Cách Chọn Chào Mào Bổi Hay

Cách chọn chào mào bổi hay

Chào mào bổi (già rừng) chỉ dành cho anh em chơi chào mào lâu năm, và phải có tính kiên trì cao, vì nuôi từ lúc bẫy được đến lúc chơi cội thì phải trải qua quá trình gian khổ. Mất khoảng 2-3 năm mới bắt đầu chơi giàn được.

Vậy tại sao lại thích chim già rừng, đơn giản vì nó có giọng hót hay, đanh và gắt. Cùng với việc sống lâu ngoài thiên nhiên tạo cho chú chim bản tính hung dữ vì phải đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên khắc nghiệt. Cho nên thuần được em nó để đi chơi cội thì chả biết sợ ai, không như mấy em má trắng, má lở thích thì chơi không thích thì “đeo tai phone”.

Chào mào bổi (già rừng) có độ tuổi từ 3 năm trở lên, nếu đi bẫy thì dễ phân biệt, chịu khó quan sát và nghe chim xổ bọng là biết. Cách này chỉ dành cho anh em không có điều kiện đi bẫy mà mua chim ở cửa hàng hoặc của người khác bán lại.

Cách chọn chim Chào mào theo hình dáng:

– Mào: gốc mào to, khi mào dựng lên thì phải thẳng cạnh từ giữa mào xuống hết cổ – không gấp khấc ở cổ (nếu gấp khấc càng to thì gốc mào càng nhỏ – chim kém bền). Ở trên đầu con chim, phần lông nào dựng lên thì tính là mào. Từ giữa mào lên đỉnh mào phải gom gọn. Đỉnh mào nhọn, không loe hoe. Mào càng cao thì nhìn chim càng uy nghi, đĩnh đạc. Mào thẳng đứng gọi là mào đinh, chim bền bỉ, nhiều nước chơi hay, nhìn nó hào hoa phong nhã; Mào cong về phía trước là mào lân, chim dữ dằn, bản năng đàn áp, nhìn nó uy nghi oai dũng.

– Chim phải có đầu to bản đầu phẳng đầu cá trê chim như thế rất lì chim . Chim ngoài tiệm hầu như con nào cũng xếp mũ nên cũng dễ nhận thấy thôi. – Chim có gốc mũ to dày, càng dày càng tốt. cái này tùy vào từng người thích mũ j thì chọn mũ đó. – Chim có bờm ngựa.là chim có lông sau gáy mọc thẳng đan vào nhau tạo thành 1 đường chạy từ cổ lên đến gốc mũ( giống mấy cái mũ thời La mã ) . Tôi thích nhất cái này nhìn chim rất dữ và đẹp. – Hầu và ngực Chim:Khi ta chọn được con chim rồi bắt ra cho chim cắn vào ngón tay, để chim cắn ta lật ngược đầu chim ra và coi bộ hầu chim có phồng lên hay không cái này cũng dễ . Ngực chim hải to khi chim đậu mà có bộ ngực gần chạm với cầu thì quá tốtvới những con chim trong lồngCườm , yếm: Cái này tùy thuộc vào sở thích của từng người có người thích yếm đậm có người thích yếm loan . Cái này tô thêm phần đẹp trai cho chú chim vẫn có 1 số chú chim yếm không có nhưng vẫn chơi rất hay và bền.– Mỏ : Chọn con có bộ mỏ mỏng chim này nhanh miệng mau hót. Chim có bộ mỏ ngắn nhưng có bộ hàm to chim thể hiện được giọng hót gằn và nhặm ré”chéc”-Vai: Vai chọn co nào có bộ vai to tránh chọn những con có bộ vai khép lại nhìn chim không khỏe cái này nhìn ở lồng tập thể dể so sánh. thể so sanh với những con chim trong lồng.– Cánh: Chọn con có bộ cánh hở. hở ở đây là nhìn vào vai và cánh chim khi chim đứng ta có thể thấy được khe hởn nhỏ giữa cánh và vai( đưng nhầm lẫn giữa chim bị xệ cánh và canh hở nha hihi. Cánh chim phải dài quá pho cau. nếu con nào có bộ cánh dài hơn phần đỏ của đít thì rất tốt ( Những chú chim có bộ cánh hở, dài chim thiên về chơi cánh.) và tránh những con có bộ cánh xếp chồng lên nhau.– Đit đỏ chim : càn to càn tốt chim thể hiện được nội lực và nền tảng sức khỏe tốt chim có độ bền. – Đuôi chim: Chim đa số có 12 cộng lông nhưng ta chọn những con có bộ đuội dài. dài nhưng phải liền lạc với thân hình và đuôi phải to ,hông nhất thiết phải tim chú chim đứng xếp 1 cộng vì điều đó không thể có khi ở lồng tập thể. bông đuôi nếu được thì chọn con có 5 bông đuôi mỗi bên( cái này thể hiện được chim ở ngoài rừng ăn uống tốt.) Chim có bộ đuôi dài thì chim sẻ xiêng chơi đuôi khi hót hay xòe đuôi. – Chân phải đầy đủ các ngón không khuyết tật( cái này không nhất thiết vì có con khuyết tật nhưng vẫn hay và nỗi tiếng) cái này chỉ tô lên vẽ đẹp của chú chim của bạn thôi khà khà khà. – Cách phân biệt chim bổi 1 mùa và bổi có nhiều mùa ngoài rừng của tôi cũng khá đơn giản. chim bổi 1 mùa thì thường có bộ lông đen bóng, chân chim cũng đen bóng. còn chim già mùa càn già thì màu lông chim càn chuyển san màu nâu đỏ, chân chim có vãy và nhìn ống chân chim nó tốp lại, các ngón chân cũng thắt theo thời gian.

