Nuôi Chào Mào Bổi Nhanh Dạn / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Cách Thuần Chào Mào Bổi Mới Bẫy Về Nhanh Dạn Người Nhất

Cách thuần chào mào bổi

Chim chào mào bổi bắt về anh em cho vào lồng phủ kín chữ A. Chỉ chừa khe nhỏ cho chim thấy thức ăn thôi. Đem treo chào mào ở nơi yên tĩnh không người qua lại. Thức ăn trong lồng, hoa quả, nước chúng ta chuẩn bị khoảng 3 ngày.

Sau 2 tuần thường thì chim bẫy đấu thì nó sẽ ra giọng. Anh em dùng một em bổi nữa để kê xem nó có phản ứng thái độ gì không. Nếu không thì anh em rút em bổi ra ngay và đừng nản chí. Vẫn tiếp tục treo ở nơi ít người và phủ áo lồng chữ A.

Tiếp tục 3 ngày thì anh em lại cho con chim bổi ke xem thế nào. Nhưng anh em chỉ để ở khoảng cách xa xem thái độ thôi. Để gần nó đấu đá là hỏng chim đấy.

Anh em có thể tải tiếng chim chào mào về để cho nó nghe. Hoặc nhà nếu có nhiều chào mào thì treo chúng mỗi con một nơi và xa nhau.

Cho chào mào đi dợt dãi

Sau khi cho đi thi và tập làm quen với không khí của cội thì anh em cho em nó về nhà nghỉ ngơi. Thưởng cho nó miếng chuối cho em nó thích. Anh em đem chim đi tắm khoảng 1h chiều, sau đó treo chỗ thoáng mát để nó nghỉ.

Cứ khoảng 2 3 ngày anh em lại cho nó đi dợt dãi. Dần dần nó sẽ tiến bộ hơn rất nhiều và trở nên thuần hơn bao giờ hết.

1.5

/

5

(

2

bình chọn

)

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Like

Loading…

Cách Thuần Chào Mào Bổi Nhanh Dạn Chỉ Sau Thời Gian Ngắn, Nên Áp Dụng

Cách thuần chào mào bổi nhanh nhất là điều mà rất nhiều người quan tâm trong thời gian qua. Chào mào bổi là những chú chim đã già, sở hữu giọng hót hay, chuẩn nhưng để thuần được lại không phải là việc dễ dàng. Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn những lưu ý cũng như chỉ ra một số cách để thuần loại chim này hiệu quả nhất chỉ trong thời gian ngắn.

Cách chọn chào mào bổi (già rừng) cho người mới bắt đầu – Về màu lông của chim chào mào bổi

Đối với chim già lồng có màu lông sẫm đen ở phần đầu, yếm, cánh. Không như chim non khoảng một năm lồng có màu lông nhạt, phần cổ và gáy có màu trắng, vì chim chưa thay hết được toàn bộ lông mẹ (từ lúc sinh).

– Về giọng hót của chim

Đây là cách khá nhận biết và cũng quan trọng nhất. Chim chào mào bổi già hót giọng đanh và gắt, giọng có độ vang, nảy và luyến láy hai hoặc ba âm tiết cuối khi xổ bọng.

– Về cách đứng và nhảy

Chim đứng dáng chữ C, lúc đứng thường hay xòe đuôi. Chim nhảy kiểu cuộn cầu, và ít khi đâm đầu vào lồng.

– Chân của chim chào mào lưu ý điều gì?

Chim chào mào bổi thì chân màu rất đen và ống chân hóp lại, ở khớp giữa ống chân và bàn chân có ngấn to và dày, còn những chú chim non thì chân đen bóng và ống chân khá tròn.

Cách thuần chào mào bổi già rừng được chuyên gia chia sẻ

Đâu là cách thuần chào mào nhanh nhất là vấn đề rất nhiều người nuôi dưỡng chim chào mào quan tâm. Trước tiên, bạn cần hiểu nguyên tắc của việc thuần chim chào mào, nhất là chim chào mào bổi là vấn đề tâm lý. Vì, chúng được bẫy ở ngoài rừng về tâm lý thường rất hoảng loạn. Một trong những công việc để giúp chúng giữ được tâm lý bình tĩnh phải kể đến, là cần phải chùm lồng, có đầy đủ nước và thức ăn ở trong đó.

