu nó chịu kéo giọng, đổ giọng thì là tín hiệu tốt. Còn nếu chưa thấy nó đổ giọng thì các bạn cứ kiên nhẫn và thường xuyên xem thể trạng của chim. Nếu có vấn đề thì xem lại cách chăm sóc, có thể phải đổi cám vì chúng không hợp cám. Cám không phù hợp nên không giữ được độ căng nhất của con chim.

Đến lúc này thì chắc anh em đã mỉm cười rồi đấy nhỉ. Nếu thành công thì chắc chắn anh em sẽ có một chú chào mào bổi chơi cực kì bền và hay. Còn nếu giả sử như trong những bước trên mà thất bại ở một trong những bước trên thì anh em sẽ phải làm lại từ đầu đấy.

<!-

Chim Chào Mào Ăn Gì Sung Nhất? Cách Nuôi Chào Mào Căng Lửa

Thời gian đăng: 09:02:32 AM 07/12/2020

Chắn hẳn là một người yêu chim bạn sẽ biết rằng, thức ăn của chim chào mào đóng vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định đến 50% giọng hót và độ căng lửa của chúng. Thông thường, chào mào sẽ có một công thức dinh dưỡng riêng, cám và hoa quả tươi là hai loại thức ăn chủ yếu của chúng.

Chim chào mào ăn gì sung nhất?

Thức ăn cho chào mào nhanh sung bạn có thể chọn mua cám tại các cửa hàng uy tín. Hiện nay có hai loại: Cám căng lửa và cám hạ lửa. Tùy vào nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn loại cám thích hợp cho chim cưng của mình. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng công thức làm cám cho chim chào mào sau đây:

Cách pha chế: Đem trộn tất cả các nguyên liệu đã được chuẩn bị lại với nhau vào một khay chuyên dụng sau đó đem đi phơi hoặc sấy khô. Bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát là bạn đã có một loại thức ăn cho chim chào mào ăn gì để căng lửa và sung nhất.

Ngoài cám, bạn cũng nên bổ sung táo cho chim, loại quả này có chứa nhiều hợp chất cacbon, kéo táo và lượng canxi lớn giúp trung hòa muối dư trong cơ thể chim. Mặt khác, việc bổ sung chất xơ trong táo sẽ giúp điều trị bệnh tiêu chảy ở chim, giúp chim căng lửa hơn.

Chim chào mào ăn gì để căng lửa, hót hay?

Nếu bạn đang thắc mắc cho chim chào mào ăn gì để hót hay thì củ khoai ráy là một lựa chọn hàng đầu, chúng sẽ khiến họng chim bị ngứa và hót suốt ngày. Đồng thời, giúp giọng hót của chúng vang hơn và bay xa hơi. Tuy nhiên, chỉ nên cho ăn số lượng hạn chế, không nên cho ăn quá nhiều.

Ngoài khoai ráy thì ớt cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời, trong ớt có chứa nhiều Vitamin C, Vitamin A giúp kích thích hệ tiêu hóa của chim, giảm đau khi có vết thương. Ăn ớt giúp chim hót hay hơn, căng lửa hơn, nhưng cũng không nên ăn quá nhiều vì gây nóng.

Mặt khác, để chim có thể luyện gióng hót hay, hàng tuần bạn nên đưa chúng đến câu lạc bộ nuôi chim để giao lưu và học hỏi giọng hót của các bạn bè khác. Đây cũng là một mẹo giúp chim chào mào hót hay hơn đó.

Chim chào mào ăn gì khi thay lông?

Chim chào mào trong giai đoạn thay lông cũng cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bạn có thể lựa chọn một số loại thực phẩm sau đây:

Trứng kiến giúp cung cấp lượng chất đạm và canxi giúp lông mọc nhanh hơn và cứng cáp hơn.

Bổ sung các loại cám thay lông cho chim chào mào, những loại cám này có chứa ít hàm lượng chất nóng sẽ giúp chim mọc lông nhanh hơn.

Thêm đu đủ vào khẩu phần ăn để chim thay lông nhanh, bóng và mượt hơn.

Bổ sung thêm Vitamin C giúp chào mào tăng hệ miễn dịch, trị ho, giải nhiệt, giúp tỷ lệ trứng cao hơn.

Chuối cũng giúp cung cấp các loại vitamin tốt cho hệ tiêu hóa và đường ruột của tôm nuôi.

Cách nuôi chim chào mào tốt nhất

Khi mới được nhận chim chào mào non mới nhận nuôi cần được chăm sóc, chùm kín lồng và tránh tiếp xúc quá nhiều với môi trường xung quanh.

Sau vài tháng chăm sóc, khi chim chào mào đã quen dần với môi trường, lúc này bạn cần cho chúng ăn theo thực đơn ở trên và áp dụng cách nuôi chim chào mào bổi nhanh dạn.

Tắm cho chim thường xuyên, việc này giúp chúng sạch sẽ và khỏe mạnh hơn

Chế độ ăn đầy đủ, đầy dinh dưỡng sẽ giúp chim phát triển một cách toàn diện

Thường xuyên cho chim giao lưu tại các câu lạc bộ giúp chúng dạn hơn.

Chào mào ăn cám gì tốt nhất?

Hiện nay có rất nhiều loại cám cho chim chào mào bày bán trên thị trường. GẠO CƯNG giới thiệu cho quý vị một số loại cám được ưa chuộng như sau:

Cám Hiển Bảo Khánh với mức giá dao động từ 40 – 60k tùy vào từng loại cám

Cám Bifood có giá thành cao hơn từ 70 – 90k, có phổ biến tại miền Nam

Cám Thắng mẹo Đà Nẵng có mức giá từ 40 – 60K tùy từng loại

Lưu ý: Khi cho chim ăn cám nếu thấy hiện tượng sốc cám như đi ngoài, bỏ ăn, xù lông thì cần ngừng ăn và gia tăng thêm hoa quả để hỗ trợ tiêu hóa cho chom.

Hy vọng rằng qua những thông tin về chim chào mào ăn gì sung nhất sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức, vận dụng vào quá trình chăm sóc chim cưng của mình một cách tốt nhất. Hãy theo dõi GẠO CƯNG để nhận được những bài viết mới nhất từ chúng tôi.