Đây là cái nhìn tổng quan đầu tiên khi anh em chọn chim. Chim già lồng có màu lông sẫm đen ở phần đầu, yếm, cánh. Không như chim non khoảng 1 năm lồng có màu lông nhạt, phần cổ và gáy có màu trắng. Vì chim chưa thay hết được toàn bộ lông mẹ (từ lúc sinh). Cách này hơi khó nhận biết, vì nếu chim đã thay hết rồi cũng chịu. Chim già lông không bó vào thân, vì chim nhảy nhiều.

Về giọng hót:

Cách này là dễ phân biệt nhất và cũng quan trọng nhất, nhưng cũng khó cho anh em ra tiệm mua chim và chim chưa tách lồng. Chim già hót giọng đanh và gắt. Giọng có độ vang, nảy và luyến láy 2 hoặc 3 âm tiết cuối khi xổ bọng.

Cách Nuôi Chim Chào Mào Siêng Hót. Cách Chọn Chào Mào Bổi Hay

Chào mào bổi (còn gọi là chào mào mộc) là những chú chim được rập bắt từ tự nhiên, không phải do con người nhân giống, lai tạo ra. Vì phải tiếp xúc với môi trường mới, nên khi vừa được bẫy chào mào bổi rất nhát người, hay nhảy lung tung mỗi khi có người đến gần. Nhưng bù lại, những chú chào mào bổi này có giọng cực chuẩn, thánh thót, uy lực và đanh hơn hẳn những chú chim khác.

Cách chọn chào mào bổi hót hay

Để chọn được một chú chào mào bổi hót hay không hề dễ dàng nếu không phải là một người có “thâm niên” trong ngành. Vậy trước khi lựa chọn chim bổi bạn phải chú ý những gì?

Thứ nhất, được nhốt cùng nhiều con khác

Bạn hãy quan sát kỹ, con nào có biểu hiện hung dữ, hay cắn mổ con khác, lên gân ở cổ hay nhướng người lên vỗ cánh như muốn khẳng định lãnh thổ.

Nhìn nhanh nhẹn, mắt tinh nhanh, hoạt động nhiều.

