Giọng Chào Mào Thế Nào Là Hay / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Raffles.edu.vn

Luyện Giọng Chào Mào Như Thế Nào Để Chào Mào Hót Hay?

Luyện giọng tại trường chim

Đây chính là nơi luyện giọng chào mào vô cùng tốt. Nơi đây không thể thiếu được đối với những chú chào mào mới lớn, chào mào bổi. Nơi đây luôn tụ hội những lão làng chơi chim và những con chim chào mào cực hay. Chim của bạn sẽ học hỏi được rất nhiều và bạn cũng học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm hay từ các cao thủ lão làng.

Khi mang chim đến trường chim anh em cần hết sức chú ý một điều. Đó là chào mào của anh em là chào mào đang đi học hỏi. Do đó hãy treo chào mào ở nơi có những con chào mào non và yếu hoặc hãy để chào mào của bạn ở dưới đất. Điều này sẽ giúp chào mào học hỏi và không bị mất tự tin khi phải gặp những con chào mào cội. Sau thời gian chim quen thì mới cho nó luyện giọng và đấu với những con già hơn.

Về thời gian đầu thì anh em cho chim dợt cường cường độ ngắn và khoảng 3, 4 ngày 1 lần mỗi lần 1 tiếng. Sau một thời gian hãy tăng dần cường độ lên để chim học dần dần. Như thế nó mới có thể phát triển và khả năng chơi tốt được.

Luyện giọng qua chim thầy

Anh em treo chào mào thầy ở gần chim của mình nhưng không cho thấy mặt. Trong quá trình học thì anh em thấy chào mào của mình sổ ra tầm 4~5 âm là gần như thành công rồi. Sau khi đã sổ được âm thì anh em có thể cho chào mào của mình đấu với chim thầy để luyện tập thêm.

Cho chào mào nghe tiếng ghi âm

5

/

5

(

2

bình chọn

)

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Like

Loading…

Nuôi Như Thế Nào Để Chào Mào Hót Hay?

Việc lựa chọn chim quyết định phần lớn đến giọng hót của nó. Các bạn có thể chọn theo hình giáng, theo tính cách hoặc theo lối chơi của con chim.

+Theo hình dáng: Chim tốt thì mào có gốc to, khi mào dựng lên thì cạnh mào thẳng từ đỉnh xuống cổ. Yếm màu đen đậm cùng màu với mào càng dày càng tốt. Mỏ mảnh đặc biệt là mỏ ba lá có cạnh rõ rệt. Hai mép rộng, mí đỏ cân đối, má phồng đều nhau vệt ngăn hai bên má rõ ràng. Hầu to phồng căng thì chim hót to và hay. Mình thon và dài, vai nở nang, ngực ưỡn ra có lằn giữa ngực thì thường phổi to giọng chim vang. Lưng hơi gù lưng tôm, cặp cánh gọn lông cánh không xù ép sát vào mình không đan chéo nhau, lông chim mượt óng và ôm sát không xù. Đùi to cẳng dài móng nhọn và cong đều. Đuôi dài và xếp gọn thành 1 cọng.

+Theo tính nết: chào mào có thể có nết bền,siêng,dữ,đằm, hoặc kết hợp các tính nết trên lại với nhau. Chim bền chơi qua năm tháng k biết mệt. chim siêng là giống hay hót, mau mồm miệng. Nết dữ là khi thi hót nó luôn tỏ ra to mồm to miệng hơn hay dọa nạt con chim khác. Đằm là nết chơi đều đều nhưng không nhát không hiền.

+Theo lối chơi: Giang cánh xòe đuôi, chớp, rũ, chao.v.v

Chào mào là loài chim cảnh đẹp nên với sự lựa chọn hợp lý sẽ khiến bạn ngắm nó cả ngày không biết chán.

Cách nuôi chim chào mào hót hay và siêng hót

+ Đối với chim bổi mới bắt về: để chim hết nhát, cần vài tháng để trấn an, bạn cần phải kiên nhẫn. Tập cho ăn cám, ban đầu cần chùm kín lồng, tráng tiếp xúc nhiều, rồi hé 1 khe nhỏ vải trùm lồng để nó quen dần với môi trường nhốt, sau đó tăng độ hé theo thời gian nuôi nhốt nó sẽ tự thích nghi. Khi cho ăn nên cho ăn ít để mỗi lần bạn cho ăn nó cảm thấy thích thú với bạn. Nó sẽ hiểu là bạn cho nó ăn.

