Luyện Giọng Chim Vành Khuyên Hót / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Luyện Chào Mào Hót Giọng Hay Chuẩn, Giọng Rừng 15 Âm Kép, Luyện Giọng Chim Chào Mào Giọng Rừng

Đang xem: Luyện chào mào hót giọng hay chuẩn, giọng rừng 15 âm kép

Cách luyện chim chào mào hót hayKhi chim cất tiếng hót nghĩa là nó đã cảm thấy được bình yên trong cuộc sống, lấy lại được sự tự chủ, không còn sợ hãi gì nữa.Chào mào (chóp mào) là một loài chim thông dụng nuôi hót ở Việt NamNhư bạn đã biết giọng hót của chim (tất nhiên là chim trống) biểu tỏ sức mạnh của nó trước kẻ thù. Mỗi con chim hùng cứ một vùng, theo kiểu “rừng nào cọp nấy”. Nó chiếm cứ một vùng rừng núi nào đó, trọn quyền kiếm ăn trong lãnh địa của mình, không cho một đồng loại nào tranh cướp. Vì vậy, chim dùng tiếng hót làm một lợi khí để dọa nạt kẻ thù. Do đó, chỉ khi nào chim thật dạn dĩ, lấy lại được sự tự chủ nó mới siêng hót và hót hay. Giọng hót của chim cũng nhằm mục đích “chọc gái” trong mùa sinh sản. Trong mùa sinh sản, chim mái thường chọn cho mình những anh chàng hót hay để “gá nghĩa” một mùa. Vì vậy, để được người yêu ghé mắt xanh đến, chim trống chỉ còn cách cố hót thật hay để quyến rũ.Loài chim có khả năng bắt chước những âm thanh vừa lạ vừa hay để làm giàu cho âm điệu làn hơi của mình, do đó, chim càng sống lâu năm càng có giọng hót hay. Vì vậy, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy giọng hót của chim ảnh hưởng sâu đậm từ môi trường sống của chúng. Một con Chích Chòe Lửa sống ở rừng rậm cây cao bóng cả, có giọng hót véo von như gió ngàn xào xạc. Trong khi đó những con Chích Chòe Lửa sống cạnh vùng có núi cao thác lớn, giọng của chúng lại hơi nhặt rồi thôi thúc như tiếng nước réo gọi ầm ầm…Lợi dụng chim biết bắt chước mọi thứ âm thanh lạ quanh môi trường sống của chúng, nên từ xa xưa các nhà điểu học châu Âu đã dùng nhiều nhạc cụ như kèn đồng, đàn sáo thổi lên cho chim bắt chước, và họ đã thành công.Ngày nay, chúng ta có nhiều cách để tập cho chim có giọng hót vừa hay, vừa giàu âm điệu, siêng hót :- Năng tập dượt: Mỗi tuần vài lần, ta nên đem chim đến các câu lạc bộ nuôi chim hót, hoặc có các tụ điểm nuôi chim do một số nghệ nhân tổ chức… để chim được dịp “học hỏi” những âm điệu của chim khác mà làm giàu cho giọng hót trầm bổng của mình. Nếu gặp được tay “kỳ phùng địch thủ”, chim sẽ hăng say đấu giọng hàng giờ, khiến chim sung sức lên, về nhà hót mãi…- Nuôi chim “giáo sư”: Hầu hết các loại chim hót như Họa Mi, Chích Chòe, Sơn Ca … nếu có chim “giáo sư” dẫn dắt sẽ siêng hót và hót hay. Chim “giáo sư”, con chim hót bậc thầy (maitre de chante) khi cất tiếng hót lên sẽ khiến cho cả đàn chim chú ý bắt chước.

Chỉ có những con chim đủ lửa mới “cả gan” đấu tay đôi với chim bậc thầy, còn những chim khác thì bị “đe” không dám mở mồm hó hé. Thế nhưng, dẫu sợ chúng vẫn lắng tai học hỏi những âm điệu mới lạ để bắt chước sau này. Việc tập luyện này không nên kéo dài quá lâu, vì những con còn non lửa sẽ bị “đè” mãi sinh nhát, khó “nổi” lên được ! Sau thời gian luyện tập, ta có thể gửi chim “giáo sư” đến một nơi khác, hoặc treo thật xa để giọng hót của nó không làm cho bầy chim non “yếu lửa” khiếp sợ.- Băng cassette: Thay vì nuôi con chim “giáo sư” tốn kém, ta có thể thâu giọng nói của chim bậc thầy này vào băng cassette, để thỉnh thoảng chạy băng phát cho chim nghe. Phương pháp này đôi khi lại hiệu nghiệm nếu ta biết điều chỉnh volume xuống mức thấp, để chim non lửa khỏi khiếp sợ.- Nuôi chim mái : Chim mái không biết hót, nó có giọng “sùy nhè nhẹ, nhưng có tác dụng lớn là kích thích sự hăng say của chim trống.Một chim mái có thể kích thích được bốn năm con trống. Cứ mỗi lần nghe tiếng mái sùy là chim trống cất cao giọng hót.Chim mái rẻ tiền, nhưng cũng ít người chịu nuôi. Vì cứ nuôi mái mãi trong nhà thì con trống sẽ có thói quen tệ hại là nghe mái sùy nó mới hót. Đó là một sự phiền phức.Chim mái khôn bao giờ nên để gần chim trống, và nên treo chỗ khuất, tuyệt đối không cho trống thấy mặt, như vậy trống mới sung và chịu hót.Thường, gặp những con trống suy ta mới cho mái sùy độ một tuần để “vực” lên. Còn trống đã đủ lửa thì không cần đến chim mái.Vì vậy, chim mái chỉ dùng trong một giai đoạn, đúng ra, mỗi tháng chỉ cần có mặt vài ba ngày, sau đó tìm cách gửi nơi khác hoặc treo thật xa, như nhà trước nhà sau, hoặc dưới nhà trên lầu chẳng hạn.Với nhà chật chội, người ta ngại nuôi thêm chim mái, cũng vì lẽ này.Nhưng, với chim đá, nhất là Họa Mi, chim mái đóng vai trò quan trọng trong sự thắng bại của chim trống. Có con mái hay đến độ khi cất giọng “sùy” thúc giục con trống điên tiết lên, chỉ còn biết lăn xả vào kẻ thù mà đấu đá. Đấu chim Họa Mi mà thiếu lồng chim mái kèm theo thì khó lòng thắng được địch thủ.Tóm lại, mỗi con chim đều có giọng hót rừng tự nhiên của nó. Nhưng để cho giọng hót đó giàu âm điệu hơn, ta phải tập luyện cho chim có giọng hót hay hơn, ta phải tập luyện cho chim có giọng hót hay hơn. Cách tập luyện cơ bản như đã trình bày, có nhiều cách và không khó khăn vất vả gì. Chỉ cần chúng ta áp dụng do đúng phương pháp là sẽ đạt được kết quả như ý.

Cách Chọn Chim Vành Khuyên Hót

PHẦN 1 : Cách chọn chim Vành Khuyên hót Chim Vành Khuyên ( Thuộc bộ Sẽ) được phân bố đều trên thế giới . Tại Việt Nam có 3 họ: 1 -Chim Vành Khuyên Nâu – Sống tại các tỉnh miền nam Trung Quốc(Giáp các tỉnh miền Bắc nước ta) và các tỉnh phía Bắc. Chim có hình giáng to (Trường chim) nhưng giọng hót không hay chính vì vậy rất ít người nuôi. 2 – Chim Vành khuyên Xanh – Sống tại hầu hết các tỉnh bắc Trung bộ , Trung bộ, Nam Trung Bộ. Chim có hình dáng thon nhỏ và có giọng hót rất hay ( Do là bộ Sẽ lên ngoài giọng hót của Khuyên. Chim còn học được các giọng hót của các loài chim khác ví dụ như Chích chòe ) 2 – Chim Vành khuyên Vàng – Sống tại các tỉnh miền Nam nước ta. Chim có giọng hót rất hay nhưng tinh thần hót đấu không bằng chim Vành khuyên Xanh.