Lắng nghe thử âm giọng của chúng, nếu hót được đến 6 âm thì là dòng tốt.

Thứ hai, được nhốt riêng lẻ

Về ngoại hình, đầu và hầu phải to, đòn phải dài, nhìn khỏe khoắn

Mồng luôn đứng, nhọn đầu, gốc phải dày

Tách màu đậm, càng đỏ hay càng trắng thì càng tốt

Mỏ ngắn, không dày

Đảm bảo đó là chim trống (xem lưỡi của chúng có đốm màu đen li ti ở cuống hay không)

Nếu chân cao ráo, màu đen tuyền hơi ánh bạc, có một lớp vảy rõ rệt là chim già. Chào mào bổi càng già thì càng sung và “chất”.

Để ý thêm phần đuôi phải luôn được xếp vào nhau, không xòe ra. Nhìn bộ lông xem có bông trắng không nếu có là chim tốt, bông càng nhiều càng tốt, nếu phủ kín cả đuôi thì đừng chần chừ mà chọn ngay.

Thứ ba, được cầm nắm chim trong tay

Bạn hãy quan sát kỹ hơn xem móng có sắc và trắng không, đầu cánh có xệ xuống không

Khi nằm trong tay chúng không nằm yên mà luôn phản kháng, kêu sang sảng tức giọng rất khỏe, chắc chắn sẽ là một chú bổi hay

Cách nuôi chim chào mào siêng hót

Không phải chú chào mào nào cũng siêng hót nếu bạn không tác động gì hoặc nuôi không đúng cách. Để thường xuyên được nghe giọng chú chim mình yêu thích hãy thực hiện những bước sau:

Sẽ phải mất từ 6 – 8 tháng để thuần chim bổi làm quen với cuộc sống mới, “người bạn” mới.

Trong 3 tháng đầu, nên che lồng kín (để khe hở cực nhỏ), ít tiếp xúc, ít di chuyển, cho chúng ăn cám để thích nghi dần. Bạn cần phải thật kiên nhẫn vì đây giai đoạn quan trọng nhất quyết định chúng có “ở được” với bạn không.

Cho chim tiếp xúc với thế giới bên ngoài bằng cách mở áo lồng từ từ mỗi ngày. Có thể thời gian này chúng vẫn chưa “tự tin” nhưng nếu chúng thể hiện sự “hợp tác” là bạn đã thành công bước đầu rồi.

5 tháng kế tiếp, bạn cần gần gũi chú chim của mình nhiều hơn, thường xuyên cho chim tắm, vận chuyển lồng đặt ở nhiều nơi hơn, cho ăn phải biết cách (nên cho ăn không quá no, luôn ở trong trạng thái còn thèm nhưng không được để chim quá đói, tập cho chim hiểu rằng mình là người ang nguồn thức ăn đến cho nó, không phải làm hại nó, có như thế nó sẽ dạn dĩ hơn mỗi khi mình tiếp xúc). Cứ kiên trì như vậy bạn sẽ nghe chúng cất giọng hót những tiếng hót đầu tiên và tăng dần tần suất.

Trong khoảng 3 tháng tiếp theo, sau khi ra lông nên cho chim đi “va chạm” với những chú chim khác để luyện chất giọng, tăng tính hiếu chiến và tính hung hăng của nó. Thời gian cho một lần tập dợt này cỡ 15 – 20 phút và khoảng cách giữa chúng không được quá gần, tránh những xung đột không cần thiết.

Cách tập chào mào ché

“Ché” không phải là hót như nhiều người vẫn tưởng. Nó cũng là một âm thanh được chim phát ra khi đang hứng khởi, nó rất hung dữ như muốn uy hiếp “đối thủ” nhưng không phải là những tiếng hót như thông thường.

Không phải bất kỳ một loại chào mào nào cũng có thể ché. Chỉ khi chim có sức khỏe tốt, căng lửa, “tâm trạng” thoải mái nhất nó sẽ cho bạn thưởng thức những âm thanh kỳ diệu này.

