Chào mào bông lau – Chào mào đít đỏ
Chào mao bông lau & đặc tính tự nhiênChim chào mào bông thường sinh sống tại các bụi rậm khô ráo, các rừng cây thưa, gần khu dân cư nơi có diện tích đất gieo trồng,… chúng phân bố khá rộng tại Việt Nam. Thức ăn: chim chao mao bong lau chủ yếu ăn hoa quả, mật ong, côn trùng & các động vật bỏ khác ( tắc kè,… ). Sinh sản: Chào mào bông lau làm tổ trong các bui cây rậm có độ cao từ 2 -3 mét so với mặt đất, mỗi lứa chim bố mẹ có thể đẻ từ 1 đến 5 trứng ( đa số là 2 – 4 trứng ). Đôi khi chúng còn làm tổ trên mái nhà, các cây ăn quả quanh nhà và cả trong đám lục bình,… Thời gian sinh sản của chào mào đít đỏ vào khoảng từ tháng 6 đến tháng 9 hằng năm. Tổ chim được đan bằng sợi tơ với nhiều lá cỏ hoặc cành cây có diện tích chỉ bằng cái chén nhỏ. Tiếng hót: Thuộc họ chào mào nhưng tiếng hót của chim chào mào bông không quá độc đáo và được phát ra theo khuôn khổ ( đây là lý do ít người chọn chào mào bông lau để chơi ) & chúng hót quanh năm.
Cách bẫy & thuần chào mào đít đỏChim chào mào bông ( đít đỏ ) là loại chim ” khá dạn ” vì chúng sống gần với con người. Muốn sở hữu được những chú chim này là điều khá dễ dàng với dụng cụ là lồng bẫy, lưới,… Bạn có thể dùng chim mồi để bẫy hoặc có thể chỉ dùng trái cây chính thơm, có màu sắc sặc sỡ để làm mồi bẫy chim. Việc thuần chim chào mào cũng rất dễ vì thức ăn của chúng rất đa dạng & phổ biến như: chuối, lê, táo, ( đa số các loại trái cây con người ăn được ), cám chim, côn trùng ( dế, sâu, châu chấu,…).
Bạn có thể xem thực tế một chú chim chào mào bông trống Hot căng ( Nguồn: Quang Tứ )