Lồng của chim chào mào được trùm kín, treo ở vị trí không quá tối và luôn đảm bảo để chúng được an toàn bằng cách nghe những con chim khác hót.

Sau khoảng 3 ngày, bạn có thể mở áo lồng và vén lên một góc nhỏ để chim có thể nhìn thấy cảnh vật xung quanh rõ ràng và bắt đầu làm quen với môi trường sống mới.

Thời gian ngay sau đó, bạn bắt đầu tập cho chim chào mào ăn cám.

– Có những cách thuần chào mào bẫy nào được áp dụng phổ biến?

Cách 1: Cho chim vào một lồng bẫy. Dùng cám nghiền thật mịn sau đó trộn cùng với hoa quả (phổ biến là chuối). Lăn chuối qua lớp cám để cám có thể bám quanh bề mặt chuối, mục đích để dần dần thời gian ngắn sau chúng sẽ quen với mùi cám.

Cách 2: Cho chim trống sống cùng với chim mái. Vì chim chào mào trống có đặc tính bắt chước rất nhanh, nếu những con chim mái ăn cám cứng sẽ dạy cho con chào mào trống ăn cám nhanh hơn. Vì vậy, đó là lý do nên cho chúng sống chung với nhau để thích nghi và học cách ăn cám từ chim mái rất nhanh.

Nếu chim chào mào chịu tắm sẽ rất nhanh dạn và thuần dễ dàng. Để cho chim tắm cũng phải để ý đến tâm lý của nó, nó phải cảm thấy an toàn mới chịu tắm.

Sau một tuần lông sẽ cho chim vào lồng tắm và cho một con chim đã thuần thành công vào. Những con bổi khi nhìn thấy con thuần tắm sẽ học và tắm theo rất nhanh. Vì khi chú chào chào bổi tắm được một lần thì từ những lần sau sẽ không cần phải nhìn chim thuần tắm theo nữa.

Chỉ cần sau 1-2 tuần đầu chim chào mào tắm được thì sau này chúng sẽ có bộ lông đẹp và giữ được lửa rừng.

Khi thuần chim chào mào cần lưu ý những yếu tố gì? – Lưu ý về chuẩn bị lồng chim

Nên chọn lồng có cấu tạo 15 nan, nóc khít, lồng không quá rộng cũng không quá hẹp với kích thước của chim. Bạn có thể bố trí khoảng hai cầu để chim có không gian tung và hoạt động dễ dàng hơn.

– Áo lồng cần quan tâm những gì?

Chim chào mào mới bẫy vô cùng nhát nên cần dùng áo lồng để giúp chùm kín giúp chúng ổn định tâm lý nhanh hơn. Chùm lồng khoảng một ngày cho chào mào quen rồi sau đó mới từ từ mở áo lồng ra. Có thể mở áo lồng theo hình chữ A hoặc mở từ dưới lên rồi vén 1 góc lên phía đỉnh lồng. Việc mở áo lồng không nên quá nôn nóng và cần phải kiên nhẫn thì chào mào mới có thể dễ thuần và ít bị bệnh hay dị tật.

– Lưu ý về các loại thức ăn bổ sung cho chim chào mào

Một điều bạn cần quan tâm nhiều, mặc dù chim chào mào đã ăn cám nhưng không có nghĩa chúng sẽ bỏ hoàn toàn thức ăn là mồi tươi, hoa quả trái cây chín. Vì khi chim đã chịu ăn cám nhưng hệ tiêu hóa vẫn yếu, chưa thực sự quen thì bạn cần phải bổ sung các thức ăn tự nhiên ở bên ngoài cho chim chào mào ngay như đu đủ, chuối, cam, cà chua, cào cào…

Bên cạnh đó, bạn lưu ý cần cho chúng ăn uống kết hợp giữa mồi tươi, cám và hoa quả trong khoảng ba tuần đầu mới có thể ăn cám cứng được.

Thức ăn bổ sung khi thuần chim chào mào

Cách Nuôi Chim Chào Mào Bổi Đơn Giản Và Hót Nhanh Nhất

Những người mới chơi chim sẽ không biết cách huấn luyện chào mào bổi. Bài viết sau sẽ hướng dẫn cách nuôi chim chào mào bổi nhanh và tốt nhất.

Loại chim cảnh được phổ biến nhất ở Việt Nam đó chính là chào mào vì tiếng hót của chúng rất du dương và dễ thuần nếu biết cách.

