Mua Bán Chích Chòe Lửa Bổi / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Cách Nuôi Chích Chòe Lửa Bổi

Chim bổi là chim đã trưởng thành, là chim già đã sống lâu năm trong rừng, đã quen với cuộc sống tự do, và rất nhát người. Có nhiều con chim bổi nhát đến độ vừa gỡ ra khỏi bẫy rập nó đã chết khiếp ngay trên tay!

Người ta bắt chim bổi bằng lục. Bắt chim này được quanh năm (trừ mùa chúng thay lông bắt được ít) vì chúng rất háu đá. Hễ gặp chim mồi hót lên là Chích Chòe Lửa rừng trong thung đã có mặt sau đó.

Lục đánh bắt Chích Chòe Lửa cũng như lục đánh bắt chim Chích Chòe Than, có điều phải làm rộng hơn một chút, vì tránh cho lông đuôi dài khỏi bị gãy.

Khi bẫy được hay mua chim bổi, nên lựa chọn những con bọng đen (mép và khoag miệng đen thui) tức là những chim đang còn “lửa rừng” mà nuôi. Vì chim này dạn hơn chim bổi họng trắng (hết lửa, chim suy), nuôi dễ sống và mau thuộc.

Gặp con còn căng lửa rừng, đem về nhốt lồng độ vài ba ngày nó đã chịu hót. Nếu nuôi dưỡng đúng phương pháp độ sung của chim sẽ kéo dài thêm nhiều tháng nữa. Và đến chừng đó thì nó đã thích ứng được với môi trường sống mới rồi!

Nếu nuôi chim hết lửa (họng trắng) nuôi dễ chết mà có sống được cũng lâu thuận thuộc.

Nuôi chim bổi người nuôi chỉ ngại hai điều:

– Nuôi cách nào cho chim sống được.

– Thuần dưỡng cho chim mau trở thành chim thuộc.

Hai công việc này thực hiện rất khó khăn. Nhưng, nếu thực hiện được thì đó là điều mừng vì ta đã có con chim quí. Chim bổi tất nhiên là có giọng rừng. Giọng nó hay hơn giọng chim con nhiều, dù là chim con nuôi được vài mùa. Khi chim bổi đã chịu đứng lồng mà hót, tập dượt thêm, giọng nó sẽ hay hơn gấp bội. Chính vì vậy nhiều người thích nuôi chim nhưng vẫn không thể không nuôi chim bổi. Nhất là ai cũng biết chim bổi Chích Chòe Lửa nuôi mau dạn hơn, và dễ nuôi hơn Chích Chòe Than bổi nhiều lần.

– Nuôi cho chim sống: Chim bổi nào mà nhốt vô lồng chịu ăn mồi là chim đó nuôi sống được. Thường thì những con còn lửa rừng như đề cập ở đoạn trên đều chịu ăn mồi trong môi trường sống chật hẹp cả. Những chim bổi không chịu ăn mồi, chỉ đứng ở dưới bố lồng (không dám đậu trên cầu) là những chim quá nhát. Chúng biết mồi để trước mặt nhưng không dám lại ăn uống nên sức khỏe suy kiệt dần mà chết. Chim chỉ cần nhịn khát một ngày, nhịn đói hai ngày là đủ kiệt sức rồi.

Muốn cho chim ăn mồi thì phải tìm loại mồi thích khẩu với nó để kích thích cơn thèm:

– Mấy hôm đầu cho ăn trứng kiến.

– Mấy hôm kế tiếp, trộn ít bột đậu phộng trộn trứng vào trứng kiến để chim tập ăn quen dần thức ăn bột. Thức ăn bột là thức ăn lạ đối với các loại chim rừng.

– Những ngày tiếp theo chim sẽ biết ăn bột, và lúc đó bớt dần trứng kiên và sâu tươi (chỉ cho ăn với lượng vừa phải).

