Dấu Hiệu Chim Khuyên Căng Lửa / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Raffles.edu.vn

Cách Nuôi Chim Vành Khuyên Căng Lửa, Lông Đẹp Đúng Chuẩn

Thời gian đăng: 16:57:29 PM 21/12/2023

Chim vành khuyên đã quá quen thuộc với những người dân Việt Nam. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách nuôi chim vành khuyên căng lửa, sống lâu. Bài viết này GẠO CƯNG sẽ cùng quý vị tìm hiểu về các cách nuôi loài chim này.

Tổng quan về chim vành khuyên 1. Đặc điểm của chim vành khuyên

Đây là loại chim thuộc họ vành khuyên, bộ chim sẻ. Chúng phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Phi, hay miền nam Châu Á, hoặc một số hòn đảo Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.

Chim khuyên có kích thước nhỏ giống chim sâu, đầu to, mỏ vàng, trán rộng, hàm sâu.

Mắt loài chim này xếch lên theo hướng đỉnh đầu, xung quanh mắt vành đai có màu trắng với đôi cánh thuôn tròn.

Lông chim thường mỏng, ngắn, óng ả và tơi, đặc biệt đôi chân rất khỏe.

Chim khuyên sở hữu giọng hót thánh thót, cao vút và trong trẻo, đặc biệt chúng có thể bắt trước được giọng hót của các loài chim khác.

Chim sống theo bày đàn ở ngoài trờ và chỉ tách ra khi đến mùa sinh sản. Chúng thường làm tổ trên cây và đẻ từ 2 – 4 quả trứng.

2. Phân loại chim vành khuyên

Ở miền Nam loài chim khuyên được chia làm hai loại:

Khuyên vàng: Phần lông dở dưới mỏ và ngực chim có màu vàng óng

Khuyên xanh: Lông ngực và bụng có màu vàng lục

Ở miền Bắc loài chim khuyên được chia ra làm 2 loại

Khuyên xanh: Lông ngực và lông bụng có màu vàng lcucj

Khuyên xanh Trung Quốc: Những loài chim sống sứ lạnh, đến từ Trung Quốc.

Hiện nay, các loài chim khuyên vàng sống nhiều ở vùng rừng Sác đến Cần Giờ, Duyên Hải. Chúng thích hợp sống ở độ thấp, sinh đẻ vào mùa mưa.

Cách nuôi khuyên căng lửa

Một chim khuyên đẹp, hót hay và căng lửa là mong muốn của tất cả những người nuôi chim. GẠO CƯNG sẽ chia vẻ một vài mẹo giúp bạn đọc vận dụng vào quá trình nuôi chim khuyên một cách tốt nhất.

1. Nhận biết chim căng lửa

Đây là bước cực kỳ quan trọng giúp bạn phát hiện sớm dấu hiệu chim căng lửa là gì? Chỉ cần quan sát một số đặc điểm như:

Mắt chim màu đỏ, đậm lên từng ngày

Lông chim thường ôm sát vào người

Chim kêu nhiều trong ngày

Phân chim có dấu hiệu nhỏ hơn mọi ngày

2. Chăm sóc chim vào lửa

Sau 1 tháng chim vành khuyên mọc lông là thời điểm bắt đầu vào lửa. Ở thời kỳ này chim rất dễ nuôi vì chúng đang đạt trạng thái cân bằng.

Sau khi chim thay lông xong, bạn cần chú trọng nhiều vào chim vành khuyên ăn gì cho đủ dinh dưỡng, chế độ tắm nước, tắm nắng một ngày như thế nào. Sau một tháng đấy chính là thời gian chim bắt đầu vào lửa.

3. Chim vành khuyên ăn gì căng lửa?

Trong cách nuôi chim vành khuyên căng lửa thì chế độ dinh dưỡng quyết định đến 50% sự thành công. Các bạn có thể bổ sung thêm một số loại thức ăn như bột tép, đường, bột sâu khô để kích lửa cho chim. Ngoài ra bạn cần bổ sung thêm hoa quả giúp lông chim đẹp và có lợi cho đường tiêu hóa.

