Hội Chim Khuyên Hà Nội / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Hội Thi Chim Chào Mào Lần Hai Tại Hà Nội

Bao năm nay vẫn đều đặn như vậy, cứ đến sáng chủ nhật hàng tuần là Đảo quán Hoàng Cầu lại trở thành nơi tụ hội của nhóm chơi chim chào mào thuộc Hội Sinh vật cảnh Hà Nội. Phần đông người vào quán đều xách theo một lồng chim có phủ vải điều để che nắng mưa cho những chú chim cưng của mình.

Anh Kiên (hiện đang công tác tại Báo Pháp luật Việt Nam), một hội viên đến quán cùng hai chú chim chào mào, cho biết: “Có nhiều hội chơi các loại chim cảnh ở Hà Nội nhưng chơi chim chào mào thì mới có vài năm nay”.

Hình ảnh tại Hội thi chim chào mào lần thứ nhất

Gọi cho mình một ly cà phê sáng, tôi cũng hòa mình vào sinh hoạt của các hội viên chơi chim chào mào. Những người có mặt trong quán đều không rời mắt khỏi các chú chim đang nhún nhảy trong những chiếc lồng treo dọc thành một hàng phía trên đầu. Các lồng chim cũng được treo xen giữa các dãy bàn để khách tiện nhìn và trao đổi. Những câu chuyện trong quán thật rôm rả và đều xoay quanh đề tài chim chào mào, chuyện lồng chim, bí quyết giữ lửa cho chim, chuyện cuộc thi chim lần thứ hai sắp diễn ra… Chốc chốc lại có một chú chào mào “nổ” một tràng lảnh lót khiến mọi người phải trầm trồ…

Anh Dũng, một người chơi chim chào mào và là khách thường xuyên của Đảo quán Hoàng Cầu vui vẻ nói: “Hiện hội viên của hội chơi chim chào mào có hơn 20 người, có ban cố vấn, ban cán sự hội để cùng nhau tạo nên một nơi sinh hoạt cho anh em mỗi khi rảnh rỗi”.

Được biết, nhóm chơi chim chào mào thuộc Hội Sinh vật cảnh Hà Nội cũng thường xuyên tổ chức đi dã ngoại để bẫy những chú chim hay hoặc để mua những chiếc lồng đẹp. Hiện nay, có bốn dòng chim chào mào chính phân theo vùng ở miền Bắc, miền Nam, Huế và miền Trung.

Đa số các anh thường bẫy chim đã lớn ở nhiều nơi, sau đó về nuôi sẽ nhanh chóng đạt ý muốn hơn là nuôi chim từ lúc chúng còn non.

Bên cạnh những hoạt động đó, hàng năm Hội Sinh vật cảnh còn đứng ra tổ chức một cuộc thi chim chào mào. Năm ngoái, tại cuộc thi lần thứ nhất, ngôi vị quán quân thuộc về chú chim chào mào Yếm Lam. Đây là chú chào mào có bộ lông trước ngực mang màu sắc rất đặc biệt, giống như một dải yếm màu lam. Đặc biệt hơn, chú chim này còn sở hữu một giọng hót dài, khả năng đổi giọng cũng như giữ được lửa trong suốt cuộc thi. Hiện nay, Yếm Lam được chăm sóc bởi một nghệ nhân ở Hội An, tuy chất lửa đã không còn như trước nhưng vẫn được biết đến như là một chú chim chào mào quý hiếm trong giới sinh vật cảnh cả nước.

Sắp tới, ngày 22-8-2010, Hội thi Chim chào mào sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ hai sẽ được tổ chức tại Khuôn viên sân sau của Khách sạn Tây Hồ. Dự tính của Ban tổ chức sẽ khống chế tối đa khoảng 150 lồng chim tham gia giải. Ban tổ chức đã phát đi thiếp mời tới các Hội sinh vật cảnh trong cả nước. Cuộc thi dành cho mọi đối tượng từ những người đã nghỉ hưu và những bạn học sinh đam mê nuôi chim chào mào.

Chim Bồ Câu Quay Ngon Rẻ Hà Nội

– Bắt mắt với sắc màu vàng ươm trên lớp da được phết lớp mật ong dịu ngọt, quyến rũ với hương thơm ngào ngạt từ các gia vị chế biến, bồ câu quay mật ong luôn là món ăn ngon kích thích vị giác và thị giác.