Để chọn được chim Vành khuyên hót dân chơi chim thường chọn chim theo bộ ( Bộ đầu quả táo, bộ đầu xà, bộ lưng quy đầu xà, bộ đuôi chuột nhưng phải ngắn vì khi líu chim thường líu xòe rất đẹp)

Cách chọn chim trong lồng mộc: Ngoài chợ chim người bán chim thường nhốt hàng trăm con chim mộc vào 1 lồng làm sao có thể chọn được 1 con chim hay thật là rất khó nhưng theo kinh nghiệm của người nuôi lâu năm. người ta thường bắt ra khoảng 10 con chim nhanh nhẹn khỏe mạnh trong lồng có bộ gần giống như kể trên sau đó tách ra những con có mỏ mỏng có giọng quát to( vì hầu hết những con có giọng quát to là chim đực). Nếu còn nghi ngờ thì phải bắt ra tay để thổi tu nếu con nào có tu cuồn cuộn thì là chim đực, chim cái hoàn toàn không hót tu nhỏ. Chú ý những con mái già tu cũng cuồn cuộn đấy (tôi đã bắt phải 1 con khuyên mơ đẹp khủng khiếp giáng bộ miễn chê tu cuồn cuộn thế mà là chim mái sau biếu tặng Anh Hùng Nguyễn Siêu để Anh ghép đẻ nhưng không thành công). Còn cách phân biệt chim già và chim bánh tẻ cũng rất cần thiết vì chim bánh tẻ thường thuần dưỡng dễ hơn chim già thường rất lâu công và khó nhưng ngược lại chim già thường có giọng hót hay hơn có vần có điệu và líu rất dài khoảng từ 15 mỏ trở lên tối đa lên đến 40 mỏ.Cách phân biệt ta lên nhìn vào chân chim con nào chân có vẩy sừng cứng và nhiều là chim già. Ngoài ra yếu tố may mắn đóng góp 10%

Phần 2: Cách vào cám và thuần dưỡng chim Khi đã chọn được chim ưng ý bạn nên mua cho chim 1 chiếc lồng tiêu chuẩn là loại lồng có đường kính đáy 21cm, chiều cao tính từ đáy lên nóc lồng 35cm, lồng có 48 – 50 nan chỉ sử dụng tối đa 2 cóng thức ăn 1 ống thủy tinh đựng nước nắp ở ngoài lồng. Nên sử dụng đĩa CD hoặc miếng nhựa trong được gắn vững chắc lên đỉnh lồng ở phía trong có tác dụng ngăn cho chim nhảy lộn (Chim càng hay càng có nhiều tật ngoái tiện lộn) Để chim vào cám các bạn nên mua chuối tây bỏ vỏ, cắt miếng nhỏ bóp với cám đậu xanh trứng gà (Cách làm cám sẽ được viết vào mục sau) có thể cho thêm Sâu Quy, Sâu gạo, hoặc Châu chấu non (nhớ bỏ càng) cho chim ăn như vậy sau 3 ngày bạn từ từ giảm bớt chuối, sâu, châu chấu đến khi còn cám không (thời gian khoảng 10 ngày). Những ngày này chim còn yếu hay hoảng loạn bạn nên treo chim ở chỗ cao yên tĩnh, tránh nắng, gió. Sau 13 ngày bạn đã có 1 con chim mộc đã biết ăn cám và sức khỏe tạm ổn định. Bạn mới bắt đầu chuyển sang cách thuần dưỡng chim. 1. Bạn nên chọn chỗ treo chim nơi đông người qua lại khoảng cách treo ngang mặt người. 2. Hàng ngày bạn dành cho chim khoảng nửa tiếng vào lúc chiều tối để ôm chim vào lòng hai tay thỉnh thoảng vỗ nhè nhẹ vào lồng. Sau 15 ngày bạn đã có 1 con chim mộc thuần. Về phần dưỡng bạn nên cho chim 1 cóng cám đủ ăn trong khoảng 1 -2 ngày (sau hết ngày thứ 2 nếu chim ăn không hết nên đổ bỏ để tránh mốc cám) buổi sáng khoảng 5 con sâu, buổi chiều khoảng 4h cho tiếp 5 con. Nếu không có sâu bạn có thể thay bằng châu chấu. Hai ngày bạn cho ăn 1/2 lát chuối tây mỏng khoảng 1/2cm (có thể thay bằng các loại hoa quả khác được nhưng những loại thay thế phải mang tính ôn ấm), cách 1 ngày cho chim tắm 1 lần. Nếu sử dụng loại cám có chất lượng tốt tôi đảm bảo sau 3 tháng bạn có 1 con chim líu khá hay.

suu tam anh em tham khao nhe

Chim Vành Khuyên Nuôi Thi Hót

Chim Vành Khuyên còn gọi là chim Khoen, có tên khoa học là ZOSTERPODIDEA, trông tựa như con chim sâu từ hình dáng cho đến sắc lông. Do chim có vòng khoen màu trắng bao xung quanh mắt nên người ta gọi là chim Khoen cho dễ nhận.

Trước đây vài thập niên, người mình ít ai thích nuôi giống chim này. Chỉ có người Hoa là nuôi nhiều nhất. Gần như ở phòng khách của những phụ gia, Trung Hoa đều hiện diện vài chiếc lồng chim này, vừa để chủ nhân nghe “líu” và cũng làm vật trang trí cho sang.

Thỉnh thoảng họ cùng rủ nhau tổ chức thi chim Khoen hót, thế nhưng, do không thấu hiểu được những đặc điểm ưu việc của con chim có thân hình nhỏ nhắn này nên người mình cũng ít ai quan tâm học hỏi cách nuôi ra sao.

Vì thế, một thời giống chim Khoen được coi như là thú tiêu khiển riêng của người Trung Hoa, và họ cũng không dại dột chỉ vẽ thú chơi này cho người ngoài hay biết.

Mãi mấy thập niên gần đây, người Việt mình mới bắt đầu làm quen với chim Khoen: tìm bắt, nuôi dưỡng và biết thưởng thức tiếng líu của chúng… Tuy nhiên, đến nay số người lành nghề nuôi giống chim này của ta vẫn chưa được bao nhiêu, tài nghệ vẫn thua sút người Hoa.

Xuất xứ:

Chim Khoen được nuôi hiện nay là chim của nước ta, chúng sống ở hai miền Nam Bắc, vừa để nuôi vừa có giọng líu rất hay. Đúng ra, hiện nay nghệ nhân của ta đang nuôi bốn giống chim Khoen: hai giống ở miền Nam và hai giống ở miền Bắc.

Hai giống Khoen ở miền Nam là:

Khoen Vàng: Có tên khoa học là ZOSTEROPS PALPEBROSA, phần lông ở mỏ, ngực và bụng màu vàng óng.

Khoen Xanh: Có tên khoa học là ZOSTRTOPS JAPONICA SIMPLE, phần lông ở ngực và bụng màu vàng lục.