Để tập chào mào ché cũng khá đơn giản nếu bạn áp dụng theo cách này. Bạn mang lồng chim của bạn đến một khu vực có nhiều cây cối nơi tụ tập nhiều loại chim tự nhiên đến hót. Khi chim tiếp xúc với những loài chim tự nhiên khác chúng sẽ tự cất lên những tiếng ché rất hay và tăng dần uy lực.

Trường hợp không đến được những nơi có chim tự nhiên, bạn có thể áp dụng việc cho chim nghe những âm thanh “nhân tạo” bằng các âm thanh trên internet.

Nên cắt móng chân cho chim thường xuyên để chúng luôn cảm thấy thoải mái nhất khi di chuyển.

Khi chim có trạng thái phấn chấn nhất chúng sẽ cất lên những tiếng ché – thứ âm thanh mà làm bao nhiêu người say mê.

Cách Chọn Chim Chào Mào Bổi Hay.

Đầu tiên các bạn nên biết về cách chọn trống mái trước đã. xem bài viết hướng dẫn phân biệt chào mào bổi trống, mái chính xác 100%.

Tiếp theo các bạn quan sát tổng quan trong lồng bổi cả hàng trăm con. Xem con nào có dấu hiệu “đầu gấu” nhất (đầu gấu ở đây là nó sẽ đuổi các con khác cắn hoặc nhưng con đó tới gần nó thì sẽ bị ăn đòn…) thường những con chim này bạn thấy được nó rồi thì các bạn chú ý đến nó các bạn sẽ thấy những điều khác biệt của nó với những con khác như: đứng 1 mình, chỉ 1 điểm đó (bay thì bay nhưng vẫn về chỗ cũ đứng). Khi thấy được con chim này thì tiếp theo các bạn quan sát và phân tích về nó theo các tiêu chí sau:

1. Đầu và mào chim: Về mào của chim chào mào theo mình biết thì có 4 loại các bạn ạ.

Là loại nào cong và chỉa về phía trước giống các sừng của con lân. Những con mào lân thường không mất dáng bộ khi thi đấu vì mào khi nào cũng dựng về phía trước. Nếu chọn được những con đầu bi mũ lân thì càng tuyệt vời hơn. Dòng này thì hơi bị hiếm, khi thi đấu rất lỳ và không biết sợ chim.

Là loại mào thẳng đứng, và có chóp mào nhọ. Theo quan điểm của tôi thì rất ít khi chọn dòng mào này, đồng ý rằng nhìn nó rất uy nghi đĩnh đạc nhưng khi nó mất bộ thì mào nó sẻ cụp về phía sau, nhìn không được đẹp lắm. Dòng mào đinh thì theo các anh em nghệ nhân là siêng hót, và mau mỏ.

Là loại mào ngắn, không cao, có gốc mào dày. Chim chào mào có mào cui nhìn tướng chim trông có vẻ rất lì lợm và bản lĩnh. Mà đúng thật, những con mào cui thường rất lì lợm và thi đấu rất bản lĩnh, bền bỉ.

Khi chọn chim các bạn phải chọn những con có đầu thật to, càng to càng tốt, vì những con có đầu to thường là chim khoẻ, dữ chim, thái độ thi đấu bản lỉnh và không biết sợ chim. Với cái tên gọi là chào mào rồi thì tất nhiên cái mào phải là ưu tiên số một.

Nhìn chung khi chọn chim thì anh em nên chọn những con có gốc mào dày, tuyệt đối không nên chọn những con có gốc mào bị gãy và bị khuyết, những con có gốc mào gãy hay khuyết thường nhìn rất xấu tướng và không bền chim.