1. Giới thiệu về chào mào bổi

Chào mào bổi còn có tên gọi khác đó chính là chào mào mộc. Loại chim này thường được bẫy rồi đem về nuôi, vậy nên chào mào bổi thời gian đầu rất sợ người. Mỗi khi có người lại gần thì nó sẽ nhảy phản ứng mạnh khi bị nhốt trong lồng.

Chào mào bổi là loại chào mào đã sống trong tự nhiên trên một năm. Đã đủ lông đủ cánh, má đỏ.

Chúng có tiếng hót rất hay, thánh thót và rất uy lực. Có thể nói chào mào được xem loại chim hót hay nhất.

Chào mào bổi có tiếng hót rất hay, thánh thót và rất uy lực

Thức ăn chính của chim chào mào bổi là các loại hoa quả. Các loại hoa quả ưa thích của chúng là chuối, đu đủ, xoài, cam. Các loại hoa quả chứa vitamin hỗ trợ tiêu hóa và diệt khuẩn trong đường tiêu hóa.

Đu đủ giúp chim thay lông nhanh hơn và mượt hơn. Phần đỏ ở má và hậu môn sẽ đỏ hơn. Cam giúp tăng cường hệ miễn dịch, trị ho cho chim chào mào bổi. Ngoài ra cam còn giúp tăng tỉ lệ chim đẻ trứng.

3. Cách chọn chim chào mào bổi để nuôi

Chào mào già là một trong những cách được lựa chọn nhiều nhất khi quyết định nuôi chào mào bổi. Chào mào bổi già là loại chào mào được giới chơi chim săn đón nhiều nhất. Vì chúng có giọng hót rất thanh thoát và rất gần người, dễ thuần chủng.

Chim chào mào bổi già tức là đã sống được 2 năm trở lên. Chúng có màu lông đen sẫm ở đầu, yếm và cánh. Còn chim chào mào bổi non thường có màu lông nhạt, cổ và gáy có màu trắng.

Lông của những con chào mào bổi già thường không bó sát thân vì chúng bay nhiều.

Chào mào bổi già có giọng hót đanh và gắt, khi sổ họng những âm cuối thường vang và luyến 2 đến 3 âm.

Dáng đứng của chào mào bổi già có hình chữ C và xòe đuôi. Chúng thường nhảy theo kiểu cuộn cầu và không bị đâm vào thành lồng.

Những con chào mào bổi già bị nhốt chung lồng với các con khác thường có biểu hiện hung dữ. Chúng sẽ kè, cắn hoặc bung cánh dọa các con khác.

Chân chim chào mào bổi già còn có màu đen và ống chân bị hóp lại. Ngấn to xuất hiện giữa ống chân và bàn chân.

Không nên nhốt chung chào mào bổi vì chúng sẽ đánh nhau

Xem Thêm: Những điều cần biết để nuôi chim bách thanh – Cách nuôi chim bách thanh tốt nhất

4. Cách nuôi chim chào mào bổi khi mới bắt về

Khi mới bị bẫy về đa số chào mào bổi sẽ rất sợ người, phải cần đến vài tháng để chim quen với môi trường sống mới. Vậy nên việc thuần chủng chào mào bổi đòi hỏi người nuôi phải có phương pháp và sự kiên nhẫn.

Lúc mới bắt về bạn nên dùng một tấm vải để che lồng để chim đỡ sợ. Lưu ý để tấm vải hở một chút để chim chào mào bổi quen dần dần với môi trường mới.

Nên nuôi chúng trong những chiếc lồng có nan dày để tránh chúng bay nhảy bị rụng lông, gãy mỏ.

Sau khi để chim làm quen với môi trường mới trong 3 tháng thì bắt đầu tiếp xúc với chúng nhiều hơn. Bạn đợi chim ăn hết thức ăn rồi tiếp tục cho thêm. Như thế để tạo cảm giác bạn không phải là nguy hiểm của nó và nó sẽ mừng khi thấy sự xuất hiện của bạn.

Tắm thường xuyên cho chim chào mào bổi, cho thêm ít muối vào nước và chanh để diệt rận trên lông chim. Lưu ý mùa đông tắm ít hơn và phải pha thêm nước ấm. Sau khi tắm nên sấy khô và giữ ấm cho chim.