Quả cam giúp chim giải nhiệt, bộ lông mượt mà hơn

Cà rốt giúp chim lên màu đẹp

Dưa chuột hỗ trợ giải nhiệt, bộ lông mượt mà

Chuối tây tốt cho hệ tiêu hóa của chim khuyên, hạn chế tiêu chảy

Không nên cho chim ăn nhiều cam sẽ gây tình trạng phân nát

Không nên uống nước hoa quả thay cho nước lọc thông thường.

4. Cách chăm khuyên líu tốt

Trong giai đoạn này, bạn cần treo lồng chim gần các lồng chim lạ để giúp chúng sung hơn và có thể bắt trước được giọng chim khác, đây là cách nuôi khuyên líu căng mà rất nhiều người áp dụng.

Bí quyết chim vành khuyên non

Khi bạn đang sở hữu một con chim vành khuyên nôn bạn cần xác định một số vấn đề như thức ăn, nước uống và luyện giọng hót cho chim non như thế nào?

1. Chim vành khuyên non ăn gì?

Chim khuyên non có thể ăn cám gà, cám số 0 đây là những loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thức ăn tươi như dế, cào cào non từ 2 – 3 bữa một ngày giúp chim phát triển nhanh và khỏe mạnh. Chim non cần được bón cho ăn cho đến khi nuốt hết và đợi từ 5 – 10 giây mới bón tiếp. Cám cần được trộn sền sệt.

Lưu ý: Trong thời điểm này tuyệt đối không cho chim non ăn sâu quy (sâu gạo) do đặc tính loài chim này rất nóng và có thể làm chết chim.

2. Nước uống cho chim khuyên non

Bổ sung nước sạch cho chim vành khuyên non hàng ngày bằng cách lấy ngón tay hoặc lông gà chấm vào chén nước rồi nhỏ từng giọt vào miệng chim. Mỗi lần như vậy chúng có thể uống từ 1 – 3 giọt nước.

3. Tắm cho chim khuyên non

Bạn nên nhớ rằng, chim non rất yếu không nên tắm tát cho chúng khi giai đoạn nằm ổ. Sau khi chim biết đậu hoặc tập mổ thức ăn thì mới cho chim tắm. Thời gian tắm thích hợp là sau 12 giờ trưa ở nơi thoáng mát, không có nắng trực tiếp.

Lưu ý: Chỉ cho chim tắm từ 10 – 15 phút và 2 ngày / lần.

4. Cách nuôi khuyên bổi nhanh líu

Để chim vành khuyên có giọng hót hay bạn cần tập luyện cho chúng ngay từ bé bằng một chế độ chăm sóc tỉ mỉ.

Thường xuyên chơi với chim, vuốt ve và sờ gãi chim từ bé để chim mạnh dạn và thân thiết với chủ hơn.

Để chim khuyên líu hay cần thường xuyên bật video có giọng hót chích chòe hoặc khuyên lứu chòe để chim học tập và luyện giọng.

Nên cho chim nghe giọng vào lúc đang ăn từ 2 – 3 lần/ ngày (mỗi ngày từ 20 – 30 phút)

Cám khuyên nào tốt nhất?

Cám đậu xanh là sự lựa chọn tốt nhất cho chim vành khuyên, bạn có thể thực hiện tại nhà theo công thức sau:

Trộn 100g đậu xanh vào nước và ngâm trong 2 giờ

Sau đó, gạn sạch nước rồi hấp chín và phơi khô

Sử dụng máy xay nhuyễn bột đậu xanh trồi trộn với 6 lòng đỏ trứng gà hoặc trứng vịt

Tiếp tục phơi khô hoặc sấy khô

Sau đó, xay nhuyễn lần nước cho bột cám được tơi rồi bỏ vào hộp bảo quản nơi khô ráo.

Phương Pháp Chăn Chào Mào Căng Lửa Hiệu Quả

( Đây là bài viết mang tính chia sẻ kinh nghiệm cá nhân đã ứng dụng thấy rất hiệu quả. Còn trong niềm đam mê Chào mào thì có nhiều phương pháp và tùy theo khả năng điều chim, cảm nhận về chim của mỗi nghệ nhân. Bởi nên Ae thấy hay thì áp dụng hoặc có ý kiến gì hay xin đóng góp cho niềm đam mê thú chơi chào mào)

1. Lựa chọn Cám công lửa cho chim: Cám Tuấn Mi số 1

2. Cho chim ăn hoa quả tốt nhất là: Táo tầu hoặc Chuối ngự, cho 1 mẫu bé vừa để chim ăn rải rác thời điểm trong khoảng từ trưa 12h sang chiều 16-17h (Mục đích sáng để chim ăn cám công, chiều hoa quả giải nhiệt cho chim).