Trong trường hợp không có trứng kiến thì thế vào cào cào non. Nuôi Chích Chòe Lửa nên chọn cào tào nhỏ con, thứ cào cào lớn chim nuốt không được, nó chỉ ngậm vào mỏ rồi rảy qua rảy lại, kết cuộc là văng tuốt ra khỏi lồng khiến chim bị đói.

Tóm lại, nuôi chim bổi, bước đầu là phải dụ cho con chim ăn đúng loại mồi mà nó thích. Nếu chim chịu ăn là nó sống được.

– Thuần dưỡng chim bổi: Chim bổi là chim quen sống tự đo giữa trời cao đất rộng, nay bị nhốt vào chiếc lồng tù túng chật hẹp, lại phải sống gần người nên chúng không tránh được sự lo âu sợ hãi. Chính vì vậy, nuôi chim bổi phải có phương pháp riêng:

– Phủ kín áo lồng trong suốt tuần lễ đầu. Những ngày sau đó, hé áo lồng rộng ra từ từ để cho chim tập quen dần với quang cảnh chung quanh.

– Treo lồng vào nơi thật yên tĩnh, khỏng có tiếng người cười nói ồn ào quá mức, tránh tiếng động cơ nổ ầm ĩ, tránh chó mèo lui tới làm cho chim sợ…

– Thức ăn nước uống thật đầy đù.

Trong trường hợp chim quá dơ bẩn mới cho tắm sớm, nêu không phải chờ qua tuần đầu cho chim bớt sự hãi mới tắm được. Khi cho chim bổi tắm, ta nên tìm cách lánh mặt để chim bớt sự, và khi sang lồng phái cố gắng làm nhanh gọn để chim khỏi hốt hoảng.

Phải nuôi cách nào cho con chim bổi nhận ra được một điều: chủ nuôi chính là ân nhân của nổ, là kẻ không mang dà tâm hại chết nó, tức là ta đã thành công. Vì con chim thuộc là con chim đã dạn người, đã coi chủ nuôi là bạn của nó.

Cách trình bày này mới nghe qua có vẻ… cường điệu, nhưng sự thật nó là vậy.

Chích Chòe Lửa bổi tuy là con chim ở miệt rừng, sống xa người thường với khoảng cách năm bảy cây số trở lên, thế nhưng nuôi nó mau thuộc hơn Chích Chòe Than bổi. Nếu con Chích Chòe Than bổi nuôi một hai năm mới thuộc (dạn dĩ) thì Chích Chòe Lửa chỉ mất nửa thời gian đó là nhiều. Chính vì lẽ đó nên nhiều nghệ nhân thích nuôi chim bổi hơn là chim con. Chim bổi khi đã thuộc thì hổt căng không thua chim con nuôi lên. Nó cũng ngẩng cao đầu, xệ cánh, giựt đuôi, miệng kêu pặc pặc trông rất oai hùng…

Chích Chòe Lửa bổi (thường được gọi tắt là Lửa bổi) giá bán cao gấp đôi, có khi gấp ba Chích Chòe Than bổi (thường gọi tắt là Than bổi), và nhiều người nuôi Lửa bổi lâu năm kinh nghiệm thấy rằng giống Lửa bổi vùng Tân Uyên (Biên Hòa) hót hay nhất.

Nuôi chim bổi nên chọn những chim có vóc dáng đẹp ít ra phải đúng với ý thích của mình. Thường thì những chim đầu nhỏ, mình thon, đuôi dài, chân cao là chim đẹp.

Khi mua chim bổi nên lựa những chim mạnh, mập, dáng vóc đẹp. Những chim cảnh có dáng khù khờ không phải là chim dạn mà là chim suy, do đã bắt về lâu ngày lại nuôi thiếu thốn nên sức lực suy kiệt. Chim này mua về mười con nuôi khéo lắm cũng sống được phán nửa là may.