– Bồ câu quay mật ong tại Lẩu Đức Trọc được nhiều thực khách yêu thích bởi lẽ đây là món vừa ngon lại vừa có lợi cho sức khỏe, được các đầu bếp khéo tay chế biến từ khâu chọn nguyên liệu, ướp gia vị đến khâu quay sao cho ra đời món ăn luôn hài lòng thực khách.

– Nếu đã yêu thích thịt chim, bạn nhất định phải thưởng thức 2 món lẩu trứ danh của Lẩu Đức Trọc, đó là: Lẩu chim câu và Lẩu cháo chim câu. Hai món lẩu làm từ chim được đông đảo các thực khách Lẩu Đức Trọc yêu thích, chắc chắn bạn sẽ không hề nuối tiếc đâu!

Liên hệ đặt bàn ngay: 0941409999

Nguyên liệu cần để chuẩn bị chế biến chim câu quay:

– Chim bồ câu non đã sơ chế sạch: 5 con – Mật ong: 30ml – Tỏi, hành khô, sả – Gia vị: hạt nêm, dầu ăn, đường, bột ngũ vị hương

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu làm chim câu quay:

– Tỏi và hành khô bóc vỏ, sả bóc lớp vỏ ngoài rửa sạch. Trộn tất cả các nguyên liệu này với 2 thìa ngũ vị hương, 1 thìa. Bóp và trộn đều cho các nguyên liệu vừa trộn với chim bồ câu đã sơ chế để gia vị được ngấm sâu vào phần thịt rồi dùng màng bọc thực phẩm đậy kín bát thịt chim câu lại, cất vào ngăn mát tủ lạnh để chim câu được ngấm gia vị.

Mẹo pha nước chấm Chim câu quay

Nước chấm món này thì mình thường pha như sau: 2 muỗng xì dầu, 1 muỗng tương ớt chinsu (tương ớt giúp nước chấm được sánh hơn), thêm chút tỏi bằm, ớt, chút nước cốt chanh và chút đường, khuấy đều và nếm cho vừa miệng là đạt yêu cầu rùi.

Chế Ngự “Chim Ưng” Hayabusa Trên Đường Phố Hà Nội

“Phải thực sự có máu liều và một chút điên trong người thì mới có thể đưa “thần gió” Hayabusa lên đỉnh hết ga, hết số ở Việt Nam.”

Ra đời năm 1999, Suzuki Hayabusa là ông vua tốc độ trong làng hai bánh suốt một thời gian dài, trước khi các đối thủ cạnh tranh vươn lên như Kawasaki ZX-14R, BMW S1000RR, Ducati 1199 Panigale,…

Sở dĩ mẫu mô tô này được gắn với những cái tên rất “kêu” như vua mô tô, thần gió, quỷ tốc độ,… chính là do sức mạnh và tốc độ khủng khiếp của Hayabusa. Suzuki đã sử dụng động cơ 4 thì cam kép DOHC làm mát bằng dung dịch, dung tích xi-lanh 1.340 phân khối sản sinh công suất 197 mã lực tại vòng tua máy 9.500 vòng/phút. Với sức mạnh đáng gờm đó “chim ưng” có khả năng tăng tốc từ 0 lên 100 km/h chỉ trong 2,8 giây trước khi đạt tốc độ tối đa “xé gió” 320 km/h.

Để khống chế sức mạnh khủng khiếp của “quái thú” Hayabusa, các kỹ sư của Suzuki đã áp dụng công nghệ kiểm soát sức mạnh của động cơ thông qua hệ thống điều chỉnh chế độ vận hành được quản lý công suất máy do IC điều khiển. IC sẽ cho phép xe vận hành ở các chế độ lái khác nhau như: Chạy thể thao (Mode A); chạy bình thường (Mode B); chạy trên đường trơn ướt hay những nơi khó kiểm soát tốc độ (Mode C).

Ngay khi lại gần, cảm nhận đầu tiên đó chính là sự choáng ngợp bởi kích thước “đồ sộ” của Hayabusa. Điểm nhấn trong tổng thể thiết kế của siêu mô tô này chính là phần đầu xe to và “gù” ra phía trước khắc hoạ kiểu dáng lướt gió khí động học độc đáo tạo nên một siêu mô tô đậm chất thể thao mạnh mẽ. Xe có kiểu dáng hầm hố với kích thước lớn: dài 2.190 mm, rộng 735 mm, cao 1.165 mm.