3. Mồi tươi nên cho ăn cào cào hoặc dế đan xen: Cứ 2 ngày hoa quả thì 1 ngày mồi tươi.

4. Chế độ tắm nắng: Mỗi ngày cho chim phơi nắng 15-30 phút tùy theo sức chịu đựng của chim. Nên phơi nắng sớm mai 8h sáng là tốt nhất (nắng sớm bổ sung vitamin D cho cơ thể chim).

5. Chế độ tắm nước: Nên mỗi ngày tắm cho chim 1 lần vào buổi trưa: Giúp đẹp lông, chim sạch sẽ giận mạt, khoan khoái trong cơ thể. Khi tắm buổi trưa Ae kết hợp vệ sinh lồng, kết hợp việc cài hoa quả hoặc mồi tươi cho chim. Khi xua chim về lồng nuôi phải treo chim lên 10 phút để chim khô lông.

6. Chế độ tập lực cho chim: 1 tuần nên tập cho chim 2 lần, nếu chim thuần có thể tập nhiều hơn giúp cơ thể chim năng vận động, linh hoạt. Nguyên tắc tập lực là tập nâng dần thời gian tránh bã chim.

7. Chế độ dượt chim: Ae nên dành thời gian 1 tuần 1 lần cho chim va chạm, lưu ý khâu này rất quan trọng. Phải lựa chọn đối tượng ngang sức với chim để kè, và theo nguyên tắc rèn rủa chim từ xa đến gần, từ biên vào trong,và nhìn sức chịu đựng của chim để nâng dần thời gian và đối tượng chim kè. Nếu Ae tiên lượng không tốt có thể khiến chim bị ngợp, bị đè. Khi Ae tiên lượng tốt thì sau những lần dượt dãi về sẽ tạo cho chim tức tối và sung mãn hơn.

8. Chế độ ủ áo lồng: Ngoài các chế độ trên thì trong giai đoạn chim chưa có lửa chế độ ủ áo lồng cũng rất quan trọng, Ae nên tách chim với các chim khác, để chim nơi tĩnh, ta kéo áo lồng lại để hở khóa 2cm. Khi ủ như vậy gây ức chế cho chim và góp phần giúp chim tạo lửa.

9. Chế độ ngủ nghỉ của chim: Sáng 6-7h Ae mở áo lồng, Chiều 17-18h tùy theo mùa anh tủ áo lồng để chim nơi yên tĩnh cho chim ngủ. Tránh nơi đèn điện sáng, âm thanh ti vi ồn ào, tránh đụng vào lồng để chim ngủ đủ giấc sẽ tốt cho sức khỏe của chim.

10. Nếu quý Ae làm tốt và làm đều tay thì hiệu quả càng rõ rệt và khả quan.

Lưu ý: Phương pháp nào thì phương pháp nếu chủ nuôi lựa chọn được con chim tố chất thì phương pháp nâng lửa cho chim là sự bổ trợ cho chim đạt phong độ của mình để tiến đến tranh tài tai các HỘI THI.

Mọi vấn đề chưa rõ Ae có thể Lh Tuấn Mi 0973.448.669

Xin trân trọng cảm ơn quý Ae nghệ nhân đã đọc bài.

Chim Vành Khuyên: Chọn Giống, Nuôi Và Chăm Sóc Chim Căng Lửa Líu Hay

Chim Vành Khuyên là một trong những loài được nuôi và ưa chuộng nhiều nhất hiện nay. Không chỉ sở hữu vẻ ngoài bắt mắt mà nó còn có giọng lứu rất hay. Tuy nhiên, để sở hữu một chú chim Vành khuyên khỏe mạnh, lứu hay với bộ lông óng mượt và thuần người là cả một quá trình đòi hỏi các nghệ nhân phải chăm chút, tỷ mỷ.

Chim Vành Khuyên hay còn gọi là chim khoen có tên khoa học là “Zosteropidae”, sống ở nhiều nơi trên thế giới. Hiện nay, dựa vào hình dạng và màu sắc của chim Vành khuyên mà người ta chia làm hai loại chính:

Chim Khuyên xanh: Sống chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung có hình dáng thon gọn và sở hữu giọng hót rất hay và ganh đua tốt. Đây là loài chim được rất nhiều người chơi lựa chọn bởi giọng hót cũng như ngoại hình bắt mắt.