Kinh Nghiệm Mua Chích Chòe Lửa Con

1. Thời gian mua Mùa sinh sản của chích chòe lửa ngoài thiên nhiên từ tháng 4 đến tháng 7, do đó có thể mua chim non từ các tiệm chim vào tháng 5.

2. Độ dài thân chim non Không có phương pháp nào đảm bảo chọn được một con chim có chất lượng hay không ở giai đoạn này, dù cho chim ở cùng một tổ vẫn không chắc sẽ giống nhau. Nhiều người đã chọn cách mua chim non cho mình bằng cách đánh giá về độ dài cơ thể, đôi chân của chim, đuôi, cánh, phẩm chất lông, kích cỡ của đầu, mắt, dáng đứng, sức khỏe của chim,… nhưng có khi nhiều sự lựa chọn một cách cẩn thận này sẽ đưa đến kết quả thất vọng sau này.

3. Về nguồn gốc Nên chọn mua từ các nguồn đáng tin cậy, do đó, khả năng có chú chim tốt tiềm năng từ chim cha mẹ hoang dã là lớn hơn. Những con chim non này sẽ được lọc lại một lần nữa sau ít nhất sáu đến chín tháng hoặc thậm chí lâu hơn. Có khi một chim con xấu có thể trổ đẹp sau đợt thay lông đầu tiên.

4. Về ngoại hình, tính cách – Một chú chim với đầu, cổ, cơ thể, cánh, chân và đuôi ở tỷ lệ cân đối và biết đánh đuôi kết hợp sàng cầu sẽ được sự quan tâm chú ý hơn.

– Thông thường là một chú chim hấp dẫn như vậy có thể gây ấn tượng với mọi người qua hình dáng bên ngoài cộng với tính cách đánh đuôi hay sàng cầu được đánh giá cao hơn là giọng hót.

5. Về giọng hót – Thật ra rất khó khăn để tìm được một con chích chòe lửa hót tốt ở năm đầu tiên. Chim tốt với giọng hót rõ ràng tự nhiên cộng với khả năng bắt chước giọng của các loài chim khác. Giọng hót to và dạn người có thể cải thiện được với thời gian. Chích chòe lửa sẽ hoàn thiện sau khi chúng được 2 – 4 tuổi.

– Một con chim hay thường có một giọng hót lớn, “tông” cao. Những con chim có thể hót một cách tự do trong bốn vòng mà không sợ đám đông, tiếng ồn hay chim lạ khác sẽ đáp ứng được yêu cầu của ban giám khảo.

Chia Sẽ Kinh Nghiệm Mua Chích Chòe Lửa Con

1. Thời gian mua Mùa sinh sản của chích chòe lửa ngoài thiên nhiên từ tháng 4 đến tháng 7, do đó có thể mua chim non từ các tiệm chim vào tháng 5.

2. Độ dài thân chim non Không có phương pháp nào đảm bảo chọn được một con chim có chất lượng hay không ở giai đoạn này, dù cho chim ở cùng một tổ vẫn không chắc sẽ giống nhau. Nhiều người đã chọn cách mua chim non cho mình bằng cách đánh giá về độ dài cơ thể, đôi chân của chim, đuôi, cánh, phẩm chất lông, kích cỡ của đầu, mắt, dáng đứng, sức khỏe của chim,… nhưng có khi nhiều sự lựa chọn một cách cẩn thận này sẽ đưa đến kết quả thất vọng sau này.

3. Về nguồn gốc Nên chọn mua từ các nguồn đáng tin cậy, do đó, khả năng có chú chim tốt tiềm năng từ chim cha mẹ hoang dã là lớn hơn. Những con chim non này sẽ được lọc lại một lần nữa sau ít nhất sáu đến chín tháng hoặc thậm chí lâu hơn. Có khi một chim con xấu có thể trổ đẹp sau đợt thay lông đầu tiên.

4. Về ngoại hình, tính cách – Một chú chim với đầu, cổ, cơ thể, cánh, chân và đuôi ở tỷ lệ cân đối và biết đánh đuôi kết hợp sàng cầu sẽ được sự quan tâm chú ý hơn.