Phần này mình có nói ở bài viết phân biệt chào chào trống, mái rồi. Ở bài viết này mình nói rõ thêm về cái tách của con chim chào mào trống sao cho đẹp và hay. Nhiều người bảo tách không quan trọng cho lắm nhưng mình thì ngược lại. Tách là một điểm nhấn rất mạnh trên khuôn mặt của chim. Nếu các bạn để ý kỹ sẻ thấy có rất nhiều con chim nó chỉ nhìn mặt đối thủ thì đối thủ đả lơ đi và bỏ đấu rồi. Khi chọn các bạn cố gắng chọn những con tách to, tách sệ xuống, nhìn trông rất dữ tướng.

Cái này chắc nhiều bạn biết rồi, một con chim siêng mỏ luôn là tiêu chí được rất nhiều anh em quan tâm và thích. Khi ra thi đấu nếu lọt vào top, khi đó nước đấu chim đã đều hết rồi thì trọng trài họ sẽ chấm tới giọng hót của con chim chào mào. Thường thì những con mỏ mỏng, mỏ ngắn, thường là những con chào mào hót rất siêng và nhặm mỏ. Chọn được con có gốc mỏ to nữa thì càng tuyệt vời luôn. Những con có gốc mỏ to, rộng khi thi đấu thì thường cố tỏ ra to mồm hơn, giọt hót gắt hơn, uy lực hơn.

Cách Nuôi Chim Chào Mào Non Tốt Nhất

Chào mào non cho ăn cám chim. Trộn cám hơi ướt, cho ăn thêm hoa quả và bánh kẹo mềm có vị ngọt, nếu mua được sâu cho ăn thêm. Không mua được sâu cho ăn thêm thịt lợn hoặc thịt bò đều được ( không nên ăn thịt sống dễ bị nhiễm bệnh từ gia xúc, không nên cho ăn cào cào vì hay có xán ).

Cách nuôi chim bổi thành chim thuần mồi: bắt đầu nuôi thì nên nuôi hai con, thường bổi đã đỏ tách thì khá nhát, nên ta phải treo gần người, nếu độ bay tung lồng của nó còn nhiều quá thì che bớt nữa lồng rồi từ từ thời gian mà mở dần ra. Ta cũng có thể để vào lồng hạn chế không cho tung đầu như lồng che bằng lưới ruồi, khiến nó không chui đầu ra tróc đầu chảy máu. Nếu có lở tróc đầu chảy máu thì, qua mùa thay lông miếng vảy đó sẽ tróc đi và mọc lông lên lại. Cách tập cho dạn người bằng cách treo gần chỗ người qua lại treo thấp ngang nửa thân người, khi nó ghiền ăn một món gì đó, ta nên đút cho nó ăn hơn là bỏ vào vào hủ đồ ăn, việc này sẽ giúp nó dạn hơn với chủ nó.

Trong thời gian nuôi cở 5 tháng đổi lên con chim phải khá dạn và hót siêng rồi. Lúc này ta nên để ý chăm nó tí, như siêng cho tắm hơn vì còn là bổi trời còn nhát lắm tuy nhiên các fans thấy cho tắm được từ ngày trước thì tốt lắm (cách cho tắm Bạch Đề sẽ xin viết sau). Ngoài việc để gần người, trong quá trình nuôi từ ngày mang về, ta nên treo nhiều chỗ, quanh nhà đặc biệt là trên cây, việc này giúp nó làm quen với chỗ lạ, mà sau này nó sẽ đấu bắt cứ nơi nào. Tránh cho đấu với chim mồi người ta nhiều(hoặc chim mồi của mình ở nhà nhiều) chỉ đôi khi kê tí mà thôi, bởi kê đấu nhiều lần như thế sẽ khiến nó sợ (bởi chim bổi chưa qua mùa thay lông không có độ sung nhất định, còn sợ người không đấu mạnh), cho dù ta nhìn nó vẫn đấu bình thường với chim mồi, nhưng không nên cho đấu lâu. Bởi rất chi là nhiều chim mồi hay mà đấu riết sau này hễ gặp đối thủ mạnh nó sẽ đấu tí là dừng đi, nên kê cho đấu với con ngang lứa với nó. Tôi nêu lên như thế vì cái này giúp cho độ sung của nó về sau này chớ không phải nhất thời thấy nó sung mà ta kê cho đấu đá vô độ.