Chim Khuyên vàng: Sống chủ yếu ở miền Nam với bộ lông vàng óng và giọng hót đanh dài. Tuy nhiên loài chim này lại không có sự ganh đua đấu đá tốt như loài chim khuyên xanh.

– Nên chọn chim Vành Khuyên đầu to, trán rộng, mắt xếch lên phía trên đỉnh đầu… đây là những chú chim có giọng hót tốt và đanh.

– Nên lựa chọn những con mỏ vàng, hàm sâu, lông mỏng, ngắn và tơi… đây là những con hót rất mau mỏ, nhanh, dài và có tính ganh đua với đồng loại.

– Chân chim khuyên phải cao, lông óng để tạo dáng cho chim đẹp.

Chim Vành khuyên cũng như các loài chim cảnh khác, chúng cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển tốt. Trong mỗi thời kỳ khác nhau mà chế độ dinh dưỡng cũng khác nhau. Một chú chim Vành khuyên thời kỳ thay lông sẽ phải chăm sóc khác với chim thời kỳ kích lửa và thi đấu.

Trong thời kì này, chim yếu và thường ăn ít hơn, vì thế phải làm thế nào để chim ăn nhiều và các biện pháp đề phòng gió máy.

Để chim ăn nhiều thì trước hết phải tăng cường hoa quả (loại chim rất thích ăn) và đạm tươi (châu chấu, cào cào và sâu). Cám trong giai đoạn chim đang xuống lông bạn cần hạ xuống cám thấp nhất, như Hiển Bảo Khánh 1, Thúy Tuấn 1…

Để đề phòng gió máy thì nên để chim ở những nơi có độ ẩm cao, yên tĩnh và trùm khăn lồng lại, hạn chế việc tiếp xúc với chim và không cho tắm nhiều.

Khi chim Vành Khuyên mọc lông, nhu cầu chất dinh dưỡng tăng cao đáng kể, vì vậy chúng ta cần bổ sung mạnh mẽ vào thời điểm này, cám có thể tăng thêm trứng và nhộng (với cám đậu xanh), tăng cường các hoa quả có màu sắc sặc sỡ và có thể thêm một chút cà rốt vào cám nhằm mục đích cho chim lên màu đẹp hơn, vào thời điểm này chúng ta bắt đầu cho chim tắm nắng…

Trong giai đoạn này, chim Vành Khuyên đã lên lửa nhưng vẫn chưa căng, hăng. Do đó, chúng ta cần thiết phải bổ sung các thức ăn có tính nóng như bột tép, bột sâu khô, lưu ý các thức ăn này nên cho theo tỷ lệ nhất đinh, không được quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng nóng trong và sâu chân lông.

Hoa quả là thức ăn ưa thích của chim Khuyên, tuy nhiên đa phần các loại hoa quả lại có tính ngọt, giải nhiệt. Nên chúng ta hạn chế cho chim ăn hoa quả, có thể cắt hoàn toàn vì giai đoạn này đang tập trung cho chim căng. Tới khi nào chú khuyên của chúng ta bắt đầu cất những tiếng líu đầu tiên tức là chúng ta đã thành công bước đầu và chuẩn bị chuyển sang giai đoạn khuyên lên lửa.

Đây là thời kỳ khó chăm nhất, đảm bảo phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho chim, đồng thời tập lực và tập dượt cho chim Vành Khuyên giúp chúng căng lửa hơn. Chúng ta sẽ có 2 vấn đề cần quan tâm ở thời kì này đó là dinh dưỡng và chế độ tập dượt.

Trong giai đoạn này nên tiếp tục duy trì thực đơn của giai đoạn trước, không nên thay đổi cám một cách đột ngột. Bạn cũng có thể bổ sung thêm hoa quả, các thức ăn tươi như sâu, cào cào, châu chấu cho Vành Khuyên

Lưu ý: Không nên dùng cám kích lửa, nó giúp chim lên lửa nhanh nhưng lại ảnh hưởng cực kỳ tới sức khỏe của chim. Nên nuôi chim lên lửa một cách tự nhiên là cách bền vững cả về thể trạng lẫn tiếng hót của chim.