Khoen vàng sinh sống ở vùng Rừng Sác đến Cần Giờ Duyên Hải, sinh đẻ vào đầu mùa mưa, và làm tổ ở độ thấp. Còn Khoen Xanh thì sống trên những cây cao, và làm tổ ở độ cao. Khoen Xanh sống trong thành phố, trên những cây cổ thụ trong Thảo Cầm Viên, và dọc các đại lộ lớn.

Vì vậy, bắt Khoen Vàng dễ hơn bắt Khoen Xanh, một đằng có thể dùng đường bộ, đường sông, bắt chim ở độ thấp. Một đằng phải trèo lên những cây cao đặt bẫy hoặc bắt chim non ở tổ trên những độ cao cheo leo. Do đó, giá Khoen Xanh lúc nào cũng đắt hơn Khoen Vàng. Mặt khác, nghệ nhân nuôi chim cũng chuộng Khoen Xanh hơn Khoen Vàng, vì Khoen Xanh có giọng “líu” hay hơn.

Hai giống Khoen ở miền Bắc là:

Khoen Xanh: cũng một giống Khoen Xanh ở miền Nam. Chúng cũng sinh sống trên những cây cao bóng cả như vậy.

Khoen Xanh (Trung Quốc). Có tên khoa học là ZOSTEROPS ERYTH ROPLEURA SWINHOE. Đây là giống chim Khoen xứ lạnh, sống nhiều ở Trung Quốc đến vùng Sibérie của Nga. Người ta cũng gặp giống chim Khoen Xanh này ở Mông cổ, Triều Tiên…

Vì là chim ở xứ lạnh nên hai giống sau sống thích hợp với khí hậu miền Bắc. Vào Nam, chúng có vẻ không thích hợp phong thổ nên nuôi không được như ý.

Hình dáng:

Con chim Khoen có thân mình nhỏ nhắn, chỉ nhỉnh hơn con chim Sâu một chút, chân cao hơn và mình cũng dài hơn. Nếu người chưa nuôi, nhìn qua hai loại này có thể khó phân biệt.

Cái khó thứ hai của việc nuôi chim Khoen là khó lòng phân biệt trống mái. Ngay những nghệ nhân nuôi lâu năm cũng có khi chọn lâm. Họ thường căn cứ vào những đặc điểm sau đây mà phân loại trống mái:

Trống mình thon, đòn dài, chân cao, hàm dưới bạnh lớn ra.

Mái thì thân bầu bĩnh, chân thấp, đầu nhỏ.

Trống có tiếng kêu gắt, siêng kêu và có âm cao.

Mái có tiếng kêu trầm, ít kêu và âm thấp.

Ai cũng biết, chim Khoen kêu “chép chép” liên hồi, tiếng kêu lại nhỏ nên khó phân biệt đâu là âm cao, âm thấp, đâu là tiếng gắt, tiếng trầm… Hơn nữa cái tiếng “chép chép” đó dù có phân tích kỹ càng thì tiếng kêu của chim mái là chim trống trong thời kỳ chưa đủ lửa cùng giống nhau y hệt!

Đó là lý do chính đáng khiến ít người chịu nuôi chim Khoen.

Cách nuôi chim bổi:

Chim Khoen bổi rất nhát người, do đó mới bắt về ta nên nhốt chim vào lồng nhỏ lồng đặc biệt dành cho chim Khoen, trong đó có để sẵn thức ăn, nước uống rồi bên ngoài trùm áo lồng thật kỹ, tránh chim khỏi nhát sợ.

Thức ăn của chim Khoem gồm có các thứ sau đây:

Về bột đậu xanh trộn trứng thì chế biến như sau:

Dùng 100grs đậu xanh loại tốt ngâm nước hai giờ, sau đó vớt ra đải vỏ sạch rồi hấp chín. Xong, đem đậu này ra phơi khô. Đậu khô đem xay nhuyễn, trộn vào hột từ 6 đến 10 lòng đỏ trứng gà và mội muỗng cà phê đường cát trắng. Hỗn hợp đậu và trứng này cần được đem phơi nhiều nắng cho thật khô để dành cho chim ăn dần…

Vì chim thuộc loại chim nhỏ nên chỉ ăn được cào cào non, vừa mềm vừa nhỏ. Nuôi Khoen mà ít cho ăn cào cào thì chim dễ bị suy, biếng hót.

Còn chuối, ta phải cho chim ăn loại chuối sứ thật chín. Nên cho chim ăn chuối vào buổi sáng, và ngày ăn ngày nghỉ cũng được.

Chim Khoen bổi nuôi cũng lâu dạn dĩ, thường phải mất ba bốn tháng chim mới chịu hót. Và nuôi trên năm tháng chúng mới bắt đầu “đi chuyện” rỉ rả, sau đó mới chịu “líu”…

Chim Khoen chịu “líu” là chim đã “nổi” “Líu” là sự luyến láy thần tình của giọng hót, là một lối hót có bài bản nghe thật sướng tai.

Khi “líu” con chim Khoen không nhảy lồng như lúc kêu hoặc hót. Nó đứng yên một chỗ, cái mỏ tí hon hé mở ra để tuôn ra đủ thứ âm điệu khoan nhặt, trầm bổng liên tục một hơi thật dài như không muốn đút.

Người nuôi chim Khoen với bao nhiêu công khó bỏ ra, giờ phút nghe chim “líu” cảm thấy như được đền bù trọn vẹn và xứng đáng với công sức và liền của của mình tốn kém cho chim.

Con chim khi đã biết “líu” là con chim đã đủ lửa, đã thoát qua giai đoạn “chim bổi” để trở thành chim thuộc, nên giá trị của nó cũng tăng dần… Nuôi được con chim Khoen biết “líu” tất nhiên ai cũng quý, nên dù mua với giá thật cao chắc cũng không ai chịu bán cho mình.

Chăm sóc:

Chim Khoen rất thích tắm, dù là chim bổi mới bắt về. Mỗi ngày ta cũng nên cho chim tắm nắng, bằng cách treo lồng chim ra chỗ có nắng sáng chiếu vàomỗi ngày độ nửa giờ. Tắm nắng vào buổi sáng, tắm nước vào buổi trưa.

Ngoài ra, ta còn phải vệ sinh cho lồng chim cho sạch sẽ. Nên treo lồng vào nơi mát mẻ, tránh kiến và muỗi hòng làm hại sức khỏe của chim cảnh.

Luyện chim thi hót:

Chim Khoen tuy nhỏ nhưng lại có khả năng bắt chước giọng hót và “líu” của chim đồng loại. Vì vậy, cho chim đi dượt hằng ngày tại các tụ điểm nuôi chim Khoen là việc cần làm. Xin lưu ý: nên treo chim cùng độ sung như nhau gần nhau mới có lợi, nếu không thì chim hót hay sẽ “đè” chim hót dở, có khi vì dở mà chim hót dở sẽ suy luôn không dám mỏ mồm thi thố tài năng với chim nào nữa cả.

Càng cho chim đi dượt thường xuyên chim dở rồi cũng sẽ trở thành chim hay. Mỗi ngày đi dượt về, chim sẽ sung sức hơn, hót và “líu” nhiều hơn với nhiều giọng lạ hơn.

Cách thi hót chim Khoen:

Thỉnh thoảng vẫn có những cuộc thi hót chim Khoen. Cuộc thi thường kéo dài đến 2 giờ. Các nghệ nhân tham dự cuộc thi phải đăng ký số chim dự thi của mình là bao nhiêu với Ban Tổ Chức. Chim dự thi cũng treo trên sào như cách tổ chức thi các loài chim hót khác. Thi hót chim Khoen có điều đặc biệt là những chim vào thi được năm mười phút mà chưa chịu hót vẫn không bị loại ra khỏi cuộc thi. Những con hót trễ chưa phải là chim dở, chúng có thể trổ tài sau đó, và người ta dành cho chúng cơ hội tốt đẹp này.