Theo chia sẻ của chủ xe, mặc dù đã sở hữu nhiều dòng xe phân khối lớn như Kawasaki Concour 1400, Honda CBR1000, CB1000, Ducati Monster 1100s, Ducati 1098, Yamaha R6. Anh vẫn mất khoảng 1500 km mới có thể quen với sức mạnh và độ bốc của “mãnh thú” Suzuki Hayabusa.

Tạm gác lại những con số gây choáng và lời “cảnh báo” của chủ xe, chúng tôi quyết định lấy hết can đảm để “cầm cương” Hayabusa. Leo lên xe và ổn định tư thế lái, chiều cao yên của xe chỉ ở mức 805mm tạo cho người điều khiển có chiều cao 1m72 như tôi có tư thế chống chân khá thoải mái.

Với tay và bấm nút khởi động, tiếng nổ vang rền từ cặp ống xả “hàng hiệu” Yoshimura được chủ xe độ thêm khiến tim như ngừng đập. Thoáng chút bần thần, đồng hồ đang hiển thị chế độ lái Mode C, chế độ “hiền” nhất trên Hayabusa. Từ từ nhả côn và vặn nhẹ tay ga, chiếc xe chồm lên mạnh mẽ như một chú ngựa bất kham. Thêm 1 tí ga và gảy số, cảnh vật 2 bên đường bắt đầu nhòe đi trong tiếng ống xả vang ầm ầm bên tai. Ở chế độ này, Hayabusa thể hiện khả năng vận hành ở tốc độ thấp một cách uyển chuyển. Những pha đánh lái và vào cua khá mượt ở tốc độ 80-90 km/h khiến người lái cảm nhận được sự đầm chắc của Hayabusa.

Dừng xe và chuyển sang chế chế độ B, chọn một con đường thẳng và thoáng xe, tôi bắt đầu miết ga, cảm nhận về độ “bốc” của xe bắt đầu có sự khác biệt rõ rệt. Chỉ một cú nhấp ga và sang số cũng khiến chiếc xe như chồm dậy, bạn phải thật bình tĩnh để kiểm soát con “quỷ dữ” đang muốn lao đi mà không cần đến người lái. Lúc này cảm giác tay lái vẫn khá thoải mái, không hề có hiện tượng phần ngực bị gió lùa mạnh và bị đẩy ra phía sau. Ngay cả khi tốc độ được đẩy lên 120km/h.

Giảm tốc độ và tiến hành phanh đột ngột ở vận tốc 80km/h, xe giảm tốc nhanh chóng và dừng lại sau hơn chục mét đường mà không hề xảy ra hiện tượng rê hay trượt bánh. Điều này có được là nhờ hệ thống phanh Tokico hàng hiệu cùng với lốp xe kích thước lớn hoạt động rất hiệu quả và an toàn.

Dừng xe với mồ hôi đang nhễ nhại trên trán, chúng tôi quyết định không tiếp tục thử nghiệm chế độ Mod A, chế độ cao nhất của Hayabusa vốn chỉ dành cho những tay mô tô chuyên nghiệp. Và thật sự lúc này tôi mới cảm nhận hết câu “phải có máu liều và một chút điên trong người thì mới có thể đưa “thần gió” Hayabusa lên đỉnh hết ga, hết số ở Việt Nam” mà chủ xe từng chia sẻ. Bởi thật khó để tìm được những cung đường thỏa mãn đủ cho cơn “khát” tốc độ của con “quái thú” này.

Thú Chơi Chim Ưng, Đại Bàng Quyền Uy Ở Hà Nội

Dòng chim săn mồi gồm có các loài: như đại bàng, chim ưng, chim cắt, đại bàng ưng hay cú mèo. Đây đều là những loài chim lớn, có bản tính hung dữ. Đặc điểm nổi bật nhất của chúng là đôi mắt rực sáng, bộ móng vuốt và chiếc mỏ sắc như dao nhọn. Đặc biệt, chúng có khả năng lao nhanh như tên bắn và là nỗi khiếp đảm của không ít các loài chim trời, rắn và những loài thú nhỏ như chuột, thỏ, sóc…

Đã thành thông lệ, vào các buổi chiều, trên một bãi đất rộng gần đô thị Văn Phú (Hà Đông), nhiều tay chơi chim săn mồi ở Hà Nội lại tụ họp, luyện tập và biểu diễn kỹ nghệ huấn luyện loài “chúa tể bầu trời”.

