Giọng Hót Chào Mào Huế / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Luyện Chào Mào Hót Giọng Hay Chuẩn, Giọng Rừng 15 Âm Kép, Luyện Giọng Chim Chào Mào Giọng Rừng

Đang xem: Luyện chào mào hót giọng hay chuẩn, giọng rừng 15 âm kép

Cách luyện chim chào mào hót hayKhi chim cất tiếng hót nghĩa là nó đã cảm thấy được bình yên trong cuộc sống, lấy lại được sự tự chủ, không còn sợ hãi gì nữa.Chào mào (chóp mào) là một loài chim thông dụng nuôi hót ở Việt NamNhư bạn đã biết giọng hót của chim (tất nhiên là chim trống) biểu tỏ sức mạnh của nó trước kẻ thù. Mỗi con chim hùng cứ một vùng, theo kiểu “rừng nào cọp nấy”. Nó chiếm cứ một vùng rừng núi nào đó, trọn quyền kiếm ăn trong lãnh địa của mình, không cho một đồng loại nào tranh cướp. Vì vậy, chim dùng tiếng hót làm một lợi khí để dọa nạt kẻ thù. Do đó, chỉ khi nào chim thật dạn dĩ, lấy lại được sự tự chủ nó mới siêng hót và hót hay. Giọng hót của chim cũng nhằm mục đích “chọc gái” trong mùa sinh sản. Trong mùa sinh sản, chim mái thường chọn cho mình những anh chàng hót hay để “gá nghĩa” một mùa. Vì vậy, để được người yêu ghé mắt xanh đến, chim trống chỉ còn cách cố hót thật hay để quyến rũ.Loài chim có khả năng bắt chước những âm thanh vừa lạ vừa hay để làm giàu cho âm điệu làn hơi của mình, do đó, chim càng sống lâu năm càng có giọng hót hay. Vì vậy, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy giọng hót của chim ảnh hưởng sâu đậm từ môi trường sống của chúng. Một con Chích Chòe Lửa sống ở rừng rậm cây cao bóng cả, có giọng hót véo von như gió ngàn xào xạc. Trong khi đó những con Chích Chòe Lửa sống cạnh vùng có núi cao thác lớn, giọng của chúng lại hơi nhặt rồi thôi thúc như tiếng nước réo gọi ầm ầm…Lợi dụng chim biết bắt chước mọi thứ âm thanh lạ quanh môi trường sống của chúng, nên từ xa xưa các nhà điểu học châu Âu đã dùng nhiều nhạc cụ như kèn đồng, đàn sáo thổi lên cho chim bắt chước, và họ đã thành công.Ngày nay, chúng ta có nhiều cách để tập cho chim có giọng hót vừa hay, vừa giàu âm điệu, siêng hót :- Năng tập dượt: Mỗi tuần vài lần, ta nên đem chim đến các câu lạc bộ nuôi chim hót, hoặc có các tụ điểm nuôi chim do một số nghệ nhân tổ chức… để chim được dịp “học hỏi” những âm điệu của chim khác mà làm giàu cho giọng hót trầm bổng của mình. Nếu gặp được tay “kỳ phùng địch thủ”, chim sẽ hăng say đấu giọng hàng giờ, khiến chim sung sức lên, về nhà hót mãi…- Nuôi chim “giáo sư”: Hầu hết các loại chim hót như Họa Mi, Chích Chòe, Sơn Ca … nếu có chim “giáo sư” dẫn dắt sẽ siêng hót và hót hay. Chim “giáo sư”, con chim hót bậc thầy (maitre de chante) khi cất tiếng hót lên sẽ khiến cho cả đàn chim chú ý bắt chước.