Chấm thi hót chim Khoen cũng căn cứ vào ba yếu tố chính như đối với các loại chim hót khác:

Giọng hót: Đánh giá chim dự thi siêng hót hay không, giọng dài hay ngắn, “líu” nhiều hay ít, và “líu” có hay hay không. Chim Khoen hay dở là do ở tiếng “líu”, nếu “líu” dở thì coi như bị loại.

Vóc dáng: Xem chim có mượt mà hay không, có đẹp hay không.

Điệu bộ: Chim Khoen khi hót hay khi “líu” không múa cánh hoặt đuôi như những giống chim khác, nhưng khi “líu” điệu bộ mỗi con một khác. Con nào chịu đứng yên mà “líu”, điệu hộ, cách biểu diễn xuất thần chừng nào thì đưực đánh giá cao chừng nấy.

Có nơi còn có lệ thi lồng chim. Tất nhiên các loại lồng ngoại, lồng xưa, lồng chạm đắt tiền được chấm cao điổm, còn loại lồng chợ tầm thường thì được ít điểm. Điều này chúng tôi nghĩ không đem lại ý nghĩa tốt đẹp cho cuộc thi, trái lại còn làm cho nhiều người phật ý, vì có sự… phân hiệt giàu nghèo. Nên đánh giá tài năng của con chim, chứ không nên đánh giá cái lồng tốt xấu.

Và cũng do người nuôi chim Khoen thì nhiều mà rành rẽ về nó thì ít, nên sau những cuộc thi hót, thường có những lời dị nghị, nhưng nổi bất bình, cho rằng Giám Khảo thiên vị, không công bằng… Thực ra, đánh giá đúng mức tài năng của một con Khoen, nhất là so sánh con này với nhiều con khác, trong nhất thời không phải là chuyện đơn giản…

Truyện Tiếng Hót Vành Khuyên

Tối thứ bẩy, đi văn nghệ Chu văn An về, Mai thao thức, trằn trọc mãi. Tới gần sáng, mệt quá, mới thiếp đi trong một giấc ngủ đầy mộng mị. Cũng tại cái bài Trường Làng Tôi, đầy dẫy hình ảnh, gợi lại trong lòng Mai biết bao nhiêu là kỷ niệm…

Mai không biết có phải tại mình sanh dưới chân ông Huỳnh Đế, hay kiếp trước vốn dòng du mục, mà với cái thời gian ngắn ngủi có sáu năm tiểu học, Mai thay tới năm trường khác nhau. Trong thập niên 50, tình hình dưới quê rất lộn xộn Quận Cao Lãnh nằm dọc theo con sông Hậu Giạng Ban ngày, quân đội Phật Giáo Hoà Hảo làm chủ tình hịnh Đêm Việt minh từ trong đồng về quấy rối. Thỉnh thoảng, lính Cộng hoà từ tỉnh kéo xuống bố rạp Dân chúng lúc nào cũng phập phòng lo sợ và luôn luôn trong tư thế sằn sạng nhảy xuống hầm núp!

Ba làm việc trên Saigon. Má, chị Lan và Mai vẫn ở dưới quê với ông bà nội. Năm ba tháng má dắt chị em Mai lên Saigòn thăm ba. Sẵn dịp đem gạo, gà vịt, cá mắm, trái cây lên tiếp tệ Cao Lãnh – Saigòn chỉ cách độ 140 cây số, nhưng phải đi tàu đò xuống Sađéc, rồi ngủ lại một đêm (thường là ngủ trên mui tàu), hôm sau mới lấy xe đò đi Saigọn Mai còn nhớ những chiếc xe đò cọc cạch, khách ngồi chật như nêm, trên mui chở cả trăm thứ Thỉnh thoảng phải ngừng lại đổ nước cho nguội máy! Còn phải qua bắc Mỹ Thuận mới là gian nan (nhưng bù lại, trong khi chờ đợi, được ăn một dĩa cơm có con tôm càng kho tàu, chan nước mắm mỡ hành, có trộn gạch tôm đỏ tươi, cũng đáng lắm!)… Ở chơi với ba độ một tuần, mấy mẹ con lại cụ bị trở về quê. Ngoài những thứ cần cho ông bà nội, cái món không thể thiếu được, là những ổ bánh mì dòn rụm mua tại bến xe. Lần nào mà cũng mua 2, 3 chục ổ về biếu bà con lối xóm.

Một buổi sáng đẹp trời, má đánh thức Mai dậy rất sớm.

Bắt con nhỏ tắm rửa sạch sẽ, mặc cái áo đầm sọc câro hồng, trắng. Đầu cài chiếc nơ trắng có chấm hộng Chân mang đôi săng đan trắng. Tay ôm hai cuốn vở và một cây viết chị Má dắt Mai xuống đò qua sông, tới trường thầy bảy Tánh xin cho Mai học lớp chót. Thời chiến nên trường cất cũng dã chiến luôn! Chung quanh là những cây cao rợp bóng mát. Suốt ngày tiếng chim hót véo von. Phía sau trường là một rừng cây đủng đỉnh. Nhà nào có đám tiệc cũng tới chặt lá về che rạp Bông đủng đỉnh màu vàng tươi, kết thành chùm, để trang trí ngoài cửa rạp cho thêm phần mỹ thuật Trường chỉ có một căn duy nhất.

Chiều ngang độ mười thước, sâu năm sáu thước, ngăn đôi bởi một tấm phên tre, có chừa lối đi. Thầy Tánh kiêm nhiệm hai lớp nên chạy qua chạy lại như mắc cửi.

Phần lớn học trò nhà quê ăn mặc khá lam lũ. Tuy còn nhỏ xíu nhưng Mai cảm thấy mình hổng giống con giáp nào trong chiếc áo đầm, nên mấy ngày sau nhứt định xin má cho mặc áo quần bà ba như những đứa trẻ khác. Mỗi ngày má đưa Mai ra tới bến đò, đứng đợi Mai qua tới bờ bên kia má mới về. Tan học Mai về một mình. Má không lo, vì ông lái đò chính là ” ba nuôi” của Mai. Má kể lúc hơn một tuổi, con nhỏ cứ bịnh rề rề, nhiều khi làm kinh, giựt sùi bọt mép khiến cả nhà hết hộn Cô hai Bạch chị của ba, khuyên nên đem Mai ” ký bán” cho một người nào đó làm con nuôi. Trong làng có hai nhân vật khá lạ lùng, đó là bác Huế Nhiên và chú Huế Kiện Tuy chẳng có giây mơ rể má gì tới cái xứ Thần kinh xa lơ xa lắc đó (bác Nhiên người gốc Bình Định và chú Kiên người gộc Bắc kỳ!), nhưng thời đó, trong Nam, nếu không phải là người Nam, thì đương sự chính là người Huế!

Hai ông Huế giả hiệu này, không biết trôi lạc xuống làng Tân An từ bao giờ (quên hỏi má), nhưng tứ cố vô thân, nghèo xơ nghèo xạc Sau này, khá lớn tuổi, chú Kiên cưới được cô Mành, vì cô này lật lợ. Phần bác Nhiên được đẹp duyên với cô Chương, lý do đơn giản là trai làng không ai dám đến gần. Cũng bởi xuân thu nhị kỳ, mỗi năm cô tắm nhiều nhứt là hai lần!