Rất nhiều loại chim quý như dòng chim Ưng Ấn, Harris Hawk, Diều núi, Cú đại bàng… được mang đến để so tài

Theo một số người chơi, việc sở hữu một con chim săn mồi hiện nay không quá khó và đắt đỏ như trước kia. Trung bình, đối với những loài chim ưng và cắt nhỏ giá khoảng từ 1 – 3 triệu đồng mỗi con. Dòng đại bàng giao động khoảng 3 – 7 triệu đồng. Giá trị chim phụ thuộc vào hình dáng, kích thước và kỹ năng săn mồi của từng con. Chim càng có dáng vẻ oai phong, hùng dũng, biết nghe theo hiệu lệnh càng được định giá cao. Trong đó những con đại bàng trống thường đắt, quý và được chuộng hơn đại bàng mái.

Một dân chơi chim săn mồi chuyên nghiệp cần khá nhiều dụng cụ để hỗ trợ như: Găng tay da 3 lớp, mũ đội đầu cho chim, cân điện tử, bộ dây buộc chân, thiết bị định vị, chuông, còi, cầu đứng, mồi săn… Trong đó, đắt đỏ nhất là thiết bị định vị GPS giúp xác định được vị trí chim bay khi luyện tập hoặc có thể phát tín hiệu để chim bay về. Trung bình, để sở hữu đủ bộ dụng cụ này, người chơi cũng phải bỏ ra ít nhất là 20 triệu đồng.

Một con chim Harris Hawk có giá vào khoảng 2.000 đô la Mỹ, được nhập từ Thái Lan. Chim được đeo chuông lắc ở chân và có vòng đánh số để quản lý, theo dõi.

Đối với những loài chim săn mồi, người chơi không dùng lồng nhốt mà thường dùng dây xích và cầu đứng để tránh việc chim bị rụng lông, ảnh hưởng đến độ sải cánh và tốc độ săn mồi của chúng.

Khó nhất trong việc nuôi chim săn mồi là phải kiểm soát được chặt chẽ trọng lượng cơ thể của chúng. Thức ăn của 1 con chim săn mồi trưởng thành thường là chim cút, bồ câu, chim sẻ, thịt sống… Tuy nhiên người chơi phải hạn chế đồ mỡ, đạm đặc biệt không được cho chim ăn đồ ôi thiu. Anh Phạm Trọng Đạt – một tay chơi chim săn mồi ở Hà Đông cho biết, chú chim Ưng Ấn mà anh đang sở hữu có tuổi đời khoảng 1 năm. Trung bình một ngày, anh Trọng cho chim ăn 1 bữa tương ứng với trọng lượng 1/10 cơ thể của chúng.

Một con diều hâu đen của anh Vũ Đức Minh (Hà Đông) có giá vào khoảng 5 triệu đồng. Đây thuộc dòng chim lượn thiên về trình diễn kỹ thuật trên không.

Trong một buổi huấn luyện ngoài trời, những chú chim săn mồi thường phải trải qua 4 bài tập: Đứng và ăn trên găng, qua tay, vồ mồi trên không và tập chế độ săn tự nhiên.

Loài chim săn mồi sống ở tự nhiên nên bản tính khá hung dữ. Để chim quen với những bài tập, ban đầu người chơi phải tìm cách thuần tính chúng bằng cách sử dụng thiết bị “mũ đội đầu” cho chim khiến chúng luôn ở trạng thái tĩnh tâm, bớt hung hăng

Đối với một tay huấn luyện chim chuyên nghiệp thì chỉ mất khoảng 2 tháng là chim có thể làm quen và nghe theo các hiệu lệnh của chủ nhân.

Một con cú đại bàng có tuổi đời khoảng 3 năm. Đây là dòng chim săn mồi ban đêm, có bản tính hiền lành nhất so với các loài chim săn mồi khác.

Một con Gos Hawk có giá khoảng 2.500 đô la. Đây là loại chim có kỹ năng săn mồi khá tốt. Chúng có đôi mắt sáng, bộ móng sắc và chiếc mỏ nhọn, giúp xác định và bắt con mồi một cách nhanh chóng.

Một con Harris Hawk khá đắt đỏ và hiếm hoi ở Việt Nam.

Chơi chim săn mồi không chỉ là một thú chơi mà theo nhiều người đây còn là một môn thể thao giúp người chơi rèn luyện tính kiên trì, sự sáng tạo của mình.

Thường thì một buổi huấn luyện chim ngoài chơi diễn ra trong khoảng 1 tiếng. Không chỉ người chơi mà nhiều người dân cũng tỏ ra thích thú khi quan sát các chú chim săn mồi biểu diễn kỹ nghệ săn bắt của mình.

Theo Dân trí