Chỉ có những con chim đủ lửa mới “cả gan” đấu tay đôi với chim bậc thầy, còn những chim khác thì bị “đe” không dám mở mồm hó hé. Thế nhưng, dẫu sợ chúng vẫn lắng tai học hỏi những âm điệu mới lạ để bắt chước sau này. Việc tập luyện này không nên kéo dài quá lâu, vì những con còn non lửa sẽ bị “đè” mãi sinh nhát, khó “nổi” lên được ! Sau thời gian luyện tập, ta có thể gửi chim “giáo sư” đến một nơi khác, hoặc treo thật xa để giọng hót của nó không làm cho bầy chim non “yếu lửa” khiếp sợ.- Băng cassette: Thay vì nuôi con chim “giáo sư” tốn kém, ta có thể thâu giọng nói của chim bậc thầy này vào băng cassette, để thỉnh thoảng chạy băng phát cho chim nghe. Phương pháp này đôi khi lại hiệu nghiệm nếu ta biết điều chỉnh volume xuống mức thấp, để chim non lửa khỏi khiếp sợ.- Nuôi chim mái : Chim mái không biết hót, nó có giọng “sùy nhè nhẹ, nhưng có tác dụng lớn là kích thích sự hăng say của chim trống.Một chim mái có thể kích thích được bốn năm con trống. Cứ mỗi lần nghe tiếng mái sùy là chim trống cất cao giọng hót.Chim mái rẻ tiền, nhưng cũng ít người chịu nuôi. Vì cứ nuôi mái mãi trong nhà thì con trống sẽ có thói quen tệ hại là nghe mái sùy nó mới hót. Đó là một sự phiền phức.Chim mái khôn bao giờ nên để gần chim trống, và nên treo chỗ khuất, tuyệt đối không cho trống thấy mặt, như vậy trống mới sung và chịu hót.Thường, gặp những con trống suy ta mới cho mái sùy độ một tuần để “vực” lên. Còn trống đã đủ lửa thì không cần đến chim mái.Vì vậy, chim mái chỉ dùng trong một giai đoạn, đúng ra, mỗi tháng chỉ cần có mặt vài ba ngày, sau đó tìm cách gửi nơi khác hoặc treo thật xa, như nhà trước nhà sau, hoặc dưới nhà trên lầu chẳng hạn.Với nhà chật chội, người ta ngại nuôi thêm chim mái, cũng vì lẽ này.Nhưng, với chim đá, nhất là Họa Mi, chim mái đóng vai trò quan trọng trong sự thắng bại của chim trống. Có con mái hay đến độ khi cất giọng “sùy” thúc giục con trống điên tiết lên, chỉ còn biết lăn xả vào kẻ thù mà đấu đá. Đấu chim Họa Mi mà thiếu lồng chim mái kèm theo thì khó lòng thắng được địch thủ.Tóm lại, mỗi con chim đều có giọng hót rừng tự nhiên của nó. Nhưng để cho giọng hót đó giàu âm điệu hơn, ta phải tập luyện cho chim có giọng hót hay hơn, ta phải tập luyện cho chim có giọng hót hay hơn. Cách tập luyện cơ bản như đã trình bày, có nhiều cách và không khó khăn vất vả gì. Chỉ cần chúng ta áp dụng do đúng phương pháp là sẽ đạt được kết quả như ý.

Chào Mào Huế Giá Bao Nhiêu? Địa Chỉ Mua Bán Chào Mào Huế Đẹp

Vì sao gọi là chào mào Huế? Đây là giống chim gắn liền với các bậc Vương gia khá giả từ thời các vị Đế Vương ở Huế, từ món ăn tinh thần của những người dân thường đến thú vui tao nhã không thể thiếu của những Trang gia khá giả trong các triều đình lúc bấy giờ.

Về ngoại hình

Chào mào Huế là giống chim có ngoại hình nhỏ nhắn, mình thon.

Yếm của chào mào Huế mặc dù không khít nhưng có màu rất đậm và cũng phủ gần như cả vòng cổ của chim.

Mào của chúng đa số là mào cui hay mào đinh (mào lân cũng có nhưng không nhiều).

Đuôi xếp gọn, chân cao ráo.

Phần bụng chim có màu trắng buốt không giống như những giống ở tỉnh khác màu hơi trắng đục.

Về chất giọng

So với những dòng chào mào khác, chào mào Huế có chất giọng rất đặc biệt mà ai chơi chim cảnh cũng bị nó “mê hoặc”. Có thể phân ra 2 loại chất giọng khác nhau là giọng trầm ấm (thổ) và giọng thanh mảnh (chuông).

Giọng thổ (trầm): Nếu chú chim chào mào Huế nào sở hữu chất giọng này thường có giá trị rất cao vì khi cất tiếng hót âm phát ra nghe rất “đã”, thanh âm đanh, quát, đầy uy lực và luyến láy rất hay.