+Giai đoạn thay lông, đây là thời điểm chăm sóc đặc biệt vừa cung cấp năng lượng cho đợt thay lông mất 2-3 tháng, vừa dự trữ năng lượng cho việc tập dượt, đấu đá sau khi thay lông xong. Lúc này nó cần đi thi thố tài năng, qua mỗi lần tập dượt và thi hót cũng những con chim khác nó sẽ thể hiện hết lối chơi của nó mà khi một mình nó không thể hiện. để tập dượt cho chim bạn mang nó đến gần những con chim sành sỏi khác hoặc đến các câu lạc bộ chim nó sẽ tự học hỏi và thể hiện lối chơi của mình. Sau 2-3 lần thay lông là chim có thể hót sành sỏi. Chào mào thuộc vào những loại chim hót hay và được nuôi phổ biến. Nên sự kiên trì mà bạn bỏ ra để nuôi nó không hề phí. Hãy cố gắng và yêu quý nó, bạn sẽ cảm thấy thích thú khi có một chú chim sành sỏi.

Chú Chim Chào Mào Như Thế Nào Là Có Tố Chất Chim Thi

+Về tướng chim : Nên chọn những chú chim tướng nhỏ,dài đòn,mặt dữ.Thường những chú chim này chơi rất lâu.Chim tướng nhỏ con khi nhảy,chuyền cầu nhiều hơn những chú chim to con.Vì chim to con di chuyển chậm và nhanh đuối sức.Thường những chú chim thi đoạt giải đa số là chim nhỏ.Lúc mình mới chơi chim cũng hay chọn những chim to và thấy nó di chuyển khó khăn và chơi không bền.

+Về cách chơi : Chọn những con tính lăng xăng,siêng chuyền cầu,nhảy cầu.Những con này thường không chơi những nhảy cầu,chuyền cầu.Cái này cũng tránh trường hợp khi đi thi bị đánh rớt do chim đứng 1 chỗ không chơi.Chọn chim chớp cánh nhẹ chứ đừng bung hết cánh,chim bung cánh chơi thời gian dài sẽ nhanh mệt và dừng chơi.

+Cái nết của chú chim : Chọn những con chơi bình tĩnh,chơi từ từ.Những chú chim chơi vậy thường chơi nước hậu.Ví dụ như chim người ta ché,nạt nộ,bu lồng.Chim mình vẫn cứ chơi bình thường,chuyền cầu,xổ bọng chứ không phải bu lồng theo.Nếu không tin bạn thử mang chim đi thi,để ý những chú chim mới treo lên giàn,hoặc mới mang vào cội ché ầm ầm,nạt nộ,bu lông.Rất chi là láo,những mấy em này thì vào được tới vòng 4 , 5 là hết chơi và bị loại rồi.

+Hạn chế những chú chim tật lỗi : Cái này hay mắc phải,nhớ xem kỹ chim có lộn mèo,ngoái cổ,bu lồng không.Chim lộn mèo thường chơi sẽ bị mất sức và bị loại sớm.Những con thường chơi khoảng 30 phút,khi không chơi lại thường lộn mèo,bám nóc lồng,bu lông ( bu lồng có trường hợp do chim chưa căng lửa).Nên cần chú ý vấn đề này,cứ cho chim chơi 30 phút xem sao.

+Giọng chú chim phải làm con khác sợ hãi : giọng hót thì chọn con nào xổ bọng to,rát.Giọng ché thì dài và to.Những giọng vậy sẽ đè được những chú chim khác.

+Tuổi đời chú chim: Nên chọn chim gốc bổi hoặc bổi già.Những con này do thời gian sống ngoài rừng lâu,và phải đấu tranh với những con khác nên tính rất lì và không biết sợ con nào đồng thời chúng có giọng hót rất hay và gắt.Ngược lại chim má trắng hay má lở tuy nuôi nhanh thuần và nhanh chơi nhưng lại hay sợ chim khác và chơi thất thường,thích thì chơi,không thích thì thôi.Tuy nhiên có những chú chim má trắng được huấn luyện tốt,và thường xuyên đi cội thì cũng không thua gì chim bổi già.Mình có viết bài cách chọn chim bổi già anh em vào đây tham khảo : Chào mào bổi già .