Thời gian thi đấu không nên quá dày, chỉ 2,3 lần trên tuần. Trước khi lên giàn thi đấu nên cho chim lại gần để làm quen, dần dần mới cho chim thi đấu.

Không nên lựa chọn đối thủ quá máu lửa, dễ gây cho khuyên sợ hãi bởi chưa quen hoặc chưa căng lửa ảnh hưởng về sau sẽ rất khó chữa.

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển cơ thể của chim Vành Khuyên cũng giống như chim Chào Mào không thể tránh khỏi việc bị nhiễm một số bệnh thường gặp. Do đó muốn sở hữu một chú chim Vành Khuyên bạn phải nắm được hiểu biết về các bệnh thường gặp ở chim Vành Khuyên và cách chữa trị chúng.

Chim Vành Khuyên bị đi ngoài

Chim có biểu hiện đi ngoài loãng toàn nước không có phân. Nguyên nhân là do thay đổi cám đột ngột, cám ẩm mốc. Lồng cóng không hợp vệ sinh, nước uống bị bẩn do không thay hàng ngày.

Đối với tình trạng bệnh nhẹ hoặc mới mắc phải cho chim uống nước chè loãng khoảng 3 – 5 ngày thì khỏi. Nhưng ghi nhớ rằng sau ngày thứ 5 nước chè ngày càng loãng hơn chứ không được chuyển đột ngột sang nước lã.

Đối với bệnh nặng bạn cho chim uống nước chè loãng. Và chuyển sang sử dụng cám Ba Vì một thời gian dài khoảng 2 tháng rồi mới được chuyển đổi.

Do chim đề kháng kém, dư đạm, béo, tiêu hóa không hết. Vì thế tạo cho vi khuẩn chúng tôi gây bệnh tiêu chảy. Bạn nhận biết rõ nhất là phân thay đổi màu.

Bạn chỉ cần dùng 1 – 2 mg thuốc Ampicilin. Pha chung với 15ml nước pha đường 25% rồi cho chim uống liên tục trong 3 ngày.

Đây là loại bệnh dễ gặp nhất khi nuôi chim. Chim thường có biểu hiện ngón chân chim bị sưng tấy, mưng mủ, bị lệch ngón. Chim thường xuyên co chân lại, dùng mỏ rỉa vào vết thương.

Biểu hiện của bệnh là do chim nhảy bị vướng vào nan cửa lồng. Hoặc do cầu chim được chạm trổ không đúng cách, bị vật cứng nhọn cứa vào. Nếu không để ý mà xiên chuối bằng sắt hoặc inox để chim ăn thì chim rất dễ bị thương đó. Hoặc bị côn trùng cắn rồi nhiễm trùng.

Dùng nước muối loãng rửa sạch vết thương ở chân, sau bôi thuốc đỏ hoặc mỡ tra mắt tetracycin bôi kỹ vào vết thương.

Bật Mí Dấu Hiệu Bồ Câu Sắp Đẻ Trứng Chuẩn Nhất

I. Kinh nghiệm nhận biết dấu hiệu bồ câu sắp đẻ trứng chuẩn nhất 1. Bồ câu đẻ mấy trứng?

Tùy vào giống bồ câu sẽ cho sản lượng và năng suất trứng khác nhau. Một số giống bồ câu được nuôi phổ biến tại nước ta là Bồ câu Pháp, bồ câu Gà và bồ câu ta. Ngoài ra còn một số giống bồ câu nuôi làm cảnh. Năng suất trứng cụ thể của từng loài như sau:

Bồ câu Pháp sinh trưởng và phát triển nhanh, độ tuổi sinh sản khá dài từ 4-5 năm, mỗi năm đẻ trung bình từ 8 -10 lứa. Con mái đẻ liên tục trong 5 năm, sau 3 năm thì khả năng sinh sản giảm sút. Từ 4-5 tháng tuổi, bồ câu đẻ lứa đầu, mỗi lứa đẻ 2 trứng, ấp sau 16-18 ngày sẽ nở. Chim bố sẽ chịu trách nhiệm chăm sóc và nuôi dưỡng chim con. Chim mái nghỉ dưỡng sức từ 7-10 ngày sẽ đẻ lứa tiếp theo và tiếp diễn liên tục như vậy.

Bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi, bồ câu Gà đẻ trứng, mỗi lứa đẻ 1 cặp trứng, ấp sau 18 ngày sẽ nở ra chim con.

Bồ câu ta là giống chim khá mắn đẻ, mỗi năm đẻ từ 5-6 lứa với sản lượng trứng từ 10-12 quả/năm. Thời gian ấp trứng khoảng 15 ngày sẽ nở.

2. Nhận biết dấu hiệu bồ câu sắp đẻ trứng

Trung bình, bồ câu thường đẻ từ 5-8 lứa/năm. Nuôi sau 5-6 tháng có thể bán chim bồ câu thương phẩm. Thông thường chim bồ câu bố mẹ sẽ nuôi con từ 40 -60 ngày trước khi để lứa kế tiếp. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc, chế độ dinh dưỡng bồ câu sẽ đẻ số lượng và mật độ khác nhau.

Dấu hiệu bồ câu sắp đẻ thường có các biểu hiện như sau:

Xù lông

Xệ đít và xệ xương đít để đủ rộng giúp trứng có thể chui ra

Vùng lông ở ức sẽ bị rụng nhiều

Xương ghim mở rộng

Bồ câu mái xuất hiện nhiều biểu hiện đặc trưng như: Vỗ cánh theo nhịp, thường nhảy ổ và nằm, đồng thời tha rác về lót ổ

3. Cách nuôi bồ câu nhanh đẻ

Để bồ nhanh đẻ trứng, bà con cần quan tâm tới cách ghép đôi, chuẩn bị ổ đẻ và chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc chim bồ câu trong thời kì sinh sản.

Cách ghép đôi bồ câu

Lựa chọn những con chim sở hữu các đặc điểm sau làm giống: có lông bụng dày, mượt, mỏ xẻ, không có dị tật, lanh lợi, đuôi nhọn. Nuôi chim đến gần 6 tháng sau đó mới tiến hành ghép đôi và nuôi riêng lẻ từng cặp. Mỗi cặp bồ câu có thể sinh sản trong 5 năm, sau 3 năm hiệu suất đẻ trứng giảm nên thay mới.

Tiến hành ghép cặp sau khi xác định chính xác đâu là con trống, đâu là con mái. Nếu quan sát thấy hiện tượng chim đuổi theo nhau, con trống gù gọi con mái hoặc khi đôi chim rỉa lông cho nhau có nghĩa là đôi chim đã trở thành 1 cặp. Bà con tiến hành đánh dấu chim trống, chim mái để phòng khi chim bị lẻ đôi do một trong hai con chết, con còn lại sẽ bỏ đi nơi khác tìm bạn. Khi đó phải ghép đôi cưỡng bức cho con chim lẻ.

Ghép cưỡng bức bằng cách tách đôi ra, và đưa trống mái vào theo lựa chọn của mình. Chỉ một thời gian ngắn khi bồ câu ưng nhau, thì có thể thả ra, để tự do bay trong chuồng nuôi. Đôi khi có một vài trường hợp đánh nhau chảy máu, thì phải tách ra, ghép cặp với con khác.

Ghép đôi chim bồ câu có sự chọn lọc để đem lại hiệu quả tốt nhất. Con chim cái cần lựa chọn những con đầu đẹp, mình thanh, mau ăn còn con đực đầu to hơn, khỏe mạnh. Nếu đàn chim số lượng lớn, cách tốt nhất để ghép cặp là cho chim tự do chọn đôi.

Để bắt được chính xác cặp chim ghép đôi tự nhiên cần phải quan sát kĩ và không làm chim hoảng loạn. Tốt nhất nên thực hiện vào buổi tối khi cặp chim đứng cạnh nhau ngủ.

Bện vòng rơm lót ổ có đường kính bên trong khoảng 25cm, cao từ 12 -15cm hoặc hộp gỗ vuông có kích thước mỗi chiều 25cm, cao 12 -15cm rồi lót rơm dài, khô và sạch vào để làm ổ đẻ cho chim bồ câu. Tránh làm ổ bé quá dễ làm vỡ trứng khi chim xoay mình. Đặt ổ ở nơi yên tĩnh, hạn chế âm thanh, ánh sáng ảnh hưởng tới sự tập trung ấp trứng của bồ câu mái.