– Thông thường là một chú chim hấp dẫn như vậy có thể gây ấn tượng với mọi người qua hình dáng bên ngoài cộng với tính cách đánh đuôi hay sàng cầu được đánh giá cao hơn là giọng hót.

5. Về giọng hót – Thật ra rất khó khăn để tìm được một con chích chòe lửa hót tốt ở năm đầu tiên. Chim tốt với giọng hót rõ ràng tự nhiên cộng với khả năng bắt chước giọng của các loài chim khác. Giọng hót to và dạn người có thể cải thiện được với thời gian. Chích chòe lửa sẽ hoàn thiện sau khi chúng được 2 – 4 tuổi.

– Một con chim hay thường có một giọng hót lớn, “tông” cao. Những con chim có thể hót một cách tự do trong bốn vòng mà không sợ đám đông, tiếng ồn hay chim lạ khác sẽ đáp ứng được yêu cầu của ban giám khảo.

Kỹ Thuật Nuôi Và Thuần Chim Chích Chòe Lửa Bổi Hiệu Quả

Giống như các loài chim cảnh khác, Chích chòe lửa khi mới bẫy về hoặc mới mua về còn nhát nên đòi hỏi người nuôi chim cảnh phải biết quan tâm, chăm sóc và thuần dưỡng chim một cách từ từ.

Yếu tố quan trọng nhất khi chọn chim bổi là vấn đề sức khỏe. Xem và chọn chim trong hộc (lồng) mà thấy chú chim nào lông lá bóng mượt, bay nhảy linh hoạt, tạch tạch, vảnh đuôi thì nên chọn còn dáng đứng cao cầu hay sàn cầu nếu có thì tốt, không có cũng không sao.

Khi mua chim nhớ sờ vào vùng ức dưới bụng chim xem chim mập ốm ra sao. Khi bắt chim để ý họng của chúng coi thử có đen hay là trắng bệt..nếu trắng bệt quá thì không nên chọn (loại này nguy hiểm) còn họng đen thì ưu tiên chọn vì đó là những con còn lửa rừng, có sức khỏe tốt.

Ngoài ra nên quan tâm thêm đến bộ và hình của chim như đầu sà hay bi, cổ thắt, cánh gà tre, dài đòn, chân trắng móng trắng, mỏ mỏng, mũi thông, bộ sẻ , trung chim, đuôi tôm hoặc thẳng và dài hay ngắn…Đó là đặc điểm cần có ở một con chim đẹp.

Nên chọn những chú có dáng đứng cao cầu. Không nên chọn nhưng con mắt quá lồi ra ngoài,vì khó thuần và những con thế này thường ít có tiềm năng trở thành con chim tốt.

Còn việc đánh giá 1 con chim có ngon nết hay không thì lại cần thời gian và sự trải nghiệm.

Có thể do quá trình vận chuyển đường xa mà chim mới về thường yếu, dễ bị stress rồi bỏ ăn, bỏ uống, gặp một số vấn đề về đường tiêu hóa và hô hấp. Khi chim bắt đầu về chưa quen với môi trường nuôi nhốt nên giữ nguyên tập tính tự nhiên của chúng.

Chòe lửa là loại ăn mồi mặt đất nên để mồi trong những cái chén nhỏ để dưới bố lồng. Mới đầu thì nên cho chim ăn mồi tươi những loại chim thích như cào cào, trứng kiến, dế,…rồi mới từ từ vào cám cho chim. Trộn sâu tươi, cào cào vào cóng bột của nó, rắc chút nước lên cho ướt tí thôi. Chim ăn sâu thì miệng sẽ dính bột và dần dần thì chim sẽ ăn bột, sở dĩ ta tập chúng ăn bột là vì khi thay lông thì cần cắt giảm lượng sâu và cắt hẳn cào cào, châu chấu, dế,…

Chim mới mua mua hoặc ở nơi nào đó về thì chưa tắm liền, khi nào chim có biểu hiện khỏe mạnh rồi hãy tắm.