Đây là video chú chim chào mào chơi cội trên 3h tính rất lăng xăng và chơi nhanh như điện.

Hi vọng sẽ giúp phần nào cho anh em trong việc chọn chim thi, chúc anh em có chú chim hay và sớm đoạt cờ

Chăm Sóc Chào Mào Lên Lửa Thế Nào ?

Chăm sóc chào mào lên lửa thế nào ?

Để chăm sóc chào mào lên lửa thì cần kết hợp các yếu tố : Sức khỏe và tinh thần của chú chim. Chim cần có sức khỏe tốt, tinh thần phải sung mãn thì chim sẽ căng lửa và chơi bền.

Để làm được như vậy thì cần chế độ thức ăn, tập dợt, tắm táp, tập lực…Kết hợp thêm 1 tí khéo tay nữa, vì có nhiều chú chim ở nhà này được chăm sóc rất tốt nhưng mãi không lên lửa, trong khi chú chim được bán cho người khác với chế độ chăm sóc tệ hơn nhưng chim lại lên lửa và chơi tốt.

Các bạn cứ so sánh chú chim như một ca sĩ đi biểu diễn vậy. Nếu ngày hôm đó người ta có tâm trạng tốt thì bài hát sẽ hay hơn, truyền cảm hơn. Người đó có sức khỏe tốt thì người ta sẽ biểu diễn lâu hơn, thể hiện nhiều bài hát hơn. Chú chim cũng như vậy đó, để chim siêng hót, chơi bền thì các bạn cần kết hợp cách chăm sóc như sau.

1. Thức ăn cho chào mào : Cám , mồi tươi và trái cây

Thức ăn chiếm 20% trong 1 chú chim hay, nhưng nó cực kỳ quan trọng bởi thức ăn cung cấp năng lượng để chú chim hoạt động mỗi ngày. Nếu lượng dinh dưỡng chỉ cung cấp vừa đủ cho chim bay nhảy thì chim sẽ rất khó lên lửa và không thể đột phá được. Do đó chúng ta cần phải tính toán để bổ sung đầy đủ dưỡng chất hơn để chim lên lửa. Thức ăn cần kết hợp các yếu tố sau :

Cám cho chim cần sử dụng cám chất lượng tốt. Cám tốt là loại cám có chứa đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho chim bao gồm : Tinh bột, các loại vitamin, canxi, đạm, khoáng chất…Những loại cám này trên thị trường thường bán với giá khoảng 50 – 70K / 200 gr từ các thương hiệu được các nghệ nhân tin dùng : Thắng Mẹo Đà Nẵng, Hiển Bảo Khánh, Bifood, Hiệp Đồng Nai, Nam Đà Nẵng, Cám Chiến Trọc… BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ MUA

Mồi tươi quan trọng và yêu thích nhất của chào mào là cào cào non ( châu châu ) đây chính là nguồn thức ăn cung cấp đạm tươi cho chim căng lửa. Các bạn cho chim ăn cào cào 3 lần 1 tuần, và mỗi lần khoảng 10 -15 con. Lâu lâu các bạn có thể cho chim ăn 1 cóng trứng kiến.

Trái cây chính là nguồn thức ăn chính của chào mào ngoài thiên nhiên, vì vậy nó không thể thiếu đối với chim được. Các bạn cho chim ăn cách nhật, ngày mồi tươi, ngày trái cây. Trái cây yêu thích nhất của chào mào vẫn là Chuối, nhưng các bạn cũng cho ăn các loại trái cây khác để bổ sung dưỡng chất : Táo, Cam, Mướp Khía, Đu Đủ…

2. Chế độ tắm táp cho chim : Tắm nắng và tắm nước

Việc tắm táp sẽ giúp cho bộ lông chim sạch sẽ, óng mượt, diệt các loại ký sinh trùng sống trên cơ thể. Tắm nắng giúp cho chim hấp thụ nguồn vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Từ đó sẽ giúp chim có bộ lông ôm gọn, khỏe mạnh và sẽ căng lửa nhanh.