Vậy mà khi lấy chồng cô đẻ sòn sòn năm một. Sản xuất một lèo tới sáu, bảy đứa. Má kể có lần tới thăm bác gái mới sanh, vừa vén mí mùng lên là má tượng xỉu cái đùng, vì cái sự ” nặng mùi” từ trong mùng xông ra! Cả xóm lăn ra cười cái lần bác bị bà chị ruột lôi sềnh sệch xuống sông bắt tắm. Bác vừa ” bị” tắm, vừa khóc, vừa nỉ non:

– Bắt tui tắm rủi tui bịnh ai chịu tiền thuốc đây?

Bà chị vừa kỳ cọ cho bác, vừa la ầm ĩ:

– Mày bịnh tao chịu tiền thuốc. Đàn bà con gái gì mà còn hôi hơn chồn! Tao cũng khá khen cho thằng chồng mày còn ở với mày cho tới ngày nay!

Vậy mà lũ con bác lớn như thổi, mạnh cùi cụi quanh năm.

Vì vậy ba má đem Mai ký bán cho bác làm con nuôi. Chỉ khổ thân con nhỏ, mỗi lần gặp ông già nuôi đều bị Ổng ôm ” hun” một phát lên má! Ai qua đò cũng phải trả mấy cắc, riêng Mai thì miễn phí (con nuôi cũng có khác!). Đó là chưa kể những hôm phát tài, bố cao hứng móc túi cho Mai năm cắc mua mía ghịm Về nhà bị má la, vì bác nghèo, con đông, không nên nhận tiền của bác tội nghiệp!

Kỷ niệm không thể quên được trong thời gian học lớp chót này là cái chết tức tưởi của thằng Đượng Nó mới bằng tuổi Mai. Một hôm đang ngồi học, cu cậu ôm bụng kêu đau. Thầy Tánh cho nó vệ Qua hôm sau không thấy nó đi học lại. Đến ngày thứ ba, thầy nói nó vẫn còn đau nhiều lặm Trị thuốc bắc hoài không hết, gia đình phải đem nó xuống bịnh viện Cao Lãnh điều trị Nhưng hai ngày sau thằng Đường chệt Lúc đó mọi người mới biết nó bị sưng ruột dư. Khi chở xuống bịnh viện đã bể tùm lum, không cứu kịp!…. Thầy Tánh dẫn cả hai lớp đi đưa đám ma. Thấy má nó lăn lộn khóc, Mai cũng thút thít khóc theo!….

Qua năm sau, lên lớp năm, Mai khỏi phải qua đò, vì chú hai Thuận (em chú bác của ba) mở một ngôi trường cách nhà Mai độ hai trăm thược Kêu ngôi trường cho nó oai, chớ thật ra nó còn có phần tệ hơn ” ngôi trường” năm ngoái, vì chỉ trần sì có một lớp! Trường được cất trên nền đất, xung quanh là vườn cam, quít, bưởi… Sát vách có cây mận hồng đào, trái đỏ tươi, thường xuyên thu hút ” nhỡn quan” của đám học trò ham chơi hơn ham học Chú Thuận vừa là thầy giáo, vừa là thầy thuốc. Đúng ra lúc còn trẻ, chú bị gia đình bắt ép phải khăn gói quả mướp ra tận xứ Huế tầm sư học đạo. Chú được thọ giáo với một danh sư đất thần kinh (lần nầy đúng là người… Huế trăm phần trăm). Tuy giỏi về nghề thuốc vô cùng, nhưng chú chỉ thích làm thầy giáo. Cuối cùng chú đành hanhsọng nghệ, trong sự sung sướng của đám học trọ Trường cách nhà có một cái sân độ mươi thước. Mỗi lần có khách đến nhà xin khám bệnh, chú giao lớp cho thằng Nam, (vì nó nhiều tuổi và lớn con nhứt lớp), nhưng lại hiền khô, chẳng ma nào sợ, nên lần nào lớp học cũng ồn như cái chợ Có đứa còn chạy qua đứng trước cửa nhà thầy, khoanh tay cúi đầu rất nghiêm chỉnh:

– Thưa thầy cho em đi… đắi!) Thầy đang tập trung hết tâm trí để bắt mạch cho bệnh nhân, nên phải gật đầu. Mười lần hết chín, nhóc ta chạy ù ra vườn, nhảy tót lên cây mận, hay cây trứng cá, hái đầy nhóc một túi… Chú Thuận trị học trò bằng roi mây. Nhưng hình phạt thần sầu nhứt của chú là nắm mớ tóc mai kéo lên. Kéo tới đâu là nạn nhân nhắm mắt, nhắm mũi cố rướn người theo tới đó. Chừng rướn hết nổi thì chỉ còn nước oà lên khóc!….

Đến giữa năm học, có một chuyện động trời xảy ra làm rúng động cả mái trường (may phước được lợp bằng lá!) bé nhỏ này. Hôm đó trời nắng thật đẹp, không khí trong suốt như pha lê, lại mát mẻ dịu dàng nhờ đám mưa tối hôm trước. Trong vườn chim chóc ríu rít chuyền cành. Trong lớp, đám học trò nhỏ đang để hết tâm trí vào bài toán độ Chợt có tiếng chim véo von từ ngoài đưa vào. Tiếng hót rất lạ, không giống bất cứ tiếng chim nào hằng ngày Mai vẫn nghe. Mấy chục cặp mắt đồng loạt hướng về phía cây mận sát vách (vách bằng lá chằm, còn chừa phía trên độ hơn thước mới tới nóc). Lủng lẳng trên nhánh mận là một chiếc lồng chim, bên trong có một chú đang nhảy nhót lung tung, thỉnh thoảng ngừng lại vươn cổ lên hót một tràng. Chú chim rất đẹp, đẹp hơn tất cả những con mà Mai đã được thấy, với bộ lông màu xanh lá cây, chiếc mỏ màu vàng và hình như giữa hai mắt có một khoanh tròn màu trặng Chú Thuận nhíu mày hỏi:

– Lồng chim của đứa nào?

Thằng Tín – con chú – đứng lên khoanh tay:

– Dạ của con.

Chú ngạc nhiên:

– Ủa, ở đâu mày có? Mà giống chim gì coi lạ quá vậy?

Thằng Tín hơi ngập ngừng:

– Dạ của chú Huế Kiên cho con. Chú nói con chim này tên Vành khuyên (nó phát âm Dành khuyên).

Chú Thuận nhíu mày như đang suy nghĩ một điều gì, rồi như chợt nhớ ra, chú cao giọng:

– Có lý nào chú Huế Kiên cho mày. Loại chim này đâu có ở đây mà chú bắt được?

Thằng Tín cặp mắt chớp lia, ấp a ấp úng:

– Dạ, con không biệt Chú Thuận từ từ tiến tới trước mặt ông con, mặt đằng đằng sát khí:

– Có phải mày đã ăn cắp năm đồng của má mày để mua con chim này không? nói mau. Hôm kia má mày kêu mất năm đồng.

Thằng Tín lắp bắp:

– Dạ không phải con.