Trước khi tắm nên chuyển chim sang lồng tắm 5. Cách nuôi chim chào mào bổi dần quen người

Lúc này bạn nên đặt một con chào mào bổi đã được thuần để kích thích con chào mào bổi mới hót. Nếu con chim mới không có phản ứng gì thì nên cất chim cũ đi và không nản chí.

Ngày hôm sau tiếp tục mang con chim cũ đến mồi, nếu con mới bắt đầu hót thì bước đầu thành công. Cứ tiếp tục đến khi con chào mào bổi quen người.

Không nên đặt 2 con chào mào bổi quá gần nhau vì chúng sẽ cắn nhau. Nên đặt xa chúng ra để chúng đấu nhau bằng tiếng hót.

Bạn có thể cho chào mào bổi nghe tiếng hót bằng loa được cài tiếng chim hót sẵn. Như vậy giúp cho chào mào bổi giữ được lửa và dần quen người.

Đến lúc chim chào mào bổi đã được thuần, dạn người thì bạn cho chim đi hót với nhiều con khác. Thông thường những người chơi chim chào mào bổi sẽ có nhóm và thường xuyên cho chim gặp nhau để trổ tài hót của mỗi con.

Chim đã thuần nên đem đi đấu thường xuyên để giữ lửa

Hy vọng qua bài viết cách nuôi chim chào mào bổi của Yêu Chim sẽ giúp bạn nuôi và thuần dưỡng được chúng một cách nhanh và đơn giản nhất.

Cách Thuần Họa Mi Mộc Nhanh Dạn

Những thời điểm nào chim kg ngại gần người Phương pháp ” bỏ cho chim đói ” và cho ăn theo giờ cũng đòi hỏi bạn có thời gian rảnh để canh giờ,chăm sóc đút ăn,tạo thiện cảm với chim

Đói quá phải ăn (kg ăn chết đói).Lợi dụng nhược điểm này ta có thể đút ăn như clip từng con hay đặt lồng chim xuống đất 1 hủ sâu nhỏ để sát cửa lồng và ngồi cận nhìn nó ăn

2.Chim đang tắm-tắm xong phơi nắng. Cũng như thế ta tiếp cận em nó3.Chim căng lửa 1 con mi mộc 3 ngày căng lửa vẫn tự tin đứng gật đầu múa lân 1 con than 3 tháng căng lửa vẫn thông lồng đá được (tuc nhiên là chim đã chơi giàn và đá giữ khoảng cách nhất định) Hay dí mái khi đến gần chim cũng làm chim dạn hơn vì trong tư tưởng chim là mình đang giữ mái nó Nếu bạn không có thời gian thì bạn mượn không gian để làm dạn chim Không gian động người như : cửa hàng chim,chợ,trong cty,nhà gủii xe.. Những không gian này ban đầu chim sẽ nhảy liên tục sẽ làm bạn xót con chim.Cứ để 1 góc trong những không gian đó với điều kiện là không làm động đến nó (như xây nhà đập rầm rầm,như quơ cây).Chim bay tầm hon 1/2 tháng khi thích ngh được chim sẽ tự đứng lồng.

Lưu ý nhỏ: cách này tôi thấy hơi bạo lực chút..bạn nào cứng lắm mới làm nha..vì chim nhảy vậy máu me tùm lum nên sót lắm…với lại đối với HM thì chỉ cần tầm 2 năm lồng chăm sóc thường xuyên là chim đứng hót ngon lành rồi.

về vấn đề này,mình xin phân tích ưu nhược điểm từng loại cho anh em tham khảo.. +Về lồng nuôi.. – Về vấn đề này mình chưa trải nghiệm gì nhiều nên không có ý kiến gì..hehe

+Về nuôi hộc: -Trong thuần HM mình thườn dùng hộc,,mà loại hộc rời được mình thiết kế riêng nên sẻ có nhưng công dụng thích hợp. -Dùng hộc sẻ giảm khả năng bay nhảy của chim nên thường hạn chế chim gảy móng hoặc bể đầu,vì hộc đa phần là đóng kín 5 mặt chừa 1 mặt nên khi chim bổi rừng về sẻ hạn chế tầm nhìn giúp chim yên tĩnh trong 1 thời gian ngắn để thích nghi. – Và là dùng hộc nên bắt buộc phải để dưới đất mà để khoảng cách thấp sẽ giúp chim được tỉnh lặng nên dễ thuần hơn rất nhiều so với treo lồng lên cao.