Thức ăn cho chim bồ câu sinh sản

Lượng thức ăn cần cung cấp cho bồ câu trong giai đoạn sinh sản rơi vào khoảng 60g/ngày và cân bằng giữa các loại thức ăn giàu tinh bột, đạm, béo và khoáng chất.

Bồ câu rất thích ăn các loại hạt như lua, ngô, đậu, bobo, kê… Do vậy, bà con thường trộn các loại thức ăn này với nhau, kích thích chim ăn nhiều.

– Thức ăn chính: bao gồm lúa, ngô do thực phẩm này dễ kiếm, hàm lượng dinh dưỡng cao và rẻ tiền. Do kích thước hạt ngũ cốc lớn, không nên để nguyên hạt cho chim ăn, vừa lãng phí thức ăn, vừa dễ gây hóc hoặc chim không tiêu hóa được. Nên sử dụng máy nghiền ngô vỡ mảnh 3A2,2Kw để làm nhỏ thức ăn ra theo kích thước khác nhau, phù hợp với từng lứa tuổi của chim, giảm công sức và thời gian sơ chế thức ăn. Bà con chỉ cần làm một mẻ lớn rồi đem cất trữ, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát để cho bồ câu ăn dần.

– Thức ăn phụ: các loại đậu như: đậu xanh, đậu đen, đậu nành… Tuy nhiên, do thành phần chất béo khá lớn, nên chỉ cho ăn với một lượng vừa phải và khuyến khích rang chín trước khi cho ăn.

– Sạn sỏi nhỏ: bà con nên sử dụng các sạn sỏi nhỏ đường kính hạt nhỏ hơn 3mm và trộn chung với muối, khoáng Premix để cho chim ăn, hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.

Thông thường, bà con phối trộn thức ăn hàng ngày cho bồ câu, vừa đảm bảo cung cấp đủ và cân bằng dinh dưỡng vừa ổn định lượng thức ăn chăn nuôi. Một số công thức phối trộn thức ăn đem lại hiệu quả kinh tế cao như:

– Thức ăn dùng nguyên liệu thô: 55% ngô, 25% đậu, 20% gạo đem trộn với nhau, nghiền nhỏ và dùng máy ép cám chim 3A1100W nén lại thành những viên có kích thước vừa miếng rồi cho chim ăn. Hoặc có thể điều chính công thức như sau: 50% ngô, 35% đậu, 15% gạo cũng đem lại kết quả tương tự.

– Thức ăn thô kết hợp với thức ăn tinh: sử dụng 50% cám viên kết hợp với 50% ngô.

– Thức ăn bổ sung: cho ăn bằng máng riêng với thành phần bao gồm: 80-85% khoáng Premix, 5% NaCl, 10 -15% sạn nhỏ và cho ăn đều đặn hàng ngày.

Bồ câu ăn gì nhanh đẻ trứng? Ngoài cung cấp đủ lượng thức ăn và cân bằng hàm lượng dinh dưỡng, bà con cần tăng khẩu phần ăn các loại như: đậu xanh, gạo lức, ngô, thóc… được sàng lọc kĩ, có chất lượng tốt và giảm các loại cám công nghiệp để chim có đủ dinh dưỡng và sức khỏe tốt, duy trì khả năng sinh sản cũng như chất lượng trứng. Bà con cần đảm bảo cho ăn 2 bữa/ngày, mỗi bữa cách nhau 8 tiếng với lượng đều đặn và đúng giờ.

II. Bí quyết dùng trứng bồ câu giả tăng năng suất sinh sản

Một trong những cách kích thích bồ câu đẻ nhiều lần hơn chính là sử dụng trứng giả để giảm thời gian nghỉ giữa các lứa, tăng năng suất sinh sản. Kĩ thuật này được thực hiện bằng cách đưa trứng giả vào ổ để đánh lừa chim mẹ, trứng thật được lấy ra và cho vào lồng ấp (tăng tỉ lệ ấp nở thành công lên đến 90%). Chim mẹ ấp trứng giả hơn chục ngày sẽ tiết ra sữa diều nuôi con, lúc đó ghép con lại để chim mẹ nuôi, lấy trứng giả ra ghép cho ổ khác. 9-10 ngày sau chim mẹ có thể đẻ lứa trứng tiếp theo.