Khoảng âm của chào mào Huế thường chỉ ở mức 6 âm, tuy nhiên khi sung quá có thể sổ đến 10 âm.

Giọng chuông (thanh): âm phát ra có phần thanh hơn có lẫn một ít âm trầm. Những con sở hữu giọng chuông thường sổ những âm đều nhau, không vận động cánh nhiều, khá dữ.

Giá chào mào Huế hiện nay

Hiện nay có rất nhiều chào mào Huế bị “pha trộn” từ nhiều nguồn khác nhau. Không phải cứ đến Huế mua hoặc cửa hàng bán giới thiệu là chào mào Huế thì là hàng chuẩn.

Đã có rất nhiều người ở các tỉnh thành khác bẫy bắt rồi mang vào Huế bán lấy mác là chào mào Huế để bán giá cao. Chính vì thế, giá cả loại chim này trên thị trường hiện đang biến chuyển với nhiều mức cao thấp khác nhau, khiến người mua không biết được giá trị thật của những chú chim mình mua về.

Theo nhiều nghệ nhân chơi chim có tiếng ở Huế, mỗi một chú chào mào Huế đạt chuẩn không thể thấp hơn mức giá 5 triệu đồng, mức giá cao nhất không xác định được có thể 10 triệu đồng, cũng có thể cao hơn rất nhiều nếu chúng hội tụ đủ những điểm độc đáo mà những chú chim khác không có.

Những chú chào mào Huế còn tơ thì giá thấp hơn giao động cỡ khoảng từ 200 ngàn – 500 ngàn đồng/con.

Đối với những chú đã bắt đầu ra thi đấu tùy vào “kinh nghiệm chiến trường” mà có giá cả khác nhau, trung bình mỗi con giá khoảng từ 5 triệu đến 30 triệu đồng.

Với những chú chào mào Huế đi thi đấu đạt giải giá có thể lên đến 50 triệu, thậm chí có con đạt đến 150 triệu đồng.

Địa chỉ mua bán chào mào Huế

Vì là giống chim cảnh quý, có giá trị cao nên nhiều cửa hàng bán chào mào Huế mọc lên như nấm ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Huế … Tuy nhiên không dễ dàng để tìm được những cửa hàng uy tín, bán đúng loại chào mào và đúng giá trị thực.

Bạn có thể tham khảo kinh nghiệm mua và chơi chào mào Huế tại các website chuyên về dòng chào mào này như:

diendanchimchaomao.com

chaomao.org

chimcanhviet.vn

diendanchimchaomao.net

chaomao.forum-viet.com

Khu chợ chim cảnh Hoàng Hoa Thám ở quận Tây Hồ, Hà Nội. Nơi trao đổi mua bán các dòng chim cảnh dành cho những người mới chơi và kể cả những tay chơi dày dạn kinh nghiệm.

Chợ chim Lê Hồng Phong ở quận 10. TP. HCM. Đây là khu chợ rất nổi tiếng và lâu đời mà ai trong giới chơi chim không ai không biết đến.

Chợ chim Thuận Kiều ở quận 5, TP. HCM. Đây cũng là nơi được rất nhiều dân sành chơi chim nhắc đến. Chợ đông từ sáng sớm đến chiều tối, không những là nơi mua bán mà còn là nơi trao đổi, giao lưu giữa các chủ nuôi với nhau.

Chợ chim Tao Đàn ở quận 1, TP. HCM. Đây cũng là nơi tụ họp mua bán các dòng chim cảnh và cũng là nơi giao lưu học hỏi kinh nghiệm của những người chơi chim.

Tiêu Chuẩn Chọn Chào Mào Hót Đấu Nhiều Giọng

Chào mào có nhiều giọng hót khác nhau, ngoài các giọng cơ bản như giọng đơn , giọng kép, nhưng đi sâu về giọng chào mào thì có thêm giọng chuông, giọng thổ, giọng chuông pha thổ (hay còn gọi là chuông chạm thổ).