Trong thời gian nuôi, nếu nó là chim dùng để bẫy sau này thì. Hầu hết ai cũng biết là đi bẫy phải cần cây sào lồng. Mà hơn phần nửa số Chào Mào nuôi qua mùa thay lông mà ta không dùng sào tập treo lồng thì nó sẽ sợ sào, bởi ta cầm cây sao đưa tới lồng. Bản năng của nó nghĩ mình sẽ dùng xua đuổi nó. Cách tốt nhất là gác cây sào vào chỗ chắc rồi treo lồng lên theo thế như ta đang cầm sào treo lồng vậy. Treo vài lần nó sẽ quen cây sào và không sợ nữa. Rồi cứ như thế nuôi qua một mùa thay lông thì nó sẽ đẹp và hay lên, muốn biết độ sung của nó thế nào thì nhờ một người bạn mang chim mồi lạ tới treo cho hót xem nó phản ứng thế nào. Chào Mào mà nghe giọng chim là nó hót đối lại sung lắm, và chim hay thì sẽ rút như vít vít vít liên hồi đó là thế kêu chim về lại lồng, mà ngoài rừng khi đi bẫy, chim trời tới lồng rồi bay thì nó sẽ rút như thế. Khi kê cho đấu thấy độ sung của nó đấu mạnh cách nhấp liên hồi, trận đấu kéo dài thì đã thành công rồi, còn nếu nó chưa sung lắm thấy đấu tí rồi ngừng thì đem ra khuất ngay. Treo cho hót qua lại và tiếp tục thử lại vài lần với thời gian cũng phải hơn 2 tuần. Các fans vẫn có thể mang đi thử, theo tôi thì nếu nuôi đúng một năm thì có thể cho đi tập trận rồi, tức là mang tới chỗ dợt treo cho hót, nhưng phải khuất không cho nhìn thấy chim khác. Cách tôi hay dùng là nuôi qua năm(một mùa thay lông) là mang đi bẫy tập trận cho nó vào mùa chim tơ. Ra rừng mới đầu thì chưa sung chớ đi vài lần nó sẽ sung hẵn lên, hay lên thấy rõ.

Và rồi trong thời gian trôi qua, ta chợt thấy chú chim ta chăm đã gọn đẹp lông lá mướt, đấu đá và hót hay, thì lúc đã ta tự thưởng có chính mình một cái gật đầu mãn nguyện.

Điều kiện nuôi Chào Mào thật đơn giản lắm không có gì khó. Ngoài bột/cám cào cào/côn trùng, đặc biệt là trái cây. Ta có thể cho chúng ăn đủ loại trái cây mềm đặc biệt là trái có màu đỏ như: cà chua, ớt Tây/ởt Đà Lạt loại to to, chuối, cam. Theo vào tài liệu tôi đọc thì, cà rốt rất chi là tốt. Được gọi là vua của rau quả. Vì nó cứng quá cho nên ta có thể hấp mềm cho chúng ăn. Bởi vì tôi tin là những loại rau có sắc màu đỏ này giúp chim Chào Mào giữ cái đít màu đỏ còn tốt cho dù nuôi lâu năm. Có ý kiến cho là ta nuôi theo môi trường tự nhiên của nó như cây xanh hoa hòe màu đỏ, lại ảnh hưởng tới nó. Như thời kỳ thay lông ta dùng áo trùm lồng màu sắc xanh, đỏ hoa hòe. Nếu được ta có thể thử hết những gì nêu ra. Bởi vì, đây là những kinh nghiệm của tôi và tôi cộng lại những kinh nghiệm của các cao thủ lâu năm trong nghề.