Hàng ngày vào khoảng 7h – 9h các bạn mang chim ra phơi nắng, thời gian tắm nắng khoảng 1h. Trong lúc phơi nắng hạn chế cho chim thấy mặt nhau ( chim cứ đấu hoài mất sức lâu lên lửa )và không nên để ánh nắng mắt trời chiếu trực tiếp vào chim. Nếu là người bận rộn thì có thể tắm nắng cho chim vào khoảng 16h – 17h.

Tắm nước cho chim 3 lần 1 tuần vào buổi trưa 11h hoặc 12h để tạo thói quen cho chim đến giờ đó sẽ tắm. Tránh trường hợp mang chim đi thi mới 10h đã chui vào cóng để tắm ( thường 12h là hết thi chim rồi ). Chim sau khi tắm xong các bạn phải treo ra nắng khoảng 10 phút để khô lông rồi mới mang vào nha. Cách 2 tuần nên cho chim tắm với nước muối pha loãng nhằm mục đích diệt rận mạt, ký sinh trùng trên cơ thể chim. Như vậy sẽ hạn chế được trường hợp chim đang chơi tự rỉa lông. Vào mùa đông hay những ngày lạnh thì hạn chế cho chim tắm.

3. Chế độ ngủ nghỉ của chào mào

Hàng ngày nên cho chim ngủ nghỉ đúng thời gian. Khoảng 7 giờ sáng mang chim treo ở ngoài cho chim phơi nắng và hót chào ngày mới. Đến 17h thì trùm áo lồng lại và treo nơi yên tĩnh cho chim ngủ, nếu có điều kiện thì treo mỗi con mỗi góc là tốt nhất.

Lưu ý : Lúc chim ngủ không được đụng vào lồng làm chim hoảng loạn bay gãy móng, lông. Treo chim ở góc cao tránh mèo, chuột vồ chim.

4. Chế độ dợt dãi chào mào : Đối với chim thuộc và mộc

Khi các bạn chăm sóc đều tay với 3 chế độ trên thì chim sẽ bắt đầu căng lửa bởi chim đã có môi trường sống tốt, ăn uống đầy đủ. Bây giờ là thời điểm mang em nó ra các đại điểm dợt chim thể hiện bản chất chất cũng như học hỏi kinh nghiệm của những chú chim khác.

Đối với chim Mộc mới đi cội lần đầu thì 2 tuần đầu tiên chỉ treo chim ở xa và trùm áo lồng lại cho chim nghe các con khác hót. Sau 2 tuần thì mở áo lồng ra nhưng vẫn treo ở xa, lúc này chim đã dần quen cội và đã hót lại các con khác. Qua 1 tháng có thể kè chim gần lại các con khác để chơi. Những lần đầu tiên nên mang đi dợt 2 lần / 1 tuần và tăng dần lên.

Đối với chim thuộc đã đi cội nhiều lần thì 2 tuần đâu tiên cũng treo ở xa nhưng mở áo lồng ra, đến tuần thứ 3 thì có thể treo gần để em nó chơi.

Lưu ý : Không treo chim quá gần nhau làm chim bu lồng, không treo gần các chú chim già mùa và căng lửa, nó sẽ làm cho chim mình sợ và khó lên lửa. Chim sau mỗi lần đi dợt về sẽ sung hẳn lên, siêng hót hơn. Chim đi dợt về các bạn vẫn cho tắm nước bình thường chứ không kiêng kị gì hết ( nhiều người cứ sợ chim mất lửa là hoàn toàn sai ). Do chim đi dợt về mệt nên các bạn nhớ bổ sung cào cào non cho chim.

☞ BẠN NÊN XEM

5. Tập lực cho chào mào

Nhiều người hỏi, tại sao chim chơi được 1 tiếng là không chơi nữa ? Chim chơi rất hay nhưng không lâu ? Đó là do chim không có sức bền. Để chào mào chơi bền thì cần phải tập lực cho nó, tập lực nhằm mục đích bắt buộc chú chim phải bay nhảy qua lại với khoảng cách xa.

Để tập lực cho chim thì các bạn dùng lồng đứng hoặc nằm ngang với kích thước lồng khoảng 1m5 đến 2m. Cho chim vào trong đó, bố trí 2 cầu 1 bên để nước 1 bên để thức ăn bắt buộc chim phải nhảy qua lại. Nếu chim không nhảy thì cần phải lùa cho chim nhảy. Cho chim tập 3 lần / 1 tuần và mỗi lần khoảng 2 giờ.