Nói chưa dứt câu đã bị lãnh hai cái tát nẩy lửa. Cu cậu hồn bất phụ thể đành khai thiệt:

Số là cách đây hơn tháng, chú Huế Kiên được ông Tám Sang mướn chèo ghe, chở lúa lên Saigòn bán cho mấy chành gạo. Trong lúc rảnh rỗi, chú theo mấy người bạn lái ghe đi thăm Saigòn, Chợ lớn cho biết. Tới khu chợ bán đủ loại chim, cá, chó, mèo… thấy có bán con chim Vành Khuyên, có lẽ chạnh lòng nhớ về xứ Bắc xa xôi, chú đứt ruột trích ra một món tiền, mua chú chim đem về, chắc mong hằng ngày ngắm nhìn cho đỡ nhớ quê xưa. Không ngờ gặp nhóc tì Tín là người đồng điệu. Tuy mới tám chín tuổi đầu, nhưng cu cậu rất mê chim chóc. Nó đã từng nuôi một con sáo (từ lúc mới ra ràng), bỏ công hằng ngày bắt cào cào, châu chấu cho ặn Sau đó còn lột lưỡi và dạy sáo ta nói được vài câu. Nhưng một hôm bất cẩn, anh chàng bỏ mạng dưới nanh vuốt của mấy con mèo hoang bên nhà bà Sáu Tân (sát hàng rào!). Cu Tín tiếc thương con sáo khóc hết mấy ngày. Từ hôm biết chú Huế Kiên có con chim lạ, vừa đẹp lại hót hay, hầu như ngày nào nó cũng ra nhà chú, ngoài lộ mới, để chơi với con chịm Cách đây hai hôm, con Lanh, con chú Kiên bị trúng gió (?), trên thổ hạ tả, chú kẹt tiền mua thuốc cho con, nên muốn bán rẻ, vừa chim vừa lồng có năm động Cu Tín mừng rơn, nhưng đào đâu ra tiền?

Suy nghĩ nát óc, sau cùng mê con chim quá, cu cậu đành nhắm mắt ” mượn đại” tiền của bà via. Hy vọng bả không khám phá ra. (Ai bảo trai gái khi thương nhau mới mù quáng? Hỉ mũi chưa sạch như thằng Tín, khi mê chim cũng dám uống thuốc liều chớ bộ!). Sau khi tặng ông con hai cái tát gần gẫy cổ, chú Thuận quay ra cho cái đám học trò, đang ngẩn tò te, một bài mô ran:

lợi dụng lúc nhà người ta đang ” tang gia bối rối” để mua đồ rẻ như thằng Tín là gian ác! Thay vì ăn cắp tiền đi mua con chim, nó có thể xin chú thuốc đem cho con Lanh nhưng Mai có nghe gì đâu. Vì tuy sóng gió đang ầm ầm xảy ra trong lớp học, ngoài kia, chú Vành khuyên vẫn thản nhiên nhảy nhót và cất tiếng hót véo vọn Sau khi tan học, chú Thuận dẫn thằng Tín, cầm lồng chim tới nhà chú Huế Kiên trả lại, năm đồng cho luôn. Chú Kiên mừng lắm, cám ơn rối rít! Cũng từ đó, tiếng hót và chú chim màu xanh có cái tên Vành khuyên đã thấm sâu vào tâm hồn non nớt của cô nhỏ. Nhớ hoài…

Rồi năm học sau, Mai không nhớ vì lý do gì (thuở đó, ăn, học, đánh chuyền, nhảy lò cò, tắm sông, cất nhà chòi… chiếm hết thì giờ và tâm trí của Mai, còn chỗ nào để nhớ đến chuyện khác?), chú Thuận dẹp ngôi trường nhỏ và chú Sáu Lân, cũng em họ của ba, tốt nghiệp trường ” Xách Lu” (tức Chasseloup Laubat, các bà dưới quê phát âm nôm na là Xách lu cho tiện!), trên Saigòn về, xin phép ty học chánh dưới Cao Lãnh mở một ngôi trường tiểu học (chỉ có ba lớp).

Trường được cất trên nền cũ của ngôi nhà nền đúc xưa (bị tiêu thổ khang chiến phá từ lâu), vách ván bổ kho, mái tôn đàng hoạng Tuy mái tôn nhưng không nóng, nhờ núp dưới bóng mát của hai cây vú sữa tím cổ thụ Ngoài Hiệu trưởng Lân còn có hai cô giáo. Cô Bích độc thân, từ tỉnh khác đổi tới, nên cô phải mướn một căn phòng, ăn ở luôn tại nhà bà Sáu Tận Cô xinh xắn, hiền dạy lớp năm. Lớp tư do cô Liễu phụ trách. Cô Liễu có gia đình, năm đó đang mang bầu đứa con thứ nhì. Mỗi sáng cô phải đi bảy cây số, từ Cao Lãnh lên Tân An dạy. Học trò đứa nào cũng mê tơi mùi nước hoa từ người cô toa? ra. Chú Lân dạy lớp ba. Chú đánh học trò còn dữ hơn chú Thuận Chú không xài roi mây mà xài thước bảng! Làng Tân An nằm cạnh con sông Cửu Long, đất bồi nên cây trái sum suệ Nhiều nhất là xoài và dừa. Ít người làm ruộng Trái lại xã Mỹ Ngãi nằm sâu trong đất liền, cách Tân An một cánh đồng khá rộng Đa số làm nghề nộng Đến mùa gặt, cần nhiều nhân công, nên con cái họ đi học thất thượng Nhiều đứa trụ trì một lớp hai, ba năm là chuyện tự nhiên. Trong lớp Mai có năm đứa bên Mỹ Ngãi qua học. Tội nghiệp, phải đi bộ ba, bốn cây số mới tới trường, nên tụi nhỏ phải gói cơm đem theo ăn trưa tại lớp. Chiều, tan học lại phải băng qua cánh đồng rộng mênh mông mới về tới nhạ Còn sức đâu để học bài, nên đứa nào cũng học rất kẹm Nhứt là thằng Đức. Nó hơn Mai hai tuổi, mà tháng nào cũng bị cầm cờ đứng chọt Mỗi khi bị thầy kêu đọc bài thuộc lòng là mặt mày nó xanh dợn Có hôm làm toán sai be bét, bị chú Lân phạt năm khẹ Mỗi lần cây thước bảng quất cái trót xuống bàn tay đen đủi của thằng Đức là Mai lại giật thót người. Nó nghiến răng chịu trận không dám khóc, nhưng cặp môi xám nghoẹt! Có một lần chú oái oăm bắt Mai thi hành bản án, vì Mai được nhiều điểm nhứt lợp Mai là người từ bi, chớ đâu có gian ác như chú Lân, nên chỉ khẻ nó một cái nhẹ hều. Chú giật cây thước, bắt Mai xoè bàn tay bé bỏng ra, rồi quất xuống một cái mạnh ơi là mạnh. Đau thấu trời xanh! Đâu có chịu tha, chú bắt Mai tiếp tục thi hành bản án. Lần này, con nhỏ lấy hết sức quật cho anh cu Đức năm cái.

Hôm sau, Mai đem cho nó trái xoài thanh ca chín vàng lườm, thơm phức:

– Trò đừng giận tui nha. Tui đâu muốn đánh, tại thầy bắt.

Thằng Đức nhận trái xoài, ra vẻ cảm động:

– Tui hổng giận trò đâu. Cũng tại tui học dở thôi! Mà Mai à, trò làm cách nào mà học giỏi quá vậy? Tháng nào cũng đứng nhứt.