Phương pháp này giúp bà con nông dân tiết kiệm đến 3/4 thời gian so với phương pháp ấp trứng thủ công truyền thống, khi mà chim mẹ cần 40 – 45 ngày mới đẻ lứa kế tiếp. Từ đó giảm chi phí thức ăn, tăng năng suất và hiệu quả sinh sản.

Mời quý vị và bà con theo dõi video sử dụng Máy vỡ ngô thành mảnh 3A2,2Kw

11 Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Qua Phân Chim

Để chẩn đoán bệnh của chim nhanh nhất là dựa vào tình trạng phân chim. Việc kiểm tra lồng chim hàng ngày có thể cho bạn biết chim bị căng thẳng hoặc sắp bị bệnh, để báo động cho bạn chuẩn bị những biện pháp chăm sóc đúng đắn và kịp thời.

Từ đó, bạn có thể biết rõ tình trạng phân chim có bình thường hay không? Và nếu có gì bất thường thì nhanh chóng tìm cách chữa trị.

Phân là những chất thải rắn được thải ra từ hệ thống tiêu hoá của chim.

Cũng như động vật có vú, nước tiểu được tạo ra từ thận.

Thận của loài chim cũng thải ra chất urate, tức là axit uric cô đặc (là một chất thừa tạo ra trong quá trình bẻ mạch protein)

Phân, nước tiểu và urate được tập hợp ở lỗ huyệt, là điểm tận cùng của hệ thống tiêu hoá, nước tiểu và đường sinh sản. Ba chất thải thường đi ra ngoài cùng một lúc như là một đống phân.

Mặc dù, phân chim nhanh chóng bị lão hoá và khi phân bị lão hoá các chất hoà vào nhau làm cho chúng ta khó mà chẩn đoán đúng.

Những đặc tính của phân chim bình thường là:

Phân chim không có mùi

Tuỳ theo loại chim và chế độ ăn uống mà phân đặc và có màu nâu sậm hoặc xanh. Nếu bữa ăn chính là hạt thì phân sẽ có màu xanh đậm, trong khi nếu bữa ăn chính là thức ăn công nghiệp (thức ăn chế biến sẵn dạng viên), phân sẽ có màu của hạt thức ăn. Khi phân khô, nó thường có màu đen.

Nước tiểu trong suốt

Thông thường chim vẹt đuôi dài thải 35 đến 50 đống phân một ngày, trong khi loài chim lớn hơn lại thải ra ít hơn. Chim ăn phấn hoa như loài vẹt Lory (Ấn Độ, Úc) có số lượng lớn là phân lỏng hơn.

Bạn cần có khả năng phân biệt được giữa sự thay đổi nhiệt độ, ví dụ như về bệnh tiêu chảy. Cũng như sự thay đổi màu sắc, khối lượng, độ đặc và số lượng phân chim thải.

Một vài dấu hiệu bất thường của phân chim bao gồm:

Phân có màu hơi nhạt, màu vàng mù tạt, màu nâu gỉ sét, hoặc có lẫn máu.

Phân lớn khác thường hoặc phân có kết cấu không mịn, nhiều nước hoặc mềm xốp

Phân có chứa thức ăn không tiêu hoặc có mùi hôi

Nước tiểu có màu

Urate có màu vàng hoặc xanh lá

Có sự tăng, giảm đáng kể số lượng phân mà chim thải ra

Thay đổi màu sắc của sạn urat (phần thường có màu trắng chứa trong phân chim), nước thiểu (phần trong suốt), hoặc phần phân còn lại.

Thay đổi trong độ rắn: lỏng (lượng nước tiểu tăng), phân lỏng (tiêu chảy), phân rắn (táo bón)

Phân có chứa máu

Phân có chứa thức ăn chưa được tiêu hoá

Sạn urate tăng

Để tránh hiểu những dấu hiệu sai, cần phải kê khai bữa ăn gần nhất của chim:

Cây việt quất hoặc cây củ cải đường sẽ thay đổi đáng kể màu sắc của phân chim cảnh. Thức ăn có nhiều nước như trái cây, rau củ sẽ gia tăng lượng nước tiểu.

Sotaynongnghiep.com mong rằng các bạn đã có được những kinh nghiệm cảnh báo bệnh của chim qua việc quan sát phân chim hàng ngày.