Cho chim tắm đều đặn, tập tắm bằng cách bỏ vào lồng tắm 1 khay nước để chim tắm, sau đó bỏ vào vài con sâu trong đó, nhớ không đổ nước khay đó. Tiếp theo ta treo ở nơi không có người qua lại, chim thấy sâu sẽ bay vào khay để ăn rồi dần dần ta cho nước vào thì chim sẽ ăn sâu rồi dính nước và sẽ chịu tắm sau 2-3 ngày. Sau khi chim tắm thì nên để chim trong bóng râm để nó rỉa cho khô bộ lông của mình rồi hãy đem ra ngoài nắng phơi khoảng 20-30 phút rồi đem vào.

Lúc mới bắt chim về hoặc có thể do chăm không cẩn thận mà trên mình chim, đặc biệt là trên đầu chim xuất hiện các đốm trắng lấm tấm như bụi hoặc là gầu. Đó chính là mạt chim,tuy không ảnh hưởng nhiều đến chim nhưng về lâu dài không tốt. Lúc này bạn phải tắm cho chim thường xuyên hơn ,khi tắm thì pha 1 chút muối vào nước tắm, khoảng 2-3 lần sẽ hết. Kết hợp thêm việc ngâm áo lồng vào xà phòng, vệ sinh lồng cóng sạch sẽ.

Khi mới mua hoặc bẫy về thì chim chưa quen với môi trường xung quanh, cần để chim làm quen bằng cách trùm kín lồng 2 ngày đầu tiên, ngày thứ 2-3, mở 1/4 áo lồng, ngày thứ 4-7 mở dần hết áo lồng ra, dể chỗ vắng người rồi dần đến đông người.

Để thức ăn nước uống trong lồng đầy đủ: 2 cóng đựng thức ăn, 2 cóng đựng nước, thức ăn gồm dế hoặc cào cào trộn với cám giành cho chích choè rồi để chim chỗ có nhiều người qua lại,chỉ mở hé áo lồng,dần dần rồi chim cũng quen.

Ngoài ra có thể áp dụng cách ép chim ăn cám, không để ăn mồi tươi trong lồng mà thỉnh thoảng có người đi tới cầm con sâu hay cào cào, dế, cầm ra dứ dứ con chim rồi ném vào lồng cho nó ăn. Sau vài ngày con chim quen dần với việc là cứ có người thì sẽ có ăn nên nó sẽ dạn người hơn.

Cách khác nữa là để thức ăn nước uống đầy đủ trong lồng, ban ngày thì trùm kín áo lồng .Đến buổi tối thì mở hết áo lồng ra,rồi để chim 1 góc nào đó tĩnh trong phòng khách, không nên để đèn quá sáng, mọi người trong nhà thì vẫn xem tivi sinh hoạt bình thường. Vì buổi tối và trong điều kiện ánh sáng kém thì chim ít bị hoảng nên sẽ tĩnh hơn,lâu dần nó sẽ quen với sự xuất hiện của người nên sẽ nhanh thuần hơn.

Bạn có thể mở file Mp3 chòe lửa mái hoặc trống hót để kích thích chim hót hoặc để nó học giọng cũng được, có thể mang đến khu dợt chim

Thuần Chích chòe lửa khá đơn giản, kiên trì và được chăm sóc trong điều kiện nuôi nhốt tốt thì chỉ từ 1-2 tháng là chim đã thuần được rồi. Tuy nhiên không nên thuần chim quá, chỉ cần đến mức là chạm vào lồng thì nhảy nhẹ, treo lên là phải đứng lồng. Nếu chim thuần quá thì tại một số trường hợp nó sẽ rất ít vận động, dẫn đến tình trạng là yếu chim,không dai sức.