Con nhỏ nghệt mặt ra, rồi cười trừ, vì biết phải giải thích cách nào đây? Chú Lân còn độc thân lại đẹp trai. Cô Bích xinh xắn, dễ thương, thì chuyện gì đền tất phải đện Hai người thương nhau. Nhưng Mai nghe mấy người lớn nói gia đình cô Bích không môn đăng hộ đối (Mai đem câu này hỏi con Hải, con chú Thuận, nó hơn Mai một tuổi, ai ngờ nó cũng mù tịt, không hiểu gì hết, nhưng ráng làm tài lanh, đóng vai Mao Tôn Cương:

– Chắc nhà cô Bích nghèo, không có nhiều đăng để bắt cá!) với gia đình mình, nên ông bà Tám Dư đang đi hỏi vợ cho chú Lân dưới Cao Lạnh Cô Thu, con gái ông Hội đồng Tâm, nhà rất giàu. Một trưa chúa nhật, con Hải, thằng Lâm và Mai hẹn nhau đến nhà bà Sáu Tân. Nhà bà cất cách mặt đất độ nửa thước, dưới sàn tối om, có một đám mèo hoang trú ận Ba đứa chui vô sàn để nhìn mấy chục cặp mắt sáng rực, di chuyển trong bóng tối của lũ mèo, đang chạy lung tung vì sợ Không ngờ phía trên là phòng cô Bích. Tụi Mai nghe tiếng cô khóc nỉ non, rồi tiếng chú Lân dỗ dành:

– Em đừng lo. Anh nhứt định không cưới cô Thu đâu.

Anh thề chỉ thương mình em thôi…

Nghe đến đây ba nhóc tì bấm nhau rút lui có trật tự Vì lỡ chú biết được, tưởng mấy đứa đi rình thì no đòn! Không ngờ nhỏ Hải miệng bép xép, bật mí cho thiếm Thuận nghe, bả lật đật chạy đến nhà bà Tám Dư ” ráp bo” y chang. Cuối cùng, như tất cả những ông anh, bà chị đi trước, chú Lân cũng phải cưới cô Thu – áo mặc không qua khỏi đầu – Cô Bích thất tình, ốm nhom, ốm nhách. Nhưng vì yêu chú Lân cô vẫn ở lại trường Tân An. Hai người cứ lén lút qua lại với nhau, bị thiếm Lân đánh ghen mấy trận. Cô xấu hổ phải xin đổi đi tỉnh khác (Chuyện này Mai không thấy tận mắt, chỉ nghe con Hải kể lại. Vì lên lớp nhì, Mai theo má và chị Lan qua bên làng Phong Mỹ, cách Tân An bảy cây số).

Trường tiểu học Phong Mỹ có bốn lớp:

năm, tư, ba, nhị Lớp Mai có tới 40 học sịnh Dạy lớp Mai là thầy Hiệu trưởng Lượng Vừa tốt nghiệp Sư phạm là bị đổi xuống cái làng quê xa lơ xa lắc này. Hôm thầy và bà mẹ từ Saigòn dọn xuống, hầu như cả chợ Phong Mỹ túa ra xem, vì lần đầu họ mới thấy một người Bắc chính cống! Bà cụ trạc năm mươi (thời đó dưới quê, năm mươi đã lạ lão lắm rồi!), tóc vấn khăn nhung đen, răng nhuộm đen, người tầm thược Thầy Lương ốm, cao, trắng trẻo, đúng câu bạch diện thư sịnh Mẹ con thầy mướn căn nhà sát chợ, ngay trước cửa trường. Mọi người không dấu được sự kinh ngạc khi nghe thầy gọi mẹ bằng u. Sau này Mai nghe kể, bà cụ goá chồng sớm. Hai mẹ con dắt díu nhau vào Nam năm 54. Bà buôn tảo bán tần nuôi con ăn học cho khi thành tài. Một mẹ một con nên bà thương và săn sóc thầy một cách quá đạng Đôi khi làm thầy mắc cỡ đỏ cả mặt, gắt lên:

– U, u, u đừng làm thế!

Má mướn nhà tại chợ cho chị Lan mở tiệm may và cũng là người duy nhứt đã từng sống trên Saigòn nên dễ thân với bà cụ Có chuyện vui buồn gì cũng kể cho nhau nghe.

Như thường lệ, Mai là đứa nhỏ tuổi nhứt lợp Bên con trai có anh Dương và anh Sang tới mười bảy tuổi. Bên gái có chị Lệ Hoa và chị Kim Sa cũng mười bảy. Còn sàng sàng mười ba, mười bộn Học trò làng Phong Mỹ có phần văn minh hơn bên Tân An, vì phần lớn ở tại chợ Tuy vậy vẫn không bỏ được thói quen đi chân đật Mấy ngày đầu còn mang guốc, sau Mai phải lén má bỏ guốc ở nhạ Như vậy mới có vehoà hợp, hoà giải dân tộc!

Qua năm lớp nhì không có gì đáng ghi nhớ. Hoa. chăng thỉnh thoảng Mai thấy trong hộc bàn có một tấm tranh vẽ.

Khi thì vẽ một đoá hoa, lúc chỉ là một chiếc lá vàng.

Tranh nhỏ thôi, nhưng rất đẹp Không bao giờ có chữ ký, nhưng Mai biết tỏng là của thằng Bằng, vì trong lớp chỉ có nó vẽ đẹp nhựt Đôi khi vô tình con nhỏ còn bắt gặp cu cậu nhìn lén mình nữa chợ Những lần bị bắt quả tang, cu ta đỏ mặt lên như con gái!…. Thỉnh thoảng cuối tuần, Mai, Kim, Hằng với chị Lệ Hoa đạp xe vào chơi nhà Kim Sa, ở tuốt trong ngọn (con rạch Phong Mỹ, bắt đầu từ sông Cửu long, chạy sâu vào tuốt trong Đồng Tháp Mười.

Chỗ giáp sông gọi là vàm, cuối rạch gọi là ngọn Dân chúng cất nhà dọc hai bên bờ rạch và dùng xuồng nhỏ để di chuyện Dân quê giặt quần áo, rửa thức ăn, tắm gội, uống nước cũng chỉ với con rạch này. Nên má kể có năm, bịnh đậu mùa hoành hành, dân chúng hai bên bờ chết như rạ).

Nhiều lần tụi Mai đụng đầu với thầy Lương ở nhà Kim Sa. Thầy có vẻ hơi lúng túng, nhưng cô nàng chẳng những rất tự nhiên mà có phần hơi… kênh kênh! Cũng từ đó Mai để ý thấy thầy Lương gọi cả lớp bằng trò, trừ Kim Sa thầy gọi bằng em ngọt sớt! Lũ nhóc cà nanh, nói hành nói tỏi, không ngờ tới tai thầy. Một hôm thầy la tụi Mai một trận giữa lớp. Tụi con trai được trớn, giờ ra chơi bu lại mắng thêm, nói bọn con gái nhiều chuyện Thằng Luyện còn dám xỉ vô trán Mai nữa chớ! Cả đám tức mình khóc hu hu… Nghĩ lại tại bọn Mai thấp cổ bé miệng, chớ một lần đang chơi nhà nhỏ Kim, cách nhà thầy Lương có một căn (mẹ thầy về Saigòn thăm bà con). Chính mắt tụi Mai thấy Kim Sa vô nhà thầy. Mấy phút sau cả đám tới gõ cửa. Thầy ra mở, nhưng không đóng cửa lại mà mở toang, cho cánh cửa dựa sát vạch Tụi Mai làm bộ hỏi bài, nhưng cặp mắt đảo chung quạnh Không thấy bóng dáng ” Mụ Dạ Xoa”, (Từ hôm bị thầy rầy ” oan”, tụi Mai tức mình bèn đặt biệt danh này cho Kim Sa để trả thù!), mấy nhóc đành chào thầy. Ra ngoài, nhỏ Hằng thì thầm:

– Tao nghe rõ ràng có tiếng thở phía sau cánh cửa. Chắc chắn là Mụ Dạ Xoa núp ở đó. Tức quá chời!….