Phụ kiện lồng chim: Lồng cho Chào Mào thì không cầu kỳ quá, bởi chỉ cần đơn giản rộng rãi cho chim nhảy để cặp chân được khỏe là tốt. Vì ta nuôi lồng hẹp quá chim không được vận động tốt, khiến cặp chân yếu đi, đặc biệt nuôi từ chim con. Lồng nhỏ gọn trừ khi là để ép chim bổi để cho chúng dạn lẹ mà thôi. Khi đã khá dạn ta nên cho vào lồng rộng. Nói về chim con nuôi từ lúc mớm mồi thì cũng vậy. Khi chúng tự nhảy được thì loại này đã dạn. Ta không nên dùng lồng nhỏ mà nuôi vì tuổi chim con đang phát triển, không được độ dinh dưỡng tốt và điệu kiện hoạt động thì chim sẽ yếu đi mà thôi.

Cầu cho chim: hồi giờ tôi chỉ dùng loại to vừa đủ để chân chim bám vào, không quá to, lại không nhỏ, bởi vì nhỏ quá chim đậu lâu ngày móng sẽ mọc dài ra lẹ. Chân không được bám vững.

Bài viết: Cách nuôi chim chào mào non tốt nhấtĐánh giá: 4.5Người xem: Mua Bán Chim Cảnh ĐẹpNội dung xem: Cách nuôi chim chào mào non tốt nhất

Cách Chọn, Chăm Sóc Và Nuôi Chim Chào Mào Bổi Thành Mồi Hay

Trong giới chim cảnh, chúng ta không còn xa lạ gì với giống chim chào mào nữa, nhưng trong đó chúng ta cũng không thể không nhắc đến chim chào mào bổi. Làm thế nào để có được chú chim chào mào bổi hay? sẽ giới thiệu với các bạn Cách chọn chim chào mào bổi hay. Với những người yêu chim cảnh tỉ mỉ và đầu tư công sức thì chắc chắn rằng những chú chim này sẽ không làm bạn phải thất vọng bởi bản lĩnh và những kinh nghiệm mà nó đã có trong suốt quãng đời ở ngoài thiên nhiên. Mời các bạn tìm hiểu cách chọn chim chào mào bổi hay cũng như cách nuôi dưỡng và cách nuôi chim chào mào bổi thành mồi hay nhất.

Cách lựa chim chào mào bổi hay.

Muốn lựa chọn được một chú chim chào mào bổi hay thì trước tiên anh em phải để ý đến một vài yếu tố sau:

– Đầu tiên thì chim phải có đươc một chiếc đầu to bản nhưng chú chim này thường trông khá lì lợm. Chọn chim bạn cũng cần phải lựa chọn được những chú chim có gốc mào to. Ngực chào mào càng to thì càng tốt chim có thể hót rất vang và rất to. Tiếp đến bạn lựa chọn một chú chim có mỏ mỏng như vậy thì những chú chim này sẽ mau mồm mau miệng hót rất nhiều.

– Đuôi chim thì phải dài thon gọn và mượt mà không nên lựa chọn những chú chim có lông đuôi xiên ngang xiên dọc không đồng đều thậm chí là còn chồng lên nhau.

– Những chú chào mào nào càng có sắc tố màu đỏ đẹp thì càng tốt nhứng chú chim này chứng tỏ có sức khỏe tốt

– Nên lựa chọn những chú chim chào mào bổi có lông màu nâu đỏ hơn là những chú chim cố màu đen bỏng bởi những chú chim này thường là chim đã khá già đời nên giọng hót và bản lĩnh của chúng chững chạc hơn rất nhiều so với một chú chim bổi 1 mùa. Những chú chim bổi 1 mùa thì chỉ có ưu điểm chính là dễ thuần thôi.

Cách chăm sóc chào mào bổi thành mồi

Khi bạn mới mang những chú chào mào bổi về nhà điều lúc này chúng chưa quen nên thường tỏ ra sợ hãi thậm chí trổ hết góc này đến góc khác và gặp phải những tổn thương lớn việc của bạn lúc này là phải nắm kỹ càng được cách chăm sóc chào mào bổi đúng kỹ thuật nhất.