Chào mào hót đấu giọng đơn Chào mào hót đấu giọng kép

Giọng kép thì hay hơn, có điệu ngân và đảo liên tục, rất luyến láy, và hay, thường thì chào mào Bắc không đổ dài giọng như chào mào trong Nam, chào mào Nam thì phân chia giọng hót theo nhiều vùng khác nhau như: Quảng Bình, giọng Huế, Camly, Trung Mang, Sông Kôn…

Chào mào hót đấu giọng thổ và chuông

Riêng về giọng thổ và giọng chuông thì đi sâu vào chơi chào mào đấu bạn sẽ tự phân biệt được.

Tiêu chuẩn chọn chim chào mào hót đấu hay

Đầu tiên chim đấu là chim thường trên 1 năm tuổi lồng, chim phải đứng lồng thì mới đem đị đấu dợt tốt được, chim đấu nên là chim bẫy già rừng thuộc lên, tướng chim phải dữ, mắt sắc bén, tròn to, lông đỏ trên má mọc hướng lên trên,dáng bộ đều đặn, chân ngắn, mào cao, to, mỏ dài mỏng mỏ, đầu to, hầu mở lớn, nếu chim Bắc thì phải chọn con có bộ to con, yếm dài , nếu có con nào yếm dài gần chạm nhau thì quá tốt, chim không giới hạn về trường bộ hay đoản bộ, nhưng thường chim đoản bộ đấu bền và gấu đánh hơn, viền đen kẻ trên má phải sắc rõ, chim nổ ra chuông giọng đanh, hót lớn giọng, vang xa, thường đè được chim đối thủ qua giọng, khi hót chim phải ra được tiếng ché to, thường thì ché 6,9,12,15, thường là ché 6, nếu có con ché được 12 tiếng thì là quá xuất sắc.

Nếu đạt tiêu chí trên thì hoàn toàn bạn có được một chú chim đấu thi tốt về dáng bộ, thế đấu và khả năng của nó thì là do đi dợt nhiều chim sẽ căng và xung lên, học được nhiều giọng và đấu đảo giọng rất hay, chim phải đảo giọng liên tục nhằm đè chim đối thủ,

Tiêu chí chọn chim thì là vậy, nhưng chọn được một con chơi hay và tiềm năng thì cực khó, thường thì chim bẫy bán ở ngoài cửa tiệm tất cả đều là chim loại 3, chim loại 1 và 2 đều được các tay săn và chủ cửa hàng tách ra bán riêng cho các tay chơi chuyên,hoặc hội của chúng tôi nghiệp dư thì chỉ chọn được chim bình thường bán nhan nhản ngoài chợ, nên tôi khuyên bạn nên kiếm lại của người chơi rồi về nuôi lên, như thế tốt hơn mà đỡ phí công.

Gần 400 Giọng Hót Hay Tranh Cúp “Tiếng Hót Chim Chào Mào”

Gần 400 giọng hót thi tài

Có gần 200 nghệ nhân với gần 400 chú chào mào có giọng hót hay được tuyển chọn để dự Hội thi lần này. Đây là một trong những hội thi chim lớn nhất miền Trung. Và, hoạt động này sẽ được Công ty CP Du lịch Long Phú phối hợp cùng với Hội Sinh vật cảnh tỉnh Khánh hòa hướng tới tổ chức thường niên hàng năm để trở thành sân chơi ý nghĩa phù hợp với tiêu chí của chương trình “Nơi hội tụ các nghệ nhân”.

Ông Lê Dũng Lâm – Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch Long Phú, Trưởng ban tổ chức Hội thi khẳng định; Trong xã hội hiện nay, cuộc sống luôn bận rộn với nhiều lo toan, mọi người chúng ta sau những giờ làm việc mệt nhọc đã thường đến với thiên nhiên để tìm sự khuây khỏa thông qua nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau. Chơi chim chào mào vốn là loại hình nghệ thuật dân dã và gần gũi với tất cả mọi người, nay đã được lan rộng khắp nơi từ những vùng thành thị đến nông thôn trên cả nước. Các nghệ nhân dự hội thi lần này đều có chung tâm trạng; phấn khởi, hồi hộp và thấy yêu hơn với thú chơi chim chào mào.

Các giọng hót vào chung kết

Ban giám khảo được mời gồm những người am hiểu về chim chào mào từ khắp các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên.

Tốp 10 giọng hót hay nhất

Trao cúp và giải Nhất cho nghệ nhân Nguyễn Đình Vũ (thứ 2 từ phải qua) với chú chim có SBD 089

HÀ ĐẠO