Thời gian trôi nhanh, Mai lên lớp nhứt. Thầy Lương càng ngày càng ” lậm” và cuối cùng chuyện này cũng tới tai bà cụ Mẹ thầy không thích Kim Sa, bà nói con bé có cặp mắt lẵng lơ quá (đó là lời cụ tâm sự với má Mai).

Nhứt là bà đang ngắm nghé chị Bạch (chị thằng Đức học cùng lớp Mai). Chị đẹp dịu dàng, tánh tình thùy mị, đảm đang, cả chợ ai cũng mện Bà nhờ má Mai đứng ra làm mối. Thầy Lương cũng bằng lọng Hai bên định ngày làm đám hỏi. Thứ bảy, học trò chỉ học buổi sạng Sau khi tan học, mẹ con thầy sẽ cùng với má của Mai đem lễ vật tới nhà chị Bạch Bên nhà gái chuẩn bị tiệc tùng từ hôm trược Không ngờ, học trò vào lớp được khoảng nửa giờ, bên Hội Đồng Xã cho người qua mời thầy Lương đến trụ sở có việc Thầy tỉnh queo trong khi đám học trò ngơ ngác nhìn nhau. Thầy dặn không trò nào được rời khỏi lớp trong lúc thầy vắng mặt Nhưng nhứt quỉ nhì ma thứ ba là học trò mà! Thầy vừa qua tới trụ sở Xã thì thằng Triết (lí lắc nhứt lớp), cũng đã nhảy qua cửa sổ, chạy theo núp phía sau để dọ thạm Độ mười lăm phút sau, nó hớt hải chạy về báo một tin động trời:

gia đình chị Kim Sa thưa thầy Lương về tội… dụ dỗ gái tơ và khủng khiếp hơn nữa là cô nàng đang mang bầu! Lúc đó bộ tam sên Kim – Mai- Hằng vênh mặt lên:

– Thấy chưa? Năm ngoái đứa nào nói tụi tao nhiều chyện?.

Phía con trai nín khe… Ngồi trong lớp mà đứa nào cũng như ngồi trên đống lửa. cuối cùng chịu hết nổi, cả đám rủ nhau qua trụ sợ Lúc đầu còn sợ sợ, núp núp, lén lẹn Lát sau thấy hấp dẫn quá, quên cả sợ, đám học trò chen chúc nhau xẹm Thầy Lương và bà mẹ đứng trước mặt Ban Hội Đồng (trong đó ngài phó Chủ Tịch là bác của ” nạn nhân”. Điệu này thầy thua là cái chắc!).

Kim Sa ngồi cuối gằm mặt, bên cạnh là bà dị Gia đình họ bắt thầy Lương phải nhận cái bầu và làm đám cưới ngay. Mẹ thầy đâu chịu đầu hàng dễ dàng, bà nhất định không công nhận Kim Sa và đặt một câu hỏi to tướng về tác giả cái bầu nọ!?

Trước mặt đám học trò, thầy Lương mắc cỡ đỏ mặt tía tai, quên tuốt luốt công lao dưỡng dục của bà mẹ, lớn tiếng quát:

– U im đi. U biết gì mà nói!

Không ngờ ông quí tử có thể đối xử với mình một cách phủ phàng như vậy, bà cụ Oà lên khóc, kể lể tùm lụm Những tiếng ” ối giời ôi…” cụ vừa khóc vừa rên lên khiến mọi người cũng cảm thấy não lòng! Thầy Lương xin phép dẫn mẹ về rồi sẽ trở lại. Thầy lôi tay, cụ nhất định trì lại. Sau cùng vì yếu sức hơn, bà đành theo con ra vệ Hôm sau, những lễ vật thay vì được đem đến nhà chị Bạch, lại phải trực chỉ hướng nhà Kim Sa!

Sau này, tụi Mai mới biết chính thầy Lương ” khả kính” có dự phần trong cái ” âm mưu” đi kiện này. Thầy dư biết nói suông không đời nào bà cụ chịu cho thầy cưới Kim Sa, nên mới đồng ý dựng vở tuồng này. Tuy xấu hổ một chút, nhưng kết quả trăm phần trăm! Chỉ tội nghiệp chị Bạch vỡ mộng làm bà Hiệu trưởng và gia đình chị bữa đó chờ đàng trai dài cả cổ cũng chẳng thấy đâu! Vậy mới biết khi đã vướng vào lưới tình thì sẵn sàng tung hê hết. Cả danh dự lẫn tình mẫu tử đều phải cuốn gói đi ra chỗ khác chơi!…. Bà cụ chỉ còn nước cắn răng khóc thầm.

Lên trung học Mai theo má lên Saigòn ở luôn, nên biệt tin cả đám bạn cũ. Nhưng từ khi bỏ nước ra đi, rất thường, trong mơ Mai thấy mình sống lại y hệt cái thời thơ ấu đó.

Cũng những mái trường làng rợp bóng cây xạnh Cũng giòng sông hiền hoà, mà hầu như ngày nào bọn Mai cũng nhảy xuống tắm, đến khi mặt mũi tái xanh vì lạnh mới chịu lên. Cây sung già thân thể sần sùi tại bến đó. Núp dưới bóng mát đó, chị Hạnh tươi cười mời những khách bộ hành qua lại mua những chùm mía ghim ngọt ngào, những chén bánh lọt chan nước dừa mát rượi và nhứt là tiếng hót của chú chim Vành khuyên màu xanh, mỏ vàng, nhảy tung tăng trong lồng, cặp mắt đen nhánh lúng liếng nhìn qua nhìn lại…

Sáng hôm sau dậy trễ, Mai ra bếp đã thấy Tiến đang ngồi nhâm nhi ly cà phê phin bốc khói thơm lừng, vừa đọc báo.

Thấy vợ ra, Tiến buông tờ báo xuống hỏi:

– Làm gì mà đêm qua cứ lăn lộn hoài vậy nhỏ Mai bưng ly cà phê của chồng uống một hớp:

– Nghe bài Trường Làng Tôi, em nhớ tới những mái trường xưa dưới quê lúc còn nhỏ. Nhớ muốn chết luôn!

Tiến giả bộ hốt hoảng:

– Ấy ấy, nhớ thì cứ nhớ nhưng đừng chết. Bỏ tui cu ky một mình tội lắm à nha!

Mai xì một tiếng:

– Người ta nói vậy thôi, chớ bộ ngu sao chết! Còn anh nữa, sao không bao giờ em thấy anh nói nhớ về miền Bẳc Tiến lấy giọng bi thảm:

– Ối giời, bà xã yêu quí, bộ bà tưởng ông chồng bà có trái tim bằng sắt hay sao chứ? Nhiều khi tui nhớ da nhớ diết cái xứ Hưng Yên. Nhất là vào mùa hè, mỗi khi bà mua nhãn về ăn, là lòng tui đứt ra từng đoạn (?!) vì nhớ tới mấy cây nhãn ngon không thể tả trong vườn nhà bà ngoại ngày xưa…

Mai ngắt lời, dài giọng:

– Thơ mộng dữ hôn! Nhớ gì không nhớ, chỉ nhớ mấy cây nhãn!

Tiến cười hà hà:

– Cưng ơi, cổ nhân có phán rằng:

có thực mới vực được đạo. Chà, nói đến đây anh lại cảm thấy đói bụng. Thôi đi hâm nồi bún riêu đi cưng.

Mai vừa mở tủ lạnh vừa nói:

– Thưa ông tướng có ngay. Trong khi chờ đợi, gọi dùm mấy nhóc tì dậy ăn luôn.

Tiến đứng lên cái rụp:

– Xin tuân lệnh bà nội tướng!

Hết